Tại sao lại mọc mụn ở cằm

Nổi mụn trên da là vấn đề mà hầu hết mọi người gặp phải, không những gây mất thẩm mỹ cho khuôn mặt mà còn ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Thực tế không ít trường hợp nổi mụn nhiều trong thời gian dài, người bệnh dù áp dụng nhiều cách chữa trị nhưng không đạt hiệu quả tốt. Nguyên nhân thường do điều trị chưa đúng nguyên nhân gốc rễ. Vậy vị trí nổi mụn nói lên điều gì về sức khỏe của bạn và thường có nguyên nhân do đâu?

1. Mụn hình thành như thế nào?

Mụn thông thường hình thành là kết quả của quá trình bít tắc lỗ chân lông do bã nhờn, bụi bẩn, phấn trang điểm, da chết,... tích tụ trên da. Ngoài ra, mụn bọc mủ hình thành là kết quả của quá trình viêm nhiễm trên bề mặt da, do đó mụn chứa nhiều mủ gây viêm đau nghiêm trọng hơn.

Mụn là vấn đề về da rất thường gặp, nhất là trong tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay

Dựa trên đặc điểm và nguyên nhân hình thành, mụn được chia thành nhiều loại như: mụn đầu đen, mụn trứng cá, mụn mủ, mụn viêm,... Nhiều người cho rằng, nổi mụn trên mặt chủ yếu do nội tiết tố, môi trường ô nhiễm cùng với việc vệ sinh, chăm sóc da chưa đúng cách. Tuy nhiên theo các chuyên gia, mặt nổi mụn ở các vị trí khác nhau trên mặt còn phản ánh những bệnh lý tương ứng.

Dựa trên đặc điểm này, bản đồ mụn được xây dựng, phân thành từng vùng má, tai, trán, mũi, cằm,... có liên hệ mật thiết với các cơ quan bên trong cơ thể. Từ đây, người bệnh có thể tìm ra nguyên nhân dẫn tới nổi mụn trên mặt và điều trị đem lại hiệu quả triệt để, lâu dài hơn.

2. Bác sĩ tư vấn: Vị trí nổi mụn nói lên điều gì?

Mụn có thể mọc ở nhiều vị trí khác nhau. Vậy vị trí nổi mụn nói lên điều gì về sức khỏe?

Những vị trí nổi mụn trên mặt cụ thể dưới đây đang cảnh báo vấn đề sức khỏe tại các cơ quan, bộ phận cơ thể tương ứng sau:

Mụn mọc ở má thường do bụi bẩn và thói quen sờ tay lên má của nhiều người

2.1. Mụn mọc ở má

Má là vị trí có diện tích lớn, thường xuyên tiếp xúc với nhiều bụi bẩn từ môi trường hoặc thói quen đeo khẩu trang, đưa tay lên mặt,... Do đó, mụn mọc ở má khá thường gặp, ngoài nguyên nhân liên quan đến thói quen xấu và môi trường trên, đây còn có thể là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang gặp vấn đề liên quan đến gan như: viêm gan, gan nhiễm mỡ, nóng gan, gan yếu,...

Khi gan nhiễm bệnh, chức năng bài tiết và thải độc của cơ thể cũng bị suy giảm, độc tố tích tụ trong cơ thể là nguyên nhân gây mụn. Với tình trạng này, các chuyên gia da liễu khuyên những người đang bị mọc nhiều mụn ở má nên:

  • Bổ sung tăng cường các thực phẩm có tác dụng làm mát gan, hỗ trợ thải độc gan như: bí đao, dưa chuột, khổ qua,...

  • Hạn chế thức uống có cồn hoặc thức uống chứa chất kích thích khiến gan quá tải như: cà phê, rượu, bia,...

Ngoài nguyên nhân liên quan đến gan, có những trường hợp mọc mụn nhiều bên má phải liên quan đến vấn đề sức khỏe ở phổi. Đây có thể là kết quả của quá trình dài tiêu thụ thuốc lá hoặc sống trong môi trường ô nhiễm không khí. Để khắc phục tình trạng này¸ người bệnh nên bỏ hút thuốc lá, hạn chế đồ ăn ngọt và nên tập thói quen dậy sớm, hít thở sâu với không khí trong lành để làm sạch phổi.

