Dinh dưỡng cho bệnh nhiễm trùng tiêu hóa

Loạn khuẩn đường ruột có thể phòng tránh và cải thiện nếu được nếu xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý. Vậy chính xác là người bị loạn khuẩn đường ruột nên ăn gì. Đây là danh sách những thực phẩm lành mạnh mà bạn nên bổ sung ngay vào thực đơn của mình.

Thực phẩm Hỗ trợ tiêu hóa bổ sung lợi khuẩn

Để khắc phục tinh trạng mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, bạn nên bổ sung các Thực Phẩm Bảo Vệ Sức Khoẻ Bổ Sung Lợi Khuẩn. Bên cạnh nhiệm vụ chính là Bổ sung lợi khuẩn, giúp cải thiện hệ vi sinh đường ruột, còn giúp giảm triệu chứng của rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy, khó tiêu, đầy hơi, phân sống,...

Ăn nhiều trái cây, củ và rau sẫm màu

Bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ giúp kích thích tiêu hóa và có giúp nuôi dưỡng vi khuẩn có lợi cho đường ruột. Những thực phẩm giàu chất xơ là các loại rau, củ và trái cây.

Ăn phong phú các loại rau, củ, quả khiến cơ thể bạn thanh mát, bổ sung nước. Ngoài ra với nhiều chất xơ và vitamin rau củ quả còn góp phần tăng nhu động ruột, ngăn ngừa táo bón và bảo vệ sức khỏe đường tiêu hóa.

Những loại rau củ quả mà bạn nên ăn khi bị loạn khuẩn đường ruột gồm có: đu đủ, rau xanh đậm màu (rau thì là, rau bina, cải xoăn, xà lách, súp lơ xanh, rau muống, rau mồng tơi,...)

Cá và thịt tươi

Các loại Cá như cá hồi và cá thu nên được bổ sung vào chế độ ăn của bạn. Với các loại thịt, bạn nên chọn thịt tươi, tránh các sản phẩm thịt đã qua chế biến sẵn như thịt hộp, xúc xích, thịt nguội.

Bổ sung Vitamin

Vitamin góp phần giúp cơ thể bạn có đủ khả năng để giữ cân bằng vi khuẩn, bạn cần bổ sung các Vitamin nhóm B. Gồm có vitamin B6, B12. Ngoài ra khẩu phần ăn cũng cần có thêm canxi magie, beta-caroten và kẽm.

*Tham khảo: “What Causes Dysbiosis and How Is It Treated?”, Tim Jewell, Healthline. Truy vấn từ https://www.healthline.com/health/digestive-health/dysbiosis, ngày truy vấn: 21/09/2021

Người bị loạn khuẩn đường ruột nên kiêng ăn gì?

Vậy là các bạn đã biết loạn khuẩn đường ruột nên ăn gì rồi. Nhưng bên cạnh đó cũng còn những thực phẩm mà bạn cần phải tránh. Thực phẩm chứa nhiều đường hóa học, bánh kẹo Người bị loạn khuẩn đường ruột không nên ăn nhiều đường, đặc biệt là đường hóa học, các chất tạo ngọt nhân tạo trong thực phẩm. Chúng có những ảnh hưởng không tốt tới hệ vi sinh đường ruột cũng như cơ thể của bạn.

Thực phẩm chiên rán, nhiều dầu mỡ

Những thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ thường gây khó khăn cho hệ tiêu hóa. Bởi lẽ khi tiêu hóa chúng dạ dày phải tiết nhiều dịch vị hơn để làm mềm thức ăn, điều này không thực sự tốt vì dễ khiến nồng độ axit dạ dày tăng cao. Cộng thêm hệ vi sinh đường ruột không ổn định do loạn khuẩn đường ruột, bạn có thể bị rối loạn tiêu hóa: đau bụng, đầy hơi, buồn nôn và nhất là viêm, đau dạ dày. Tốt hơn hết là hạn chế thực phẩm nhiều dầu mỡ nhé.

Đồ cay nóng

Đồ cay nóng rõ ràng là không tốt cho hệ tiêu hóa của bạn. Đặc biệt khi bạn ăn quá nhiều hoặc đang bị loạn khuẩn đường ruột thì lại càng nghiêm trọng hơn. Ăn cay nhiều làm nóng rát dạ dày, tăng nguy cơ viêm loét dạ tràng,...Tóm lại bị loạn khuẩn đường ruột thì không nên ăn đồ cay nóng.

