Dế Mèn phiêu lưu ký và bài học về cách ứng xử của mọi người trong xã hội

Dế Mèn phiêu lưu ký và bài học về cách ứng xử của mọi người trong xã hội

Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây

Dưới đây là một vài câu hỏi có thể liên quan tới câu hỏi mà bạn gửi lên. Có thể trong đó có câu trả lời mà bạn cần!

 I. PHẦN VĂN BẢN 1. Nội dung:  Các văn bản: Buổi học cuối cùng; Đêm nay Bác không ngủ; Lượm. 2. Yêu cầu:  - Nhận biết được văn bản, phương thức biểu đạt, ngôi kể và thể loại của các văn bản. - Đọc - hiểu được nội dung, ý nghĩa và nghệ thuật của các văn bản. - Học thuộc lòng các bài thơ Đêm nay Bác không ngủ; Lượm và tóm tắt văn bản Buổi học cuối cùng. 3. Vận dụng:  - Trả lời hệ thống câu hỏi ở phần Đọc – hiểu văn bản SGK trang 55, 67, 76. - Nhận biết được các câu hỏi dạng đọc hiểu đơn giản trong văn bản. - Rút ra bài học về nội dung và nghệ thuật ở mỗi văn bản. II. PHẦN TIẾNG VIỆT 1. Nội dung: Các biện pháp tu từ: Nhân hóa; Ẩn dụ; Hoán dụ. 2. Yêu cầu: Đọc kĩ, hiểu và nhận diện được các biện pháp tu từ trên, soạn bài và vận dụng vào trong cách nói/ viết có ý nghĩa. 3. Bài tập vận dụng: - Học sinh trả lời các câu hỏi ở trang 56, 57; 68, 69; 82, 83. - Học sinh hoàn thành các bài tập ở phần luyện tập và học thuộc ghi nhớ trong sách giáo khoa của các bài học trên. III. PHẦN LÀM VĂN 1. Thể loại: Văn miêu tả người. 2. Yêu cầu: - Đọc kĩ, trả lời câu hỏi và học thuộc ghi nhớ SGK các bài: Phương pháp tả người; Luyện nói về văn miêu tả. 
- Hiểu đặc điểm của văn miêu tả, đề văn và cách làm văn miêu tả để vận dụng vào làm một bài văn tả người. - Nắm vững các bước của quá trình tạo lập văn bản và các yếu tố quan trọng để tạo lập một văn bản thống nhất, hoàn chỉnh về nội dung và hình thức. 3. Vận dụng Các dạng đề kham khảo: Đề 1: Em hãy viết bài văn tả người thân yêu và gần gũi nhất với mình (ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em…) Đề 2: Hãy miêu tả hình ảnh mẹ hoặc cha trong lúc em ốm. Đề 3: Hãy viết một bài văn miêu tả về một người bạn mà em yêu quý.

Bài 6: Đọc hiểu văn bản: Bài học đường đời đầu tiên.

I. Tìm hiểu chung

   + Tác giả

Dế Mèn phiêu lưu ký và bài học về cách ứng xử của mọi người trong xã hội

Tô Hoài (1920 - 2014)

Tên khai sinh: Nguyễn Sen.

- Quê quán: Hà Nội.

Giải thưởng: 1996 Được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật. 

 + Tác phẩm

Xuất xứ: trích chương I truyện "Dế Mèn phiêu lưu kí" (1941).

Thể loại: Truyện dài.

Phương thức biểu đạt: Tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm.

Tóm tắt tác phẩm

Dế Mèn là một chàng dế thanh niên cường tráng nhưng có tính tình kiêu căng, tự phụ luôn nghĩ mình “là tay ghê gớm, có thể sắp đứng đầu thiên hạ”. Dế Mèn có người bạn hàng xóm tên là Dế Choắt với vẻ ngoài ốm yếu, gầy gò như gã nghiện thuốc phiện bởi vậy Dế Mèn rất xem thường và hay bắt nạt Dế Choắt. Một lần, Dế Mèn trêu chọc chị Cốc khiến Dế Choắt chết oan. Trước khi chết, Choắt khuyên Mèn nên chừa thói hung hăng và làm gì cũng phải biết suy nghĩ. Sau khi chôn cất Dế Choắt, Dế Mèn vô cùng ân hận và suy nghĩ về bài học đường đời đầu tiên của mình.

