Đền sái được xây dựng vào thời nào

Đền Sái thuộc thôn Thụy Lâm, huyện Đông Anh Hà Nội. Đền Sái là di tích gắn liền với việc vua Thục An Dương Vương xây thành cổ Loa.

1. Sự tích Đền Sái

Tương truyền vua xây thành cứ ngày đắp đêm lại bị đổ, mãi không thành, vì bị yêu ma Bạch Kê Tinh (tinh gà trắng) phá hoại. Tinh gà trắng ban ngày trú ẩn ở núi Thất Diệu, ban đêm lại xuất hiện. Vua không biết tìm cách nào để trừ khử, bèn làm đài cầu khẩn, liền được Huyền Thiên Chấn Vũ sai thần Kim Quy hiện ra mách bảo kế chém giết tinh gà trắng nên thành ốc mới xây xong. Tưởng nhớ công đức của Huyền Thiên, vua đã cho xây đền ở đỉnh núi Thất Diệu để thờ, đền này được gọi là đền Sái. Đây cũng là nơi Huyền Thiên đã tu luyện và cũng được gọi là Vũ Đương Sơn.

Đền sái được xây dựng vào thời nào
Đền Sái ngày nay

Vua Thục hàng năm thường đến bái yết, quan quân từ cổ Loa kéo đến, sau khi làm lễ tượng trưng cho việc giết Bạch Kê tinh, lại trở về kinh đô. Lý Thái Tổ sau khi dời đô ra Thăng Long đã đến núi Sài cầu Huyền Thiên và sinh được hoàng tử. Thấy công đức của Huyền Thiên rất to lớn nên vua đã cho xây đền Chấn Vũ ở phía bắc kinh thành, rước Huyền Thiên về thờ ở đó và thần được coi là thần ngự trấn phía bắc của “Thăng Long tứ trấn”.

Khi nhà Lý chống quân Tống xâm lược thì thần Huyền Thiên Chấn Vũ được thờ ở đền Sái đã hiện ra hỗ trợ trên sông Như Nguyệt làm cho quân Tống phải khiếp sợ nam trên nhiều mặt bằng theo chiều thoải dần của sườn đời. Từ dưới đi lên phải qua 25 bậc thềm đá. Tiếp đến gác chuông là một nhà 3 gian 2 chái. Sau gác chuông là đền Kính Thiên, nhà tiền tế, tiền đường, hậu cung. Dấu vết kiến trúc thời Lý, Trần không còn. Những công trình này có thể đều được xây dựng vào thời cuối Lê đầu Nguyễn. Đền có nhiều đồ thờ cổ, tượng thần Huyền Thiên Chấn Vũ bằng đất sơn son thếp vàng, cao, ngồi tĩnh tại, chân đế có chạm các hình rùa và rắn, phía sau có 2 tượng phụ mẫu.

Đền sái được xây dựng vào thời nào
Đền Sái nhìn từ trên cao

Đặc biệt có cây hương đá làm vào thời Lê Chính Hoà và các viên gạch lát có vẽ vân rồng thời Lê. Đền Sái còn gồm các dấu tích liên quân đến Huyên Thiên Chấn Vũ như “mã đề tiên tích” (vết chân của ngựa tiền), “tiền tỉnh” (giếng tiên), “tiền trì” (ao tiền). Đến được xây trên một quả đồi, xung quanh có rừng cây xanh tốt cảnh quan đó giúp thêm cho vẻ tôn nghiêm của nơi thờ thần.

Ở phía đông của đền, trên một quả đồi nhỏ, tên gọi là Châu Lai, còn đền Thượng, thờ Cao Sơn đại vương. Cách đền vài trăm mét có một gò đất được gọi là Mô vọng bái là nơi để vua làm lễ bái vọng đền trong lễ hội hàng năm. Trong thôn có đình Nhôi, tương truyền đình này làm trên đất hành cung của vua Thục khi vua về làm lễ bái yết Huyền Thiên; do đó ngôi đình này không thờ thành hoàng làng.

