Đáp án - bài tập phát triển năng lực môn tiếng việt lớp 2 tập 2

ĐỀ TÀI:TỔ CHỨC DẠY HỌC MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 2THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰCA. PHẦN MỞ ĐẦUI. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI        Bước sang thế kỉ 21, do tốc độ phát triển của xã hội, cùng với xu thế hộinhập quốc tế và toàn cầu hóa, giáo dục và đào tạo của Việt Nam đã được ưu tiênở vị trí hàng đầu trong hệ thống các chính sách phát triển quốc gia. Để đảm bảocho sự phát triển bền vững của đất nước, đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lựccho sự phát triển của thời đại, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã kí ban hànhNghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI (Nghị quyếtsố 29-NQ/TW) với nội dung “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo,đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa – hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thịtrường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”.Khâu then chốt trong đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo và pháttriển nguồn nhân lực là đổi mới mục tiêu giáo dục. Đại hội XII đã nâng tầm cácquan điểm trong Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 4/11/2013 của Hội nghị Trungương 8 khoá XI, về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo thành Vănkiện Đại hội Đảng. Trong đó, khẳng định: Chuyển mạnh quá trình giáo dục chủyếu từ trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất ngườihọc. Đây là là một bước chuyển đổi căn bản của giáo dục Việt Nam, hướng vàođổi mới mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục. Mục tiêu giáo dục truyền thống chủ yếu làcoi trọng trang bị kiến thức, rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp. Thực hiệnNghị quyết 29 của Đảng, ngành giáo dục đã tiến hành đổi mới toàn diện vớinhiều nội dung khác nhau. Trong các nội dung đổi mới hiện nay, dạy học theohướng phát triển năng lực người học là nội dung cơ bản, trọng tâm được triểnkhai rộng rãi ở tất cả các cấp học, môn học.Tiếng Việt là một trong những môn học quan trọng và cần thiết nhất ở bậctiểu học. Bởi lẽ tiếng Việt là một môn học giúp cho học sinh chiếm lĩnh tri thứcmới đồng thời là công cụ để học sinh có thể học tập và tìm hiểu với các môn họckhác. Bên cạnh việc học toán để phát triển tư duy logic cho học sinh, việc họcTiếng Việt sẽ giúp các em hình và phát triển tư duy ngôn ngữ. Thông qua mônTiếng Việt, học sinh sẽ được học cách giao tiếp, truyền đạt tư tưởng, cảm xúccủa mình một cách chính xác và biểu cảm. Ngoài ra, tầm quan trọng của Tiếng1Việt ở bậc tiểu học còn hướng đến việc hình thành các kỹ năng mềm, kỹ năngsống cần thiết cho trẻ.. Tiếng Việt sẽ dạy trẻ biết cách giao tiếp, ứng xử phù hợptrong các mối quan hệ với người thân, với cộng đồng và với môi trường tựnhiên, biết sống tích cực, chủ động trong mọi điều kiện, mọi hoàn cảnh.Như vậy có thể khẳng định, Tiếng Việt là môn học không thể thiếu tronghệ thống giáo dục của đất nước, đặc biệt đối với lứa tuổi học sinh ở bậc tiểu học– lứa tuổi đang trong giai đoạn hình thành về nhân cách và tư duy. Tiếng Việtkhông những là “công cụ của tư duy” mà còn bước đệm để hình thành nhân cáchcủa một đứa trẻ. Vì vậy, để thực hiện được mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diệnở bậc tiểu học cần phải đổi mới trong dạy học tất cả các môn học và đặc biệt làmôn Tiếng Việt. Nội dung đổi mới cần phải toàn diện, trong đó đổi mới tổ chứcdạy học môn Tiếng Việt theo định hướng phát triển năng lực là một trong nhữngnhiệm vụ trọng tâm.Tổ chức dạy học nhằm giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực,phẩm chất bước đầu đã được triển khai ở một số trường tiểu học. Tuy nhiên,quá trình tổ chức dạy học để phát huy năng lực cá nhân, tạo điều kiện cho họcsinh phát huy được năng lực, tính sáng tạo và phối hợp, tương trợ lẫn nhautrong học tập trong mỗi đơn vị kiến thức, mỗi tiết học, hoạt động giáo dục vẫncòn là một thách thức rất lớn đối với tất cả giáo viên.Xuất phát từ những lí do trên, nên tôi đã lựa chọn vấn đề:" Tổ chức dạy họcmôn Tiếng Việt lớp 2 theo định hướng phát triển năng lực” làm đề tài nghiên cứu .II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨUTìm hiểu, nghiên cứu những vấn đề cốt lõi trong việc tổ chức dạy học mônTiếng Việt lớp 2 ở trường tiểu học theo định hướng phát triển năng lực.Vận dụng tổ chức dạy học môn Tiếng Việt lớp 2 ở trường tiểu học theo địnhhướng phát triển năng lực.III. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU1. Khách thể nghiên cứuLà quá trình dạy học môn tiếng Việt lớp 2 ở trường tiểu học.2. Đối tượng nghiên cứuLà quy trình tổ chức dạy học môn Tiếng Việt lớp 2 ở trường tiểu học theo địnhhướng phát triển năng lực.IV. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU- Nghiên cứu cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của vấn đề tổ chức dạy học mônTiếng Việt lớp 2 ở trường tiểu học theo định hướng phát triển năng lực.2- Thực nghiệm tổ chức dạy học môn Tiếng Việt lớp 2 ở trường tiểu học theođịnh hướng phát triển năng lực.V. PHẠM VI NGHIÊN CỨUĐề tài tập trung giới thiệu và giải quyết những vấn đề về việc tổ chức dạy họcmôn Tiếng Việt lớp 2 ở trường tiểu học theo định hướng phát triển năng lực.VI. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU- Phương pháp thu thập và nghiên cứu tài liệu.- Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh.- Phương pháp quan sát.- Phương pháp điều tra.- Phương pháp đàm thoại, phỏng vấn.- Phương pháp thống kê.- Phương pháp thực nghiệm sư phạm.B. PHẦN NỘI DUNGCHƯƠNG I. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆCTỔ CHỨC DẠY HỌC MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 2THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰCI. CƠ SỞ LÍ LUẬN1. Dạy học phát triển năng lựcMột trong những điểm đổi mới và xu thế chung của chương trình giáo dụcphổ thông nhiều nước trên thế giới từ đầu thế kỉ XXI đến nay là chuyển từ dạyhọc cung cấp nội dung sang dạy học theo định hướng phát triển năng lực ngườihọc. Với Việt Nam, đây là yêu cầu mang tính đột phá của công cuộc đổi mớitheo nghị quyết 29 ( 2013) của Đảng và Nghị quyết số 88 (2014) của Quốc hội.1.1.Năng lực và dạy học phát triển năng lựcNăng lực (competency) có nguồn gốc tiếng La tinh competentia“. Ngày naykhái niệm năng lực được hiểu nhiều nghĩa khác nhau. Tiếp thu quan niệm vềnăng lực của các nước phát triển, Chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể củaBộ Giáo dục & Đào tạo ( tháng 7 năm 2017) đã xác định:- Năng lực: Là thuộc tính cá nhân được hình thành, phát triển nhờ tố chất3sẵn có và quá trình học tập, rèn luyện, cho phép con người huy động tổng hợpcác kiến thức, kỹ năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ýchí,... thực hiện thành công một loại hoạt động nhất định, đạt kết quả mongmuốn trong những điều kiện cụ thể. Có hai loại năng lực lớn:+ Năng lực cốt lõi: Là năng lực cơ bản, thiết yếu mà bất kỳ ai cũng cầnphảicó để sống, học tập và làm việc hiệu quả.+ Năng lực đặc biệt: Là những năng khiếu về trí tuệ, văn nghệ, thể thao,kỹnăng sống,… nhờ tố chất sẵn có ở mỗi người.Cũng theo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, năng lực cốt lõi gồmnăng lực chung và năng lực chuyên môn.- Năng lực chung là năng lực được tất cả các môn học và hoạt động giáodục góp phần hình thành, phát triển như: năng lực tự chủ và tự học, năng lựcgiao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.- Năng lực chuyên môn là năng lực được hình thành, phát triển chủ yếuthông qua một số môn học và hoạt động giáo dục nhất định như: năng lực ngônngữ, năng lực tính toán, năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội, năng lực côngnghệ, năng lực tin học, năng lực thẩm mỹ, năng lực thể chất.Bên cạnh việc hình thành, phát triển các năng lực cốt lõi, chương trình giáodục phổ thông còn góp phần phát hiện, bồi dưỡng năng lực đặc biệt (năng khiếu)của học sinh.1.2.Dạy học định hướng nội dung và dạy học phát triển năng lựcTừ những năm 90 của thế kỉ trước, khi so sánh quốc tế về thiết kế chươngtrình giáo dục phổ thông, người ta thường nêu hai cách tiếp cận chính là tiếp cậndựa vào nội dung hoặc chủ đề ( Chương trình theo nội dung) và tiếp cận dựa vàokết quả đầu ra (Chương trình theo kết quả đầu ra).Chương trình theo nội dung là loại chương trình tập trung xác định và nêura một danh mục đề tài của một lĩnh vực/môn học nào đó. Tức là tập trung trả lờicâu hỏi: Chúng ta muốn học sinh cần biết những gì? Cách tiếp cận này chủ yếudựa vào cấu trúc nội dung học vấn của một khoa học bộ môn tương ứng với bậcđại học để thu nhỏ lại cho cấp phổ thông nên thường mang tính “hàn lâm”, nặngvề lí thuyết và tính hệ thống, nhất là khi người thiết kế ít chú ý đến các giai đoạnphát triển, nhu cầu, hứng thú và điều kiện của người học.Chương trình theo kết quả đầu ra là cách tiếp cận nêu rõ kết quả, nhữngkhả năng hoặc kĩ năng mà học sinh mong muốn đạt được vào cuối mỗi giai đoạn4học tập trong nhà trường ở một môn học cụ thể ( theo NIER 2 – 1999). Nói cáchkhác chương trình này nhằm trả lời câu hỏi: Chúng ta muốn học sinh biết và cóthể làm được những gì? Chương trình giáo dục định hướng phát triển năng lựcđược bàn đến nhiều từ những năm 90 của thế kỷ XX và ngày nay đã trở thành xuhướng giáo dục quốc tế. Chương trình giáo dục định hướng phát triển năng lựccó thể coi là một tên gọi khác hay một mô hình cụ thể hoá của chương trìnhđịnh hướng kết quả đầu ra, một công cụ để thực hiện giáo dục định hướng điềukhiển đầu ra. Trong chương trình dạy học định hướng phát triển năng lực, mụctiêu dạy học của chương trình được mô tả thông qua các nhóm năng lực.2. Chương trình giáo dục định hướng phát triển năng lực ở bậc tiểu học2.1. Mục tiêuChương trình giáo dục tiểu học giúp học sinh hình thành và phát triểnnhững yếu tố căn bản đặt nền móng cho sự phát triển hài hòa về thể chất và tinhthần, phẩm chất và năng lực; định hướng chính vào giáo dục về giá trị bản thân,gia đình, cộng đồng và những thói quen, nề nếp cần thiết trong học tập và sinhhoạt.2.2. Yêu cầu cần đạt về năng lựcChương trình giáo dục phổ thông hình thành và phát triển cho học sinhnhững năng lực cốt lõi sau:- Năng lực chung (gồm 10 năng lực): Năng lực tự chủ và tự học, giaotiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo, ngôn ngữ, tính toán, tìm hiểu tựnhiên và xã hội, Năng lực công nghệ, năng lực tin học, thẩm mĩ, thể chất.- Những năng lực chuyên môn được hình thành, phát triển chủ yếuthông qua một số môn học và hoạt động giáo dục nhất định: năng lực ngôn ngữ,năng lực tính toán, năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội, năng lực công nghệ,năng lực tin học, năng lực thẩm mỹ, năng lực thể chất.Bên cạnh việc hình thành, phát triển các năng lực cốt lõi, chương trình giáodục phổ thông còn góp phần phát hiện, bồi dưỡng năng lực đặc biệt (năng khiếu)của học sinh.3.Chương trình giáo dục định hướng phát triển năng lực trong dạy học mônTiếng Việt ở tiểu học3.1.Mục tiêu của môn Tiếng Việt ở trường tiểu học- Hình thành và phát triển ở học sinh các kỹ năng sử dụng tiếng Việt (đọc,viết, nghe, nói) và cung cấp những kiến thức sơ giản gắn với việc học Tiếng Việtnhằm từng bước tạo ra ở học sinh năng lực dùng Tiếng Việt để học tập ở tiểu5học và các bậc học cao hơn, để giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứatuổi.- Thông qua việc dạy và học Tiếng Việt, góp phần rèn luyện cho học sinhcác thao tác tư duy cơ bản (phân tích, tổng hợp, phán đoán...).- Cung cấp cho học sinh những hiểu biết sơ giản về xã hội, tự nhiên và conngười, về văn hoá và văn học của Việt Nam và nước ngoài để từ đó:- Góp phần bồi dưỡng tình yêu cái đẹp, cái thiện, lòng trung thực, lòng tốt,lẽ phải và sự công bằng trong xã hội; góp phần hình thành lòng yêu mến và thóiquen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của Tiếng Việt.- Góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam hiện đại: có tri thức,biết tiếp thu truyền thống tốt đẹp của dân tộc, biết rèn luyện lối sống lành mạnh,ham thích làm việc và có khả năng thích ứng với cuộc sống xã hội sau này.3.2. Yêu cầu cần đạt về năng lực trong dạy học môn Tiếng Việt ở tiểu họcNăng lực trong môn Tiếng Việt ở tiểu học nói chung và môn Tiếng Việt lớplà năng lực ngôn ngữ. Đó chính là khả năng sử dụng tiếng nói và chữ viết tronggiao tiếp, thể hiện ở các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe. Đây chính là biểu hiện rõnhất của năng lực giao tiếp, một năng lực chung hết sức quan trọng dối vớingười học, năng lực công cụ. Năng lực ngôn ngữ được thể hiện thông qua cáctiêu chí sau:- Đọc trôi chảy và hiểu đúng các văn bản thuộc các kiểu loại khác nhau cóchủ đề, nội dung phù hợp với lứa tuổi; biết phản hồi về các văn bản đã học; cóthói quen tìm tòi, mở rộng phạm vi đọc.- Viết được các văn bản thuộc các kiểu loaị khác nhau có chủ đề, nội dungphù hợp về lứa tuổi, phục vụ yêu cầu học tập và đời sống; bảo đảm các yêu cầuvề chính tả, từ ngữ, ngữ pháp và phong cách văn bản.- Biết nói rõ ràng, mạch lạc; biết trình bày một cách thuyết phục và bảo vệquan điểm cá nhân, có tính đến quan điểm của người khác trong giao tiếp.- Hiểu ý kiến người khác trong giao tiếp thông thường; chắt lọc được thôngtin quan trọng, bổ ích từ bài thuyết trình, các cuộc đối thoại, thảo luận, tranhluận và có phản hồi linh hoạt phù hợp.4. Phương pháp dạy học môn Tiếng Việt ở tiểu học theo định hướng pháttriển năng lực4.1. Phương pháp dạy họcTrong dạy học nói chung, đã có rất nhiều định nghĩa, cách hiểu về phươngpháp dạy học. Theo các tác giả trong cuốn “ Dạy học phát triển năng lực mônTiếng Việt tiểu học” – NXB ĐHSP thì “ Phương pháp dạy học là cách thức hoạt6động của giáo viên khi thực hiện dạy học; quy định mô hình hoạt động của giáoviên nhằm giúp học sinh chiếm lĩnh dối tượng và đạt mục tiêu bài học”.Xuất phát từ bản chất của chương trình phát triển năng lực, có thể xác địnhmột số phương pháp dạy học đặc thù trong môn Tiếng Việt ở tiểu học như sau:- Phương pháp dạy đọc đúng và đọc diễn cảm.- Phương pháp dạy đọc hiểu.- Phương pháp dạy viết đúng.- Phương pháp dạy viết đoạn văn và văn bản.- Phương pháp dạy nói và nghe.Trong mỗi phương pháp dạy học lớn nêu trên có nhiều biện pháp và kĩthuật dạy học. Vì vậy để đạt được mục tiêu dạy học theo định hướng phát triểnnăng lực, người giáo viên cần vận dụng linh hoạt các phương pháp, kĩ thuật dạyhọc, hình thức dạy học cho phù hợp với nội dung, mục tiêu bài học, đối tượnghọc sinh, điều kiện cơ sở vật chất…4.2. Yêu cầu cơ bản của phương pháp dạy học Tiếng Việt ở tiểu học theo địnhhướng phát triển năng lựca. Phát huy tính tích cực của người họcĐề đáp ứng yêu cầu phát triển năng lực, giáo viên cần chú ý hình thành chohọc sinh cách học, tự học, từ phương pháp tiếp cận, phương pháp đọc hiểu đếncách thức tạo lập văn bản và nghe – nói; thực hành, luyện tập và vận dụng nhiềukiểu loại văn bản khác nhau để các em có thể học tập suốt đời và có khả nănggiải quyết các vấn đề trọng cuộc sống. Nhiệm vụ của giáo viên là tổ chức cáchoạt động cho học sinh; hướng dẫn, giám sát và hỗ trợ để các em từng bước hìnhthành và phát triển các phẩm chất và năng lực mà chương trình giáo dục mongđợi.GV cần khơi gợi, vận dụng kinh nghiệm, vốn hiểu biết đã có của ngườihọc về vấn đề đang học; khuyến khích Hstrao đổi, tranh luận, khám phá, sángtạo…bên cạnh việc phát huy tính tích cực của người học,GV cần chú ý về tínhchuẩn mực của người thầy cả về tri thức và kĩ năng sư phạm.b. Dạy học tích hợp và phân hóa.Đòi hỏi GV phả thấy được mối liên hệ nội môn (đọc, viết, nghe, nói), theođó nội dung dạy đọc có liên quan đến các nội dung dạy viết, nói và nghe vàngược lại. Cùng với yêu cầu tích hợp nội môn, trong khi dạy đọc, viết, nói, ngheGV còn phải biết tận dụng các cơ hội để lồng ghép một cách nhuần nhuyễn, hợplí vào giờ học có các yêu cầu giáo dục liên môn (Đạo đức, Lịch sử, Địa lí…).7Dạy học phân hóa được thực hiện bằng nhiều cách: Nêu câu hỏi, bài tậptheo nhiều mức độ khác nhau; yêu cầu tất cả HS đều làm việc và lựa chọn vấnđề phù hợp với mình; khuyến kkhichs sự mạnh dạn, tự tin… của HSc. Đa dạng hóa các phương pháp, hình thức và phương tiện dạy học.GV cần tránh máy móc rập khuôn, không tuyệt đối hóa một phương phápdạy học nào mà cần phải biết vận dụng các phương pháp phù hợp với đốitượng, bối cảnh, nội dung, mục đích giờ học. Có thể chọn lựa một cách linhhoạt các phương pháp chung và phương pháp đặc thù của môn học để thựchiện. Tuy nhiên dù sử dụng bất kỳ phương pháp nào cũng phải đảm bảo đượcnguyên tắc “Học sinh tự mình hoàn thành nhiệm vụ nhận thức với sự tổ chức,hướng dẫn của GV”.