Dầu tầm xuân bán ở đâu singapore

  • Chính Vĩ
  • Gửi cho BBC từ Singapore

Dầu tầm xuân bán ở đâu singapore

Chụp lại hình ảnh,

Hình trích từ tác phẩm video Quảng cáo nghệ sĩ của Trọng Gia Nguyễn tại Art Stage Singapore 2017

Art Stage Singapore 2017 diễn ra từ ngày 12 đến 15/1/2017 là một sự kiến lớn của khu vực, thu hút 132 gallery (phòng trang) từ 27 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó dự kiến có 3 gallery đến từ Việt Nam.

Nói là dự kiến, vì phút chót, một cái tên mới là urbanArt (TP.HCM) đã bất ngờ rút lui, khi mọi in ấn, quảng bá của Art Stage Singapore 2017 đã hoàn tất.

Hai phòng tranh khác của Việt Nam là Galerie Quynh (TP.HCM) và CUC Gallery (Hà Nội).

Sự kiện này gần như "gối đầu" với Singapore Biennale 2016, nơi có những tác phẩm tầm cỡ của Bùi Công Khánh, Nguyễn Phương Linh, vẫn còn tiếp diễn đến ngày 26/2/2017. Chỉ hai ví dụ này thôi cũng phần nào cho thấy mỹ thuật Việt Nam nói chung đã bớt vắng bóng trên thị trường quốc tế.

Đây là lần thứ 7 của Art Stage Singapore, nơi có đến ¾ số gallery đã từng hiện diện ít nhất một lần. Những tên tuổi uy tín và kì cựu thì luôn hiện diện, thường "chiếm lĩnh" những vị trí quan trọng ở đây. Những gallery dạng "trồi sụt" xuất hiện một lần rồi biến mất, cũng có, nhưng rút lui vào phút chót thì rất hiếm.

urbanArt (TP.HCM) ra đời khoảng một năm gần đây, họ đã làm rất nhiều cách để hoàn tất hồ sơ nhằm tham gia các sự kiện được tuyển lựa như thế này. Sự bỏ cuộc của họ thật đáng tiếc.

Chụp lại hình ảnh,

CUC gallery tại Art Stage Singapore 2017

Art Stage Singapore là một hội chợ nghệ thuật trung cao cấp, nói nôm na là nơi bán hàng và làm thương hiệu, nhưng không phải là nơi dành cho những tổ chức thiếu kinh nghiệm, hoặc có tính nghiệp dư. Năm nay, sự kiện đã nhận đăng ký từ 173 phòng tranh của 33 quốc gia vùng lãnh thổ, nhưng cuối cùng còn hơn 130, nhiều gallery mất cọc và thậm chí đền bù.

Trong một trưng bày gồm tranh và điêu khắc có tên The imaginary forms, CUC Gallery giới thiệu tác phẩm của Nguyễn Trung (sinh 1940), Nguyễn Sơn (1974), Lại Diệu Hà (1976), và Tulip Dương (1959).

Trong các phòng tranh đương đại tại Việt Nam, Galerie Quynh hình thành từ năm 2003 là một tổ chức khá bài bản, uy tín. Họ đã tham gia nhiều sự kiện quan trọng trên thế giới và thực hiện được nhiều triển lãm thú vị tại Việt Nam.

Năm nay Galerie Quynh tập trung giới thiệu tác phẩm Quảng cáo nghệ sĩ (Nouveau Ghetto) của Trọng Gia Nguyễn, thuộc sự kiện tiêu điểm của Art Stage Singapore 2017 là Southeast Asia Forum (Diễn đàn Đông Nam Á).

Sự kiện này xoáy vào các ảnh hưởng từ phát triển kinh tế tới các quá trình quản lý, văn hóa, niềm tin, các mối quan hệ xã hội và bản thân đời sống hàng ngày. Bối cảnh của diễn đàn chính là hoàn cảnh các quốc gia Đông Nam Á đang ganh đua nhau để khẳng định vị thế của họ trên trường kinh tế toàn cầu.

Video HD ba kênh Nouveau Ghetto của Trọng Gia Nguyễn được thực hiện gần đây như là nhại lại một cách châm biếm các đoạn quảng cáo trên tivi. Trong đó, người làm phim cố gắng quảng bá các thực hành nghệ thuật, "lèo lái giữa những bất an và lo âu của giới nghệ sĩ, và cùng với đó là của cả nền văn hóa, tiêu thụ, và xã hội", đồng thời phê bình "về nền kinh tế, về thị trường nghệ thuật, hệ thống gallery, bản sắc và các vấn đề xã hội chính trị khác" - lời của Trọng Gia Nguyễn.

