Điểm vào đại học ngoại thương năm 2022

TPO - Từ ngày 20/6 đến ngày 12/7, Trường Đại học Ngoại thương sẽ mở cổng đăng ký chính thức trên hệ thống xét tuyển trực tuyến của Nhà trường.

Theo đề án tuyển sinh năm 2022 của Trường Đại học (ĐH) Ngoại thương, năm nay, Nhà trường xét tuyển bằng 6 phương thức.

Phương thức 1: xét tuyển dựa trên kết quả học tập THPT dành cho thí sinh tham gia thi học sinh giỏi quốc gia (gồm cả cuộc thi Khoa học kỹ thuật quốc gia), học sinh giỏi cấp tỉnh/thành phố lớp 11, lớp 12, thí sinh thuộc hệ chuyên của trường THPT chuyên trọng điểm quốc gia/THPT chuyên.

Phương thức 2: xét tuyển kết hợp giữa chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế và kết quả học tập THPT/chứng chỉ năng lực quốc tế dành cho thí sinh hệ chuyên và hệ không chuyên.

Phương thức 3: xét tuyển kết hợp giữa chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế và kết quả thi tốt nghiệp THPT 2022.

Phương thức 4: xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT 2022.

Phương thức 5: xét kết quả kỳ thi đánh giá năng lực do 2 ĐH Quốc gia tổ chức năm 2022.

Phương thức 6: xét tuyển thẳng.

Tổng chỉ tiêu của Trường ĐH Ngoại thương năm 2022 tại cơ sở chính Hà Nội là 2.950. Trong đó, chỉ tiêu dành cho phương thức xét kết quả thi tốt nghiệp THPT chỉ có 725, chiếm trên 24%. Còn tại cơ sở TPHCM, Nhà trường tuyển tổng là 950 chỉ tiêu, trong đó, có 190 chỉ tiêu dành xét tuyển bằng kết quả thi tốt nghiệp THPT, chiếm 20%; cơ sở tại Quảng Ninh xét tuyển 150 chỉ tiêu. Tại cơ sở này, phương thức xét kết quả thi tốt nghiệp THPT chiếm trên 90% với 140 chỉ tiêu.

Ở mỗi phương thức, nhà trường có quy định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào riêng, thí sinh cần đọc kỹ đề án để có được lựa chọn tốt nhất, tránh những tình huống đáng tiếc xảy ra sau này.

Trường ĐH Ngoại thương mở cổng đăng ký xét tuyển trực tiếp đối với các phương thức 1, 2 từ ngày 20/6 đến 12/7.

Phương thức 3 sẽ mở cổng đăng ký từ ngày 25/7 đến ngày 29/7.

Phương thức 4 theo thời gian quy định của Bộ GD&ĐT.

Phương thức 5 , thời gian đăng ký được chia thành 2 đợt. Trong đó, đợt 1 từ ngày 20/6 đến 12/7 và đợt 2 từ ngày 25/7 đến 29/7.

Phương thức 6 xét tuyển theo quy định của Bộ GD&ĐT.

Nghiêm Huê

Ngày 27/12, Đại học Ngoại thương công bố kế hoạch tuyển sinh năm 2022. Tổng chỉ tiêu cho ba cơ sở Hà Nội, TP HCM và Quảng Ninh là 4.050, tăng nhẹ so với mức 3.990 của năm ngoái.

Trường mở thêm ba chương trình mới để thích ứng với bối cảnh của nền kinh tế số, gồm Marketing số, Truyền thông Marketing tích hợp (ngành Marketing) và Kinh doanh số (ngành Kinh doanh quốc tế).

Trừ Truyền thông Marketing tích hợp được triển khai tại cơ sở II ở TP HCM, hai chương trình còn lại học tại trụ sở chính Hà Nội. Nhà trường cho biết, ba chương trình mới sẽ giúp người học có khả năng nắm bắt cơ hội phát triển nghề nghiệp, đồng thời thích nghi trong bối cảnh thay đổi liên tục của thế giới.

Biển tên Đại học Ngoại thương trụ sở Hà Nội. Ảnh: FTU Times

Đại học Ngoại thương tiếp tục giữ ổn định 6 phương thức tuyển sinh. Thứ nhất, trường xét học bạ bậc THPT nếu học sinh thuộc một trong ba nhóm: tham gia kỳ thi học sinh giỏi, khoa học kỹ thuật quốc gia; đạt giải ba trở lên kỳ thi học sinh giỏi cấp thành phố; là học sinh trường chuyên.