Mụn mọc ở cằm có thể do rối loạn nội tiết tố

2.2. Mụn mọc ở cằm

Mụn mọc ở cằm thường là mụn bọc mủ gây đau nhiều và mụn trứng cá, đôi khi có thể là mụn đầu đen. Nếu mụn mọc ở vị trí này¸ khả năng cao cơ thể đang bị rối loạn nội tiết tố hoặc thận bị rối loạn chức năng. Ngoài ra, thói quen chống tay lên cằm khiến vi khuẩn tích tụ hoặc đeo khẩu trang nhiều cũng thường khiến mụn mọc nhiều ở cằm.

Để khắc phục tình trạng mụn mọc nhiều ở cằm, các chuyên gia da liễu khuyên rằng:

  • Nên uống nhiều nước từ 2 - 3 lít nước mỗi ngày để tăng cường chức năng bài tiết độc tố của thận.

  • Ăn nhiều thực phẩm làm mát cơ thể, giúp thải bỏ độc tố tốt như bí đao, mướp đắng, rau dền,...

  • Bỏ thói quen chống tay vào cằm, hạn chế sờ, nặn mụn ở vị trí này nhất là dùng tay trực tiếp.

2.3. Mụn mọc ở quanh miệng

Mụn mọc ở quanh miệng thường liên quan đến vấn đề ở hệ tiêu hóa, điển hình là ruột và gan. Nguyên nhân có thể do chế độ ăn uống thiếu lành mạnh, thiếu dưỡng chất như: Sử dụng quá nhiều thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, thức ăn cay, nóng,... Ngoài ra, những người có hệ tiêu hóa kém cũng dễ bị tích tụ độc tố trong cơ thể, dễ mọc mụn quanh vùng miệng hơn.

Khắc phục mụn mọc ở quanh miệng bằng chế độ ăn uống lành mạnh

Nếu bạn đang gặp phải tình trạng này, hãy thử khắc phục bằng các biện pháp sau:

  • Chế biến dạng hấp, luộc cho các món ăn, hạn chế sử dụng nhiều muối hoặc đường.

  • Ưu tiên sử dụng thực phẩm tươi sống chế biến, hạn chế thức ăn nhanh, thức ăn đóng hộp chế biến sẵn.

  • Tăng cường các loại rau xanh, củ quả chứa nhiều chất xơ, Vitamin và nước tốt cho sức khỏe.

  • Hạn chế ăn quá no với quá nhiều thực phẩm khó tiêu hóa vào bữa tối

Cần cẩn thận nếu mụn mọc quanh miệng là mụn đinh râu, rất có thể chức năng ruột và gan của người bệnh đang có vấn đề. Lúc này người bệnh nên đi khám bác sĩ để chẩn đoán nguyên nhân chính xác.

2.3. Mụn mọc trên mũi

Mụn mọc trên mũi thường là mụn đầu đen với các đốm đen li ti, mụn cám hoặc mụn nhọt sưng đỏ gây nhiều đau đớn. Trong bản đồ mụn trên mặt, vị trí mọc mụn này có liên quan đến bệnh lý ở tim và phổi, tuy nhiên hầu hết thường không quá nghiêm trọng. Vị trí mũi thường là nơi tiết nhiều dầu nên dễ tích tụ dầu nhờn, bụi bẩn dẫn đến hình thành mụn.

Tuy nhiên nếu đầu mũi đột nhiên hình thành nhiều ổ mụn sưng tấy, kéo dài dai dẳng hoặc nổi lên liên tục thì nên đi khám để xác định có vấn đề với phổi hay tim hay không. Khi gặp phải tình trạng mụn này, hãy thử các biện pháp cải thiện sau:

  • Bổ sung nhiều chất béo lành mạnh Omega-3 từ các loại hạt và cá béo.

  • Ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi.

  • Đo huyết áp, tim mạch thường xuyên.

  • Hạn chế thực phẩm lên men, thức ăn cay nóng.

Cẩn thận mụn mọc trên mũi do vấn đề tim hoặc phổi

Như vậy qua bài viết này, MEDLATEC đã cùng bạn đọc tìm hiểu vị trí nổi mụn nói lên điều gì và cách khắc phục với từng trường hợp. Nếu có các dấu hiệu nổi mụn tương tự, kéo dài và nghi ngờ có liên quan đến các cơ quan trong cơ thể, hãy đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân và điều trị hiệu quả.

Để được hỗ trợ chi tiết hơn, quý khách vui lòng Tổng đài 1900 56 56 56 của MEDLATEC.

Mụn cằm hay mụn trứng cá, mụn ẩn dưới cằm chính là những “kẻ thù không đội trời chung” với làn da mịn màng của chúng ta. Những vết mụn này thường gây khó chịu, đau đớn, khiến bạn mất tự tin khi giao tiếp. Theo dõi ngay bài viết để bỏ túi những bí kíp giúp ngăn ngừa và đánh bay lũ mụn khó chịu này nhé!

Mụn cằm hay mụn mọc ở cằm chính là mụn trứng cá xuất hiện ở khu vực dưới cằm. Loại mụn này không thuộc khu vực chữ T – khu vực thường tiết nhiều dầu nhất trên mặt. Thế nên người ta thường sẽ nhận định nguyên nhân chính của mụn cằm thuộc về nội tiết tố, hoặc các nguyên nhân khác ngoài lỗ chân lông bị bít tắc gây mụn.

Ngoài ra, dưới cằm cũng có thể xuất hiện các loại mụn khác ngoài mụn trứng cá như mụn ẩn, mụn bọc, mụn nang hay mụn viêm. Tùy vào việc nhận định chính xác loại mụn nào trên cằm mà bạn sẽ có những cách điều trị phù hợp.

Đề xuất đọc: Mụn ẩn là gì? Cách điều trị hiệu quả

Mụn tập trung ở cằm thường là mụn nội tiết tố

Có rất nhiều loại mụn mọc ở cằm mà bạn cần phải quan tâm để xác định được nguyên nhân và tìm hướng trị chính xác.

Loại mụn này thường ở dạng nhân mụn nằm dưới da, đầu mụn trồi lên nhưng không tiếp xúc trực tiếp với không khí. Mà vẫn ngăn với không khí bởi lớp da mỏng.

Loại mụn này xuất hiện khi đầu mụn tiếp xúc trực tiếp với không khí sẽ bị oxy hóa và biến thành màu đen. Trên thực tế loại mụn đầu đen này ít khi bắt gặp dưới cằm mà chỉ thường xuất hiện ở xung quanh môi và mũi.

Đây là một hình dáng khác của mụn đầu trắng khi chúng nhỏ hơn, li ti hơn và mọc thành từng cụm dày đặc.

Mụn cằm là mụn mọc ở dưới cằm cũng chính là mụn trứng cá xuất hiện ở khu vực dưới cằm

Loại mụn này sẽ khiến bạn khó thấy bằng mắt thường. Bạn sẽ kiểm tra được các vết mụn ẩn này bằng cách sờ tay lên mặt và cảm nhận các mảng hơi sần sùi.

Nếu các vết mụn dưới cằm của bạn có kích thước to, cứng khi sờ vào cảm giác đau nhức như bị bầm thì đó chính là da bạn đã bị mụn bọc rồi đấy.

Nguyên nhân chung hàng đầu của tất cả các loại mụn có thể kể đến đó là da tiết bã nhờn quá mức so với khả năng đào thải của lỗ chân lông. Khiến cho tế bào da chết và bụi bẩn ở cằm tích tụ ở lỗ chân lông, làm bít tắc, tạo thành mụn .

Mụn mọc ở khu vực cằm thường sẽ chưa đến mức viêm. Có thể ở dạng mụn đầu trắng, mụn đầu đen hay mụn ẩn. Thế nhưng những vết mụn này có thể phát triển đến viêm và chuyển thành mụn bọc, mụn mủ. Khi các vi khuẩn P. Acnes gây mụn xâm nhập được, làm bít tắc lỗ chân lông, gây viêm nhiễm.

Trong cơ thể có các loại hormone gây kích thích tiết bã nhờn đó chính là nội tiết tố nam androgen. Loại hormone này thường xuất hiện cả nam giới và nữ giới phục vụ cho quá trình dậy thì của cơ thể. Bên cạnh đó, vào những kỳ kinh nguyệt của phụ nữ, loại hormone này cũng hoạt động mạnh hơn. Lý giải cho hiện tượng nổi mụn trứng cá nhiều ở nữ vào các ngày hành kinh.

Theo các thống kê khoa học thì việc nổi mụn cằm có liên quan rất mật thiết đến rối loạn nội tiết tố. Đó cũng chính là lý do tại sao người ta thường hay nghĩ ngay đến nguyên nhân nội tiết khi xuất hiện mụn cằm thay vì các nguyên nhân khác.

Những loại mụn ở cằm thường xuất phát từ nguyên nhân rối loạn nội tiết tố

Khi thức khuya hoặc cơ thể rơi vào tình trạng căng thẳng thường xuyên. Cơ thể sẽ tiết ra hormone Cortisol giúp cơ thể chống lại mệt mỏi và căng thẳng. Hormone này còn có một tác dụng khác đó là thúc đẩy da mặt tiết nhiều dầu, đặc biệt là khu vực cằm. Khiến các lỗ chân lông bị bít tắc bởi bụi bẩn và tế bào chết, gây mụn.

Hơn nữa, khi tinh thần suy nhược, các cơ quan chức năng trong cơ thể như gan và thận cũng suy yếu. Chất độc, cặn bã trong cơ thể không được đào thải hiệu quả, tích tụ lại gây mụn.

Thức đêm, mất ngủ, stress thường xuyên cũng có thể dẫn đến nổi mụn dưới cằm

Nếu bạn đang có chế độ ăn toàn dầu mỡ, chiên xào, cay nóng. Cùng với việc sử dụng các chất kích thích như rượu bia, cà phê, nước ngọt thì hãy ngừng ngay đi nhé. Bởi lượng thực phẩm này khi nạp vào cơ thể sẽ khiến gan và thận hoạt động quá mức. Gây suy yếu và tích tụ độc tố. Ngoài ra, khẩu phần ăn chứa nhiều đường sữa cũng sẽ khiến cơ thể tăng sinh androgen, làm da tiết dầu mạnh.

Đề xuất đọc: Bị mụn kiêng ăn gì?

Đi kèm với chế độ ăn uống không hợp lý thì chế độ sinh hoạt, ngủ nghỉ không điều độ cũng chính là nguyên nhân gây nên mụn cằm. Việc ăn chơi thâu đêm hay làm việc quên nghỉ ngơi cũng đều làm cơ thể suy nhược. Tích tụ nhiều độc tố do chức năng gan thận suy yếu.

Chúng ta thường quan tâm và chú ý đến chính diện khuôn mặt, tức là vùng mặt chữ T hơn là vùng cằm và dưới cằm. Thỉnh thoảng khi rửa mặt có thể sẽ chỉ rửa sơ sài phần này rồi lấy khăn lau. Thế nhưng vùng cằm chính là khu vực chúng ta thường có thói quen sờ, chống cằm như một biểu hiện của ngôn ngữ cơ thể.

Ngoài ra, vùng cằm cũng gần miệng, khi ăn uống, thức ăn có thể cũng sẽ rơi bám lên mặt. Những lúc này bạn sẽ chỉ xử lý chúng bằng khăn giấy, và điều này sẽ không thật sự sạch như bạn nghĩ.

Không chỉ riêng gì mụn cằm mà mụn ở bất kỳ đâu trên mặt cũng có thể trở nên nặng hơn nếu bạn sử dụng mỹ phẩm không phù hợp. Nổi mụn, ửng đỏ, đau rát chính là những cơ chế tự nhiên của cơ thể nhằm thông báo với bạn sự không thích ứng đối với mỹ phẩm.

Hơn nữa, khi làn da của bạn vốn có mụn thì sẽ càng nhạy cảm hơn với bất kỳ thành phần nào của mỹ phẩm. Vì vậy khi quyết định dùng mỹ phẩm gì, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ thật kỹ lưỡng. Tốt nhất bạn nên để da mặt luôn được khô thoáng, sạch sẽ, ít nhất là trong giai đoạn bị mụn.

Sử dụng sản phẩm không phù hợp với da mặt dẫn đến kích ứng cũng là nguyên nhân gây ra mụn

Sau khi tìm hiểu cặn kẽ các loại mụn cằm và nguyên nhân rồi. Bây giờ chúng ta sẽ cùng tìm hiểu các cách điều trị và phòng ngừa không để mụn cằm quay lại trong phần tiếp theo.

Trong mật ong có chứa các thành phần có tác dụng kháng khuẩn tự nhiên. Trong nghệ, ngoài công dụng sát khuẩn, còn có thêm thành phần curcumin giúp chống oxy hóa, kích thích tái tạo da cực kỳ hiệu quả.

Bạn nên trộn đều hỗn hợp tinh bột nghệ với mật ong theo tỉ lệ 1 – 1 rồi bôi lên vùng cằm bị mụn. Giữ yên trong khoảng 15 đến 20 phút thì rửa sạch lại với nước ấm. Có thể chườm lạnh thêm một lần nữa để se khít lỗ chân lông. Kiên trì thực hiện 2 đến 3 lần trong một tuần để nhận được sự thay đổi tích cực từ làn da mình.

Trị mụn dưới cằm bằng tinh bột nghệ và mật ong

Nha đam là một nguyên liệu thường xuyên xuất hiện trong các sản phẩm lẫn công thức chăm sóc da của chị em phụ nữ. Nó có tác dụng dưỡng da, làm da mềm mịn trắng sáng và đặc biệt là khả năng trị mụn, mờ thâm. Nhờ chứa thành phần có tác dụng diệt khuẩn, giảm viêm, ngăn ngừa nhiễm trùng da, làm thoáng lỗ chân lông và loại bỏ mụn trên da hiệu quả.. Do đó, khi sử dụng nha đam để trị mụn ở cằm thì những vùng da bị tổn thương do mụn sẽ được làm dịu, nhanh chóng phục hồi và tái tạo da sáng khỏe.

Vì thế, nha đam cũng được xem là thần dược trong trị mụn và các vết thương.

Cách thực hiện

  • Bạn chỉ cần một lá nha đam, rửa sạch, gọt bỏ lớp vỏ xanh bên ngoài.
  • Lấy phần thịt đem xay nhuyễn hoặc giã nhuyễn rồi đắp phần nhờn lên da mặt.
  • Giữ nguyên trong 20 phút và rửa sạch lại với nước ấm.
  • Chườm thêm một lần đá lạnh để kích thích tái tạo da và se khít lỗ chân lông.

Thực hiện quá trình này 2 đến 3 lần một tuần để cảm nhận sự khác biệt.

Trị mụn ở cằm bằng nha đam giúp nốt mụn giảm sưng, làm thông thoáng lỗ chân lông và làm mờ thâm

Trong loại hành tây đỏ này có chứa nhiều thành phần các dưỡng chất giúp loại bỏ triệt để các tế bào mụn nhọt. Bạn hãy giã nhuyễn hành tây lấy nước, sau đó hòa cùng một chút nước cốt chanh. Sau đó dùng tăm bông hay bông gòn thấm hỗn hợp thoa lên vùng mụn cằm. Giữ nguyên trong 5 đến 10 phút rồi rửa sạch lại với nước.

Duy trì thực hiện 3 lần một tuần để có được hiệu quả tốt nhất.

