Đặt một câu theo mẫu Ai thế nào để nói về cây gạo

Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 3 năm 2020 số 15

Xuất bản ngày 29/10/2020 - Tác giả: Huyền Chu

Bộ đề thi học kì 1 lớp 3 Tiếng Việt năm học 2020 -2021 đề số 15 kèm đáp án và hướng dẫn giải chi tiết từng câu giúp các em học sinh cùng phụ huynh học bài và ôn luyện tại nhà.

Mục lục nội dung

  • 1. Đề số 15
  • 2. Đáp án

Mục lục bài viết

Đề thi học kì 1 lớp 3 Tiếng Việt năm 2020 đề số 15bao gồm rất nhiều dạng bài tập khác nhau tổng hợp toàn bộ kiến thức các em đã học ở lớp 3, qua đó giúp các em ôn luyện kiến thức cho kỳ thi sắp tới. Bộ đề có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết giúp các em hiểu bài hơn, ngoài ra phụ huynh hoặc thầy cô giáo có thể tải file đính kèm ở cuối bài viết và in ra để các em học sinh tự hoàn thành bài làm của mình rồi sau đó so sánh với đáp án.

1. Sự khác biệt giữa 3 kiểu câu Ai là gì? Ai làm gì? và Ai thế nào?

* Về mặt ngữ pháp, ba kiểu câu nói trên chủ yếu khác nhau ở vị ngữ:

- Câu kể Ai làm gì? có vị ngữ là động từ; chủ ngữ thường là danh từ chỉ người hay động vật.

- Câu kể Ai thế nào? Có vị ngữ là tính từ, động từ chỉ trạng thái hoặc cụm chủ vị.

- Câu kể Ai là gì? có vị ngữ là tổ hợp của từ là với danh từ, động từ, tính từ hoặc cụm chủ - vị.

Vì mỗi kiểu câu trên có đặc điểm cấu trúc riêng nên phải dạy riêng từng kiểu câu thì mới xác định chủ ngữ, vị ngữ dễ dàng được.

* Về chức năng giao tiếp, mỗi kiểu câu trên thích hợp với một chức năng khác nhau:

+ Câu kể Ai là gì? Dùng để định nghĩa giới thiệu, nhận xét.

Ví dụ: Bạn Nam là lớp trưởng lớp 4A.

Lan Hương là học sinh giỏi của lớp.

Như Quỳnh là học sinh ngoan, chăm chỉ.

Bảng tóm tắt

Đặc điểm/Thành phần câu

Chủ ngữ

Vị ngữ

Câu hỏi

Ai? Cái gì? Con gì?

Làm gì? là ai? là con gì?

Ý nghĩa

Chỉ những sự vật được giới thiệu, nhận định ở vị ngữ.

được nối với chủ ngữ bằng từ là

Ví dụ

Bạn Ngọc

là lớp trưởng của lớp em

+ Câu kể Ai làm gì? Dùng để kể về hoạt động của người, vật khi được nhân hóa.

Ví dụ:

-Minh quét nhà giúp mẹ.

- Đàn dê ăn cỏ trên cánh đồng.

- Những cậu tre bá vai nhau thì thầm đứng học.

+ Câu kể Ai thế nào? Dùng để miêu tả đặc điểm, tính chất hoặc trạng thái của người, vật.

Ví dụ: Cánh đồng đẹp như một tấm thảm.

Bảng tóm tắt

Đặc điểm/Thành phần câu

Chủ ngữ

Vị ngữ

Câu hỏi

Ai? Cái gì? Con gì?

Thế nào?

Ý nghĩa

Chỉ những sự có đặc điểm, tính chất hoặc trạng thái được nêu ở vị ngữ

Chỉ đặc điểm, tính chất, trạng thái củasự vật được nói đếnở chủ ngữ.

Ví dụ

Cây hoa gạo

nở đỏ rực một góc trời

Khi dạy các kiểu câu cần gắn với các chức năng giao tiếp khác nhau sẽ giúp ích rất lớn cho việc phát triển các kĩ năng nói, viết cho học sinh.

DẠNG ĐỀ: ĐỌC HIỂU

BÀI TẬP ÔN HÈ MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 3 LÊN LỚP 4

ĐỀ SỐ 1

A. Phần Luyện đọc

1. Bài tập thành tiếng

2. Bài tập đọc hiểu kết hợp kiểm tra từ và câu

Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:

Cây đường phố

Cây đường phố Hà Nội như tấm lịch có thể đo thời gian hàng tháng bằng hương sắc của từng loài.