Southeast Asia Forum lần này có tên là Net Present Value: Art, Capital, Futures (tạm dịch: Giá trị hiện tại thuần túy: Nghệ thuật, Tư bản, Các tương lai) lấy chủ nghĩa tư bản làm chủ đề chính, qua đó gợi mở các vấn đề liên quan đến giá trị của nghệ thuật, trí tưởng tượng, các tiến bộ, và cái giá phải trả nếu ta không có những điều chỉnh hợp lý trước những thay đổi đang diễn ra trong hệ thống tư bản quốc tế.

Tại đây, Trọng Gia Nguyễn cùng với Yoshinori Niwa (nghệ sĩ), Beatrix Ruf (Giám đốc Stedelijk Museum Amsterdam), dưới sự điều hành của Philip Ursprung (Trưởng bộ môn Lịch sử nghệ thuật và kiến trúc tại ETH Zurich) cùng thảo luận về chủ đề Nghệ sĩ trong thời đại quyền lực tập trung.

Mở rộng ra ngoài khuôn khổ của Art Stage Singapore 2107, thì triển lãm Bắc - Trung - Nam của anh em song sinh Lê Đức Hải - Lê Ngọc Thanh đến từ Huế (qua sự giám tuyển của Khai Hori), khai mạc ngày 10/1 tại Chan Hampe Galleries cũng đáng chú ý. Triển lãm chắt lọc từ nhiều dự án nghệ thuật trong các năm 2010 đến 2016, với video art, điêu khắc, ảnh chụp, artists book, sắp đặt, tranh sơn dầu và sơn mài…

Vào lúc 17h ngày 14/1 tại ArtBlue Studio, họa sĩ Nguyễn Lâm được mời giới thiệu nhiều tác phẩm mới của mình với triển lãm cá nhân, nhân sinh nhật tuổi 76 của ông.

Tại sự kiện Singapore Contemporary, thuộc hệ thống Asia Contemporary Art Show, khai mạc ngày 19/1 tới đây, Việt Nam có sự hiện diện của Vin Gallery. Ngoài ra, ở đây cũng giới thiệu nhiều họa sĩ khác thông qua các bộ sưu tập từ trước, như Bùi Xuân Phái, Bùi Tiến Tuấn, Bùi Thanh Tâm, Nguyễn Thế Dũng, Lê Võ Tuân, Nguyễn Hải Anh, Tạ Đình Khiêm, Bùi Đức Tạo…

"Các sự kiện mang tính toàn cầu như Art Stage hay Art Basel... ngoài cơ cấu chính là buôn bán các tác phẩm nghệ thuật ở phân khúc trung cao cấp, họ còn rất khắt khe trong việc giám tuyển các gallery, nghệ sĩ và tác phẩm tham dự, vì vậy có thể góp phần nâng cao mỹ thuật theo một tiêu chí, định hướng cụ thể. Từ việc thông qua kênh tìm kiếm và phát hiện của các gallery, Art Stage còn gánh một nhiệm vụ khá quan trọng: giới thiệu các nhân tố mới đương thời ở từng quốc gia ra công chúng thế giới", họa sĩ Lê Kinh Tài - người theo dõi gần như tất cả 7 kì Art Stage Singapore - cho biết.

Cũng xin nói thêm, nhìn lại con đường hội nhập của Việt Nam mấy chục năm qua, những đóng góp của mỹ thuật đương đại là rất lớn và rõ rệt, thế nhưng từ cơ chế vĩ mô, vẫn chưa có sự đánh giá đúng, chứ đừng nói được đề cao.

Chủ tịch Nguyễn Xuân Phúc thăm Singapore: VN học gì để nhận và sử dụng tốt đầu tư?

Dầu tầm xuân bán ở đâu singapore

Nguồn hình ảnh, Michael Nguyễn Ngọc Minh

Chụp lại hình ảnh,

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc có chuyến thăm cấp Nhà nước tới Singapore từ ngày 24 đến 26/2/2022

Lần đầu tiên trong vòng hai năm trở lại đây, nguyên thủ quốc gia của Việt Nam tới thăm Singapore trong chuyến thăm cấp Nhà nước, từ ngày 24 đến 26/2/2022.

Theo tôi được biết, chuyến thăm này đã từng được hoãn gần vào phút chót do yếu tố khách quan từ phía Việt Nam; tuy nhiên, Singapore vẫn sẵn sàng đồng ý thay đổi lịch để tiếp Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, điều này cho thấy thái độ trọng thị của phía Singapore đối với cá nhân Chủ tịch Phúc và đối với Việt Nam.

Chuyến thăm được thực hiện trong hoàn cảnh nước chủ nhà Singapore được thế giới đánh giá là đã kiểm soát khá thành công dịch bệnh, đồng thời phục hồi kinh tế ở mức cao hơn dự kiến.