Bạn có biết? Dầu dừa có chứa các thành phần có tác dụng diệt khuẩn, chống viêm nên có khả năng tiêu gom cồi mụn rất tốt. Bên cạnh đó, dầu dừa còn chứa Vitamin A, Vitamin K cùng một số chất chống oxy hóa giúp kích thích tăng sinh collagen phục hồi những vùng da bị hư tổn và tái tạo tế bào da mới mịn màng và sáng khỏe hơn. Do đó bạn có thể sử dụng dầu dừa để trị những nốt mụn dưới cằm.

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị 1 muỗng dầu dừa, cùng ½ muỗng nước cốt chanh
  • Hòa quyện hai nguyên liệu này lại với nhau
  • Làm sạch da với nước ấm sau đó dung tăm bông thấm hỗn hợp vừa pha, chấm lên từng nốt mụn ở dưới cằm.
  • Giữ yên hỗn hợp trên da khoảng 20 phút thì vệ sinh da lại với nước sạch.

Kiên trì áp dụng công thức này một thời gian, những nốt mụn sẽ dần thuyên giảm.

Dầu dừa không chỉ giúp làm dịu nốt mụn mà còn giúp kháng khuẩn, giảm viêm và làm mờ thâm mụn rất tốt

Đây là một nguyên liệu có tác dụng loại bỏ các tế bào da chết và bã thừa đang tắc nghẽn trong lỗ chân lông. Bên cạnh đó, Baking Soda còn giúp ngăn ngừa thâm, sẹo và cân bằng độ PH trên da. Do đó, khi bạn bị những loại mụn ở cằm thì có thể sử dụng baking soda để thoa vào nốt mụn theo cách dưới đây:

Cách thực hiện:

  • Pha bột baking soda với nước sạch
  • Rửa mặt thật sạch sau đó bôi baking soda đã pha lên cằm
  • Đợi khoảng 10-15 phút sau đó rửa sạch với nước sạch.

Công thức trị mụn bằng banking soda này sẽ không phù hợp với những ai sở hữu làn da nhạy cảm.

Nên kiên trì áp dụng cách trị mụn cằm mỗi tuần 2-3 lần để những nốt mụn sớm thuyên giảm

Một trong số những loại mụn ở cằm là mụn ẩn, đây là loại mụn không có sưng viêm, không đau nhưng lại khó trị vì cồi của nó nằm dưới da. Cần phải đẩy nhân mụn ẩn lên bề mặt da thì mới có thể điều trị được nó. Và tinh bột nghệ có khả năng làm điều đó, vì hàm lượng curcumin có trong nghệ có tác dụng kháng viêm, diệt khuẩn, và đẩy nhân mụn lên bề mặt da. Nhờ vậy mà những nốt mụn ẩn sẽ được loại bỏ dễ dàng.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 muỗng tinh bột nghệ và 1 muỗng mật ong
  • Trộn đều hai nguyên liệu này lại với nhau, khuấy đều để hỗn hợp hòa quyện vào nhau.
  • Rửa mặt thật sạch sau đó thoa hỗn hợp đã chuẩn bị lên mặt, đặc biệt thoa kỹ ở vùng da mụn
  • Nằm thư giãn khoảng 20 phút sau đó rửa sạch lại da với nước sạch.
Tinh bột nghệ có chứa hàm lượng curcumin nên có tác dụng diệt khuẩn, giảm viêm, và gom cồi mụn nhanh

Ngoài sử dụng các phương pháp điều trị mụn cằm bằng nguyên liệu thiên nhiên thì bạn có thể kết hợp điều trị thêm bằng thuốc để đẩy nhanh quá trình điều trị mụn cằm. Tuy nhiên, thông thường khi muốn sử dụng thuốc kháng sinh trị mụn bạn nên uống theo chỉ định của bác sĩ, không nên tự uống. Cụ thể dưới đây là một số loại thuốc trị mụn mà bác sĩ thường kê đơn:

Đây là một loại kháng sinh có chứa thành phần chính là clindamycin hydrochloride thuộc nhóm lincosamid được sản xuất dưới dạng viên nén. Ngoài ra còn có loại bôi da, dung dịch uống, dạng thuốc tiêm. Nó có tác dụng ức chế sự hình thành, phát triển của vi khuẩn gây mụn, giảm lượng bã nhờn tiết ra trên da và gom nhanh những nốt mụn đang sưng viêm. Sau một thời gian sử dụng loại thuốc này bạn sẽ thấy nhân mụn khô nhanh chóng, lại trồi lên bề mặt da nên dễ dàng khảy nhân mụn một cách dễ dàng.

