Dây thần kinh liên sườn nằm ở đâu

Dây thần kinh liên sườn nằm ở đâu

Ảnh minh họa. Nguồn: healthwill.ru

Đau thần kinh liên sườn là hội chứng bệnh lý hay gặp. Thuật ngữ thần kinh liên sườn là chỉ các dây thần kinh xuất phát từ đoạn tủy ngực D1 - D12. Rễ thần kinh tủy ngực sau khi qua lỗ ghép chia thành hai nhánh: Nhánh sau (còn gọi là nhánh lưng) chi phối cho da và cơ lưng; nhánh trước (còn gọi là nhánh bụng) chi phối cho da, cơ phía trước bụng và ngực, đây chính là dây thần kinh liên sườn.

Sau khi tách khỏi rễ chung, dây thần kinh liên sườn cùng với mạch máu tạo thành bó mạch, thần kinh gian sườn nằm ở bờ dưới của mỗi xương sườn. Vì liên quan của nó như vậy nên các bệnh lý của tủy sống, cột sống, xương sườn và thành ngực đều có thể ảnh hưởng trực tiếp tới dây thần kinh liên sườn. Hơn nữa các dây thần kinh liên sườn cũng là các dây thần kinh nằm ở nông nên dễ bị tác động của các yếu tố ngoại cảnh.

Nguyên nhân

Đau dây thần kinh liên sườn do nhiều nguyên nhân gây nên. Sau đây là một số nguyên nhân hay gặp:

Do thoái hóa cột sống: Thường gặp ở người cao tuổi, tính chất khu trú thường không rõ ràng. Tính chất đau là ê ẩm, không cấp tính, kèm theo đau âm ỉ cột sống ngực cả khi nghỉ và khi vận động, ấn vào điểm cạnh sống hai bên (cách chính giữa cột sống 2-3cm) bệnh nhân thấy tức nhẹ và dễ chịu.

Do lao cột sống hoặc ung thư cột sống: Thường gặp ở những người tuổi trung niên trở lên, bệnh diễn biến nặng, khu trú tại vùng cột sống bị tổn thương. Tính chất đau là đau chói cả hai bên sườn, có khi đau như đánh đai, như bó chặt lấy ngực hoặc bụng bệnh nhân, dễ chẩn đoán nhầm với cơn đau thắt ngực hoặc dạ dày. Ấn cột sống sẽ có điểm đau chói, bệnh nhân đau liên tục suốt ngày đêm, tăng khi thay đổi tư thế hoặc vận động. Bệnh nhân có các triệu chứng toàn thân nặng như hội chứng nhiễm độc lao (sốt về chiều, mệt mỏi, sút cân...). Có thể thấy biến dạng cột sống nếu ở giai đoạn nặng...

Do bệnh lý tủy sống: Đau dây thần kinh liên sườn thường là triệu chứng sớm của u rễ thần kinh, u ngoại tủy. Tính chất của nó thường đau một bên, khu trú rõ, đau kiểu đánh đai ở một bên sườn. Khám cột sống không thấy đau rõ ràng.

Do chấn thương cột sống: Phải có yếu tố chấn thương.

Đau dây thần kinh liên sườn ở các bệnh lý cột sống, tủy sống thường là các triệu chứng sớm nên nếu được phát hiện sẽ có giá trị chẩn đoán sớm các bệnh lý trên. Nếu ở giai đoạn muộn thì đau dây thần kinh liên sườn chỉ là triệu chứng phụ. Bằng các phương pháp chẩn đoán hình ảnh hiện đại, người ta có thể phát hiện được sớm các bệnh lý cột sống, tủy sống.