Đọc tiếp: Đền Ngọc Sơn- Nhân chứng lịch sử với thời gian

2. Lễ Hội Đền Sái

Lễ hội đền Sái được gọi là Lễ “hội rước vua” được tổ chức vào ngày 12 tháng giêng hàng năm. Từ trước tết âm lịch, dân làng đã chọn người đóng vua, sứ, quan trấn thủ và các quan khác đồng thời tập dượt nghi lễ. Ngày mồng 5 tháng giêng lễ sửa đường; mồng 6 lễ cắm dinh, chọn chỗ cho vua, sứ và các quan đặt dinh của mình; ngày mồng 9 làm lễ thượng thỉnh, làm cỗ chay gồm bánh dày, bánh chưng dâng vua để phát cho quan quân. Mồng 10, làm lễ “sỉnh sinh”: vua khao thưởng dân. Ngày 11, những người đóng vai vua, sứ, quan đi lễ thành hoàng làng là Đồng Hải đại vương và Tam Giang đại vương. Ngày 12 lễ chính, từ sáng sớm mọi người đóng các vai đã tề tựu ở đình. Vua và sứ được con cháu khênh kiệu rước từ nhà ra.

Đền sái được xây dựng vào thời nào
Lễ hội rước vua Đền Sái

Mọi người đều hóa trang, đánh phấn, mặc quần áo, đội mũ, đi hia như đóng vai. Lễ hội bắt đầu bằng việc vua (đóng đinh ở trong đình) sai 4 xá nhân đến gọi quan trấn thủ (đóng ở ngoài cùng) sang hầu. Quan trấn thủ mời sứ cùng sang. Sứ phải đi vòng 3 vòng quanh đinh, 4 xá nhân mối cho vào yết kiến vua. Các quan viên mang theo những đầu gà làm bằng gốc tre sơn trắng bôi phẩm đỏ làm mào. Các đầu gà được bêu lên để làm lễ mừng, mọi người hò reo. Quan trấn thủ vào hầu vua và nhận lệnh trông thành để vua xa giá. Sau đó, vua đến đình quan trấn thủ. Quan trấn thủ điểm danh quân và đọc “tích ca” rồi làm lễ rước vua ra Đồng Châu, có các quan lính đi hộ vệ. Vua đến gò Mô làm lễ bái vọng thần Huyền Thiên. Sau lễ bái vọng, vua lên kiệu quay trở về. Sứ ngồi trên kiệu được rước về đền. Đám rước có dàn nhạc cổ, phường bát âm, chiêng trống hoà tấu. Khi đến đền Thượng, sứ xuống làm lễ ưởm gươm vào hòn đá ở sau đền rồi chém 3 nhát, có đồ phẩm đỏ, tượng trưng cho Bạch Kê tinh đã bị giết. Xong việc sứ (Thanh Giang) vào đền làm lễ bái tạ Cao Sơn đại vương và ẩn ở trong đó. Kiệu không có người được rước quay về.

Lễ hội rước vua kéo dài gần hết một ngày, nhằm diễn lại tích vua Thục cùng sứ Thanh Giang giao thành cho quan trấn thủ, rồi đến đền Sái cầu Huyền Thiên Chấn Vũ và diệt trừ được tinh gà trắng. Buổi sáng ở đình còn tổ chức hát cửa đình và hát tuồng. Ngày hôm sau còn các trò vui chơi khác như vật, chọi gà, cờ tướng… Dân làng là người dự hội và rước lễ cũng đồng thời là người xem hội, do đó lễ hội có tính chất quần chúng rộng rãi. Lễ hội có ý nghĩa lịch sử, biểu thị tinh thần ngưỡng mộ, biết ơn những thế lực đã giúp cho việc xây dựng và bảo vệ quê hương đất nước. Đền Sái đã được Bộ Văn hóa – Thông tin xếp hạng di tích lịch sử việt nam ngày 27.1.1986.

Xem ngay: Đền thờ Hai Bà Trưng- Đền Đồng Nhân

Đền sái được xây dựng vào thời nào
30/11/2020

KHU DI TÍCH VÀ LỄ HỘI ĐỀN SÁI

            Từ đầu công nguyên huyện Đông Anh là đất Phong Khê, qua nhiều biến thiên của lịch sử để rồi đến thế kỷ XV gọi là huyện Đông Ngàn.

