Dưa lưới trồng ở đâu

Dưa lưới được trồng tại Việt Nam gồm nhiều loại khác nhau bởi nguồn gốc hạt giống gieo trồng được lấy từ nhiều nguồn. Vậy nên mỗi loại sẽ có một ưu điểm và khuyết điểm riêng, và tất nhiên giá thành của chúng cũng sẽ khác nhau. Hãy cùng Fuji đi tìm hiểu về loại trái cây này và có câu trả lời cho câu hỏi ''dưa lưới giá bao nhiêu'' nhé.

Dưa lưới là một loại quả có hình bầu dục hoặc hình tròn, da có vỏ màu xanh, khi chín vỏ ngả sang màu xanh vàng. Bên ngoài có các đường gân trắng đan xen như lưới nên bạn có thể gọi là vân dưa lưới. Đây cũng chính là đặc điểm tạo nên tên gọi dưa lưới.

Dưa lưới có những vân trắng nổi bật trên vỏ quả

Dưa lưới có tên khoa học là Cucumis Melo, thuộc họ bầu bí. Dưa lưới là trái cây nhập khẩu được các nhà khoa học phát hiện có nguồn gốc từ châu Phi và Ấn Độ. Người Ai Cập được cho là người đầu tiên trồng và phát triển giống cây này. Quả dưa lưới có trọng lượng trung bình từ 1,5 – 3kg. Ban đầu dưa lưới nhỏ và ít ngọt, sau thời gian nó không ngừng phát triển cho đến nay trở thành loại trái to và mang vị ngọt đậm.

Hiện nay, dưa lưới được trồng nhiều trong nhà vườn ở Hoà Bình, Đà Lạt, Bình Dương và tp Hồ Chí Minh. Dưa lưới được trồng tại Việt Nam gồm nhiều loại khác nhau với nhiều hạt giống có nguồn gốc khác nhau. Vậy nên mỗi loại sẽ có ưu điểm và khuyết điểm riêng, giá cũng theo đấy mà cao thấp khác nhau. Dưa lưới hiện nay có giá trung bình tầm 85.000vnđ/kg. Giá dưa lưới có sự dao động từ 10.000-20.000vnđ/kg tuỳ chất lượng, loại vip hay thường.

Việt Nam đã trồng thành công nhiều loại dưa lưới tại các nhà vườn khác nhau trên cả nước

Có mấy loại dưa lưới

Vỏ dưa lưới có nhiều gân sáng đan vào nhau giống như lưới, đây cũng chính là đặc điểm tạo nên cái tên cho loại dưa này. Tuy nhiên, hương vị là đặc điểm giúp phân loại và gọi tên riêng cho các loại dưa lưới.

Xét về hương vị thì dưa lưới được chia ra làm 2 loại: Dưa lưới ruột vàng và dưa lưới ruột xanh, mỗi loại đều mang hương vị đặc trưng khác nhau.

Dưa lưới ruột vàng: đúng như tên gọi của nó, dưa lưới ruột vàng có phần ruột và cùi dưa mang màu vàng cam đẹp mắt. Vỏ ngoài thì màu xanh thẫm, trên vỏ đan xen những gân sáng trắng dày vào nhau giống như hình lưới. Quả dưa có càng nhiều đường gân trắng thì trái dưa lưới càng ngọt.

Dưa lưới ruột vàng có ruột vàng tươi mọng 

Dưa lưới ruột xanh: Tương tự như tên gọi, bên trong ruột dưa màu xanh lá non, càng vào ruột dưa (vị trí gần hạt dưa) thì màu sắc cùi lại càng nhạt dần. Phần vỏ của dưa lưới ruột xanh có màu nâu khi chín, trên vỏ cũng có nhiều gân màu trắng đan xen nhiều lớp dạng lưới.