Đau dây thần kinh liên sườn do nhiễm khuẩn: Hay gặp nhất là đau dây thần kinh liên sườn do zona với biểu hiện qua 2 giai đoạn: giai đoạn cấp thường khởi phát bằng đau rát một mảng sườn, sau một, hai ngày thấy đỏ da, xuất hiện các mụn nước và xu hướng lan rộng theo phạm vi phân bố của dây thần kinh liên sườn. Bệnh nhân thấy ngứa và đau rát như bỏng, rất khó chịu, bệnh nhân không dám để cho vùng tổn thương tiếp xúc với quần áo, sờ mó có thể có sốt, mệt mỏi. Sau khoảng một tuần tổn thương khô, bong vảy, để lại sẹo và chuyển sang giai đoạn di chứng. Bệnh nhân thấy đau rát ở vùng tổn thương một thời gian, có khi kéo dài hàng tháng, nhất là ở người cao tuổi.

Đau dây thần kinh liên sườn tiên phát: Một số tác giả cho là do lạnh hoặc do vận động sai tư thế hoặc quá tầm. Bệnh nhân xuất hiện đau ở vùng cạnh sống hoặc vùng liên sống - bả vai, có thể đau một hoặc hai bên, đau lan theo khoang liên sườn ra phía trước, đau âm ỉ cả ngày và đêm, đau khi hít thở sâu, thay đổi tư thế, ho, hắt hơi. Bệnh nhân đau tăng thường nhầm với bệnh lý của phổi. Ấn vùng cạnh sống tương ứng với khe gian đốt bệnh nhân thấy đau tức, đôi khi lan theo đường đi của dây thần kinh liên sườn. Da vùng đau không có biểu hiện tổn thương. Các xét nghiệm cho kết quả bình thường. 

Các nguyên nhân khác như đái tháo đường, nhiễm độc, viêm đa dây thần kinh ít gặp tổn thương dây thần kinh liên sườn.

Điều trị đau thần kinh liên sườn

Trước hết cần điều trị nguyên nhân gây đau. Nếu là đau dây thần kinh liên sườn tiên phát có thể tham khảo phác đồ sau:

- Thuốc giảm đau thông thường như paracetamol, diclofenac... Các thuốc này có ưu điểm là rẻ tiền, dễ mua nhưng hiệu quả kém, có hại cho gan và có thể gây viêm loét đường tiêu hóa. Cần thận trọng dùng paracetamol cho người có tiền sử bệnh lý gan, nghiện rượu... Diclofenac không dùng cho người có tiền sử viêm loét dạ dày - tá tràng. Thuốc uống sau bữa ăn, chia làm 2- 3 lần trong ngày.

- Thuốc điều trị đau thần kinh: Nhóm gabapentin. Bản chất là các thuốc chống co giật, nhưng được phát hiện có tác dụng giảm đau trong các trường hợp có tổn thương dây, rễ thần kinh. Vì có tác dụng lên thần kinh trung ương nên trong một số trường hợp bệnh nhân thấy chóng mặt, choáng váng sau uống thuốc. Thường dùng liều nhỏ, tăng dần tới khi có tác dụng, nên uống thuốc trước khi đi ngủ hoặc nghỉ trưa, có thể dùng kéo dài vài tháng.

- Thuốc giãn cơ vân: Myonal, mydocalm... chỉ dùng cho các trường hợp đau nhiều, cảm giác co rút vùng sườn tổn thương. Nên dùng liều thấp, sau bữa ăn, thận trọng cho người có bệnh lý dạ dày - tá tràng, trẻ em và người già (do hệ thống cơ vân yếu). Không dùng cho bệnh nhân có bệnh nhược cơ.

- Vitamin nhóm B: B1, B6, B12 là các vitamin có vai trò quan trọng trong chuyển hóa của tế bào nói chung, nhất là tế bào thần kinh và bao myelin. Tuy nhiên cũng nên dùng theo chỉ định của thầy thuốc, không nên coi nó là thuốc bổ mà lạm dụng.

- Phong bế cạnh sống (do bác sĩ chuyên khoa thực hiện)

Điều trị đau thần kinh liên sườn do zona.

  + Giai đoạn cấp:

- Bôi tại chỗ hồ nước, xanh methylen. Không được sử dụng các thuốc mỡ bôi lên vùng tổn thương.

- Thuốc kháng virut: Acyclovir viên 0,2g dùng 5 - 7 ngày. Thuốc không dùng cho phụ nữ có thai và cho con bú.

- Thuốc điều trị đau thần kinh: Nhóm gabapentin.

- Thuốc kháng histamin: Có tác dụng giảm phù nề tại vùng tổn thương. Tuy nhiên cũng có tác dụng an thần nhẹ, nên chỉ dùng vào buổi trưa và tối. Thận trọng dùng đối với người điều khiển phương tiện giao thông.

- Vitamin nhóm B: B1, B6, B12.

- An thần: Dùng khi đau nhiều gây mất ngủ, thường dùng các thuốc an thần nhẹ như rotunda, rotundin...

+ Giai đoạn di chứng:

- Thuốc điều trị đau thần kinh: Nhóm gabapentin.

- Vitamin nhóm B: B1, B6, B12.

- An thần.

Tóm lại, việc chẩn đoán và điều trị đau dây thần kinh liên sườn tiên phát không quá khó nhưng để tìm ra nguyên nhân gây đau thứ phát phải cần được khám bệnh tại các cơ sở chuyên khoa để loại trừ các nguyên nhân thực thể về cột sống, tủy sống và các bệnh lý khác.

Nguồn: Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khỏe Quảng Ninh

Đau dây thần kinh liên sườn là một bất thường có thể gặp trong nhiều bối cảnh bệnh lý khác nhau ở mọi độ tuổi. Với đặc điểm giải phẫu nêu trên cùng với vị trí nằm nông trên thành ngực, dây thần kinh liên sườn là những thành phần rất dễ gặp phải tổn thương liên quan khi có bất kỳ vấn đề nào tại cột sống, tủy sống và xương sườn. Khi không tìm được nguyên nhân cụ thể trực tiếp gây đau thì bệnh được gọi là đau dây thần kinh liên sườn nguyên phát.

Nguyên nhân gây đau dây thần kinh liên sườn

Dây thần kinh liên sườn nằm ở đâu

Nguyên nhân gây đau dây thần kinh liên sườn khá đa dạng.

Nguyên nhân đưa đến tình trạng đau dây thần kinh liên sườn khá đa dạng, thay đổi tùy theo lứa tuổi, giới tính và công việc của người bệnh. Bệnh có thể là tiên phát (nguyên nhân trực tiếp gây nên đau thần kinh liên sườn) do lạnh hoặc do vận động sai tư thế hoặc quá tầm. Một số trường hợp đau dây thần kinh liên sườn là do các bệnh khác đưa đến hoặc hậu quả của các bệnh khác, vì vậy, được gọi là đau dây thần kinh thứ phát. 

Một trong các bệnh dễ dẫn đến đau dây thần kinh liên sườn là bệnh thoái hóa cột sống lưng (D1-D12) hoặc do lao cột sống hoặc ung thư cột sống. Ngoài ra, một số bệnh thuộc tủy sống (u rễ thần kinh, u ngoài tủy), bệnh lý nhiễm trùng (vi khuẩn hoặc virus), trong đó hay gặp nhất là bệnh zona thần kinh mà căn nguyên là do virus Herpes Zoster. 

Viêm đa rễ thần kinh, sức đề kháng yếu, mắc một số bệnh rối loạn chuyển hóa (đái tháo đường), dùng thuốc kháng viêm corticoide kéo dài hoặc do nhiễm độc một số kim loại (chì) cũng gây nên đau dây thần kinh liên sườn.

Biểu hiện đau dây thần kinh sườn?