Tháng Giêng là quất đào đỏ rực vàng trên khắp các công viên. Tháng Hai, cụm cây gạo cổng đền Ngọc Sơn ven hồ Hoàn Kiếm như những chấm son điểm tận trời xanh, gọi từng đàn sáo lại quây quần. Tháng Ba, hoa sấu rải trắng mặt hè như những nong gạo nếp gợi niềm no đủ. Tháng Tư, thấp thoáng muồng đào như mặt trời hồng và e ấp hương ngọc lan nhẹ buông trong gió từ các khoảnh vườn biệt thự. Tháng Năm, chói gắt màu phượng đỏ hầu khắp các sân trường, xôn xao giục giã một mùa thi. Tháng Sáu, tháng Bảy, hoa bằng lăng đẹp không chỉ ở bóng mát, ở màu hoa mà còn đẹp cả lúc lá non vừa nảy, đỏ tím như đàn bướm đậu trên cành...

(Nguyễn Hà)

(1) Bài văn nói đến nét đặc trưng nào của Hà Nội ? Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng :

A. Đặc sản của Hà Nội

B. Cây trên đường phố Hà Nội

C. Nét thanh lịch của người Hà Nội.

(2)Bài văn nhắc đến các loài cây đặc trưng của những tháng nào ?

Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng :

A. Từ tháng Giêng đến tháng Mười Hai

B. Từ tháng Giêng đến tháng Sáu.

C. Từ tháng Giêng đến tháng Bảy

(3)Loài cây nào là đặc trưng của tháng Ba ?

Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng :

A. Cây sấu

B. Cây phượng

C. Cây bằng lăng

(4) Cây bằng lăng của tháng Sáu, Bảy có gì đẹp?

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

(5) Dòng nào dưới đây nêu đúng nội dung chính của bài văn?

Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng :

A. Cây trên đường phố Hà Nội rất đẹp

B. Cây trên đường phố Hà Nội có rất nhiều hương sắc

C. Cây trên đường phố Hà Nội như tấm lịch có thể đo thời gian bằng hương sắc của từng loài.

(6) Em có cảm nhận gì về vẻ đẹp của cây cối trên đường phố Hà Nội?

Hãy viết 1 – 2 câu nêu suy nghĩ của em.

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

(7) Em thích vẻ đẹp của loài cây nào nhất trong các loài cây được nói đến trong bài văn? Vì sao?

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

(8) Bài văn có mấy hình ảnh so sánh?

Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng :

A. Ba hình ảnh

B. Bốn hình ảnh

C. Năm hình ảnh

Ghi lại một câu văn có hình ảnh so sánh mà em thích nhất.

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

(9) Tìm và ghi lại các từ chỉ hoạt động trong câu “Cây gạo gọi từng đàn sáo đến quây quần.”

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

(10) Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm trong câu: “Tháng Giêng, quất đào đỏ rực vàng trên khắp các công viên.”

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

B. Phần Luyện viết

1. Chính tả (nghe – viết)

Đêm trăng đẹp

Ngày chưa tắt hẳn, trăng đã lên rồi. Mặt trăng tròn, to và đỏ từ từ nhô lên ở chân trời, sau rặng tre đen của làng xa. Mấy sợi mây còn vắt ngang qua mỗi lúc một mảnh dần rồi đứt hẳn. Trên những quãng đồng rộng, cơn gió nhẹ hiu hiu đưa lại, thoang thoảng mùi hương thơm mát.

Sau tiếng chuông của ngôi chùa cổ một lúc lâu, trăng đã nhô lên khỏi rặng tre.

2. Tập làm văn (6 điểm) (25 phút)

Viết một đoạn văn ngắn( từ 5 đến 7 câu) kể về một cảnh đẹp ở nước ta mà em biết.

BÀI TẬP ÔN HÈ MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 3 LÊN LỚP 4

ĐỀ SỐ 2

A. Phần Luyện đọc

1. Bài tập đọc thành tiếng

2. Bài tập đọc hiểu: Đọc thầmtruyện sau:

KIẾNMẸ VÀCÁCCON

GiađìnhnhàKiếnrấtđông.KiếnMẹcóchínnghìnbảytrămcon.Tối nàoKiếnMẹcũngtấtbật trongphòng ngủcủa đàncon.KiếnMẹphải vỗvề và thơmyêutừngđứa con:

- Chúc conngủngon!Mẹyêucon.