Dưa lưới ruột xanh giòn và có vị ngọt đậm

Các giống dưa nổi tiếng hiện nay

  • Dưa lưới ruột đỏ: Dưa lưới ruột đỏ có dạng hình tròn, vỏ dày có gân lưới, ruột và hạt màu đỏ cam nổi bật. Dưa cho vị ngọt vừa, thanh mát, lại chứa nhiều vitamin khác nhau, có tác dụng bồi bổ cơ thể hiệu quả.
  • Dưa lưới giống Nhật Taki: Dưa lưới giống Nhật Taki quả tròn, vỏ cực kì nhiều gân, gân lưới rõ ràng in hằn ngoài vỏ. Ruột dưa có màu cam đỏ đẹp mắt. Dưa có vị giòn, thanh mát, ngọt nhiều. Trong loại dưa này chứa nhiều vitamin A, C, Folate tốt cho tim mạch và thai nhi.
  • Dưa lê trắng: Dưa lê trắng có quả tròn nhỏ, màu trắng và bóng. Ruột quả có màu xanh chứa nhiều nước, vị ngọt nhẹ. Loại dưa này giúp giảm các triệu chứng táo bón và ngăn cơ thể mất nước khi trời nóng.

Dưa lưới có nhiều giống khác nhau, được trồng ở nhiều nơi trên thế giới

Dưa lưới dài: Dưa lưới dài có hình oval, vỏ mỏng hơn so với các loại dưa khác, màu xanh gân lưới, ruột màu đỏ cam, dưa chứa nhiều nước và vị ngọt đậm.

Bên cạnh đó, hàm lượng kali cao giúp giảm huyết áp, ổn định máu và tăng cường hệ miễn dịch.

Dưa lưới cùng là một trong những thực phẩm giàu dinh dưỡng. Dưa lưới cung cấp rất nhiều tiền vitamin A, vitamin C, các loại dinh dưỡng như vitamin E và axit folic là một trong những chất chống oxy hoá quan trọng đối với cơ thể. 

Cách chọn dưa lưới ngon

  • Dựa vào vỏ ngoài: Quan sát vẻ bề ngoài của quả dưa lưới, nếu các đường vân nổi rõ, có màu xanh thì nên mua, không nên chọn mua dưa có vỏ ngoài chuyển sang màu đen, bị sứt mẻ.
  • Dựa vào cân nặng: Dưa lưới xanh khi để một vài ngày sẽ xuống nước và trở nên ngọt đậm. Vì vậy nếu muốn mua dưa mà chưa ăn ngay thì nên mua quả dưa cầm nặng tay một chút. Nếu mua về dùng ngay thì chọn mua quả dưa có cân nặng vừa phải.
  • Dựa vào mùi hương: Dưa lưới ngon có mùi dịu nhẹ, thoang thoảng như hương dưa hấu. Không mua quả dưa xuất hiện mùi lạ.
  • Dựa vào tiếng động: Khi cầm quả dưa lên gần tai và lắc nhẹ, nếu nghe trong dưa có tiếng động nghĩa là dưa đã chín, có thể mua về ăn ngay.

Nên chọn những quả dưa có mùi thơm nhẹ, đặc trưng như mùi dưa hấu

Dưa lưới rất dễ chế biến thành các món ăn vặt. Fuji xin gợi ý một vài món ăn chế biến từ dưa lưới như: Chè dưa lưới, kem, bingsu, salad dưa lưới rau củ, nước ép, sinh tố, sữa chua dưa lưới...

Dưa lưới thường có thời gian thu hoạch vào dịp Tết Nguyên Đán. Chính vì vậy mà dưa lưới là loại có thể phục vụ nhu cầu biếu tặng, thắp hương, bày biện mâm ngũ quả ngày tết. Liên hệ 1900 2268 hoặc //hoaquafuji.com/ để đặt hàng.

Cách trồng dưa lưới tại nhà có khó không nhỉ?

Nhiều bạn nghĩ rằng dưa lưới rất khó trồng, chỉ những người có kỹ thuật, chuyên môn tốt mới trồng được. Tuy nhiên thực chất dưa lưới lại cực kỳ dễ trồng và chăm sóc.

Nhà Vườn Organic đã từng trồng dưa lưới tại nhà và nhận thấy rằng nó không khó như những gì chúng ta nghĩ. Chỉ cần chúng ta chú ý quan sát, chăm sóc đúng cách là có thể thu hoạch được những quả dưa lưới to tròn, ngọt mát.

Ở bài viết này Nhà Vườn Organic sẽ chia sẻ lại toàn bộ bí quyết cách trồng dưa lưới tại nhà do mình đúc kết được trong quá trình trồng dưa lưới.

Dưa lưới có mấy loại? Nên trồng loại nào?

Hiện nay trên thị trường có 2 loại dưa lưới chính đó là: Dưa lưới ruột vàng và dưa lưới ruột xanh.

