Đau dạ dày ăn khoai món được không

Khoai lang có chứa nhiều tinh bột, chất xơ và vitamin tốt cho sức khỏe con người. Tuy nhiên, không phải đối tượng nào cũng phù hợp sử dụng loại thực phẩm này. Chắc hẳn rất nhiều người bệnh đang thắc mắc “đau dạ dày có nên ăn khoai lang không?”. Trong bài viết chuyên mục sẽ cung cấp thông tin chi tiết giải đáp chi tiết. Hãy cùng theo dõi!

Khoai lang là thực phẩm rất quen thuộc đối với con người. Chúng được chế biến thành nhiều món ăn thơm ngon bổ dưỡng được rất nhiều người yêu thích. Theo Đông y, khoai lang là thực phẩm có tính bình và vị ngọt, khi đi vào cơ thể sẽ có tác dụng tiêu viêm, lợi mật, bồi bổ cơ thể,…

Nghiên cứu y học hiện đại cũng đã chỉ ra, thành phần chính của khoai lang chiếm đến 70% là tinh bột, ngoài ra trong khoai lang còn chứa nhiều thành phần dưỡng chất thiết yếu khác như chất xơ, canxi, protein, vitamin, β-caroten, potassium,…Những thành phần hoạt chất trong khoai lang còn có tác động rất tích cực đến hệ tiêu hóa, đặc biệt là những người bị đau dạ dày với các công dụng sau đây:

  • Tinh bột trong khoai khi đi vào dạ dày sẽ tạo nên lớp màng nhầy bao bọc trên lớp niêm mạc để bảo vệ chúng khỏi sự tấn công của dịch vị acid tiêu hóa.
  • Với hàm lượng chất xơ dồi dào, khoai lang còn có khả năng trung hòa dịch vị acid dạ dày, từ đó giúp duy trì nồng độ pH tại cơ quan này ở mức độ ổn định.
  • Hàm lượng β-caroten trong khoai lang hoạt động như một chất chống oxy hóa giúp đẩy lùi phản ứng viêm, giảm đau và bảo vệ dạ dày khỏi các gốc tự do gây hại.
  • Thành phần vitamin đa dạng trong loại thực phẩm này còn có khả năng bảo vệ và làm lành các tế bào bị tổn thương, ngăn ngừa tình trạng viêm loét chuyển biến nặng hơn và phục hồi chức năng của cơ quan này. Đồng thời, vitamin B6 trong khoai còn có khả năng hỗ trợ tiêu hóa thức ăn rất tốt.
  • Hàm lượng magie trong khoai lang còn có khả năng chống căng thẳng thần kinh rất tốt, nếu bạn sử dụng nhiều sẽ ngăn chặn được các cơn đau dạ dày do stress kéo dài gây ra.
Đau dạ dày có nên ăn khoai lang không?

Chuyên gia dinh dưỡng còn cho biết, đây là thực phẩm có tác dụng rất tốt đối với hệ tim mạch, giúp nhuận tràng, ổn định huyết áp và ngăn ngừa sự phát triển của các khối u ác tính gây ra bệnh ung thư.

Với những lý do trên thì ta thấy được, người đau dạ dày nên bổ sung khoai lang vào thực đơn ăn uống hàng ngày để hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh và bồi bổ cơ thể. Ngoài ra, nếu bạn duy trì thói quen ăn 100 gram mỗi ngày còn có tác động rất tích cực đến hệ tiêu hóa, giúp quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra tốt hơn bằng cách tăng nhu động ruột, phòng chống nguy cơ táo bón và rối loạn tiêu hóa.