          Nói đến Đông Ngàn là nói đến đất văn hiến, đã bao nhiêu Tiến sĩ, Thám hoa, Bảng nhãn, Cử nhân được sinh ra, thành đạt phụng sự cho nước nhà dưới triều Lý, Trần, Lê, Nguyễn... và trong dòng chảy của lịch sử, từ buổi đầu dựng nước nói đến Loa thành không ai có thể quên núi Sái, nơi thờ đức thánh Huyền Thiên Trấn Vũ - một vị thánh tối thiêng của đạo Lão, một trong bốn vị thần trấn giữ đất Thăng Long được mệnh danh là “Thăng Long tứ trấn”.

          Núi Sái hay còn gọi là Thất Diệu sơn nằm ở phía đông bắc của làng Nhội (làng Thụy Lôi, xã Thụy Lâm) một làng cổ có lịch sử lâu đời và truyền thống yêu nước, hiếu học. Câu chuyện Rùa Vàng gắn liền với sự tích vua An Dương Vương xây thành Cổ Loa có liên quan chặt chẽ với địa danh núi Sái.

          Truyền thuyết kể rằng: “Bấy giờ Thục vương đắp thành ở đất Việt Thường rộng nghìn trượng cuốn tròn như hình con ốc nên gọi Loa thành... thành cứ đắp xong lại sụp, vua lấy làm lo mới trai giới để khấn trời đất và thần kỳ núi sông rồi khởi công đắp lại... vua hỏi về nguyên do thành sụp, Rùa Vàng đáp đó là tinh khí của núi sông vùng này bị con vua trước phụ vào để báo oán, nấp ở núi Thất Diệu. Trong núi có con quỷ, chúng nó có thể gọi lâu la họp đàn lũ quấy nhiễu làm cho thành sụp... Được thần Kim Quy trợ giúp trừ Bạch Kê Tinh nên thành ốc xây xong. Để tưởng nhớ đến công tích đó nhà vua đã cho xây dựng đền thờ Huyền Thiên trên đỉnh núi Sái (gọi là núi Sái vì khi xưa Huyền Thiên làm sãi tu trên núi, sãi biến âm thành sái. Ngôi đền ở trên núi nên gọi là núi Sái), đúc tượng thờ và hàng năm cứ vào mùa xuân lại đích thân xa giá về bái yết. Nhưng về sau thấy đi lại làm hao phí tiền của, công sức của nhân dân nên đã cho phép dân làng Thụy Lôi thực hành nghi vệ thiên tử, xưng quan tước, theo lệ nhà vua mà làm cho mệnh nước bền vững dân cư yên ổn mãi mãi như lệ.

Đền sái được xây dựng vào thời nào
Đền Sái ở xã Thụy Lâm, huyện Đông Anh

Đến đền Sái ngày nay, du khách không chỉ hòa mình trong môi trường không khí trong lành, mà còn thỏa sức tìm hiểu những nét cổ kính trong kiến trúc nơi đây; cùng nhiều câu chuyện dân gian đặc sắc của một vùng quê có lịch sử lâu đời. Đền Sái thờ Huyền Thiên Trấn Vũ, được đặt trên đỉnh núi hòa với cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, có lịch sử gắn liền mật thiết với khu di tích thành Cổ Loa. Đình Thụy Lôi có kiến trúc cổ đồ sộ, nhiều cột lớn, mái uốn đao cong, được trang trí, chạm khắc tinh xảo; là đình lớn nhất huyện Đông Anh ngày nay. Đền thượng thờ đức Chân lại Cao sơn Đại vương Thượng đẳng thần; tương truyền người này là em ruột Vua tổ Hùng Vương. Đền thờ Tiết nghĩa Đại vương thờ Tiến sĩ Lê Tuấn Mậu. Ông từng thi đỗ Hoàng giáp năm 1490 thời Hậu Lê, làm quan đến chức Thượng thư Bộ lễ; là một nhà ngoại giao lỗi lạc, là một người kiên trung thờ nhà Lê, quyết không phò nhà Mạc. Năm 1986, Bộ Văn hóa (Nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã có quyết định công nhận di tích lịch sử văn hóa đối với cụm di tích đền Sái.

