Đề thi văn vào 10 chuyên sư phạm năm 2024

Sáng nay 1/6, các thí sinh dự thi vào lớp 10 Trường THPT Chuyên ĐH Sư phạm Hà Nội năm học 2023-2024 đã trải qua bài thi môn Văn.

Các thí sinh làm đề thi môn Văn vào lớp 10 Trường THPT Chuyên ĐH Sư phạm Hà Nội năm 2023 trong thời gian 90 phút:

Em Phạm Mai Anh (học sinh Trường THCS Nguyễn Thiện Thuật, tỉnh Hưng Yên) cho biết phần 1 đề thi Ngữ Văn yêu cầu đọc hiểu về một trích đoạn nhỏ trong Hạt giống tâm hồn.

Đề thi yêu cầu nêu ý kiến của thí sinh về quan điểm: "Nếu bạn mỉm cười với cuộc sống thì cuộc sống sẽ mỉm cười với bạn".

Phần 2 Nghị luận văn học về tác phẩm Chiếc lược ngà, yêu cầu phân tích nhân vật bé Thư. Với đề Văn, Mai Anh cho hay em không mạnh về môn học này và làm được khoảng 60 đến 70%. Thí sinh này dự kiến khoảng 6,5 đến 7 điểm.

Em Trịnh Minh Uyên (học sinh Trường THCS Đoàn Thị Điểm, Hà Nội) cũng cho hay em làm được hết nhưng không quá tự tin mức điểm cao bởi đây là một đề thi chuyên.

Trong sáng nay, các thí sinh hoàn tất bài thi môn Ngữ văn (90 phút) và môn Toán (90 phút) điều kiện, tính hệ số 1. Buổi chiều, từ 14h30, các em sẽ làm bài thi môn chuyên theo hình thức tự luận kéo dài 120 phút, tính hệ số 2

Năm 2023, các thí sinh cạnh tranh cho 315 suất vào các lớp chuyên của Trường THPT Chuyên ĐH Sư phạm Hà Nội (gồm các lớp Toán, Tin học, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Ngữ văn và Tiếng Anh). Chỉ tiêu của khối chuyên Toán là 70, khối chuyên Tiếng Anh là 70, các khối chuyên còn lại là 35. Năm nay, nhà trường tăng 10 chỉ tiêu và chỉ thay đổi ở khối chuyên Tiếng Anh.

Chia sẻ với VietNamNet, TS.Vũ Văn Tiến, Hiệu trưởng Trường THPT Chuyên ĐH Sư phạm (Trường ĐH Sư phạm Hà Nội) cho biết, năm 2023, nhà trường nhận được 6.113 hồ sơ đăng ký thi vào lớp 10 (tăng 636 thí sinh so với năm ngoái), trong đó nhiều nhất là số dự thi khối chuyên tiếng Anh.

Đề thi văn vào 10 chuyên sư phạm năm 2024

Số lượng hồ sơ dự thi, chỉ tiêu tuyển sinh và tỉ lệ “chọi” vào lớp 10 từng khối chuyên của Trường THPT Chuyên ĐH Sư phạm năm học 2023 - 2024.

Các thí sinh tham gia phải làm 3 bài thi viết gồm: Môn Toán (hệ số 1, thời gian 90 phút); môn Ngữ văn (hệ số 1, thời gian 90 phút); Môn chuyên (hệ số 2, thời gian 120 phút; khối chuyên Toán và chuyên Tin cùng thi môn chuyên Toán).

Thí sinh chỉ được đưa vào danh sách xét tuyển phải có đủ điều kiện dự tuyển, dự thi đầy đủ 3 bài thi, không vi phạm quy chế thi và các bài thi có điểm lớn hơn 2.

Điểm xét tuyển theo từng lớp chuyên (là tổng gồm Toán + Văn + Môn chuyên x 2) xếp theo thứ tự từ cao xuống thấp cho đến khi đủ chỉ tiêu.

Kết quả thi được công bố trước ngày 31/7 trên website của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội hoặc Trường THPT Chuyên ĐH Sư phạm.

Theo vietnamnet.vn

Xem link gốc Ẩn link gốc https://vietnamnet.vn/de-thi-vao-lop-10-mon-ngu-van-truong-thpt-chuyen-dh-su-pham-2023-chinh-thuc-2149150.html?fbclid=IwAR1OCxpjv70qL1kVMPdb7BPj9ARtoRoOZzFPPMBTHSVCQl48B2Uf2alS31A

Đề Văn chuyên trường THPT chuyên Đại học Sư phạm Hà Nội yêu cầu thí sinh bình luận về tình người, sự vô cảm; sức mạnh và giới hạn của văn chương.

Đề thi văn vào 10 chuyên sư phạm năm 2024

Viết được 10 mặt giấy thi, Vũ Thùy Linh, học sinh trường THCS Nghĩa Tân (Cầu Giấy, Hà Nội), cảm thấy tương đối hài lòng. Linh cho rằng đề thi Văn thiếu tính gợi mở khi yêu cầu cụ thể và quá rõ ràng. Những học sinh muốn sáng tạo và bay bổng một chút hoặc muốn đưa ra quan điểm khác biệt để phản biện đề bài sẽ không có nhiều đất diễn.