Đại học Ngoại thương cũng xét tuyển kết hợp giữa chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế và học bạ dành cho thí sinh hệ chuyên và không chuyên, hoặc kết hợp chứng chỉ ngoại ngữ với SAT, ACT, A-Level. Trường cũng xét tuyển kết hợp giữa chứng chỉ ngoại ngữ và kết quả thi tốt nghiệp THPT. Hai phương thức này chỉ áp dụng cho các chương trình dạy bằng tiếng Anh và Ngôn ngữ thương mại.

Phương thức thứ tư dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT 2022, áp dụng cho chương trình tiêu chuẩn và định hướng nghề nghiệp quốc tế.

Trường cũng căn cứ vào kết quả kỳ thi Đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia TP HCM tổ chức trong năm 2021. Phương thức này chỉ áp dụng cho một số chương trình chuẩn.

Cuối cùng, trường dành chỉ tiêu xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Trừ phương thức sử dụng điểm thi tốt nghiệp THPT thực hiện theo hướng dẫn của Bộ, Đại học Ngoại thương dự kiến triển khai các phương thức riêng từ tháng 5/2022.

Năm 2021, Đại học Ngoại thương lấy điểm chuẩn không dưới 28 với trụ sở chính Hà Nội và cơ sở TP HCM. Trong các ngành lấy điểm chuẩn thang 30, Khoa Kinh tế (Quản trị kinh doanh) của cơ sở TP HCM cao nhất - 28,55, trung bình 9,52 điểm mỗi môn. Bốn nhóm ngành tại Hà Nội đều có điểm chuẩn từ 28,05 đến 28,5. Tại cơ sở Quảng Ninh, điểm chuẩn cho mọi ngành và tổ hợp là 24.

Xét thang điểm 40, Ngôn ngữ Trung cao nhất - 39,35, trung bình hơn 9,8 điểm một môn. Các ngành còn lại đều ở mức 36,75-37,55.

Thanh Hằng

Năm 2022, bên cạnh các chương trình đào tạo đã tuyển sinh năm ngoái, Trường ĐH Ngoại thương bắt đầu tuyển sinh các chương trình đào tạo thích ứng với bối cảnh của nền kinh tế số.

Cụ thể, nhóm ngành Marketing số chính thức được Trường ĐH Ngoại thương bổ sung vào chương trình giảng dạy. Cụ thể, ở trụ sở chính Hà Nội tuyển sinh Chương trình định hướng nghề nghiệp quốc tế Marketing số; Cơ sở II - TP. Hồ Chí Minh tuyển sinh Chương trình định hướng nghề nghiệp quốc tế Truyền thông Marketing tích hợp, thuộc ngành Marketing.

Ngoài ra, nhóm ngành Kinh doanh quốc tế tại Trụ sở chính Hà Nội cũng tổ chức tuyển sinh Chương trình Chất lượng cao Kinh doanh số vào năm nay.

Cụ thể, năm 2022, Trường ĐH Ngoại Thương tổ chức tuyển sinh với các chương trình đào tạo chính quy dưới đây:

 

Tổng chỉ tiêu tuyển sinh của Trường ĐH Ngoại thương năm 2022 là 4.050 chỉ tiêu cho cả Trụ sở chính Hà Nội và các cơ sở trực thuộc.

Thanh Hùng

Trường ĐH Ngoại thương vừa công bố điểm trúng tuyển vào các ngành/ chuyên ngành đào tạo của trường theo phương thức xét tuyển bằng kết quả thi tốt nghiệp THPT. Theo đó, ngành Kinh tế đối ngoại cơ sở Hà Nội có điểm chuẩn cao nhất với 28,8 điểm.

Chiều tối 14/9, Trường ĐH Ngoại thương công bố điểm chuẩn trúng tuyển hệ đại học chính quy năm 2021 vào các nhóm ngành theo phương thức sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT.

Đỗ vào Trường ĐH Ngoại thương với số điểm 29, Mai Tiến Thành từng bị áp lực bởi nhãn dán “sinh viên Ngoại thương ra trường phải được mức lương nghìn đô”.

3.2/5 - (4 lượt đánh giá)

Năm 2022, trường ĐH Ngoại thương chính thức tuyển sinh một số chương trình đào tạo siêu hot, 2k4 đã biết chưa?