Các loại nước ngọt có ga, rượu bia

Các loại nước ngọt có ga, rượu, bia cũng là những thực phẩm không hề tốt cho người bị nhiễm trùng đường ruột. Rượu bia không hề tốt cho dạ dày và đường ruột. Cùng với đó là cà phê và rượu bia có thể khiến cơ thể mất nhiều nước hơn, có thể là nguyên nhân dẫn đến táo bón; thậm chí là co thắt và viêm dạ dày.

Thịt, cá chế biến sẵn

Như đã đề cập ở trên, bạn nên ăn đồ tươi và tránh những loại thịt cá chế biến sẵn, chẳng hạn như thịt nguội và thịt muối hoặc thịt hộp

*Tham khảo: “What Causes Dysbiosis and How Is It Treated?”, Tim Jewell, Healthline. Truy vấn từ https://www.healthline.com/health/digestive-health/dysbiosis, ngày truy vấn: 21/09/2021

Lời kết

Hy vọng bài viết đã cung cấp những thông tin hữu ích để bạn biết khi bị loạn khuẩn đường ruột nên ăn gì và không nên ăn gì. Bạn hãy chủ động xây dựng một chế độ ăn khoa học và hợp lý ngay từ bây giờ nhé!

Hệ tiêu hóa là một trong những hệ thống bao gồm những cơ quan giữ vai trò như lấy thức ăn, tiêu hóa những thực phẩm khi đưa vào cơ thể sau đó sẽ chuyển hóa thành những năng lượng và chất dinh dưỡng. Nhiễm trùng đường tiêu hóa là một trong những tình trạng tiêu chảy dạng phân, tình trạng này sẽ diễn ra liên tục trong vài ngày. Nguyên nhân chính gây nên bệnh này là do sự tấn công của các vi sinh vật đặc biệt là những loại vi khuẩn và nấm men xâm nhập vào cơ thể.

Nội dung bài viết

Hệ thống tiêu hóa gồm những gì

Hệ tiêu hóa là một trong những hệ thống bao gồm những cơ quan giữ vai trò như lấy thức ăn, tiêu hóa những thực phẩm khi đưa vào cơ thể sau đó sẽ chuyển hóa thành những năng lượng và chất dinh dưỡng. Bước cuối cùng là sẽ đưa những chất thải không có lợi cho cơ thể ra bên ngoài. Hệ tiêu hóa này sẽ bao gồm hai bộ phận chính là ống tiêu hóa và tuyến tiêu hóa. Hệ tiêu hóa sẽ gồm nhiều cơ quan nhưng chúng có thể phối hợp với nhau rất ăn ý và nhịp nhì trong việc tiếp nhận và xử lý thức ăn.

Dinh dưỡng cho bệnh nhiễm trùng tiêu hóa
Hệ thống tiêu hóa gồm những gì

Hệ tiêu hóa sẽ bao gồm:

  • Miệng
  • Họng
  • Thực quản
  • Dạ dày
  • Ruột non
  • Đại tràng
  • Trực tràng
  • Hậu môn

Nhiễm trùng đường tiêu hóa là một trong những tình trạng tiêu chảy dạng phân, tình trạng này sẽ diễn ra liên tục trong vài ngày. Nguyên nhân chính gây nên bệnh này là do sự tấn công của các vi sinh vật đặc biệt là những loại vi khuẩn và nấm men xâm nhập vào cơ thể. Bên cạnh đó có một số trường hợp hiếm gặp là bị nhiễm trùng đường tiêu hóa do sự xâm nhập và gây tổn thương của các loại ký sinh trùng gây nên. Những triệu chứng này của người bệnh thường sẽ không quá nghiêm trọng. Tuy nhiên nếu nếu chúng ta không để ý và quá coi thường việc này hoặc không theo dõi và điều trị thì sẽ dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng. Tùy thuộc vào từng tác nhân gây bệnh thì bệnh sẽ tiến triển theo nhiều mức độ khác nhau.

