Đề đánh giá năng lực 2023

GIỚI THIỆU VỀ KỲ THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC NĂM 2023

CỦA ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM

I. Kỳ thi đánh giá năng lực là gì?

1. Khái niệm:

Kỳ thi đánh giá năng lực chính được tổ chức để kiểm tra năng lực cơ bản của các thí sinh trước khi bước vào Đại học.

Về hình thức: Kỳ thi đánh giá năng lực được thiết kế dưới dạng câu hỏi trắc nghiệm khách quan hay còn gọi là MCQ – Multiple Choice Question.

Về nội dung: Bài thi đánh giá năng lực tích hợp kiến thức và tư duy với một số hình thức như: cung cấp số liệu, dữ liệu và các công thức cơ bản, đánh giá khả năng suy luận và giải quyết vấn đề.

Kỳ thi đánh giá năng lực được xây dựng với cách tiếp cận tương tự như kỳ thi SAT (Scholastic Assessment Test) của Mỹ hay kỳ thi TSA (Thinking Skills Assessment) của Anh.

2. Ý nghĩa:

Bài thi đánh giá năng lực giúp các trường Đại học đánh giá năng lực của thí sinh khi thí sinh tham gia ứng tuyển vào các trường Đại học thông qua bài thi.

Bài thi giúp kiểm tra cũng như đánh giá một số trình độ cơ bản của thí sinh, ví dụ như: sử dụng ngôn ngữ, tư duy logic, xử lý dữ liệu hay giải quyết vấn đề.

3. Mục tiêu:

Mục đích của việc các thí sinh tham gia kỳ thi đánh giá năng lực này là:

- Để xét tuyển vào một số trường Đại học.

- Để đánh giá năng lực của học sinh THPT theo chuẩn đầu ra của chương trình giáo dục phổ thông mới.

- Để hướng nghiệp cho học sinh trên nền tảng kiến thức và năng lực cá nhân.

- Để kiểm tra kiến thức tự nhiên, xã hội, tư duy, kỹ năng cũng như thái độ của học sinh.

II. Học sinh 2K5 có nên tham gia kỳ thi đánh giá năng lực:

1. Ưu điểm:

- Tăng cơ hội trúng tuyển: tham gia đánh giá năng lực không chỉ giúp bạn tăng khả năng trúng tuyển vào các trường Đại học mong muốn mà còn hỗ trợ thí sinh hiểu chính xác được khả năng hiện tại của bản thân.  

- Phản ánh đúng năng lực của thí sinh tham gia dự thi: nhờ vào các kiến thức được đưa ra trong bài thi đánh giá năng lực, các thí sinh sẽ hiểu rõ được năng lực cơ bản của bản thân.

- Tính toàn diện về mặt kiến thức: khác biệt so với kỳ thi THPT Quốc gia 2022, kỳ thi ĐGNL đòi hỏi thí sinh dự thi phải nắm vững các kiến ​​thức được cung cấp trong chương trình THPT.

2. Nhược điểm:

- Áp lực thi cử: Dù đã tham gia kỳ thi đánh giá năng lực nhưng thí sinh vẫn phải tham gia một kỳ thi khác, đó là kỳ thi THPT Quốc gia. Vậy nên, điều này sẽ góp phần tạo ra áp lực thi cử cho các thí sinh.

- Khó khăn trong việc di chuyển: kỳ thi ĐGNL thường được tổ chức tại các địa điểm như Hà Nội hay TP.HCM, Nha Trang. Do đó, điều này sẽ gây ra khó khăn trong việc di chuyển đến địa điểm thi đối với nhiều thí sinh ở các tỉnh khác.

- Đây là một kỳ thi khá mới mẻ, xa lạ so với các thí sinh chuẩn bị thi THPT Quốc gia, đặc biệt là các thí sinh không sinh sống tại các tỉnh trung tâm. Điều này tạo nên một số khó khăn nhất định trong việc tiếp nhận thông tin, ôn luyện kiến thức để tham gia kỳ thi.

3. Kết luận:

- Tóm lại, kỳ thi đánh giá năng lực là một phương thức tuyển sinh tương đối mới hiện nay, do đó thí sinh tham gia kỳ thi này sẽ có nhiều cơ hội hơn để xét tuyển vào các trường Đại học mong muốn. Vậy nên, TND khuyên bạn nên ôn luyện và tham gia kỳ thi ĐGNL để tăng cơ hội trúng tuyển. Bên cạnh đó, khi tham gia kỳ thi bạn sẽ có cơ hội cọ sát, hiểu chính xác năng lực hiện tại của bản thân để tự tin hơn khi tham gia kỳ thi THPT Quốc gia sắp tới. 

III. Cấu trúc bài thi đánh giá năng lực:

 Thí sinh tham gia kỳ thi đánh giá năng lực sẽ có 150 phút để hoàn thành tất cả 120 câu hỏi. Đề thi đánh giá năng lực được chia làm 3 phần chính, đó là: Ngôn ngữ; Toán học, tư duy logic, phân tích số liệu và Giải quyết vấn đề. Hãy cùng TND đi tìm hiểu chi tiết về cấu trúc bài thi đánh giá năng lực nhé.

1. Phần 1: Ngôn ngữ

Tiếng Việt, bao gồm: 20 câu.

Tiếng Anh, bao gồm: 20 câu.

2. Phần 2: Toán học, tư duy logic, phân tích số liệu

Toán học, bao gồm: 10 câu.

Tư duy logic, bao gồm: 10 câu.

Phân tích số liệu, bao gồm: 10 câu.

3. Phần 3: Giải quyết vấn đề

Hoá học, bao gồm: 10 câu.

Vật lý, bao gồm: 10 câu.

Sinh học, bao gồm: 10 câu.

Địa lí, bao gồm: 10 câu.

Lịch sử, bao gồm: 10 câu.

IV. Hình thức thi:

Kỳ thi đánh giá năng lực bao gồm 2 hình thức thi, đó là: thi trên máy tính và thi trên giấy. Hãy cùng TND đi tìm hiểu chi tiết về 2 hình thức thi này nhé.

1. Hình thức thi trên máy tính:

Đối với hình thức thi đánh giá năng lực trên máy tính, đầu tiên màn hình sẽ hiển thị phần 1.

Phần thi thứ nhất bao gồm 50 câu hỏi. Nếu bạn hoàn thành phần thi trước thời gian quy định thì có thể chuyển sang phần thi tiếp theo. Khi hết thời gian phần thi thứ nhất, máy tính sẽ tự động chuyển sang phần thi thứ hai. Bên cạnh đó, khi phần thi có thêm câu hỏi thử nghiệm, máy tính sẽ cộng thời gian tương ứng để bạn có thể hoàn thành tất cả các câu hỏi.

Khi chuyển sang phần 2, câu hỏi được đánh thứ tự tiếp nối theo thứ tự câu hỏi của phần 1. Nếu bạn hoàn thành phần 2 trước thời gian quy định, bạn có thể chuyển sang phần thi tiếp theo. Khi hết thời gian quy định, máy tính sẽ tự động chuyển sang phần thi kế tiếp.

Câu hỏi trong phần 3 cũng được đánh thứ tự tiếp nối theo thứ tự câu hỏi của phần thi thứ 2. Nếu bạn hoàn thành phần thi thứ 3 trước thời gian quy định, bạn có thể bấm nút NỘP BÀI để kết thúc bài thi. Trong trường hợp hết thời gian theo quy định, máy tính sẽ tự động NỘP BÀI.

Khi bạn hoàn thành tất tần tật bài thi, màn hình máy tính sẽ hiển thị kết quả thi của bạn trong vòng 60 giây.

2. Hình thức thi trên giấy:

Bài thi đánh giá năng lực bao gồm tất cả 120 câu với thời gian làm bài quy định là 150 phút theo hình thức thi trắc nghiệm trên giấy.

V. Cách tính điểm kỳ thi đánh giá năng lực:

1. Cách chấm điểm:

Điểm các bài thi đánh giá năng lực sẽ được tính theo thang điểm 100. Tổng điểm là 1200.

Điểm các bài thi bắt buộc và tự chọn có hệ số bằng nhau (hệ số 1).

Câu trả lời đúng sẽ được tính điểm, sai không bị trừ điểm.

Các câu hỏi có điểm bằng nhau.

Điểm ưu tiên khu vực, đối tượng được tính theo Quy định của Bộ Giáo dục & Đào tạo (quy về thang điểm 100).

2. Xét tuyển Đại học: 

Điểm xét tuyển: Tổng điểm 3 bài thi (02 bài thi bắt buộc và 01 bài thi tự chọn), không nhân hệ số, cộng với điểm ưu tiên khu vực, đối tượng (nếu có).

Điều kiện xét tuyển: Điểm xét tuyển từ 180 trở lên.

Nguyên tắc xét tuyển: Thí sinh được xếp thứ tự theo điểm xét tuyển (từ cao xuống thấp) và sẽ được chọn trúng tuyển cho đến khi tuyển đủ chỉ tiêu. Trong trường hợp có nhiều thí sinh điểm xét tuyển bằng nhau và hết chỉ tiêu, Hội đồng tuyển sinh sẽ xét tiêu chí phụ là điểm bài thi Toán (bắt buộc), kết quả quá trình học THPT.