Dưa lưới ruột vàng: Phần vỏ có màu xanh sẫm, vỏ mỏng, có rất nhiều đường gân đan xen nhau tạo thành hình lưới, phần ruột có màu vàng cam, đỏ cam. Dưa lưới ruột vàng ăn rất ngọt, có vị thanh thanh.

Dưa lưới ruột xanh: Phần vỏ có màu nâu, trên vỏ có nhiều đường gân đan xen giống như lưới. Phần ruột của dưa có màu xanh nhạt, ăn ngọt thanh.

Nên trồng loại dưa lưới nào?

Nên trồng dưa lưới ruột vàng

Cách trồng dưa lưới tại nhà đơn giản, hiệu quả

Hiện nay có rất nhiều bài viết hướng dẫn về cách trồng dưa lưới tại nhà, tuy nhiên Nhà Vườn Organic cảm thấy nó thực sự rất phức tạp, khiến nhiều bạn đang dự tính trồng dưa lưới cảm thấy thấy khó khăn mà bỏ cuộc.

Ở bài viết này, Nhà Vườn Organic sẽ chỉ tập trung chia sẻ những kỹ thuật quan trọng trong cách trồng dưa lưới tại nhà. Chỉ cần bạn nắm được những kỹ thuật trồng dưa lưới này đảm bảo chắc chắn thành công 100%.

Bước 1: Chuẩn bị hạt giống dưa lưới

Nên sử dụng hạt giống dưa lưới ngoại nhập.

Không nên sử dụng hạt giống ở trong trái dưa lưới mua ngoài chợ về.

CLICK MUA HẠT GIỐNG DƯA LƯỚI NGOẠI CHẤT LƯỢNG TRÊN SHOPEE

Bước 2: Chuẩn bị giá thể ươm hạt

Có thể dùng các bầu ươm, rọ nhựa, khay nhựa để chứa giá thể.

Giá thể bạn có thể dùng: Xơ dừa, tro trấu, đất,.. có gì dùng đó.

Bước 3: Chuẩn bị chậu, đất trồng

Chậu: Bạn có thể thay thế chậu bằng các túi, bao bì lớn. Bất cứ thứ gì có thể chứa được đất và có lỗ để thoát nước.

Đất trồng: Sử dụng đất có độ tơi xốp, thoát nước tốt như đất Namix hoặc đất vườn trộn thêm xơ dừa, tro trấu.

CLICK MUA NẤM TRICHODERMA UY TÍN TRÊN SHOPEE

Bước 4: Chuẩn bị phân bón

Có phân gì dùng phân đó.

Tuy nhiên ưu tiên dùng phân hữu cơ, phân chuồng, phân dơi, phân trùn quế vì cây dễ hấp thụ, quả đậu ăn ngọt và thơm hơn so với bón phân hóa học

Bước 5: Ươm hạt vào giá thể

Trước khi ươm cần ngâm hạt giống dưa lưới vào nước ấm với tỉ lệ 2 sôi 3 lạnh trong 3 tiếng, sau đó ủ vào khăn ẩm trong 24 tiếng cho nứt mầm.

Tiến hành gieo hạt xuống giá thể cách 1cm sau đó vùi đất lại.

Tưới nước để giữ độ ẩm cho hạt nhanh nảy mầm.

Cây dưa lưới sau khi ươm được 2 tuần

Bước 6: Chuyển cây con ra chậu lớn trồng

Sau khi hạt đã nảy mầm và cây con phát triển cao khoảng 10cm, có từ 3 – 4 lá thì tiến hành mang cây con ra chậu lớn trồng.

Bón lót phân xung quanh gốc để cung cấp dinh dưỡng cho cây dưa lưới phát triển trong thời gian đầu.

Dùng vỏ trứng (nếu có) rắc xung quanh gốc để bổ sung Canxi và phòng ngừa ốc sên phá hoại.

Chuyển cây dưa lưới con ra chậu lớn

Mời bạn xem video hướng dẫn cách trồng dưa lưới tại nhà

Cách chăm sóc dưa lưới tại nhà

Đối với cách trồng dưa lưới tại nhà, bạn chỉ cần chú ý cho mình 5 thời điểm quan trọng sau đây.

Giai đoạn 1: Giai đoạn trước khi thụ phấn

Ở giai đoạn này cây dưa lưới sẽ phát triển bình thường mà ít có trở ngại gì.

Làm dây leo: Sử dụng dây dù lớn treo lên giàn để cây dưa lưới leo lên.

