Dự án giao thông tphcm 2023

Tỉnh Bình Dương đang triển khai các bước giải phóng mặt bằng và chuẩn bị lựa chọn nhà thầu, chậm nhất đến ngày 30/4/2023 khởi công dự án đường Vành đai 3 (TP.HCM) đoạn qua Bình Dương.

Theo báo cáo tiến độ của Ban Quản lý Dự án Đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh Bình Dương, đường Vành đai 3 (TP.HCM) đoạn qua địa phận tỉnh Bình Dương hiện đang triển khai các bước giải phóng mặt bằng.

Dự án giao thông tphcm 2023
Phối cảnh nút giao Tân Vạn của đường Vành đai 3 nối TP.HCM với Bình Dương

Cụ thể, Ban Quản lý Dự án Đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh Bình Dương đã rà soát ranh giải phóng mặt bằng đợt 1 và đã bàn giao các tọa độ cọc ranh cho Trung tâm Quỹ đất Thành phố Thuận An, Trung tâm Quỹ đất Thành phố Thủ Dầu Một để chuẩn bị giải phóng mặt bằng.

Để đẩy nhanh tiến độ dự án, Ban Quản lý Dự án Đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh Bình Dương kiến nghị Sở Tài nguyên và Môi trường Bình Dương xây dựng kế hoạch chi tiết công tác bồi thường hỗ trợ, tái định cư phục vụ dự án, hướng dẫn các địa phương thực hiện thủ tục liên quan đến giải phóng mặt bằng.

Ngày 26/8, Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương ông Nguyễn Văn Lợi đã trực tiếp đi khảo sát tuyến đường Vành đai 3 (TP.HCM) đoạn đi qua Bình Dương. Sau khi đi kiểm tra Bí thư tỉnh ủy Bình Dương đề nghị các địa phương của tỉnh cần đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng.

Trong quá trình thực hiện, tỉnh Bình Dương sẽ tổ chức đối thoại, lắng nghe các ý kiến kiến nghị của người dân để tạo sự đồng thuận trong công tác giải phóng mặt bằng.

Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương đã giao nhiệm vụ cho từng đơn vị cụ thể, trong đó, Thành phố Thuận An thành lập tổ chuyên tiếp nhận kiến nghị của người dân liên quan đến dự án, đến đầu tháng 10/2022 tổ chức lễ ra quân giải phóng mặt bằng trên toàn tuyến.

Đối với Ban Quản lý Dự án Đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh Bình Dương đến tháng 3/2023 phải thực hiện đấu thầu xong dự án, chậm nhất đến ngày 30/4/2023 phải khởi công dự án.

Đường Vành đai 3, TP.HCM đoạn đi qua tỉnh Bình Dương có chiều dài 26 km. Điểm đầu từ nút giao Tân Vạn đến cầu Bình Gởi để kết nối với huyện Củ Chi, TP.HCM.

Dự án được xây dựng với quy mô 8 làn xe cao tốc có đường song hành hai bên và các hành lang để bố trí cây xanh, các công trình hạ tầng kỹ thuật dự trữ mở rộng. Dự án có tổng mức đầu tư 19.280 tỷ đồng, trong đó, chi phí bồi thường, hỗ trợ tái định cư 13.528 tỷ đồng. Thời gian thực hiện dự án từ năm 2022-2026.

TP.HCM sẽ khởi công 3 dự án là điểm nóng kẹt xe ngay trong năm nay và chuẩn bị lập các dự án giao thông liên vùng để xây dựng từ năm 2023.

Nhiều dự án ưu tiên cho 3 "điểm nóng”  

Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi vừa ký văn bản khẩn gửi các sở ngành về danh mục các công trình giao thông trọng điểm được khởi công trong năm 2022.

Trong đó, nút giao An Phú ở TP. Thủ Đức được lên lịch khởi công vào ngày 2/9/2022 và dự kiến hoàn thành vào năm 2025. Dự án có tổng vốn đầu tư là 3.926 tỷ đồng bằng vốn ngân sách Trung ương và vốn ngân sách TP.HCM.

Tại cửa ngõ phía Đông của TP.HCM vòng xoay An Phú, TP. Thủ Đức luôn trong tình hình kẹt xe kéo dài từ trạm thu phí cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây đến nút giao An Phú.

Nguyên nhân do dòng xe đi từ 4 hướng đều gặp nhau ở nút giao này. Đây là một trong những điểm "nóng" về ùn tắc giao thông nghiêm trọng và TP.HCM ưu tiên vốn để đầu tư dự án này.

Dự án giao thông tphcm 2023
Kẹt xe ở vòng xoay An Phú

Tại cửa ngõ phía Tây Nam kết nối giữa TP.HCM với Long An qua huyện Bình Chánh “điểm nóng” kẹt xe trên Quốc lộ 50 cũng sẽ được mở rộng. Dự án có chiều dài gần 7 km, trong đó có đoạn dài hơn 4,3 km là xây mới song hành với Quốc lộ 50, đoạn còn lại dài hơn 2,5 km mở rộng đường hiện hữu lên 34 m. Dự án có tổng đầu tư gần 1.500 tỷ đồng. Thời gian khởi công trong quý 4 năm 2022. 

Một điểm nóng kẹt xe nữa ở khu vực phía Tây Bắc là đường Cộng Hòa, quận Tân Bình cũng được mở rộng các tuyến đường kết nối. Trong đó, đường nối Trần Quốc Hoàn với đường Cộng Hoà (quận Tân Bình) dài 4 km, được mở rộng lên 25 đến 48m với 6 làn xe.

Dự án cũng chia làm hai đoạn đường nhánh kết nối với đường Trần Quốc Hoàn và  xây một cầu cạn và hai hầm chui tại nút giao Phan Thúc Duyện - Trần Quốc Hoàn và giao lộ Trường Chinh - Tân Kỳ Tân Quý. Dự án đường nối Trần Quốc Hoàn với đường Cộng Hoà có tổng mức đầu tư 4.800 tỷ đồng. Thời gian khởi công cuối năm 2022.

Việc khởi công dự án đường nối Trần Quốc Hoàn với đường Cộng Hoà có ý nghĩa rất lớn vì đây là tuyến đường sẽ kết nối vào nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất (sắp được xây dựng).

Song song với nhóm dự án chuẩn bị khởi công, TP.HCM đẩy nhanh tiến độ để hoàn thành các dự án mở rộng Xa lộ Hà Nội; 4 tuyến đường chính trong khu đô thị Thủ Thiêm, nâng cấp đường Lương Định Của; nút giao Mỹ Thủy (Thành phố Thủ Đức); hầm chui Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ (quận 7).

Các dự án giao thông liên vùng vẫn trông chờ vốn ngân sách

Đối với các dự án chuẩn bị đầu tư, UBND TP.HCM yêu cầu các sở, ngành chuẩn bị lập dự án tiền khả thi tuyến cao tốc TP.HCM – Mộc Bài; đường vành đai 3 và 4. Đây là những dự án đã được Chính phủ đồng ý giao cho các địa phương có dự án đi qua chịu trách nhiệm đầu tư.  

Tại buổi tiếp xúc cử tri huyện Hóc Môn và Củ Chi ngày 11/5, ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TP.HCM cho biết, dự án cao tốc TPHCM – Mộc Bài, TP.HCM đang cố gắng trình Thủ tướng phê duyệt trong quý 2 năm nay. Về vốn cho dự án, TP.HCM bổ sung dự án vào kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025, trình HĐND thành phố trong kỳ họp giữa năm. Thời gian triển khai dự án từ năm 2023-2027.

Dự án giao thông tphcm 2023
Phối cảnh nút giao An Phú, Thành phố Thủ Đức dự án sẽ được khởi công vào ngày 2/9/2022

Đối với các dự án đường vành đai kết nối TP.HCM với các tỉnh lân cận, đường vành đai 2 (gồm đoạn 1, đoạn 2 và đoạn 4) sẽ thông qua chủ trương đầu tư, tiến hành lập dự án đầu tư năm 2022.

Đường vành đai 3 TP.HCM, trong năm 2022 sẽ trình Quốc hội xem xét thông qua chủ trương đầu tư dự án. Sau đó tiến hành nghiên cứu tiền khả thi. Đối với đường vành đai 4 sẽ thông qua chủ trương đầu tư dự án và tiến hành lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi giai đoạn 2022 - 2025.

Theo tính toán của Sở Gao thông Vận tải TP.HCM, từ nay đến 2025, nhu cầu vốn cho các dự án giao thông của Thành phố cần hơn 533.500 tỷ đồng bao gồm cả vốn ngân sách vốn ODA, PPP... Giai đoạn từ 2026 - 2030, nhu cầu vốn để đầu tư cho các dự án khoảng 437.125 tỷ đồng.

Hiện nay, vốn đầu tư theo hình thức BOT, BT không còn thu hút nhà đầu tư, còn hình thức đầu tư PPP còn nhiều hạn chế nên số lượng dự án làm theo hình thức này chưa nhiều. Chính vì vậy, vốn đầu tư cho các dự án giao thông tại TP.HCM vẫn phải trông chờ vào vốn ngân sách.