Một điều đặc biệt nữa ở đền Sái là giếng tiên. Không biết giếng có từ bao giờ, nhưng theo tích xưa kể lại, nguồn gốc của giếng có liên quan đến việc các cô tiên giúp vua An Dương Vương gánh đất xây thành Cổ Loa. Khi tinh gà trắng giả tiếng gáy sáng, các cô tiên vội về trời đã bỏ lại những gánh đất hình thành đỉnh Thất Diệu Sơn. Giếng nằm trên Thất Diệu Sơn nên có người gọi là giếng cô tiên. Điều kỳ lạ là giếng nằm trên đỉnh một mỏm đá, lượng nước rất ít, nhưng theo lời dân làng thì không bao giờ cạn. Nước trong vắt, mát mẻ; nhiều người đi lễ đều đến múc rửa mặt hoặc uống, nhưng giếng không cạn; nhiều người cho rằng uống nước vào thấy người khỏe ra. Cũng có thể vì điều này mà được gọi là giếng tiên chăng? Ngày nay, để đảm bảo tính vệ sinh, giếng đã được làm một chiếc nắp đậy lên; bên cạnh cũng có một ban thờ nhỏ và một chiếc đỉnh lớn dành cho những ai có lòng thành kính muốn thắp hương.

Chính vì vậy có thể coi lễ hội rước “vua giả” hay còn gọi là rước “vua sống” của dân làng xa xưa là theo chiếu chỉ, theo lệnh của vua, về sau thành tập tục, thành lễ hội, thành sinh hoạt văn hóa của làng, của một vùng rộng lớn.

          Mùa xuân sang, mùa của lễ hội, dân làng Nhội cũng  náo nức hòa chung vui không khí lễ hội hè. Công việc chuẩn bị rước “vua sống” có nhiều khâu, nhiều việc song việc quan trọng nhất là chọn “vua giả”, “công chúa giả” và các quan. Tập tục làng quy định các ông lão vào tuổi 55, ngày mồng 8 tết phải sửa hai mâm cỗ, mâm lớn dâng lên đền Sái, mâm nhỏ cúng thành hoàng làng. Mâm cỗ cúng thành hoàng sau đó được khao dân. Sau khi hoàn thành lệ làng người đó được gọi là quan thượng thính. Những người đã qua lễ thượng thính đến tuổi 60 được đóng làm quan “tứ trụ”.

          Quan tứ trụ gồm bốn người:

          + Quan trấn phủ là người trấn ải biên thùy hàng năm được triệu về bảo vệ vua đi bái yết thánh.

          + Quan tám lý là người được bàn bạc công việc lớn của triều đình

          + Quan đề lĩnh là người lĩnh ấn tiên phong thi hành nhiệm vụ

          + Quan tự vệ là người được đi sát nhà vua, vừa là người bảo vệ vua

          Sau bốn năm làm quan mới được đóng làm chúa, vai chúa trước đây phải tự sắm lấy trang phục (thường là màu vàng), kiệu của công chúa không lộng lẫy bằng kiệu của vua.

          Người được đóng làm vua phải là người khỏe mạnh, không dị tất (khâu chọn người này từ lúc người làm lễ thượng thính, qua các lần đóng làm quan và chúa). Người có độ tuổi 71 tự sắm lấy áo thụng, mũ cánh chuồn và một đôi hia, kiệu rước lộng lẫy sơn son thếp vàng.

          Trong hội rước “vua giả” tất cả động tác, tình tiết đều nhằm diễn lại tích xưa, ấy là việc vua cùng đoàn tùy tùng về bái kiến đức thánh Huyền Thiên; vì vậy các ngôi thứ, võng lọng đều phỏng theo lối của triều đình.

          Ngày 8 tháng Giêng, các quan tổ chức đi lễ ở các đền xung quanh đền Sái như đền Thủy, đền Trung, đền Thượng...