Dinh dưỡng cho bệnh nhiễm trùng tiêu hóa
Nhiễm trùng đường tiêu hóa là gì

Theo như những thống kê trên thế giới những người dân ở các nước đang và chậm phát triển thì sẽ có tỉ lệ mắc bệnh khá cao vì nguyên nhân là do chất lượng cuộc sống còn thấp chưa thực sự được quan tâm và chưa được kỹ trong các khâu vệ sinh thực phẩm về đồ ăn đồ uống. Đặc biệt đối với người già và trẻ em có những hệ miễn dịch yếu cũng là một trong những đối tượng khá dễ mắc bệnh về đường tiêu hóa

Nguyên nhân gây nên nhiễm trùng đường tiêu hóa

Nhiệm trùng đường tiêu hóa do cụ thể một số lượng sinh vật sẽ xâm nhập vào đường tiêu hóa và tấn công vào hệ tiêu hóa gây ra bệnh nhiễm trùng đường tiêu hóa:

Đầu tiên phải kể đến do vi khuẩn tác nhân thường thấy gây nên bệnh nhiễm trùng đường ruột:

  • Vi khuẩn E coli: chủng E coli sau khi xâm nhập thành công vào đường tiêu hóa của người bệnh thì sẽ tiết ra một số độc tố gây nên hiện tượng đau bụng, nôn mửa và gây hiện tượng tiêu chảy ra máu. Loại vi khuẩn này sẽ được tìm thấy nhiều ở những nguồn nước bị ô nhiễm, những thực phẩm bẩn hoặc lây lan qua những đường tiếp xúc giữa người với người
  • Vi khuẩn salmonella: loại vi khuẩn này sẽ thường tồn tại trong thịt gia cầm và chưa được nấu chín hoặc những thực phẩm sống như trứng sống hoặc những lượng nước chưa được đun sôi. Vi khuẩn này cũng sẽ tồn tại ở trên những bề mặt như cánh cửa, tay vịn cầu thang hoặc khi con người tiếp xúc vào những động vật bị nhiễm khuẩn

Do nhiễm khuẩn virus đây là một trong những phổ biến dẫn đến nhiễm trùng đường ruột:

  • Norovirus: Virus này sẽ xuất hiện trong những loại thực phẩm bẩn, ôi thiu, là những loại virus này có thể lây lan từ người xa người qua đường tiếp xúc trực tiếp
  • Rotavirus: Đây là virus đứng đầu gây nên việc nhiễm trùng tiêu hóa. Loại virus này sẽ dễ lan trong cộng đồng hơn norovirus thông qua những tiếp xúc ở cộng đồng. Bệnh sẽ gây ra những triệu chứng như tiêu chảy cấp cực kỳ nặng nề và nếu như không điều trị kịp thời ở trẻ sẽ dẫn đến tử vong do cơ thể của trẻ sẽ bị mất nước.

Dinh dưỡng cho bệnh nhiễm trùng tiêu hóa
Nguyên nhân gây nên nhiễm trùng đường tiêu hóa

Bệnh nhiễm trùng đường tiêu hoá sẽ được sinh ra bởi ký sinh trùng và các nấm men:

  • Nhiễm ký sinh trùng Cryptosporidium: loại ký sinh trùng Cryptosporidium gây nên nguy hiểm ở chỗ nó sẽ làm ảnh hưởng đến cả một hệ đường ruột và hệ hô hấp sẽ làm cho suy giảm sức đề kháng nghiêm trọng về hệ thống miễn dịch cũng sẽ giảm theo dẫn đến tiêu chảy kéo dài
  • Nhiễm ký sinh trùng Giardia: Đây là một loại ký sinh trùng thường sẽ xuất hiện nhiều ở trẻ em dưới năm tuổi và theo như thống kê ở các chuyên gia nghiên cứu tại Việt Nam thì tỉ lệ trẻ em nhiễm ký sinh trùng này lên đến 15 %
  • Do nguồn nước bị ô nhiễm: không có nước sạch phải tiêu thụ nguồn nước ô nhiễm như những nước ở sông suối ao hồ chưa được thông qua xử lý là một trong những nguyên nhân chính dễ dẫn đến nhiễm trùng đường tiêu hoá. Để hạn chế nhiễm bệnh thì nên sử dụng một nguồn nước rõ ràng và đảm bảo uống nước đã được đun sôi hoặc tiệt trùng kỹ
  • Vệ sinh kém: đây là một trong những nguyên nhân khiến trời nhiễm vi khuẩn dẫn đến việc nhiễm trùng đường tiêu hóa. Do đó cần nên vệ sinh sạch sẽ tay với xà bông, diệt khuẩn sau khi đi vệ sinh, trước khi chế biến thức ăn cũng nên rửa tay và khi chăm sóc trẻ nhỏ hoặc người bệnh thì cũng nên diệt khuẩn tay. Để hạn chế nguy cơ vi khuẩn xâm nhập vào hệ tiêu hóa gây nên nhiễm trùng đường tiêu hóa