Tham khảo tất cả thông tin về ĐH Ngoại thương TẠI ĐÂY

Ngoài các chương trình Đào tạo chính quy tương tự như năm 2021, nhóm ngành Marketing chính thức được Nhà trường bổ sung vào chương trình giảng dạy. Cụ thể, Trụ sở chính Hà Nội tuyển sinh chương trình định hướng nghề nghiệp quốc tế Marketing số; Cơ sở II – TP. HCM tuyển sinh chương trình định hướng nghề nghiệp quốc tế Truyền thông Marketing tích hợp.

Ngoài ra, Nhóm ngành Kinh doanh quốc tế tại Trụ sở chính Hà Nội cũng tổ chức tuyển sinh Chương trình CLC Kinh doanh số mới vào năm nay.

Chi tiết về các ngành, nhóm ngành tuyển sinh năm 2022 của FTU như sau:

STT Tên ngành/chuyên ngành Mã xét tuyển Tổ hợp xét tuyển
A. TRỤ SỞ CHÍNH HÀ NỘI

1

Ngành Luật

NTH01-01

Chương trình tiêu chuẩn Luật thương mại quốc tế
Chương trình ĐHNNQT Luật kinh doanh quốc tế theo mô hình thực hành nghề nghiệp

2

Ngành Kinh tế

NTH01-02

A00, A01, D01, D02, D03, D06, D04,

Chương trình tiêu chuẩn Kinh tế đối ngoại
Chương trình tiêu chuẩn Thương mại quốc tế
Ngành Kinh tế quốc tế
Chương trình tiêu chuẩn Kinh tế quốc tế
Chương trình tiêu chuẩn Kinh tế & Phát triển quốc tế

3

Ngành Quản trị kinh doanh, chuyên ngành Quản trị kinh doanh quốc tế

NTH02-01

Ngành Quản trị khách sạn, chương trình ĐHNNQT Quản trị khách sạn

4

Ngành Kinh doanh quốc tế

NTH02-02

Chương trình tiêu chuẩn Kinh doanh quốc tế A00, A01, D01, D07
Chương trình tiêu chuẩn ĐHNNQT Kinh doanh quốc tế theo mô hình tiên tiến Nhật Bản A00, A01, D01, D07, D06
Chương trình tiêu chuẩn ĐHNNQT Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng A00, A01, D01, D07
Chương trình tiêu chuẩn ĐHNNQT Kinh doanh số A00, A01, D01, D07
Ngành Marketing, chương trình ĐHNNQT Marketing số A00, A01, D01, D07

5

Ngành Tài chính – Ngân hàng

NTH03

Chương trình tiêu chuẩn Tài chính quốc tế
Chương trình tiêu chuẩn Phân tích và Đầu tư tài chính
Chương trình tiêu chuẩn Ngân hàng
Ngành Kế toán
Chương trình tiêu chuẩn Kế toán – Kiểm toán
Chương trình ĐHNNQT Kế toán – Kiểm toán định hướng nghề nghiệp ACCA

6

Ngành Ngôn ngữ Anh

NTH04

Chương trình tiêu chuẩn Tiếng Anh thương mại

7

Ngành Ngôn ngữ Pháp

NTH05

Chương trình tiêu chuẩn Tiếng Pháp thương mại

8

Ngành Ngôn ngữ Trung

NTH06

Chương trình tiêu chuẩn Tiếng Trung thương mại

9

Ngành Ngôn ngữ Nhật

NTH07

Chương trình tiêu chuẩn Tiếng Nhật thương mại
B. CƠ SỞ QUẢNG NINH

1

Ngành Kế toán, Chương trình tiêu chuẩn Kế toán – Kiểm toán

NTH08

A00, A01, D01, D07
Ngành Kinh doanh quốc tế, Chương trình tiêu chuẩn Kinh doanh quốc tế A00, A01, D01, D07
C. CƠ SỞ II TP.HCM

1

Ngành Kinh tế, Chương trình tiêu chuẩn Kinh tế đối ngoại

NTS01

A00, A01, D01, D07, D06
Ngành Quản trị kinh doanh, chuyên ngành Quản trị kinh doanh quốc tế A00, A01, D01, D07

2

Ngành Tài chính – Ngân hàng, Chương trình tiêu chuẩn Tài chính quốc tế

NTS02

A00, A01, D01, D07
Ngành Kế toán, Chương trình tiêu chuẩn Kế toán – Kiểm toán A00, A01, D01, D07

3

Chương trình Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng định hướng nghề nghiệp quốc tế

NTS03

A00, A01, D01, D07
Ngành Marketing, chương trình ĐHNNQT Truyền thông Marketing tích hợp A00, A01, D01, D07

(Theo Trường Đại học Ngoại thương)

Video liên quan

Chủ đề