Cứnhưvậychođếnlúcmặttrờimọc,lũkiếnconvẫnchưađượcmẹ thơm hết lượt.Điềuđólàm KiếnMẹkhôngyênlòng.Vàthếlà suốtđêm,Kiến Mẹ khônghề chợpmắtđể hônhếtđàncon.

VìthươngKiếnMẹquávấtvả,bácCúMèođãnghĩramộtcách.Buổi tối,đếngiờđingủ, tấtcảlũkiếnconđềulêngiườngnằmtrênnhữngchiếcđệm xinhxinh.KiếnMẹđếnthơmvàomáchúkiếnconnằmởhàngđầutiên.Sau khiđượcmẹthơm,chúkiếnnàybènquay sangthơmvàomákiếnconbêncạnh và thầmthì:

- Mẹ gửi mộtcáihônchoemđấy!

Cứ thế,lần lượtcác kiến con hôn truyềnchonhau và nhờ thế KiếnMẹcó thểchợpmắtmà vẫnâuyếmđược cả đàncon.

(Chuyện củamùaHạ)

Khoanh tròn vàochữcáiđặt trước câu trảlờiđúnghoặc làmtheo yêu cầu.

Câu 1: KiếnMẹ có sốconlà:

A. Chínmươibảy

B. Chíntrămbảymươi

C. Chínnghìnbảytrăm

Câu 2: BuổitốitrongphòngngủKiếnMẹthườngphảilàm:

A.Rửamặtchocác con

B. Vỗvềvà thơmyêucác con

C. Đắpchănchocác con

Câu 3:Kiếnmẹ cả đêmkhôngchợpmắtvì:

A. VìKiếnmẹmuốnngắmcác con ngủngon.

B. VìKiếnmẹmuốnhônhếtlượttừngđứa con.

C. VìKiếnMẹ muốncanhgiấc chođànconngủ.

Câu 4: VìthươngKiếnMẹ, Bác Cúmèođã nghĩ ra cáchlà:

A.KiếnMẹ thơmchúkiếnconnằmở hàngđầutiên,các conhôntruyềnnhau.

B. KiếnMẹ thơmchúkiếnconnằmở cuốinói:“Mẹyêutấtcả các con!”

C. KiếnMẹ thơmhaichúkiếnconnằmở hàngđầutiênvà hàngcuối.

Câu 5:Câu“Lũkiếnconnằmtrênnhữngchiếc đệmxinhxinh.”thuộc kiểucâu:

A.Ailà gì? B. Ailàmgì? C. Aithếnào?

Câu 6:Trongcâu:“VìthươngKiếnMẹquávấtvả, bácCúMèođãnghĩramộtcách.”bộ phậntrả lời câuhỏi“Vìsao?”là:

A. Vì thươngKiếnMẹ quá vấtvả

B. Bác Cú Mèo

C. Đã nghĩramộtc

Câu 7: Trong câu:“KiếnMẹ khônghề chợpmắtđể hônhếtđàncon.”bộphậntrả lờicâu “thế nào?”là:

A.KiếnMẹ

B. Khônghề chợpmắt

C. Khônghề chợpmắtđể hônhếtđàncon

Câu 8 :Hãyviết1câuvăncósửdụnghìnhảnhsosánh đểnóivềtìnhcảmcủabố(mẹ) đốivớiem.

B. Phần Luyện viết

1. Chính tảGVđọc choHS viếtbài

KIẾNMẸ VÀCÁCCON

…VìthươngKiếnMẹ quá vấtvả,bác CúMèođã nghĩra mộtcách.Buổitối,đến giờ đi ngủ,tấtcả lũ kiếnconđềulêngiườngnằmtrênnhữngchiếc đệmxinhxinh. Kiến Mẹ đếnthơmvàomáchúkiếnconnằmở hàngđầutiên.Saukhiđược mẹ thơm,chúkiến nàybènquaysang thơmvàomá kiếnconbêncạnhvà thầmthì:

- Mẹ gửi mộtcáihônchoemđấy!

II.Tập làmvăn (5điểm- 30phút)

Hãyviết đoạnvăn(từ7-10câu)kể vềtìnhcảmcủamộtngườitronggiađìnhđối vớiem.