Thuốc trị mụn Clindamycin dạng viên giúp diệt khuẩn gây mụn từ bên trong ra ngoài, tiêu diệt ổ mụn, gom nhanh cồi mụn

Đây cũng là một dạng thuốc kháng sinh trị mụn trứng cá nhưng chỉ bôi ngoài da. Nó có tác dụng giảm đi các axit béo tự do đang tồn đọng trong tuyến bã nhờn và diệt khuẩn gây mụn. Bên cạnh đó, các thành phần của loại thuốc này còn giúp giảm viêm, giảm sưng tấy, làm dịu nốt mụn đang sưng đau. Nhờ những công dụng của sản phẩm này mà những nốt mụn bọc, mụn viêm, mụn mủ,… sẽ tiêu nhân mụn sau một thời gian sử dụng.

Thuốc trị mụn Benzoyl peroxide dùng để bôi ngoài da

Những loại mụn ở cằm thường xuất hiện do yếu tố nội tiết tố trong cơ thể phụ nữ mất cân bằng, kích thích tuyến bã nhờn tiết nhiều dầu, làm tắc nghẽn lỗ chân lông gây ra mụn. Đây là vấn đề mà không ít phụ nữ gặp phải, nên để cân bằng nội tiết tố, giảm lượng bã nhờn trên da thì bác sĩ thường kê đơn cho bệnh nhân uống thuốc Isotretinoin.

Isotretinoin là loại thuốc điều trị mụn trứng cá nặng, nó có tác dụng ức chế hoạt động của tuyến bã nhờn, diệt khuẩn và tiêu viêm nốt mụn nhanh. Loại thuốc này có tác dụng mạnh và cũng rất nhanh có hiệu quả. Nhưng bù lại nó lại có nhiều tác dụng phụ.

Thuốc trị mụn Isotretinoin là loại thuốc có tác dụng ức chế sự tăng tiết của tuyến bã nhờn

Doxycycline cũng là một dạng kháng sinh thuộc nhóm tetracycline, nhẹ hơn isotretinoin. Nó thường được các bác sĩ kê đơn điều trị cho các khách hàng bị các loại mụn trứng cá thể vừa và nặng như mụn bọc mủ, mụn viêm,… Bởi nó có tác dụng diệt khuẩn gây mụn, kháng khuẩn, giảm sưng, tiêu viêm mủ. Do đó, sau một thời gian sử dụng loại thuốc này tình trạng mụn sẽ thuyên giảm.

Thuốc Doxycycline là một loại kháng sinh giúp điều trị các loại mụn mủ, mụn bọc, mụn viêm

Ngoài những cách điều trị trên thì bạn cũng có thể tham khảo những cách điều trị mụn ở cằm bằng công nghệ tại các trung tâm da liễu, cơ sở spa, thẩm mỹ viện uy tín. Một trong những cơ sở đáng để bạn quan tâm lựa chọn là Thẩm mỹ viện Seoul Spa. Hiện nay Seoul Spa có rất nhiều công nghệ trị mụn như trị mụn tơ tằm, trị mụn E2X, trị mụn Acne Spectra Korea, Doctor Laser,…

Khi đến đây bạn sẽ được bác sĩ soi da, phân tích tình trạng mụn trên da và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất. Do đó, mọi loại mụn đều có thể điều trị một cách dễ dàng và nhanh chóng tại Seoul Spa.