Về kiểm soát dịch bệnh, Singapore đã tiêm chủng đầy đủ hơn 90% dân số, bắt đầu tiêm đồng loạt cho trẻ dưới 11 tuổi, hệ thống y tế vững vàng, đủ năng lực đối phó với các đợt "sóng" của chủng Omicron. Về kinh tế, năm 2021 GDP của Singapore tăng trưởng mức cao 7.2% nhờ mở cửa rất sớm và đầu tư trọng điểm hiệu quả vào các ngành sản xuất, logistics, công nghệ cao, năng lượng.

Tôi cho rằng đây là những bài học kinh nghiệm rất tốt của Singapore mà Việt Nam có thể muốn trao đổi, học hỏi.

Singapore chống dịch và tiêm chủng thế nào?

Một phụ nữ Việt đem Covid đến chuỗi quán karaoke ở Singapore

Phụ nữ Việt ‘bán hoa’ ở Singapore: ‘Rủi ro lớn, thu nhập cao’ (kỳ 1)

Được mời dự cuộc đón tiếp, tôi thấy trong đoàn của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc có khá nhiều doanh nhân, chủ doanh nghiệp nhà nước và tư nhân liên quan tới lĩnh vực đầu tư phát triển năng lượng, logistics, tôi cho rằng họ cũng rất quan tâm tới việc hợp tác cùng đối tác Singapore trong các lĩnh vực này.

Các lãnh đạo cấp cao Singapore, ngoài Tổng thống Halimah Yacob, còn có Thủ tướng Lý Hiển Long (Lee Hsien Loong), Chủ tịch Quốc hội và đặc biệt là nguyên Thủ tướng Goh Chok Tong đều có cuộc gặp với Chủ tịch nước VN Nguyễn Xuân Phúc.

Tôi cho rằng chuyến thăm cấp nhà nước - cấp cao nhất của Chủ tịch Phúc đã thành công về mặt đối ngoại. Cấp lãnh đạo hai nước đã gặp nhau như người Singapore vẫn nói là "see and to be seen" để củng cố lòng tin và chia sẻ các quan tâm chung của nhau. Sau chuyến thăm cấp nhà nước này, tôi nghĩ chắc chắn sẽ có các chuyến thăm và làm việc của cấp thi hành, tiếp tục làm việc để cụ thể hóa và hiện thực hóa những trao đổi này.

Nguồn hình ảnh, AFP via Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Singapore đã kiểm soát khá thành công dịch Covid và mở cửa trở lại. Hình chụp một khu vực ngoài trời trên một con phố dọc theo trung tâm bán hàng rong Lau Pa Sat ở Singapore ngày 18/2.

Do vậy mà tôi nhìn nhận chuyến thăm cấp nhà nước không phải qua số hợp đồng được ký kết cùng với giá trị các hợp đồng đó là bao nhiêu tỷ đô la, mặc dù nó có thể được bên ngoài đánh giá khá quan trọng. Tôi cho rằng đây là chuyến thăm "xông đất" chúc nhau sự tốt lành trong năm mới, chúc nhau đã vượt qua thời điểm khó khăn và đặt nền móng cho các bước hợp tác sau này.

Quan trọng hơn con số là hướng đi

Hai bên ký Bản ghi nhớ hợp tác về kinh tế và thương mại giữa Bộ Công thương Việt Nam và Bộ Thương mại và Công nghiệp Singapore và Bản ghi nhớ giữa Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam và Bộ Truyền thông và Thông tin Singapore về hợp tác trong lĩnh vực kinh tế số. Các doanh nghiệp, tỉnh thành cũng ký kết 28 hợp đồng và biên bản ghi nhớ với doanh nghiệp Singapore.

Theo chính lời Chủ tịch Phúc nói tại diễn đàn doanh nghiệp hai bên thì tổng giá trị hợp đồng, biên bản ghi nhớ đã ký kết trong chuyến thăm lần này là hơn 11 tỷ đô la.

Thế nhưng điều tôi chú ý hơn là các trọng tâm hợp tác lần này: Kinh tế số và Kinh tế xanh. Đây là hai lĩnh vực được Singapore đầu tư phát triển rất thành công trong thời gian qua và tôi cho rằng Việt Nam khá nhanh nhạy nhận ra điều này để tìm đến Singapore, một địa chỉ gần, dù gần đây Việt Nam đã hợp tác mạnh với Anh trong mảng này.

Với góc nhìn của chuyên gia kinh tế và nhà đầu tư trong lĩnh vực năng lượng, tôi rất mừng về điều đó và cũng sẵn sàng chia sẻ, kết nối các doanh nghiệp phát triển năng lượng sạch ở Việt Nam với các nhà đầu tư, phát triển Singapore.