          “Vua giả” phải lo nuôi một trâu, một lợn, “chúa giả” phải lo một bò, một lợn để sáng 11 làm lễ giết trâu, bò, lợn tế thánh sau đó khao dân làng. Khoảng 9 giờ sáng từ trong các ngõ không khí tưng bừng náo nhiệt, các dòng họ có người được chọn làm “vua”, “chúa”, “quan”, lần lượt rước kiệu, võng ra tập trung tại đầu làng để bắt đầu cuộc hành hương rước lễ đi bái yết đức thánh Huyền Thiên.

Đền sái được xây dựng vào thời nào

Trước khi màn rước "Vua" là lễ khênh kiệu từ đình làng về đền Sái với màn quay kiệu hừng hực khí thế và vui nhộn. Đám rước kiệu đi trong tiếng nhạc của phường bát âm và tiếng chiêng trống trầm hùng trang nghiêm.

Đi đầu đám rước là cờ, tiếp đến là kiệu chúa sau đó là kiệu vua có che tàn lọng sặc sỡ, uy nghiêm và sau cùng là võng các quan: Trấn ải, Tự vệ, Tán ly, Đề lĩnh. Vua, chúa đi kiệu, các quan đi bằng võng, ăn mặc theo đúng tích xưa. Người khiêng kiệu và võng là các thanh niên trai tráng khỏe mạnh được trong họ chọn cử ra đảm nhiệm. Đám rước đi khoan thai trong tiếng nhạc, tiếng trống, tiếng chiêng và rợp trời cờ xí.

Thỉnh thoảng kiệu “Chúa giả” được tung hô, quay một hai vòng làm cho không khi càng thêm sống động. Động tác tung hô này thể hiện tính xông pha, tinh thần xung trận của “chúa” vừa có ý dẹp đường để “vua” đi.       Đám rước đến Đồng Chầu, “vua” xuống kiệu lên gò Bái Vọng làm lễ bái vọng đức thánh Huyền Thiên trên đền Sái.

Đền sái được xây dựng vào thời nào

          “Chúa” ngồi trên kiệu đến đền Thượng, “chúa” xuống làm lễ “ướm gươm” vào hòn đá ở sau đền (tượng trưng cho Bạch Kê Tinh). Chúa chém ba nhát rồi để phẩm đỏ xuống đá, tục truyền ấy là động tác giết gà trắng. Sau khi làm lễ ướm gươm, “chúa” vào đền đứng vái trước bài vị của Cao Sơn đại vương rồi “biến mất”. Dân làng khiêng kiệu không về đình.

          Sau khi làm lễ bái vọng, “vua” cùng các “quan” về đình “ngự” để hành lễ. Cuối ngày 12 tháng Giêng diễn lại tích “chúa” đi hành hội trừ yêu quái: sau khi đi hành hội ba vòng quanh đình có tứ giáp trong làng mang mào gà trắng đến trình “vua” coi như “chúa” đã diệt được ma gà và yêu quái. Sau lễ rước, “vua” trở về nhà bái kiến tổ tiên, gia tộc. Bà con làng xóm vui mừng tới chúc mừng.

          Hội lễ rước “vua giả” được đông đảo mọi người tham dự. Hội thu hút một số lượng lớn nhân dân quanh vùng đền Sái và một vài tỉnh, huyện lân cận.

          Ngày nay, hội rước “vua giả” cứ mỗi năm một lần tổ chức theo nghi lễ cổ truyền song cũng giản tiện hơn xưa nhiều, như việc chọn người hoặc sắm đồ cúng lễ, khao làng... Tất cả những trang thiết bị cần thiết cho một cuộc hành lễ được ban tổ chức hội chuẩn bị chu đáo. Tuy nhiên nó không mất đi vẻ đẹp riêng cũng như giá trị thẩm mỹ thiêng liêng của một lễ hội cổ truyền. Năm nào cũng “rước vua” trịnh tự như vậy song khách thập phương không ngừng về trẩy hội và ngày càng đông hơn.

          Cụm di tích đền Sái với lễ hội rước “vua giả” là địa chỉ hành hương du lịch hấp dẫn của huyện Đông Anh và thủ đô Hà Nội.