Công nghệ Doctor Laser Spectra Acne trị dứt điểm tất cả các loại mụn viêm, mụn mủ, mụn bọc

Bởi nhờ công nghệ trị mụn tốt, tay nghề bác sĩ giỏi cùng sản phẩm hỗ trợ điều trị tốt, an toàn. Do đó, mọi khách hàng có thể an tâm đến Seoul Spa để điều trị mụn mà không phải lo lắng về rủi ro nào. Nhờ đó, tình trạng mụn ở bất kỳ vị trí nào trên da mặt của bạn đều nhanh chóng thuyên giảm chỉ sau một liệu trình điều trị.

Sau khi nắm bắt được các cách trị mụn cằm bằng các nguyên liệu gần gũi ngay tại nhà. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu tiếp một số cách để phòng ngừa “lũ” mụn quay trở lại.

Mấu chốt của việc tránh cho da khỏi mụn đó chính là giữ cho da luôn sạch sẽ. Tuyệt đối không sờ tay lên mụn hay tự ý nặn mụn. Hãy quan tâm đến da mặt của mình nhiều hơn, chăm chỉ tẩy trang ít nhất mỗi ngày một lần để lỗ chân lông có thời gian “thở” sau một ngày bị che đậy bởi lớp trang điểm.

Để phòng ngừa mụn cằm có thể quay trở lại, bạn nên chăm chỉ tẩy tết bào chết cho da mụn ít nhất 2 lần một tuần và nhiều nhất là 3 lần. Điều này sẽ giúp da được thông thoáng, không còn bị tắc nghẽn lỗ chân lông. Đồng thời cũng sẽ hấp thu dưỡng chất từ các loại kem dưỡng tốt hơn.

Tẩy tế bào chết cho da giúp loại bỏ đi những tế bào dày sừng, làm thông thoáng lỗ chân lông

Thoa kem dưỡng da để cấp ẩm, giúp làn da mịn màng, khỏe đẹp hơn. Ngoài ra, bạn cũng nên chú ý thoa kem chống nắng cho da mặt, và cả toàn thân, trước khi ra đường khoảng 30 phút. Giúp bảo vệ làm da khỏi tia UV – nhân tố gây ung thư da hàng đầu.

Cố gắng để cơ thể được nghỉ ngơi đủ ít nhất 6 đến 8 tiếng mỗi ngày cho giấc ngủ. Không ít hơn và cũng đừng nhiều hơn nhé. Việc ngủ đủ giấc giúp cơ thể có thời gian sạc đầy pin cho các hoạt động sinh hoạt trong ngày dài tiếp theo. Các cơ quan chức năng như gan và thận cũng sẽ hoạt động và bài tiết tốt hơn, tránh tích tụ độc tố.

Hãy để cơ thể được hoạt động thể dục thể thao ít nhất 15 phút mỗi ngày. Điều này sẽ rất tốt cho tim mạch và quá trình trao đổi chất của cơ thể. Giúp máu lưu thông tốt hơn, da dẻ trở nên mịn màng và hồng hào.

Tập thể dục sẽ giúp tăng lưu thông mạch máu, đào thải sạch những bụi bẩn, bã nhờn còn tồn đọng trong lỗ chân lông

Da cần các vitamin và khoáng chất như vitamin A, C và kẽm. Những khoáng chất này có thể được bổ sung cho cơ thể trong các loại rau củ, hoa quả. Tích cực bổ sung cho cơ thể nhiều chất xơ từ rau xanh, trái cây. Và hạn chế tối đa đồ chiên xào, dầu mỡ . Uống đủ 1 – 2 lít nước mỗi ngày giúp cơ thể trao đổi chất tốt hơn.

Kết luận

Qua bài viết này, chắc hẳn mụn cằm đã không còn là nỗi ám ảnh của bạn mỗi ngày rồi đúng không? Hãy thay đổi thói quen sinh hoạt không điều độ trước giờ của mình. Quan tâm đến da mặt nhiều hơn, đầu tư thời gian cho nó đúng cách để có một làn da sáng mịn như ý.

Video liên quan

Chủ đề