Khoai lang là thực phẩm có tác dụng rất tốt đối với hệ tiêu hóa và có khả năng cải thiện tình trạng đau dạ dày khá tốt. Vì vậy, mỗi khi cơn đau dạ dày tái phát người bệnh có thể sử dụng thực phẩm này chế biến thành nhiều món ăn thơm ngon để dùng như khoai lang luộc, chè khoai lang, canh khoai lang,…

Đây là cách chế biến khoai lang đơn giản và được áp dụng phổ biến nhất. Người bệnh chỉ cần duy trì thói quen ăn khoảng 100 gram khoai lang luộc hoặc hấp mỗi ngày sẽ có tác dụng hỗ trợ cải thiện tình trạng đau dạ dày và tăng cường chức năng của cơ quan tiêu hóa. Dưới đây là cách chế biến khoai lang luộc và hấp bạn có thể tham khảo:

Chuẩn bị: 1 – 2 củ khoai lang

Thực hiện:

  • Khoai lang hấp: Khoai lang đem đi rửa sạch với nước, dùng dao gọt bỏ phần vỏ bên ngoài rồi cắt thành khúc ngắn. Cho khoai lang bào nồi hấp cách thủy cho đến khi chín.
  • Khoai lang luộc: Rửa sạch khoai lang cho vào nồi cùng với lượng nước vừa phải luộc cho đến khi chín. Khi luộc khoai lang bạn cần phải giữ nguyên phần vỏ để tránh làm mất đi dưỡng chất và vị ngọt tự nhiên của khoai.
Khoai lang là lựa chọn tốt cho người bệnh

Canh khoai lang nấu sườn sẽ giúp bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể và tăng tính ngon miệng cho bữa ăn. Dưới đây là cách chế biến món canh khoai lang nấu sườn bạn có thể tham khảo:

Chuẩn bị: 100 gram khoai lang, 500 gram sườn non, gia vị vừa đủ

Thực hiện:

  • Khoai lang đem đi rửa sạch qua nhiều lần nước để loại bỏ hết bụi bẩn và đất cát bám quanh. Vớt khoai lang ra để cho ráo nước, dùng dao gọt bỏ phần vỏ rồi thái miếng vừa ăn.
  • Sườn non đem đi rửa sạch, chặt miếng vừa ăn rồi cho vào bát ướp với một ít gia vị trong khoảng 15 phút cho thấm.
  • Tỏi lột bỏ vỏ bên ngoài, rửa sạch rồi bằm nhuyễn. Cho tỏi băm và một ít dầu vào nồi phi thơm, sau đó cho sườn vào đảo đều đến khi săn lại thì đổ nước vào.
  • Đun nước cho đến khi sôi lên thì vớt bớt phần bọt trên mặt, sau đó cho khoai lang vào và vặn nhỏ lửa lại.
  • Nấu cho đến khi khoai lang chín mềm thì nêm nếm gia vị vừa ăn rồi tắt bếp. Bạn có thể cho vào canh một ít hành lá để làm tăng hương vị cho món ăn.

Cũng như những thực phẩm khác, chuyên gia tiêu hóa khuyến cáo, người bệnh nên sử dụng khoai đúng định lượng, và kết hợp với những thực phẩm phù hợp. Từ đó, tránh nguy cơ phản tác dụng.

Khoai lang là thực phẩm có tác động rất tích cực đến hệ tiêu hóa và có khả năng giảm đau dạ dày hiệu quả. Tuy nhiên, người bệnh cần phải ăn khoai lang đúng cách và đúng liều lượng mới có thể mang lại hiệu quả tích cực.