Bộ trưởng Bộ Công thương Việt Nam tháp tùng chuyến thăm của Chủ tịch nước đã làm việc với tập đoàn SempCorp của Singapore và thăm trang trại điện mặt trời nổi lớn nhất thế giới ở Singapore.

Nguồn hình ảnh, AFP via Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Một trang trại điện mặt trời nổi trên biển, ngoài khơi bờ biển phía bắc của Singapore

Tôi hy vọng sau chuyến đi này thì Bộ Công thương sẽ có những quyết định và hướng dẫn tích cực, ủng hộ doanh nghiệp phát triển năng lượng, đặc biệt với các dự án còn lại trong Quy hoạch phát triển năng lượng quốc gia (Quy hoạch điện 7) và sắp tới là chương trình Quy hoạch điện 8 của Việt Nam để đẩy mạnh hơn nữa kế hoạch phát triển năng lượng xanh, sạch ở Việt Nam theo cam kết của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại diễn đàn Glasgow COP26.

Cần tiếp nhận đầu tư thêm từ Singapore ra sao?

Rõ ràng là dòng đầu tư của Singapore, hay nói đúng hơn là đầu tư tại Việt Nam của các doanh nghiệp gốc Singapore, do người Singapore làm chủ, cộng với các doanh nghiệp có trụ sở tại Singapore, đăng ký vốn ở Singapore nhưng có chủ là người nước ngoài, đã đi vào thực chất từ khá lâu.

Sống ở đây đã nhiều năm, tôi còn nhớ rằng cố Thủ tướng Singapore, ngài Lý Quang Diệu đã hết sức nỗ lực và có công lao lớn trong việc hợp tác, mở cửa với Việt Nam từ những năm đầu tiên sau khi Mỹ bỏ cấm vận và các lãnh đạo chính phủ Singapore từ đó đến giờ không ngừng củng cố.

Singapore luôn nằm trong top những nhà đầu tư lớn nhất ở Việt Nam và phần lớn các hạng mục đầu tư là dài hạn. Có số liệu nói Singapore là nhà đầu tư lớn nhất của VN từ 2020, khi bắt đầu có đại dịch Covid, nhờ cả Việt nam và Singapore đã tìm được lợi ích chung. Nếu các nhà đầu tư Singapore nhận thấy Việt Nam là đối tác, bạn hàng hiệu quả, tin cậy thì việc mở rộng hợp tác là điều tự nhiên trong tương lai.

Để điều này thành hiện thực nhanh hơn nữa, theo quan điểm cá nhân của tôi thì nên tạo ra các hành lang pháp lý hỗ trợ đầu tư từ Singapore cho xứng đáng với tầm "đối tác chiến lược toàn diện". Về ngắn hạn, nên mở ngay các luồng đi lại theo hộ chiếu vắc xin VTL và luồng doanh nhân (BTL) cho các doanh nhân, doanh nghiệp từ Singapore tới Việt Nam.

Dòng đầu tư từ Singapore tới Việt Nam không nhất thiết là chỉ từ doanh nghiệp gốc do người Singapore làm chủ, mà còn từ các doanh nghiệp đa quốc gia đăng ký tại Singapore, do môi trường làm ăn thông thoáng, minh bạch và thuận lợi của đảo quốc.

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Một số dự án đầu tư lớn ở Việt Nam được đăng ký cho Singapore đang nằm trong số này. Chính vì vậy mà việc Việt Nam tiếp nhận, sử dụng vốn đầu tư thành công không chỉ nâng cao uy tín của Việt Nam trong phạm vi, sự thừa nhận của riêng Singapore, mà còn rộng hơn ở tầm cỡ quốc tế do tính chất đa quốc gia của doanh nghiệp đầu tư.

Cũng vì lý do trên, mặt thuận lợi là phía Việt Nam tiếp cận được sự đa dạng trong kinh nghiệm quản lý, điều hành, công nghệ... từ số doanh nghiệp đa quốc gia đăng ký tại Singapore này.

Mặt khác, các nhà làm luật và nhà quản lý Việt Nam được cho là nên nhanh chóng tiếp cận và áp dụng các điều ước quốc tế tiên tiến liên quan tới lao động, sử dụng lao động, môi trường lao động và quyền của người lao động, cách quản lý doanh nghiệp... để đón nhận hiệu quả các nguồn vốn đầu tư quý báu này.

Doanh nhân Michael Nguyễn Ngọc Minh hiện sinh sống và làm việc tại Singapore. Bài thể hiện quan điểm riêng của ông.

Xem thêm:

EVFTA: Láng giềng 'phải ghen tị' với Việt Nam vì có được hiệp định

Mỹ thuật Việt Nam có gì ở Singapore đầu năm 2017

45 năm quan hệ Singapore và Việt Nam

Ông Lý Hiển Long thăm Việt Nam