BÀI TẬP ÔN HÈMÔN TIẾNG VIỆT LỚP 3 LÊN LỚP 4

ĐỀ SỐ 3

A. Phần luyện đọc

1. Đọc thành tiếng

GV kiểm tra từng HS qua các tiết ôn tập theo hướng dẫn KTĐK cuối học kì 1 Tiếng Việtlớp 3.

II. Đọc hiểu:Thời gian 25 phút(6 điểm)

Đọc thầm bài văn sau:

TRĂNG LÊN

Ngày chưa tắt hẳn, trăng đã lên rồi.

Mặt trăng tròn, to và đỏ, từ từ lên ở chân trời, sau rặng tre đen của làng xa. Mấy sợi mây còn vắt ngang qua, mỗi lúc mảnh dần rồi đứt hẳn. Trên quãng đồng ruộng, cơn gió nhẹ hiu hiu đưa lại, thoang thoảng những hương thơm ngát.

Sau tiếng chuông của ngôi chùa cổ một lúc lâu, trăng đã sáng hẳn: trời bây giờ trong vắt, thăm thẳm và cao, mặt trăng nhỏ lại, sáng vằng vặc ở trên không. Ánh trăng trong chảy khắp cả trên cành cây, kẽ lá, tràn ngập con đường trắng xóa.

Bức tường hoa giữa vườn sáng trắng lên, lá lựu dày và nhỏ, lấp lánh như thủy tinh. Một cành cây cong xuống rồi vụt lên, lá rung động lấp lánh ánh trăng như ánh nước.

THẠCH LAM

Dựa theo nội dung bài đọc, khoanh vào chữ trư­ớc ý trả lời đúng và làm các bài tập sau:

Câu 1: Bài văn tả cảnh trăng bắt đầu lên vào thời điểm nào trong ngày?

a. Thời điểm ngày chưa tắt hẳn.

b. Giữa đêm khuya.

c. Trời bắt đầu sáng .

Câu 2: Bài văn tả cảnh trăng lên ở đâu?

a. Ở trên đồng ruộng.

b. Ở sau ngôi chùa cổ.

c. Ở chân trời, sau rặng tre đen của làng xa.

Câu 3: Lúc đang lên, mặt trăng như thế nào ?

a. Tròn, to và đỏ.

b. Sáng vằng vặc.

c. Nhỏ và sáng rực.

Câu 4: Câu văn nào tả trăng khi sáng hẳn ?

a. Mấy sợi mây còn vắt ngang qua, mỗi lúc mảnh dần rồi đứt hẳn.

b. Ánh trăng trong chảy khắp cả trên cành cây, kẽ lá, tràn ngập con đường trắng xóa.

c. Một cành cây cong xuống rồi vụt lên, lá rung động lấp lánh ánh trăng như ánh nước.

Câu 5: Trong câu văn: “Ánh trăng vằng vặc chảy khắp trên cành cây, kẽ lá, tràn ngập con đường trắng xóa. ” Có những từ chỉ đặc điểm nào?

a. Vằng vặc, chảy

b. Ánh trăng, trắng xóa

c. Vằng vặc, trắng xóa

Câu 6: Bài văn có mấy hình ảnh so sánh ? Đó là các hình ảnh nào?

a. Một hình ảnh.

b. Hai hình ảnh.

c. Ba hình ảnh.

Đó là:...................................................................................................

..............................................................................................................

..............................................................................................................

...............................................................................................................

Câu 7: Câu “Bức tường hoa giữa vườn sáng trắng lên.” được viết theo mẫu câu nào?

a. Ai là gì?

b. Ai làm gì?

c. Ai thế nào?

Câu 8: Hãy đặt một câu theo mẫu: Ai là gì?

..............................................................................................................

...............................................................................................................

B. Phần Luyện viết

I. Chính tả : GV đọc cho HS viết bài:

TRĂNG LÊN

Ngày chưa tắt hẳn, trăng đã lên rồi.

Mặt trăng tròn, to và đỏ, từ từ lên ở chân trời, sau rặng tre đen của làng xa. Mấy sợi mây còn vắt ngang qua, mỗi lúc mảnh dần rồi đứt hẳn. Trên quãng đồng ruộng, cơn gió nhẹ hiu hiu đưa lại, thoang thoảng những hương thơm ngát.

II. Tập làm văn:

Hãy viết đoạn văn kể về một người hàng xóm mà em yêu quý.

Xem tiếp file đầy đủ tại đây: