Điểm giống nhau của các chiến lược chiến tranh của Mĩ ở miền Nam Việt Nam là

- Chọn đáp án D. dựa vào vũ khí và phương tiện chiến tranh hiện đại do Mĩ cung cấp.

     - Các chiến lược chiến tranh của đế quốc Mĩ ở miền Nam Việt Nam (1954-1975) đều là hình thức chiến tranh xâm lược thực dân mới nên đều dựa vào vũ khí và phương tiện chiến tranh hiện đại do Mĩ cung cấp đẻ thực hiện mưu đồ của Mỹ

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Trong những năm 1954 - 1975, Mĩ lần lượt triển khai ở Việt Nam các chiến lược chiến tranh là: chiến tranh đơn phương (1954 - 1960); chiến tranh đặc biệt (1961 - 1965); chiến tranh cục bộ (1965 - 1968); Việt Nam hóa chiến tranh (1969 - 1973) (sau đó mở rộng thành Đông Dương hóa chiến tranh; 1973 - 1975, Mĩ tiếp tục kéo dài việc thực hiện chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh tại miền Nam Việt Nam). Các chiến lược này đều là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới, nằm trong chiến lược toàn cầu của Mĩ.

- Nội dung các đáp án A, B, C không phù hợp vì:

+ Lực lượng quân đội viễn chinh Mĩ chỉ tham chiến trực tiếp tại chiến trường Việt Nam trong chiến lược chiến tranh cục bộ (1965 - 1968).

+ Phá hoại miền Bắc bằng không quân và hải quân là thủ đoạn của Mĩ thực hiện trong chiến lược chiến tranh đặc biệt (1961 - 1965), chiến tranh cục bộ (1965 - 1968) và Việt Nam hóa chiến tranh (1969 - 1973).

+ Mở rộng quy mô chiến tranh ra toàn Đông Dương là thủ đoạn của Mĩ trong chiến lược Đông Dương hóa chiến tranh

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Độ khó: Nhận biết

Một trong những điểm giống nhau giữa các chiến lược chiến tranh của đế quốc Mĩ ở miền Nam Việt Nam (1954-1975) là đều

dựa vào vũ khí và phương tiện chiến tranh hiện đại do Mĩ cung cấp.

sử dụng quân đội Sài Gòn làm lực lượng chiến đấu chủ yếu trên chiến trường.

thực hiện âm mưu "dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương".

có sự kết hợp với cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc trên qui mô lớn.

Bài Làm:

Giống nhau:

  • Là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới, nằm trong chiến lược toàn cầu phản cách mạng của Mĩ những năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai. 
  • Cùng chung mục tiêu là chống phá cách mạng miền Nam, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mĩ. 
  • Có sự tham gia và chi phối của tiền của, vũ khí và cố vấn quân sự Mĩ. 
  • Cả hai đều bị thất bại.

Khác nhau:

Tiêu chí so sánh

Chiến tranh đặc biệt

Chiến tranh cục bộ

Quy mô chiến tranh

Ở miền Nam

Mở rộng hai miền Nam – Bắc

Mục tiêu

Chống phá cách mạng và bình định miền Nam

Vừa bình định miền Nam vừa phá hoại miền Bắc.

Thủ đoạn

“Ấp chiến lược” được coi như “xương sống”

chiến lược hai gọng kìm tìm diệt và bình định.

Lực lượng tham chiến

Quân đội tay sai, dưới sự chỉ huy của cố vấn Mĩ, dùng người Việt đánh người Việt.

Mĩ, chư hầu, Ngụy.

Mĩ giữ vai trò quan trọng nhất.

Tính chất ác liệt

Ác liệt

Rất ác liệt

Là hình thức chiến tranh xâm lược cao nhất, là chiến dịch duy nhất mà Mĩ trực tiếp huy động quân viễn chinh sang tham chiến ở chiến trường miền Nam, tăng cường bắn phá miền Bắc.

Những thắng lợi tiêu biểu của quân dân miền Nam trong những năm 1965 - 1967 góp phần làm phá sản chiến lược "Chiến tranh cục bộ" của Mĩ:

  • Chiến thắng Vạn Tường (Quảng Ngãi) năm 1965
  • Chiến thắng hai mùa khô (đông- xuân 1965 - 1966 và đông xuân 1966 - 1967)
  • Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân (1968).

Điểm giống nhau trong các chiến lược chiến tranh mà Mĩ thực hiện ở miền Nam Việt Nam (1954 — 1975) là gì ?


A.

Đều sử dụng quân Mĩ và quân đồng minh làm lực lượng nòng cốt.

B.

Đều nhằm âm mưu “Dùng người Việt Nam, đánh người Việt Nam”.

C.

Đều có âm mưu chia cắt lâu dài nước ta và nằm trong "Chiến lược toàn cầu” của Mĩ.

D.

Đều sử dụng quân đội Sài Gòn làm lực lượng tiên phong, nòng cốt.

Điểm giống nhau cơ bản nhất giữa các chiến lược chiến tranh của Mĩ tiến hành ở miền Nam Việt Nam những năm 1954-1975 là gì?


A.

Đều sử dụng quân đội Sài Gòn.           

B.

Đều nhằm đàn áp lực lượng cách mạng  Việt Nam.

C.

Đều dựa vào vũ khí trang bị của Mĩ và do hệ thống cố vấn Mĩ chỉ huy.

D.

Đều là hình thức chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới.