Dự thảo hướng dẫn nghị định 119

Ngày 11/8/2022, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 50/2022/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 119/2015/NĐ-CP và Nghị định 20/2022/NĐ-CP về bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng.

Theo đó, doanh nghiệp bảo hiểm không có trách nhiệm bồi thường cho các tổn thất sau:

- Tổn thất phát sinh do chiến tranh, bạo loạn, đình công, hành động của các thế lực thù địch, nổi loạn, hành động ác ý nhân danh hoặc có liên quan đến các tổ chức chính trị, tịch biên, sung công, trưng dụng, …theo lệnh của cơ quan có thẩm quyền.

(So với hiện hành, bổ sung thêm các tổn thất do nổi loạn, hành động ác ý nhân danh hoặc có liên quan đến các tổ chức chính trị,…)

- Tổn thất phát sinh do hành động khủng bố.

- Tổn thất phát sinh do phản ứng hạt nhân, phóng xạ hạt nhân, nhiễm phóng xạ.

- Tổn thất phát sinh từ hành vi cố ý vi phạm pháp luật của bên mua bảo hiểm hoặc người được bảo hiểm.

(Quy định này không áp dụng đối với bảo hiểm bắt buộc cho người lao động thi công trên công trường trong trường hợp người lao động tự vệ, cứu người, cứu tài sản hoặc sử dụng các chất kích thích để điều trị theo chỉ định của bác sĩ).

- Tổn thất phát sinh trong trường hợp bên mua bảo hiểm không có quyền lợi có thể được bảo hiểm.

- Tổn thất phát sinh do ngừng công việc thi công xây dựng hoặc tổn thất do hậu quả của ngừng công việc thi công xây dựng (dù là ngừng một phần hoặc toàn bộ công việc thi công).

- Tổn thất đối với dữ liệu, phần mềm và các chương trình máy tính.

Thông tư 50/2022/TT-BTC có hiệu lực từ 01/10/2022 và thay thế Thông tư 329/2016/TT-BTC ngày 26/12/2016.

\>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

Thông tư 50/2022/TT-BTC ngày 11/08/2022 hướng dẫn Nghị định 119/2015/NĐ-CP quy định bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng và Nghị định 20/2022/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 119/2015/NĐ-CP quy định bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành

Sau gần 3 tháng kể từ ngày chính thức có hiệu lực, Nghị định 119/2018/NĐ-CP về hóa đơn điện tử đã mang lại những kết quả tích cực. Tuy nhiên doanh nghiệp và cơ quan thuế vẫn gặp phải một số khó khăn khi thực hiện các quy định trong Nghị định 119 do chưa có Thông tư hướng dẫn. Để giải quyết điều này, mới đây Bộ Tài chính đã đăng tải trên cổng thông tin điện tử Dự thảo Thông tư hướng dẫn Nghị định 119 nhằm tham khảo ý kiến các bộ, ngành, hiệp hội.

1. Cần thiết ban hành Thông tư hướng dẫn Nghị định 119/2018/NĐ-CP

Ngày 1/11/2018, Nghị định 119/2018/NĐ-CP chính thức có hiệu lực. Nội dung Nghị định gồm 05 Chương, 37 Điều quy định về sử dụng hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ; nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quản lý thuế cũng như quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của các đơn vị, cá nhân sử dụng hóa đơn điện tử. Trong số đó có 18 Điều được giao cho Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể. Nghị định 119/2018/NĐ-CP đã tạo hành lang pháp lý cho việc áp dụng và phổ biến rộng rãi hóa đơn điện tử theo Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 về Chính phủ điện tử: Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin để thực hiện chứng từ, hồ sơ điện tử, thực hiện hóa đơn điện tử trên phạm vi toàn quốc, góp phần quản lý hoạt động kinh tế phi chính thức. Điều này khuyến khích doanh nghiệp chuyển sang hình thức hóa đơn điện tử thay thế cho hóa đơn giấy truyền thống. Tuy nhiên, doanh nghiệp và chính cơ quan thuế vẫn còn gặp nhiều vướng mắc khi thực hiện các quy định trong Nghị định 119, ảnh hưởng đến tiến độ phủ sóng hóa đơn điện tử trên khắp cả nước. Với việc nhiều hành vi mới được bổ sung, nhiều quy định cần được làm rõ thì việc ban hành Thông tư hướng dẫn Nghị định số 119/2018.NĐ-CP là hết sức cần thiết. Thông tư được ban hành sẽ là cơ sở pháp lý quan trọng tạo thuận lợi cho cả doanh nghiệp lẫn cơ quan quản lý trong quá trình áp dụng Nghị định 119//2018/NĐ-CP, góp phần đẩy nhanh việc áp dụng hóa đơn điện tử tại các doanh nghiệp trong nước, đồng thời nâng cao hiệu quả cho ngành Thuế nói chung. \>> Có thể bạn quan tâm: Báo giá hóa đơn điện tử. Chính vì vậy, mới đây Bộ Tài chính đã đăng trên Cổng Thông tin điện tử nội dung Dự thảo Thông tư hướng dẫn một số điều của Nghị định 119/2018/NĐ-CP để lấy ý kiến tham gia của các Bộ, Ngành, Hiệp hội.

.png)

Bộ Tài chính vừa đăng tải dự thảo Thông tư hướng dẫn Nghị định 119/2018/NĐ-CP.

2. Nội dung chính của dự thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định 119/2018/NĐ-CP

Dự thảo hướng dẫn thực hiện các quy định về đăng ký sử dụng, lập hóa đơn, xử lý sai sót, tra cứu, chuyển dữ liệu hóa đơn, xây dựng cơ sở dữ liệu hóa đơn điện tử. Kết cấu của dự thảo Thông tư gồm 5 Chương và 50 Điều, đi kèm với các phụ lục biểu mẫu về tem, tem điện tử, cụ thể: Chương I. Quy định chung. Gồm 11 Điều: từ Điều 1 đến Điều 11. Chương II. Quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử. Có 2 mục, gồm 10 Điều: từ Điều 12 đến Điều 21.

  • Mục 1. Quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế. Gồm 5 Điều: từ Điều 12 đến Điều 16.
  • Mục 2. Quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế. Gồm 5 Điều: từ Điều 17 đến Điều 21.

Chương III. Xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu hóa đơn điện tử. Có 2 mục, gồm 24 Điều: từ Điều 22 đến Điều 44.

  • Mục 1. Xây dựng cơ sở dữ liệu hóa đơn điện tử. Gồm 16 Điều: từ Điều 22 đến Điều 37.
  • Mục 2. Tra cứu, cung cấp, sử dụng thông tin hóa đơn điện tử. Gồm 8 Điều: từ Điều 38 đến Điều 45.

Chương IV. Tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử. Gồm 2 Điều: từ Điều 46 đến Điều 47. Chương V. Điều khoản thi hành. Gồm 3 Điều: từ Điều 48 đến Điều 50. Những nội dung chính của dự thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định 119/2018/NĐ-CP bao gồm:

  • Các quy định về nội dung bắt buộc trên hóa đơn điện tử: ký hiệu mẫu số, ký hiệu hóa đơn….
  • Quy định về cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử
  • Đăng ký sử dụng,ngừng sử dụng hóa đơn có mã và không có mã của cơ quan thuế Cách lập, cấp mã và gửi hóa đơn điện tử, xử lý khi có sai sót trên hóa đơn điện tử có mã và không có mã của cơ quan thuế