Bón phân: Cách 1 tuần bạn bón phân chuồng một lần cho cây phát triển nhanh về chiều cao.

Tưới nước: Mỗi ngày tưới nước đều đặn 2 lần vào sáng sớm và chiều tối.

Cắt nhánh phụ, lá: Đếm từ lá thứ 1 đến lá thứ 12, bạn tỉa hết tất cả các nhánh phụ ở dưới lá thứ 12, cắt bỏ những lá già ở dưới gốc.

Giai đoạn 2: Giai đoạn thụ phấn

Do trồng ở nhà, có rất ít ong bướm nên bạn phải tự thụ phấn cho dưa lưới. Bạn dùng 4 – 5 bông đực để thụ phấn cho hoa cái.

Bọc hoa cái: Sau khi thụ phấn cho hoa cái, bạn dùng bọc chuyên dụng để bọc lại để tránh sâu, ruồi đục phá hoại

Bọc hoa cái lại ngay sau khi thụ phấn

Giai đoạn 3: Giai đoạn thụ quả

Sau khoảng 1 tuần sau khi thụ phấn cho dưa lưới, những quả đậu đã bắt đầu lớn dần.

Cắt nhánh phụ, ngắt ngọn chính: Mỗi cây bạn chọn lại một quả đẹp nhất để lại. Ngắt ngọn và cắt toàn bộ những nhánh phụ còn lại để cây tập trung nuôi một quả duy nhất.

Dùng móc treo quả: Quả dưa lưới phát triển rất nhanh và có trọng lượng lớn nên bạn phải dùng móc treo để đỡ quả.

Bón phân: Giai đoạn này cây dưa lưới tập trung nuôi trái nên bạn bón thêm nhiều phân cho cây.

CLICK MUA MÓC TREO DƯA LƯỚI TRÊN SHOPEE

Giai đoạn 4: Giai đoạn hình thành vân lưới

Sau khoảng 30 ngày sau khi trái đã thụ phấn thì quả dưa lưới đã to đều và bắt đầu nứt vỏ hình thành vân lưới.

Bón phân: Giảm lượng phân bón, 2 tuần bón 1 lần

Tưới nước: Giảm lượng nước tưới hằng ngày, mỗi ngày tưới 1 lần để tránh quả dưa lưới bị nứt lớn do căng nước.

Dưa lưới bắt đầu hình thành vân lưới

Giai đoạn 5: Thu hoạch dưa lưới

Dưa lưới cho thu hoạch sau 3 tháng. Mỗi quả dưa nặng 1kg – 1,5kg

Dấu hiệu nhận biết dưa lưới chín: Thân cây chèo lá, chuyển màu bạc. Có nhiều vết sọc trắng kéo dài từ cuống xuống trái

Trước khi thu hoạch nên ngưng tưới nước 3 – 4 ngày để cho quả được ngọt và thơm hơn.

Một số câu hỏi thường gặp về cách trồng dưa lưới tại nhà

1. Cách trồng dưa lưới tại nhà có dễ không

Câu trả lời là cách trồng dưa lưới tại nhà rất đơn giản, bạn không cần phải giỏi về chuyên môn cũng như kỹ thuật chăm sóc.

Chỉ cần nắm được một số yêu cầu cơ bản là bạn có thể tự trồng cho gia đình những vườn dưa lưới sai trĩu quả.

2. Mùa nào trồng dưa lưới?

Dưa lưới là loài cây ưa nắng

Nên trồng dưa lưới vào mùa hè, có nắng nhiều, tối thiểu 6 tiếng nắng / ngày.

Không nên trồng dưa lưới vào mùa mưa vì rất dễ bị úng thối, trái nhỏ, ăn không ngọt, năng suất thấp.

3. Mua hạt dưa lưới ở đâu?

Hạt dưa lưới được bán rất nhiều trên thị trường, các cửa hàng vật tư nông nghiệp, trang thương mại điện tử như Shopee, Lazada,..

Tuy nhiên hạt giống kém chất lượng rất nhiều, do đó nên chọn những địa chỉ bán uy tín, chất lượng.

Hy vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cách trồng dưa lưới tại nhà. Cách chăm sóc và thu hoạch.

Nếu bạn đã từng trồng dưa lưới tại nhà, hãy chia sẻ kinh nghiệm của bạn phía dưới phần bình luận nhé.

Video liên quan

Chủ đề