Không nên ăn khoai lang khi đang đói bụng
  • Buổi trưa là thời điểm thích hợp nhất để ăn khoai lang, đặc biệt là sau khi ăn trưa khoảng 1 tiếng.
  • Người bị đau dạ dày tuyệt đối không nên ăn khoai lang vào buổi tối. Đây là thời điểm cơ thể ít vận động nên dạ dày cũng hoạt động yếu hơn rất nhiều, nếu ăn khoai lang sẽ dẫn đến tình trạng khó tiêu, trào ngược, ợ chua và gây mất ngủ.
  • Cần nấu chín kỹ khoai lang trước khi dùng để tránh gây khó tiêu.
  • Người bị đau dạ dày cũng không nên ăn khoai lang khi bụng đang đói để tránh gây áp lực lên dạ dày và khiến cho các tổn thương ở lớp niêm mạc trở nên tồi tệ hơn.
  • Người bệnh nên sử dụng kết hợp khoai lang với nhiều loại rau xanh, hoa quả tươi và thực phẩm giàu protein khác.
  • Tốt nhất hãy ăn từ 100 – 200 gram/ngày và duy trì 3 – 4 lần/tuần. Bạn có thể đa dạng cách chế biến món ăn từ khoai lang để chống ngấy. Tuyệt đối không nên ăn khoai lang quá 300 gram/ngày để tránh gây đầy hơi, ợ chua và ảnh hưởng xấu đến chức năng của dạ dày.
  • Không ăn khoai lang bị hà và khoai lang có xuất hiện đốm đen để tránh gây hại cho chức năng gan.
  • Khoai lang có kiêng kỵ với quả hồng, vì vậy người bệnh không sử dụng kết hợp hai loại thực phẩm này với nhau để tránh gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Khoai lang là thực phẩm được chuyên gia khuyên dùng cho người bị đau dạ dày giúp hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh. Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên hình thành cho bản thân chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học để phòng ngừa cơn đau dạ dày tái phát nhiều lần gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Nếu còn bất cứ băn khoăn gì về câu hỏi “Đau dạ dày có nên ăn khoai lang không?”, người bệnh hãy để lại bình luận bên dưới, chuyên gia Metaherb sẽ giải đáp nhanh chóng.

Có thể bạn quan tâm

Đau dạ dày có nên ăn khoai lang không là câu hỏi được người bệnh quan tâm vì trong thực phẩm này chứa nhiều thành phần và hoạt chất khác nhau. Và khi ăn người bệnh vẫn cần phải đảm bảo được yếu tố ăn đúng và ăn đủ, như vậy mới mang lại hiệu quả tốt nhất. Thông tin giúp bạn giải đáp đau dạ dày có nên ăn khoai lang không sẽ được chia sẻ trong bài viết!

Đau dạ dày là dấu hiệu cảnh báo tình trạng niêm mạc dạ dày đang bị tổn thương do sự tấn công của nhiều tác nhân gây bệnh khác nhau. Ngoài đau bụng, bệnh nhân cũng có nhiều triệu chứng khó chịu khác như: Buồn nôn, ợ chua, ợ hơi nhiều, đắng miệng, tiêu chảy…

Với tình trạng dạ dày đang suy yếu thì việc ăn uống kiêng khem là rất cần thiết, vậy nên nhiều người bệnh cảm thấy lo lắng không biết đau dạ dày có nên ăn khoai lang hay không? 

Đau dạ dày có nên ăn khoai lang

Thực tế thì khoai lang đã quá quen thuộc đối với mỗi gia đình Việt Nam, chúng có thể chế biến được nhiều món ăn bổ dưỡng và được yêu thích bởi cả trẻ nhỏ lẫn người lớn. Trước tiên chúng ta cùng tìm hiểu tác dụng của khoai lang.

Theo Đông y, khoai lang có vị ngọt thanh, tính bình và có công dụng tiêu viêm, lợi mật, ôn hòa tỳ vị… và bồi bổ cơ thể. Theo Y học hiện đại thì thành phần dưỡng chất trong khoai lang tương ứng với lượng cần thiết cho cơ thể mỗi người.

Một số tác dụng cụ thể của từng thành phần có trong khoai lang giúp cải thiện bệnh đau dạ dày như sau:

  • Chúng chứa chất xơ, canxi, vitamin và protein,… nên chúng trị được táo bón, giúp nhuận tràng, ngăn ngừa sự phát triển của biến chứng bệnh ung thư.
  • Tinh bột trong tái tạo lớp màng nhầy phủ lên lớp niêm mạc, giảm viêm loét dạ dày và giúp chúng phòng ngự tốt hơn trước những tác nhân xấu tấn công như vi khuẩn Hp, dịch vị axit trong dạ dày.
  • Hàm lượng chất xơ dồi dào trong khoai sẽ duy trì nồng độ pH giúp bệnh nhân đỡ cảm giác đau bụng, ợ hơi.
  • Hàm lượng β-caroten được xem như chất chống oxy hóa, làm giảm đau, hạn chế sự tổn thương cho niêm mạc dạ dày.
  • Thành phần vitamin đa dạng giúp ngăn ngừa, bảo vệ và tái tạo lại các tế bào bị tổn thương do đau dạ dày gây ra.
  • Hàm lượng magie trong khoai ngăn chặn được các cơn đau dạ dày, giúp người bệnh thư giãn đầu óc, giải tỏa stress rất tốt.

Bên cạnh câu hỏi đau dạ dày ăn khoai lang được không thì việc ăn sao cho đạt hiệu quả tốt nhất cũng là điều mà người bệnh cần biết. Dưới đây tapchidongy.org sẽ chia sẻ đến bạn 6 cách chế biến đơn giản của khoai lang, cho người đau dạ dày.

Đây là cách chế biến đơn giản nhất và thường xuyên được gia đình Việt lựa chọn. Chỉ cần rửa sạch rồi cho vào nồi sấp nước rồi đun cho đến khi chín là có thể ăn được luôn. 

Tuy nhiên mỗi ngày người bệnh chỉ nên ăn từ 100g – 200g là phù hợp nhất, ăn nhiều sẽ gây đầy bụng.

Khoai lang luộc phù hợp với người đau dạ dày

Hấp có phần hơi lách cách so với luộc, nhưng so với các cách khác thì vẫn rất đơn giản, bạn chỉ cần:

  • Rửa sạch, gọt vỏ khoai rồi cho vào giá hấp cách thủy.
  • Dùng đầu đũa đâm để cảm nhận độ chín nhừ rồi tắt bếp và ăn khi còn ấm.
  • Chỉ nên ăn 100g – 200g/ ngày.

Mùa hè rất thích hợp để chế biến món này, vừa để giải nhiệt vừa để cải thiện bệnh đau dạ dày hiệu quả. Công thức đơn giản của món chè này như sau:

  • Hấp khoảng 200g khoai lang cho đến khi chín nhừ rồi đem nghiền nát.
  • Sau đó trộn với bột năng rồi từ từ vo tròn. 
  • Tiếp tục đun khoảng 500ml nước khi sôi cho 300g đường và thả khoai lang vào.
  • Cho đến khi từng viên khoai nổi lên trên thì có thể tắt bếp và ăn khi còn ấm.
Chè khoai lang ít đường

Sườn non chứa nhiều giá trị dinh dưỡng nhưng ăn nhiều gây đầy bụng, nên chỉ ăn với lượng phù hợp. Công thức của món khoai nấu sườn là:

  • Rửa sạch rồi cắt nhỏ khoai lang, chặt miếng sườn nhỏ vừa ăn.
  • Hầm hai nguyên liệu trên khoảng 30 – 40 phút cho chín nhừ hoàn toàn.
  • Sau khi tắt bếp thì nêm nếm thêm gia vị để ăn ngon miệng hơn.

Một tuần bệnh nhân có thể ăn từ 2 – 3 lần, không nhất thiết phải ăn thường xuyên.

Các chuyên gia khuyến cáo nên cho những món dễ tiêu hóa vào thực đơn dành cho người đau dạ dày để giảm nhẹ gánh nặng cho dạ dày vì vậy việc ăn súp vừa kích thích tiêu hóa vừa giúp bệnh nhân loại bỏ cảm giác khó tiêu, chướng bụng.

Công thức cần phải thực hiện để nấu món này như sau:

Chuẩn bị: 500ml nước hầm, nửa củ hành tây, củ khoai lang 200g, thìa bơ và một số gia vị khác.

Cách làm:

  • Cắt nhỏ các nguyên liệu hành tây, khoai lang rồi cho vào chảo xào cùng với bơ, tỏi.
  • Sau đó đỏ nước hầm vào và ninh cho đến khi nhừ hết các nguyên liệu.
  • Cuối cùng cho thêm gia vị và dùng khi ấm nóng.

THAM KHẢO NGAY: Bài thuốc thế hệ 2 giúp LOẠI BỎ TRIỆT ĐỂ bệnh dạ dày sau 1 – 1,5 tháng

Đau dạ dày có được ăn khoai lang kết hợp với gừng, vì đây là hai dược liệu thường được dùng trong điều trị các bệnh về tiêu hóa, giúp giảm đau, trung hòa axit và làm lành các vết thương tổn của niêm mạc dạ dày thực quản. Vậy nên đây cũng là công thức chữa bệnh đau dạ dày tại nhà hiệu quả, cụ thể là:

Chuẩn bị: 500g khoai lang, gừng và tỏi băm, dầu dừa vừa đủ và một số gia vị.

Cách thực hiện:

  • Hấp khoai lang rồi nghiên tay cho nhuyễn.
  • Cho tỏi và gừng băm vào phi cho thơm rồi cho khoai lang cùng một số gia vị và đảo đều.
  • Khi cảm thấy hỗn hợp sệt lại thì có thể tắt bếp và dùng trực tiếp.

Nếu sử dụng món ăn này vào bữa phụ sẽ giúp cơ thể được bổ sung năng lượng giúp bệnh không bị khó chịu, dễ tiêu hóa hơn.

Người bệnh có thể sử dụng khoai với nhiều công thức

Món chè cũng dễ ăn, nên người đau dạ dày có thể tham khảo công thức như sau:

  • Chuẩn bị nguyên liệu: 300g khoai lang, 50g đậu xanh, bột đao, nước cốt dừa, đường.
  • Rửa sạch rồi cắt thành từng miếng nhỏ vừa ăn, sau đó ngâm khoai lang với nước chanh loãng ngâm trong 15 phút. Như vậy sẽ giúp khoai lang loại bỏ nhựa và có màu trắng đẹp hơn.
  • Đậu xanh ngâm trước trong nước 2 tiếng, hoặc đến khi nở đều thì vớt ra để ráo.
  • Sau đó cho đậu xanh vào đun cho chín nhừ thì thả khoai lang vào.
  • Tiếp tục đun khoảng 10 phút thì cho toàn bộ gia vị vào khuấy đều là có thể tắt bếp, rồi múc ra bát và cho thêm nước cốt dừa lên bát.
  • Nên dùng khi còn ấm vừa ngon vừa nhiều dinh dưỡng nhất.

Với những nội dung chia sẻ ở trên thì có lẽ bạn đã biết câu trả lời đau dạ dày có ăn khoai lang được không nhưng để bảo toàn được dưỡng chất và công dụng của thực phẩm này thì người bệnh vẫn cần tuân thủ theo những lời khuyên sau:

  • Không nên dùng khoai lang sống, nhất là lúc đang đói vì chúng có thể gây táo bón, đau bụng, khó tiêu.
  • Thời điểm dùng khoai lang tốt nhất là vào bữa phụ, sau bữa chính khoảng 2 giờ. Khi đó sẽ không gây đầy bụng và dễ tiêu hóa hơn. Không nên ăn khi tối muộn, vì sẽ gây sức ép lên dạ dày.
  • Bệnh nhân tiểu đường, có vấn đề về gan, thận và tim mạch nên ăn với liều lượng được khuyến cáo. 
Dùng khoai đúng cách để mang lại hiệu quả cao hơn

Vậy nên dù đau dạ dày có nên ăn khoai lang nhưng khi dùng vẫn nên theo những lời khuyến cáo của chuyên gia. Khi đó sẽ đạt được hiệu quả cao nhất, mà không ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Tuy nhiên, nếu cơ thể có dấu hiệu bất thường hoặc triệu chứng trở nặng thì nên tìm đến bệnh viện để được thăm khám và chữa trị.

Có thể bạn quan tâm

Video liên quan

Chủ đề