Bệnh nhân bị đau thần kinh liên sườn sẽ thấy dọc phần dân thần kinh liên sườn hay bị đau nhức âm ỉ hoặc đau nhói. Cơn đau thường xẩy ra âm ỉ đôi khi kéo dài cả ngày, đêm. Đau tăng lên khi hít thở sâu, thay đổi tư thế (xoay người, vặn mình), ho, hắt hơi. Đây là dấu hiệu đặc trưng giúp bạn phân biệt bệnh với những vấn đề khác.

Nếu do hậu quả của thoái hóa cột sống lưng thì cơn đau thường âm ỉ, ê ẩm, cả khi vận động và ngay cả khi nghỉ ngơi. Nếu dùng ngón tay ấn vào vùng cạnh sống tương ứng với khe gian đốt sống thì người bệnh thấy đau tức và đôi khi đau lan theo đường đi của dây thần kinh liên sườn.

Đối với những bệnh nhân đối mặt với tình trạng nhiễm khuẩn, các triệu chứng bệnh có thể xuất hiện đó là sốt cao, cơ thể mệt mỏi, thậm chí họ luôn cảm thấy đau rát.

Lời khuyên của bác sĩ

Điều trị bao gồm điều trị giảm đau kết hợp với điều trị nguyên nhân gây đau. Trong trường hợp đau dây thần kinh liên sườn nguyên phát, người bệnh có thể được giảm đau bằng cách kết hợp các phương pháp sau:

Dùng thuốc

Thông thường người bệnh có thể tự giải quyết tạm thời các cơn đau bằng các thuốc không cần kê đơn như paracetamol, ibuprofen, diclofenac,... Nhóm thuốc giảm đau thứ hai được chỉ định là thuốc giảm đau hướng thần kinh như gabapentin. Thuốc có hiệu quả cao hơn nhờ cơ chế giảm đau tác dụng lên dây và rễ thần kinh. Người bệnh có thể được chỉ định dùng thêm các loại vitamin nhóm B như B1, B2, B6 và B12 hỗ trợ hoạt động của bao myelin và các tế bào thần kinh.

Can thiệp

Khi triệu chứng đau không đáp ứng với điều trị bảo tồn với thuốc, xuất hiện dai dẳng gây phiền toái đến cuộc sống của người bệnh, gây tê các dây thần kinh liên sườn được thực hiện để giảm đau.

Đau dây thần kinh liên sườn là căn bệnh không thể tự khỏi gây đau mỏi dai dẳng, ảnh hưởng lớn tới đời sống sinh hoạt hằng ngày của bệnh nhân. Vì vậy, người bệnh không nên coi thường, chủ quan khi bị đau dây thần kinh liên sườn, nếu không điều trị kịp thời, để lâu ngày bệnh có thể gây liệt, không đi được vì tác động lên nhiều dây thần kinh khác.

Dây thần kinh liên sườn nằm ở đâu

Tập thể dục có thể giúp hỗ trợ giảm đau dây thần kinh sườn.

Làm thế nào để phòng tránh?

Tránh vận động sai tư thế, mang vác nặng; Nên thường xuyên tập thể dục (lưu ý tập vừa sức), đi lại, sinh hoạt điều độ, đặc biệt cải thiện giấc ngủ; Điều trị dứt điểm các bệnh lý nền là nguyên nhân gây viêm dây thần kinh liên sườn như chấn thương cột sống, u cột sống…; Đối với trường hợp do viêm dây thần kinh liên sườn tiên phát do lạnh, nên giữ ấm cơ thể giúp máu lưu thông tốt hơn; Ngoài chế độ ăn uống, sinh hoạt có thể sử dụng các biện pháp hỗ trợ xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu.

Mời độc giả xem video về bệnh thoái hoá khớp - cột sống 

NGƯỜI BỊ TRƯỢT ĐỐT SỐNG, CHÈN ÉP DÂY THẦN KINH MỔ XONG CÓ TÁI PHÁT KHÔNG?

BS Ngọc Anh