Bố cục văn bản

Có thể chia văn bản thành 2 phần:

- Phần 1 (Từ đầu đến ...không thể làm lại được): Bức tranh tự họa của Dế Mèn

- Phần 2 (Còn lại): Bài học đường đời đầu tiên

Nội dung chính

Bài học đường đời đầu tiên Dế Mèn rút ra chính là sự trả giá cho những hành động ngông cuồng thiếu suy nghĩ. Bài học ấy thể hiện qua lời khuyên chân tình của Dế Choắt: "ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy". Đó cũng là bài học cho chính con người.

1. Chuẩn bị 

- Truyện đồng thoại là loại truyện thường lấy loài vật làm nhân vật. Các con vật trong truyện đồng thoại được các nhà văn miêu tả, khắc họa như con người (gọi là nhân cách hóa).

- Khi đọc truyện đồng thoại:

+ Truyện kể về những sự việc:

Ÿ Ngoại hình cường tráng, tính cách hống hách của Dế Mèn;

Ÿ Giới thiệu về Dế Choắt yếu đuối – hàng xóm Dế Mèn;

Ÿ Dế Mèn lên mặt dạy đời Dế Choắt về chuyện nhà cửa.

Ÿ Dế Mèn trêu chị Cốc;

Ÿ Hậu quả của việc trêu chị Cốc.

+ Sự việc chính: Dế Mèn trêu chị Cốc và hậu quả sau đó.

+ Nhân vật trong truyện gồm loài dế (Dế Mèn, Dế Choắt) và chim cốc. Dế Mèn là nhân vật chính.

+ Hình dạng, tính nết của các con vật được thể hiện trong truyện vừa giống loài vật ấy, vừa giống con người ở chỗ:

Dế Mèn

Ÿ Đặc điểm giống loài vật:

○ Đôi càng mẫm bóng.

○ Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứng dần và nhọn hoắt.

○ Đôi cánh trước ngắn hủn hoẳn giờ thành dài kín đuôi.

○ Thân màu nâu bóng mỡ.

○ Đầu to từng tảng, rất bướng.

○ Hai răng đen nhánh lúc nào cũng nhai.

○ Sợi râu dài, uốn cong, chốc chốc đưa hai chân lên vuốt râu.

Ÿ Đặc điểm giống con người:

○ Chàng dế thanh niên cường tráng.

○ Cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi.

○ Đi đứng oai vệ.

○ Khi tôi to tiếng thì ai cũng nhịn, không ai đáp lại.

○ Quát chị Cào Cào, ngứa chân đá anh Gọng Vó.

○ Tôi càng tưởng tôi là tay ghê gớm, có thể sắp đứng đầu thiên hạ.

○ Hung hăng, hống hách, tự đắc, nghịch ranh

Dế Choắt

Ÿ Đặc điểm giống loài vật:

○ Gầy gò, dài lêu nghêu

○ Cánh ngắn củn đến giữa lưng, hở cả mạng sườn

○ Đôi càng bè bè, nặng nề, xấu

○ Râu ria cụt một mẩu

Ÿ Đặc điểm giống con người:

○ Giống một gã nghiện thuốc phiện.

○ Như người cởi trần mặc áo gi-lê

○ Mặt mũi ngẩn ngẩn ngơ ngơ.

○ Tính nết ăn xổi ở thì.

Chị Cốc 

Ÿ Đặc điểm giống loài vật:

○ Đứng chỗ mát rỉa lông, rỉa cánh và chùi mép.

○ Béo xù, mỏ như dùi sắt.

Ÿ Đặc điểm giống con người: Trợn tròn mắt, giương cánh lên như sắp đánh nhau.