Tuy nhiên, nhờ việc yêu cầu cụ thể, Linh cho rằng đề Văn có thể hạn chế việc học sinh quá xa rời đề thi. Với câu nghị luận xã hội, nữ sinh làm tương đối tốt do dẫn chứng của đề bài rõ ràng. Ngược lại, phần nghị luận văn học hơi khó hiểu, Linh phải đọc lại vài lần mới có thể lập dàn ý làm bài. "Em nghĩ mình được khoảng 7 điểm cho đề bài này", Linh nói.

Còn Ngọc Hân (quận Cầu Giấy, Hà Nội) buồn bã vì cho rằng câu nghị luận văn học đã lựa chọn hai tác phẩm "Chiếc lá cuối cùng" và "Lặng lẽ Sa Pa" không liên quan nhiều đến nhau. "Em đã rất cố gắng liên kết hai truyện ngắn này, có lúc hơi ép ý một chút nên chưa ưng ý", Hân nói.

Đánh giá về đề Văn chuyên trường THPT chuyên Đại học Sư phạm Hà Nội, cô Đỗ Khánh Phượng, giáo viên Ngữ văn tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI, cho rằng đề quen thuộc như mọi năm với hai câu nghị luận xã hội và nghị luận văn học. Phần nghị luận xã hội dài với hai dữ liệu nói về niềm hạnh phúc khi sống biết cho đi và sự thất bại của giáo dục tình người khi bệnh vô cảm ngày càng nhiều.

Dữ kiện thứ hai dường như không có giá trị nhiều, chỉ gây rối cho tư duy của học sinh bởi yêu cầu đề khá gọn gàng: niềm hạnh phúc khi được trao tặng một nụ cười và biểu hiện của sự vô cảm ngày một nhiều trong cuộc sống hiện nay. Hai vấn đề nêu ra đối lập, đòi hỏi học sinh phải biết thao tác lập luận so sánh. Đồng thời đề bài cũng đòi hỏi sự quan sát tỉ mỉ của học sinh từ thực tế và sự nhạy cảm trong tâm hồn.

Phần nghị luận văn học với hai tác phẩm "Chiếc lá cuối cùng" và "Lặng lẽ Sa Pa", chủ yếu hướng tới vai trò của người nghệ sĩ trong sáng tạo nghệ thuật, giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của tác phẩm nghệ thuật. Đề yêu cầu cao về lý luận. Tuy nhiên, trong thời gian ngắn với quá nhiều yêu cầu đề: giá trị của nghệ thuật (Bơ-men đã tạo ra "kiệt tác" cứu sống một con người), của lao động nghệ thuật (sự bất lực của nghệ thuật, của hội họa), giới hạn trong việc phản ánh đời sống (tính hiện thực), sức mạnh trong việc tạo ra những giá trị nhân văn cao đẹp (giá trị nhân đạo) thì quả là quá sức với học sinh.

Các câu hỏi đều liên quan đến kiến thức đã được ôn luyện trong chương trình Ngữ văn THCS, tuy nhiên yêu cầu nâng cao là chủ yếu. Đây là một đề khó, nhất là trong việc xác định trọng tâm bài làm. Nếu học sinh không vững lý luận sẽ chỉ luẩn quẩn trong việc xác định giá trị hiện thực và nhân đạo của hai tác phẩm này.

Nhìn chung, đề thi vào chuyên văn Sư phạm (vòng 2) năm nay tập trung khá nhiều vào kỹ năng lập luận của thí sinh. Các câu hỏi vòng vèo, đòi hỏi học sinh phải phân tích đề kỹ càng. Muốn hoàn thành tốt bài làm, các em cần nắm chắc kiến thức lý luận văn học, thuộc những nhận định của các nhà phê bình là một lợi thế. Kỹ năng làm bài phải thành thạo, nhuần nhuyễn, nhất là tạo ra tính liên kết giữa các phần trong bài làm.

"Đề thi khó, nhiều học sinh sẽ lúng túng không biết mình làm đúng hay không khi ra khỏi phòng thi, điểm 6-7 sẽ phổ biến", cô Phượng đánh giá.

Năm 2020, trường THPT chuyên Đại học Sư phạm Hà Nội tuyển 305 chỉ tiêu hệ chuyên các lớp Toán, Ngữ văn, Tin học, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Ngữ văn, Tiếng Anh và có tuyển sinh lớp chất lượng cao. Số hồ sơ nộp vào trường là 4.860, giảm gần 200 so với năm ngoái, nhưng tỷ lệ chọi không biến động (từ 1/9,4 đến 1/29,25) do chỉ tiêu cũng giảm. Tỷ lệ chọi lớp chuyên Ngữ văn là 1/18,8.

Thí sinh dự thi phải làm ba bài thi gồm Toán chung, Ngữ văn chung và môn chuyên. Điểm xét tuyển là điểm môn chuyên nhân hệ số hai cộng điểm hai môn chung. Điểm từng môn phải lớn hơn 2.