Những dấu hiệu của nhiễm trùng đường tiêu hóa

Dinh dưỡng cho bệnh nhiễm trùng tiêu hóa
Những dấu hiệu của nhiễm trùng đường tiêu hóa

Sau đây là một trong những dấu hiệu để nhận biết bệnh nhân đang nhiễm trùng đường tiêu hóa:

  • Bụng có dấu hiệu đau quặn: người bệnh sẽ thường xuất hiện cơn đau quanh rốn, một số cảm giác đau dưới bụng dưới. Cơn đau sẽ diễn ra liên tục trong vòng 3 đến 5 phút, người bệnh sẽ cảm giác cơn đau kéo dài. Tình trạng này gây nên mệt mỏi và khó chịu cho người bệnh và không thể làm việc và sinh hoạt bình thường. Nguyên nhân chủ yếu là do các sinh vật tấn công gây nên tổn thương ruột và đại tràng. Một số trường hợp sẽ bị tổn thương vùng hậu môn nếu tiêu chảy liên tục
  • Sẽ xuất hiện tình trạng đi ngoài ra phân lỏng, phân nát hoặc có lúc sẽ gây nên tình trạng bị táo bón
  • Đi ngoài ra phân lỏng nhiều lần: có thể xuất hiện tình trạng phân toàn nước có tình trạng trắng đục như nước vo gạo khi nhiễm vi khuẩn tả hoặc đi phân nhầy nhất và có lẫn máu trong đó.
  • Luôn trong tình trạng buồn nôn hoặc đôi khi sẽ nôn: những độc tố trong đó sẽ gây kích thích ở trên đường tiêu hóa gây nên hiện tượng nôn ói. Nôn ói sẽ giúp cho cơ thể có thể loại bỏ các chất độc đã nuốt phải. Tuy nhiên việc nôn quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng mất nước hoặc gây nên rách thực quản và gây hiện tượng nôn ra máu
  • Sẽ luôn có cảm giác chán ăn vì những hiện tượng như đau bụng đi ngoài thường xuyên và nôn ói làm cho người bệnh không còn muốn ăn và sẽ ăn không ngon miệng
  • Hoặc sẽ xảy ra những hiện tượng như chán ăn và có cảm giác không muốn sử dụng thức ăn
  • Các vi sinh vật gây nên nhiễm trùng đường tiêu hóa sẽ gây nên ảnh hưởng tới những bộ phận khác như là nhiễm trùng xoang mũi, nhiễm siêu vi ở đường hô hấp, gây nên ho
  • Đau nhức cơ: thường gặp trong những trường hợp nhiễm siêu vi
  • Đôi khi sẽ xuất hiện những cơn sốt nhẹ. Một số trường hợp nhiễm tác nhân gây độc hại sẽ hình thành nên một cơn sốt cao và lạnh kéo dài liên tục nhiều ngày khiến cho người bệnh cảm thấy bị đừ và mất nước
  • Khi tình trạng nhiễm trùng đường tiêu hóa của người bệnh trở nên ngày càng nặng dấu hiệu đau vẫn sẽ xuất hiện càng nhiều là bụng sẽ có dấu hiệu phình to và chướng lên
  • Đối với những người bị nhiễm trùng đường tiêu hóa sẽ cảm thấy ở bụng có dấu hiệu co thắc và những cơn đau kéo dài khoảng từ 3 đến 4 phút ra tình trạng này sẽ trở nên nghiêm trọng hơn nếu như không điều trị
  • Nếu không điều trị nhiễm trùng đường tiêu hóa sẽ làm cho cơ thể cảm thấy bị khó ngủ hơn
  • Khi bị nhiễm trùng đường tiêu hóa là một trong những nguyên nhân tạo nên các ký sinh trùng cư trú trong ruột
  • Sẽ tăng nguy cơ gây nhức đầu ở người bệnh do sự tác động của các chất kích thích nhiều tình trạng mất nước trong hệ thống tiêu hóa làm nên triệu chứng này
  • Sẽ xuất hiện tình trạng nóng rang ở bệnh nhân bị nhiễm trùng đường ruột

Những biến chứng của nhiễm trùng đường tiêu hóa

Dinh dưỡng cho bệnh nhiễm trùng tiêu hóa
Những biến chứng của nhiễm trùng đường tiêu hóa

Sau đây là một số những biến chứng ở nhiễm trùng đường ruột nếu không điều trị sẽ gây nên những tình trạng sau đây:

  • Hội chứng ruột bị kích thích do ký sinh trùng cư trú ở bên trong thành ruột
  • Đường ruột bị xuất huyết gây nên mất máu cấp và nhiễm trùng nặng
  • Loét và viêm đại trực tràng
  • Đường ruột bị nhiễm trùng nặng dẫn đến phần ruột bị hoại tử và phải cắt bỏ đoạn ruột bị hỏng
  • Tiêu chảy nặng gây mất nước trầm trọng và dễ dẫn đến tình trạng tử vong
  • Sẽ hình thành nên suy dinh dưỡng: có thể gặp khi người bệnh tiêu chảy liên tục và nôn ói liên tục không có dấu hiệu dừng
  • Điện giải sẽ bị rối loạn: đây là một trong những hậu quả khi bị nôn ói và tiêu chảy
  • Sẽ gây nên tình trạng tụt huyết áp và giãn tĩnh mạch hoặc sốc nhiễm trùng
  • Yếu liệt: khi nhiễm độc tố của những vi khuẩn gây bệnh uốn ván thì sẽ hình thành nên biến chứng này
  • Xuất hiện những cơn co giật: thường gặp trong những tình trạng nhiễm lị trực tràng, các cơn co giật do sốt cao ở trẻ em

Điều trị nhiễm trùng đường tiêu hóa như thế nào

Dinh dưỡng cho bệnh nhiễm trùng tiêu hóa
Điều trị nhiễm trùng đường tiêu hóa như thế nào

  • Nên nên tránh xa những thực phẩm không có nguồn gốc rõ ràng, bổ sung nhiều các khoáng chất vitamin, nước điện giải hoặc trái cây
  • Sau khi đào thải toàn bộ độc tố ra khỏi cơ thể thì cơ thể có thể sẽ tự tiêu diệt toàn bộ vi khuẩn, virus đưa người bệnh trở lại trạng thái bình thường
  • Đối với một số trường hợp vẫn sẽ có thể đi ngoài ra phân lại, sau một đợt nhiễm khuẩn hoặc có thể do bị rối loạn khuẩn hệ đường ruột.
  • Hãy đến ngay những trung tâm y tế gần nhất để điều trị nếu như tình trạng không thuyên giảm
  • Các bác sĩ sẽ đưa ra những hướng điều trị cho bệnh nhân và bệnh nhân nên làm theo những chỉ dẫn về sử dụng những loại thuốc bác sĩ kê đơn để tình trạng tốt hơn.
  • Đối với những thuốc làm mềm phân, thuốc gây tiểu nhiều sẽ có thể khiến cho tình trạng của bệnh nhân thì nặng hơn vì vậy việc nhiễm trùng đường tiêu hóa thì nên hỏi ý kiến của bác sĩ về những thuốc sử dụng.

Cách phòng ngừa nhiễm trùng đường tiêu hóa

Dinh dưỡng cho bệnh nhiễm trùng tiêu hóa
Cách phòng ngừa nhiễm trùng đường tiêu hóa

Sau đây là những cách để phòng ngừa nhiễm trùng đường tiêu hóa có hiệu quả:

  • Bổ sung nhiều rau xanh, củ, trái cây: lựa chọn những loại thực phẩm dầu chất xơ có màu xanh đậm là việc đầu tiên làm nên phòng tránh nhiễm trùng đường tiêu hóa nên bổ sung. Bằng cách này thì bạn có thể giúp được cơ thể bổ sung nhiều loại vitamin A,B,C và E,… Các chất xơ này sẽ giúp cho quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra được suôn sẻ hơn và nhờ đó sẽ cải thiện nên triệu chứng của bệnh nhiễm trùng đường tiêu hóa. Không những thế các loại muối khoáng có tính kiềm. Sẽ giữ vai trò làm cho trung hòa axít và các thực phẩm khác tạo ra, chính vì thế mà được lọai bỏ môi trường thuận lợi vi khuẩn gây bệnh phát triển trong cơ thể. Nên được ưu tiên là: súp lơ, rau xanh, rau mồng tơi, rau muống, bắp cải,….
  • Các loại thực phẩm tốt cho đường tiêu hóa như khoai lang sẽ là một thực phẩm có thể giúp ngăn chặn nhiễm trùng đường tiêu hóa. Khoai lang là một trong những thực phẩm giàu vitamin, axít amin, đạm và lượng tinh bột đó sẽ tốt cho hệ tiêu hóa. Đặc biệt là axít amin và các vitamin C trong khoai lang sẽ làm tăng cao nhu động ruột, nhờ đó sẽ thúc đẩy tốt quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra được thuận lợi hơn, người bệnh còn sẽ bớt đi cảm giác đầy bụng khó tiêu. Thường xuyên ăn khoai lang sẽ giúp phòng ngừa tình trạng táo bón
  • Quả đu đủ chín sẽ chứa nhiều enzim tiêu hóa, có khả năng phân giải được các chuỗi protein. Sẽ làm phá vỡ những cấu trúc khoa học của lượng khí hơi trong lồng ruột ra ngoài. Chính vì vậy loại quả này sẽ tốt với những người bị nhiễm trùng đường tiêu hóa. Tuy nhiên hãy chú ý mục tiêu chỉ ăn đu đủ chín chứ không nên ăn đu đủ xanh vì trong đu đủ xanh có chứa mủ làm cho niêm mạc ống tiêu hóa sẽ bị tổn thương
  • Có một số trường hợp do không biết chính xác nhiễm trùng đường tiêu hóa nên sử dụng những loại thức ăn gì ra lựa chọn lượng chất béo ra sao. Thực tế với các loại chất béo có trong thịt gà, thịt bò, thịt heo,… nếu bổ sung với một lượng vừa đủ thì rất tốt cho bệnh nhiễm trùng đường ruột. Mặt khác người bệnh cũng không nên sử dụng những thực phẩm chế biến từ mỡ động vật mà thay đó nên bổ sung các dầu thực vật đồng thời sẽ hạn chế dung nạp các nội tạng của động vật vì trong nội tạng của động vật chứa nhiều lượng mỡ có thể ảnh hưởng xấu đến cơ thể. Trong giai đoạn này các loại cá, đạm thực vật và trứng cũng cần được ưu tiên bổ sung cho cơ thể
  • Sữa chua là một loại thực phẩm có chứa lợi khuẩn và men probiotic có trong sữa chua sẽ vô cùng tốt cho sức khỏe của hệ tiêu hóa. Không những thế chúng còn sẽ tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể, tạo ra lá chắn để ngăn không cho những vi khuẩn gây bệnh di chuyển vào trong máu, tăng cường hấp thu các chất dinh dưỡng, giúp việc chuyển hóa đường lastose thành những loại đường mà đường ruột dễ hấp thu dễ dàng hơn. Bên cạnh đó cần giảm áp lực cho hệ tiêu hóa, chính vì thế ăn sữa chua sẽ làm cho đường ruột trở nên giao thông hơn và sữa chua là một trong những thứ nằm trong danh sách phòng ngừa nhiễm trùng đường tiêu hóa
  • Sử dụng một số loại tinh bột tinh bột nạp năng lượng để có thể duy trì được sự sống cho cơ thể của con người. Chính vì thế nhóm thực phẩm này không nên ngưng sử dụng. Tuy nhiên đối với những người đang bị nhiễm trùng đường tiêu hóa thì chỉ nên lựa chọn một số loại tinh bột như sau: nên ăn bánh mì có màu trắng, tránh ăn bánh mì được pha chế từ nhiều loại nguyên liệu khác nhau, bánh quy không nhân, bột yến mạch và ngủ cốc sẽ nhiều các chất xơ của tự nhiên giàu chất dinh dưỡng tốt cho hệ tiêu hóa ra nhiều axít amin, các loại bún mì trừ mì tôm

Phòng khám Đa khoa Quốc tế Nhân Hậu

Những vấn đề về đường tiêu hóa nếu như bạn thắc mắc về bệnh hãy liên hệ với Phòng khám Đa khoa Quốc tế Nhân Hậu. Tại đây các y bác sĩ sẽ thăm khám cho quý bệnh nhân về những vấn đề mà bệnh nhân gặp phải. Với phường châm “ Đến niềm nở, Ở tận tình, Về dặn dò chu đáo”