+ Truyện muốn nhắn gửi đến người đọc bài học về lối cư xử ngạo mạn, thói quen hay bắt nạt kẻ yếu, lối sống ích kỉ. Bài học ấy có ý nghĩa với em vì nó giúp em nhận thấy những khuyết điểm của bản thân và mọi người xung quanh, nên biết quan tâm đến mọi người hơn, cử xử đúng đắn có chừng mực,…

- Đọc trước văn bản Bài học đường đời đầu tiên; tìm hiểu thêm về tác giả Tô Hoài và tác phẩm Dế Mèn phiêu lưu kí:

+ Tác giả Tô Hoài (1920 – 2014), tên khai sinh là Nguyễn Sen, ở Hà Nội. Ông có vốn sống phong phú, tài quan sát miêu tả tinh tế, lối văn giàu hình ảnh, chân thực, gần gũi với đời sống. Ông để lại hơn 100 tác phẩm như Võ sĩ Bọ Ngựa, Dê và Lợn,…

+ Tác phẩm Dế Mèn phiêu lưu kí là tác phẩm đồng thoại, ra đời năm 1954, được gộp lại từ hai truyện Con Dế Mèn và Dế Mèn phiêu lưu kí.

- Em chưa từng chơi với một chú dế, Theo em chúng thường sống ở các bụi cỏ hay hốc đá, thức ăn của chúng là cỏ,…

II. Đọc hiểu

a. Trong khi đọc

Câu hỏi trang 5 SGK Ngữ văn 6 tập 2: Hãy chú ý các chi tiết miêu tả Dế Mèn.

Trả lời: 

Các chi tiết miêu tả Dế Mèn:

- Đôi càng mẫm bóng.

- Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứng dần và nhọn hoắt.

- Đôi cánh trước ngắn hủn hoẳn giờ thành dài kín đuôi.

- Thân màu nâu bóng mỡ.

- Đầu to từng tảng, rất bướng.

- Hai răng đen nhánh lúc nào cũng nhai.

- Sợi râu dài, uốn cong, chốc chốc đưa hai chân lên vuốt râu.

Câu hỏi trang 6 SGK Ngữ văn 6 tập 2: Qua lời kể của Dế Mèn, em hình dung thế nào về Dế Choắt?

Trả lời: 

Dế Choắt vô cùng gầy gò, dài lêu nghêu, cánh ngắn củn đến giữa lưng, hở cả mạng sườn, đôi càng bè bè, nặng nề, xấu và râu ria cụt một mẩu. Trông cậu vô cùng ốm yếu, phát triển không toàn diện.

Câu hỏi trang 7 SGK Ngữ văn 6 tập 2: Hình ảnh Dế Mèn và Dế Choắt mà em hình dung ở phần 3 có điểm tương đồng nào với Dế Mèn và Dế Choắt trong bức tranh bên dưới?

Dế Mèn phiêu lưu ký và bài học về cách ứng xử của mọi người trong xã hội

Trả lời: 

Dế Mèn phát triển đầy đủ, nhìn to lớn, còn Dế Mèn thì gầy gò xanh xao, trông yếu hơn hẳn so với Dế Mèn.

Câu hỏi trang 8 SGK Ngữ văn 6 tập 2: Dế Mèn đã “nghịch ranh” như thế nào?

Trả lời: 

Dế Mèn đã “nghịch ranh”:

- Dám cà khịa với tất cả mọi bà con trong xóm.

- Khi tôi to tiếng thì ai cũng nhịn, không ai đáp lại.

- Quát chị Cào Cào, khiến họ phải núp khuôn mặt trái xoan dưới nhánh cỏ, chỉ dám đưa mắt lên nhìn trộm.

- Thỉnh thoảng ngứa chân đá anh Gọng Vó.

- Tôi tưởng tôi là tay ghê gớm, có thể sắp đứng đầu thiên hạ rồi.

Câu hỏi trang 9 SGK Ngữ văn 6 tập 2: Tai họa mà Dế Mèn kể ở đây là gì? Xảy ra với ai?

Trả lời: 

Tai họa mà Dế Mèn kể ở đây là do Dế Mèn trêu chị Cốc khiến chị tưởng lầm và mổ chết Dế Choắt.

Câu hỏi trang 9 SGK Ngữ văn 6 tập 2: Em hãy tưởng tượng nét mặt của Dế Mèn lúc này.

Trả lời: 

Gương mặt hốt hoảng, trắng bệch vì sợ hãi, hối hận.

Câu hỏi trang 10 SGK Ngữ văn 6 tập 2: Tranh minh họa nhân vật nào và về sự việc gì trong truyện?

Dế Mèn phiêu lưu ký và bài học về cách ứng xử của mọi người trong xã hội

Trả lời: 

Tranh minh họa về sự việc Dế Mèn đem xác Dế Choắt đi chôn, đắp thành nấm mộ to, đứng lặng giờ lâu, nghĩ về bài học đường đời đầu tiên.

b. Sau khi đọc

Câu 1 trang 10 SGK Ngữ văn 6 tập 2: Câu chuyện trên được kể bằng lời của nhân vật nào? Hãy chỉ ra các nhân vật tham gia vào câu chuyện.

Trả lời: 

- Câu chuyện trên được kể bằng lời của Dế Mèn.

- Nhân vật tham gia vào câu chuyện: Dế Mèn, Dế Choắt, chị Cốc.

Câu 2 trang 10 SGK Ngữ văn 6 tập 2: Dế Mèn đã ân hận về việc gì? Hãy tóm tắt sự việc đó trong khoảng 3 dòng.

Trả lời: 

Do tính tình hung hăng, Dế Mèn đã bày trò trêu chị Cốc. Dẫn đến cái chết thương tâm của Dế Choắt. Dế Mèn đã rút ra được bài học đường đời đầu tiên của mình về lối sống ích kỉ.

Câu 3 trang 10 SGK Ngữ văn 6 tập 2: Dế Mèn đã có sự thay đổi về thái độ và tâm trạng như thế nào sau sự việc trêu chị Cốc dẫn đến cái chết của Dế Choắt? Vì sao có sự thay đổi ấy?

Trả lời: 

- Thái độ và tâm trạng như thế nào sau sự việc trêu chị Cốc dẫn đến cái chết của Dế Choắt: Hốt hoảng quỳ xuống nâng đầu Choắt → Hối hận vì tội ngông cuồng dại dột → Thương Dế Choắt, ăn năn tội mình.

- Có sự thay đổi ấy vì Dế Mèn bắt đầu nhận ra hành động sai lầm của bản thân, gây ra một cái chết thương tâm.

Câu 4 trang 10 SGK Ngữ văn 6 tập 2: Từ các chi tiết “tự hoạ” về bản thân và lời lẽ, cách xưng hô, điệu bộ, giọng điệu, thái độ của Dế Mèn đối với Dế Choắt, chị Cốc, em có nhận xét gì về tính cách của nhân vật này?

Trả lời: 

- Dế Mèn “tự họa” bản thân: tự hào, kiêu căng.

- Lời lẽ, cách xưng hô, điệu bộ, giọng điệu, thái độ của Dế Mèn đối với Dế Choắt, chị Cốc: chế giễu, coi thường.

→ Tính cách của Dế Mèn hống hách, nghịch ngợm, ích kỉ, chỉ biết đến bản thân mình.

Câu 5 trang 10 SGK Ngữ văn 6 tập 2: Ở cuối đoạn trích, sau khi chôn cất Dế Choắt, Dế Mèn đã “đứng lặng giờ lâu” và “nghĩ về bài học đường đời đầu tiên”. Theo em, đó là bài học gì?

Trả lời: 

Dế Mèn đã rút ra bài học lối cư xử ngạo mạn, thói quen hay bắt nạt kẻ yếu, lối sống ích kỉ; trở nên biết quan tâm đến mọi người hơn, cử xử đúng đắn có chừng mực,…

Câu 6 trang 10 SGK Ngữ văn 6 tập 2: Nhà văn Tô Hoài từng chia sẻ: “Nhân vật trong truyện đồng thoại được nhân cách hoá trên cơ sở đảm bảo không thoát li sinh hoạt có thật của loài vật.”. Dựa vào những điều em biết về loài dế, hãy chỉ ra những điểm “có thật” như thế trong văn bản, đồng thời, phát hiện những chỉ tiết đã được nhà văn “nhân cách hoá”.

Trả lời: 

*Đặc điểm giống loài vật của Dế Mèn:

- Đôi càng mẫm bóng.

- Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứng dần và nhọn hoắt.

- Đôi cánh trước ngắn hủn hoẳn giờ thành dài kín đuôi.

- Thân màu nâu bóng mỡ.

- Đầu to từng tảng, rất bướng.

- Hai răng đen nhánh lúc nào cũng nhai.

- Sợi râu dài, uốn cong, chốc chốc đưa hai chân lên vuốt râu.

*Đặc điểm giống con người của Dế Mèn:

- Chàng dế thanh niên cường tráng.

- Cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi.

- Đi đứng oai vệ.

- Khi tôi to tiếng thì ai cũng nhịn, không ai đáp lại.

- Quát chị Cào Cào, ngứa chân đá anh Gọng Vó.

- Tôi càng tưởng tôi là tay ghê gớm, có thể sắp đứng đầu thiên hạ.

- Hung hăng, hống hách, tự đắc, nghịch ranh.



Page 2

1. Tác giả

Dế Mèn phiêu lưu ký và bài học về cách ứng xử của mọi người trong xã hội

Huy Cận (1919 - 2005)

- Tên thật là Cù Huy Cận.

- Quê quán: xã Ân Phú, huyện Hương Sơn (nay là huyện Vũ Quang), tỉnh Hà Tĩnh.

2. Tác phẩm

- Xuất xứ: Tác giả đặt tên là Tổ ong "trại" trích từ tập 1 Hồi kí Song đôi.

- Thể loại: Hồi kí.

- PTBĐ chính: Tự sự.

II. Đọc hiểu văn bản

Bầy ong trong kí ức tuổi thơ của nhân vật tôiBầy ong và nỗi buồn của nhân vật tôi trong hiện tại

- Những đõ ong:

+ Ngày xưa, ông nuôi nhiều ong, đằng sau nhà có hai dãy đõ ong mật.

+ Ngày xưa, hai đõ ong "sây".

+ Chiều lỡ buổi (khoảng 4h chiều) thì ong bay ra họp đàn trước đõ.

→ Nhiều, sung túc, sai trĩu.

- Những đõ ong:

+ Sau ngày ông chết, cha và chú còn nuôi một ít đõ, nhưng không vượng như xưa.

+ Mấy lần ong "trại": một phần đàn ong rời xa, bỏ tổ nhà, mang theo một ong chúa.

+ Thường thì chú biết được và hô lên cho cả xóm ném đất vụn lên để cả bầy ong mệt lử lại đậu vào cây nào đó hoặc về trõ. Ong đậu trên cây thì chú hay người khác trèo lên bắt mang về đõ cũ hoặc đõ mới.

+ Nhưng cũng có hôm lỡ vì chú phải ra đồng cày tra.

+ Có lần ong vù vù lên cao, bay mau và mất hút trong chốc lát.

→ Ít, bay đi, rời đi.

- Nhân vật tôi:

+ Hay ra xem ong họp đàn.

+ Nhiều khi bị ong đốt nhưng mê xem không thôi.

→ Vui vẻ, hứng khởi, mê mải.

- Nhân vật tôi:

+ Buồn lắm, cái buồn xa côi vắng tanh của chiều quê, của không gian.

+ Những lúc cả nhà đi vắng thì còn buồn đến nỗi khóc một mình, nghe long bị ép lại, như trời hạ xuống. → So sánh.

+ Một lần ở nhà một mình, thấy ong trại mà không thể làm gì được. Chỉ nhìn theo, buồn không nói được.

+ Cái buồn của đứa trẻ rộng lớn đến bao nhiêu, các thi sĩ, văn nhân đã ai nói đến chưa? → Câu hỏi tu từ.

+ Nhìn trại ong đi, tưởng như một mảnh hồn tôi đã san đi nơi khác. Nơi xa xôi nào đó đã nhận một phần cốt tủy của linh hồn nhà tôi với bầy ong trại? → Câu hỏi tu từ.

→ Buồn bã, nỗi buồn không thôi, buồn đến phát khóc.

Dế Mèn phiêu lưu ký và bài học về cách ứng xử của mọi người trong xã hội

➩ Bài học

+ Đưa ra nhận định thi sĩ phương Tây: Những vật vô tri vô giác đều có một linh hồn, nó vương vấn với hồn ta và khiến ta yêu mến.

+ Liên hệ với bản thân: Bao nhiêu vật nhỏ nhẻ, vụn vặt đã gom góp cho tôi những cảm giác đầu tiên, những cái nhìn ngó đầu tiên vào ý nghĩa cuộc đời và vũ trụ.

+ Liên hệ với thơ ca của mình: Ý thơ cuộc đời, ý thơ vũ trụ, cái xa xôi vắng vẻ sau này ám ảnh tôi, ngày thơ bé tôi đã nghe rồi. Linh hồn của đất đá, có phải là một điều bịa đặt của các thi nhân đâu.

III. Tổng kết

1. Nội dung

Thương nhớ bầy ong là hồi ức của nhân vật tôi về những đõ ong mà nhân vật tôi đã từng được nhìn thấy, cảm nhận, mê đắm ngày nhỏ. Kèm theo những hồi ức tươi đẹp ấy là nỗi buồn không dứt, buồn đến phát khóc khi chúng rời xa. Từ đó nêu lên triết lí, những vật nhỏ bé, vô tri vô giác đều gây vương vấn, ám ảnh vào tâm hồn, ảnh hưởng đến thơ ca, nghệ thuật của mỗi người.

2. Nghệ thuật

Hồi kí kết hợp các biện pháp tu từ: so sánh, câu hỏi tu từ, đối lập.

Bài Làm:

1. Em đã từng chia tay chú chó nhỏ của mình vì chú bị bệnh và đã chết. Tâm trạng của em lúc đó rất buồn, hụt hẫng như mất đi một người thân yêu của mình.

2. KỸ THUẬT TẠO CHÚA VÀ CHIA ĐÀN ONG

1. Tạo chúa:

  • Khi đàn ong xung mãn, Khi nguồn phấn, mật dồi dào hoặc ong chúa đã già thì đàn ong có khuynh hướng tạo những nụ để nuôi chúa mới để thay thế hoặc chia bay. Đây là đặc điểm sinh học nhằm bảo vệ nòi giống, luôn có ong chúa dự trữ trong đàn.
  •  Phương pháp đàn có chúa: Chọn đàn ong có 8 hoặc 9 cầu quân thật đông (có thể quân bu cả trên nắp). Dùng một ván ngắn đặt vào giữa 4 cầu nhộng, như vậy 2 cầu nhộng và cầu mật sẽ ở bên ngoài và ở đây không có ong chúa, bên kia ong chúa vẫn đẻ bình thường. Đưa khung tạo chúa vào giữa hai cầu nhộng và làm công việc như ở phương pháp đàn không chúa.

2. Chia đàn: Những đàn từ 7 cầu đông quân trở lên đều có thể chia đàn.

KỸ THUẬT KHAI THÁC PHẤN HOA

1. Khai Thác Phấn Hoa: Vào mùa bông chè, cà phê, mắc cỡ ..vv.., nếu  nguồn phấn dồi dào ta có thể tổ chức khai thác phấn hoa:

Dùng một tấm lưới có các lỗ có đường kính 5,7mm chận trước cửa tổ, bên dưới dùng một máng để hứng phấn. Ong đi làm về mang hai hạt phấn ở hai chân sau khi chui vào lỗ của lưới thoái phấn sẽ để lại hai hạt phấn ở bên ngoài. Hai hạt phấn này sẽ rơi xuống màng hứng phấn. Trưa hoặc chiều người nuôi ong sẽ gom số phấn này lại.

* Để bảo quản phấn hoa người ta có 3 cách: 

  • Phơi nắng: trải mỏng phấn hoa trên tấm bạt hay tấm tôn, phơi 3 nắng để đạt độ khô 10%. Phương pháp này phấn hoa sẽ mất đi một số thành phần và không được vệ sinh. Do đó phấn hoa  thành phẩm chỉ để cho ong ăn vào mùa khan phấn hoặc mùa khai thác mật cao su.
  • Sấy bằng tủ sấy: Để phấn hoa có thể trở thành thực phẩm cho người sử dụng được. Ta cần sấy  phấn hoa trong tủ sấy ở 450 C  đựng vào bao bì  sạch và đậy kín có chống ẩm.
  • Bảo quản bằng  cách ủ với đường: Phấn hoa phơi một nắng cho ráo nước, sau đó cho vào những bình miệng rộng cứ 1 lớp phấn khoảng 3cm thì 1 lớp đường 2cm và trên cùng là lớp đường. Sau một thời gian đường chảy ra và hoà vào phấn. Cách bảo quản này hầu như giữ được gần hết các thành phần phấn hoa rất tốt để làm hàng hoá và cho ong ăn.

2. Khai thác mật ong: Vào những mùa hoa nở rộ như: Cà phê, cao su, chôm chôm, nhãn .v.v.

  • Người ta đem những đàn ong mạnh (tức những đàn đã đạt đến 10 cầu quân thật đông) đến những vùng có hoa nở rộ để khai thác mật ong.
  • Lấy các khung cầu ra (có thể để lại 1 --> 2 cầu hoặc lấy hết) giũ hết ong vào thùng, dùng chổi ong quét hết ong xuống thùng.
  • Dùng dao thật sắt để cắt lớp mặt sáp trám trên các ô lắng chứa mật. 
  • Đưa các khung cầu này vào thùng quay ly tâm để lấy mật ra.
  • Sau khi đã lấy hết  mật lại bỏ các khung cầu này vào thùng ong trở lại. Thường thì mùa hoa có thể có từ 10 --> 15 ngày có thể lấy mật một lần. Mỗi lần 1 đàn  10 cầu có thể lấy được từ từ 4 --> 12 kg mật ong.

Bài Làm:

1. “Ong trại” có nghĩa là một phần đàn ong rời bỏ tổ nhà, mang theo một ong chúa – con duy nhất trong đàn ong có khả năng sinh sản.

2. Tác giả đã sử dụng 3 lần từ “linh hồn”. Từ linh hồn được hiểu là phần tinh thần sâu kín thiêng liêng nhất mang lại sức sống cho con người, sự vật. Thế nhưng với cách dùng từ “linh hồn” của tác giả trong đoạn văn có nét khác biệt: những vật vô trí vô giác, nhỏ nhẹ, vụn vặt như giã đặt đõ ong, chậu nước con ở chân giá… đều có linh hồn khiến cho con người phải nhớ nhung, yêu mến.

VI. Suy ngẫm và phản hồi 

1. Những dấu hiệu nào đã giúp em biết văn bản trên thuộc thể hồi kí?

Văn bản thuộc thể loại hồi kí vì nó mang những đặc điểm đặc trưng của thể loại:

- Kể lại những sự việc mà người viết trực tiếp tham dự trong quá khứ. Trong văn bản, tác giả đã kể lại sự việc trong quá khứ khi gia đình nuôi ong và chứng kiến cảnh ong trai với tâm trạng buồn bã.

- Người kể chuyện: ngôi thứ nhất, xưng “tôi”.

- Hình thức ghi chép: tác gia ghi chép lại những sự việc có thật khi tác giả chứng kiến ong trại và truyện được kể hấp dẫn, sâu sắc, thể hiện những tâm sự, chiêm nghiệm của tác giả.

2. Trong câu văn “Và ý thơ cuộc đời, ý thơ vũ trụ, cái xa xôi vắng vẻ sau này ám ảnh tôi, ngày thơ bé tôi đã nghe rồi, mỗi lần ong trại”, theo em, có thể bỏ bớt cụm từ  “sau này” hoặc “ngày thơ bé” được không? Vì sao? Từ đó nêu tác dụng của việc sử dụng các cụm từ chỉ thời gian trong hồi kí.

Theo em, không thể bỏ bớt cụm từ  “sau này” hoặc “ngày thơ bé” vì câu văn thể hiện những cảm xúc, suy tư trong quá khứ đã ảnh hưởng đến ý thơ, những cảm xúc trong thơ của tác giả sau này. Đó là mối liên hệ giữa quá khứ với hiện tại và tương lai. Nên nếu bỏ bớt cụm từ, người đọc sẽ không thể hiểu được ý nghĩa của câu văn.

Các sự việc trong hồi kí thường được kể theo trình tự thời gian. Vì vậy cần có các cụm từ chỉ thời gian để xác định được thời điểm xảy ra sự việc.

3. Tìm trong văn bản một số từ ngữ, câu văn diễn tả nỗi buồn của nhân vật “tôi” khi chứng kiến bầy ong bỏ tổ bay đi. Em có nhận xét gì về tình cảm mà cậu bé dành cho bầy ong?

Một số từ ngữ, câu văn diễn tả nỗi buồn của nhân vật “tôi” khi chứng kiến bày ong bỏ tổ bay đi:

- Tôi nhìn theo, buồn không nói được.

- Tôi buồn đến nối khóc một mình, nghe lòng bị ép lại.

- Cái buồn của đứa bé rộng lớn đến bao nhiêu, tưởng như một mảnh hồn của tôi đã san đi nơi khác.

- Nhìn trại ong đi, tưởng như một mảnh hồn tôi đã san đi nơi khác. Nơi xa xôi nào đó đã nhận một phần cốt tủy của linh hồn nhà tôi với bầy ong trại.

Qua những câu văn đó cho thấy cậu bé có tình cảm yêu mến đặc biệt với bầy ong, khi chúng rời xa, cậu cảm thấy buồn bã, như mất đi một phần vốn rất thân quen với mình.

4. Để tái hiện lại quá khứ một cách chân thực, sinh động người viết hồi kí có thể tập trung kể lại sự việc, cũng có thể vừa kể lại sự việc vừa kể lại cảm xúc, suy tư của mình trước sự việc ấy. Theo em, Thương nhớ bầy ong thuộc trường hợp nào trong hai trường hợp trên? Dựa vào đâu có thể khẳng định như vậy?

Văn bản thuộc kiểu hồi kí vừa kể lại sự việc vừa kể lại cảm xúc, suy tư của mình trước sự việc ấy. Có thể khẳng định được điều ấy vì nhân vật tôi đã kể về những lần ong trại và từ đó thể hiện những suy nghĩ, chiêm nghiệm của mình: những vật vô tri vô giác, nhỏ nhẻ, vụn vặt cũng mang một linh hồn vương vấn với hồn ta và khiến ta yêu mến. Những cảm xúc ngày thơ bé đó cũng đã ảnh hưởng, ám ảnh đến tác giả về sau.

5. Em có nhận xét gì về cách quan sát, cảm nhận thiên nhiên, loài vật của nhân vật “tôi”?

Tác giả đã thể hiện nhân vật tôi có cách quan sát tỉ mỉ, thể hiện những hiểu biết về đặc điểm loài ong, cách cảm nhận về thiên nhiên, loài vật vô cùng tinh tế và phát hiện ra những điều sâu sắc: mọi vật đều mang trong nó một linh hồn, gần gũi và thân thuộc với con người.

6. Đọc Thương nhớ bầy ong, có bạn khẳng định rằng nhân vật cậu bé xưng “tôi”, trong văn bản chính là tác giả Cù Huy Cận, một số bạn khác lại cho là không phải như vậy. Cho biết ý kiến của em về các nhận định trên.

Theo em, nhân vật cậu bé xưng “tôi”, trong văn bản chính là tác giả Cù Huy Cận được thể hiện qua câu văn “ Và ý thơ cuộc đời, ý thơ vũ trụ, cái xa xôi vắng vẻ sau này ám ảnh tôi, ngày thơ bé tôi đã nghe rồi, mỗi lần ong trại”. Ông là một nhà thơ nổi tiếng của nước ta, những bài thơ của ông thường thấm đẫm một nỗi buồn mênh mang khó tả.