-Cần mở rộng không gian dạy và học, không chỉ giới hạn trong phạm vi lớphọc mà còn có thể tổ chức ngoài lớp học.Việc sử dụng phương pháp dạy họcgắn chặt với các hình thức tổ chức dạy học. Tuỳ theo mục tiêu, nội dung, đốitượng và điều kiện cụ thể mà có những hình thức tổ chức thích hợp như học cánhân, học nhóm; học trong lớp, học ở ngoài lớp... Cần chuẩn bị tốt về phươngpháp đối với các giờ thực hành để đảm bảo yêu cầu rèn luyện kỹ năng thựchành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn, nâng cao hứng thú cho người học.Cần sử dụng đủ và hiệu quả các thiết bị dạy học môn học tối thiểu đã quiđịnh. Có thể sử dụng các đồ dùng dạy học tự làm nếu xét thấy cần thiết với nộidung học và phù hợp với đối tượng học sinh. Tích cực vận dụng công nghệ thôngtin trong dạy học.II. CƠ SỞ THỰC TIỄN1. Mục tiêu môn Tiếng Việt lớp 2Mục tiêu của môn Tiếng Việt của tiểu học ở lớp 2 là:- Hình thành và phát triển ở HS các kĩ năng sử dụng tiếng Việt (nghe, nói,đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi.- Thông qua việc dạy - học môn Tiếng Việt, góp phần rèn luyện các thao táctư duy.- Cung cấp cho HS những kiến thức sơ giản về tiếng Việt và những hiểu biếtsơ giản về xã hội, tự nhiên và con người, về văn hoá, văn học của Việt Nam vànước ngoài.8- Bồi dưỡng tình yêu tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng,giàu đẹp của tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xãhội chủ nghĩa.2. Cấu trúc chương trìnhSGK Tiếng Việt 2 (2 tập) gồm 15 đơn vị học, mỗi đơn vị gắn với một chủđiểm, học trong 2 tuần (trừ chủ điểm Nhân dân học trong 3 tuần). Mỗi đơn vịhọc gắn với một chủ điểm lại được chia thành các phân môn (Tập đọc, Chính tả,Luyện từ và câu, Kể chuyện và Tập làm văn), căn cứ vào nhiệm vụ rèn luyện kĩnăng của từng phân môn.Các chủ điểm học tập trong SGK Tiếng Việt lớp 2 phản ánh nhiều lĩnh vựckhác nhau, từ gia đình, nhà trường, tuổi học sinh đến thiên nhiên, đất nước…Giữa và cuối mỗi học kì đều có 1 tuần dành cho ôn tập và kiểm tra. Các tuầndành để ôn tập và kiểm tra là 9, 18, 27 và 35CÁC CHỦ ĐIỂM TRONG SGK TIẾNG VIỆT LỚP 2STTTÊN CHỦ ĐIỂM1Em là học sinh2Bạn bè3Trường học4Thầy cô5Ông bà6Cha mẹ7Anh em8Bạn trong nhà9Bốn mùa10Chim chóc11Muông thú12Sông biển13Cây cối14Bác Hồ15Nhân dân3.Các phân môn trong SGK Tiếng Việt lớp 2 thể hiện chủ điểm như thếnào?- Với phân môn Tập đọc: Các văn bản tập đọc (văn xuôi và thơ , văn bảnkhoa học, báo chí, hành chính) đều có nội dung phù hợp với chủ điểm. Câu hỏitìm hiểu bài cũng nhằm vào những vấn đề liên quan giúp HS hiểu chủ điểm sâuhơn.9-Với phân môn Kể chuyện: Trong hai học kì, HS được học 31 tiết kểchuyện. Mỗi tuần HS được học 1 tiết kể chuyện. Cụ thể ở học kì 1 là 16 tiết, họckì 2 là 15 tiết. Nội dung kể chuyện là kể lại những câu chuyện đã học trong bàitập đọc 2 tiết.- Phân môn Tập làm văn có nội dung gắn với các chủ điểm và thểhiện rõ yêu cầu tích hợp, đặc biệt tích hợp với phân môn Tập đọc.- Trong phân môn Luyện từ và câu, phần Mở rộng vốn từ thể hiện rất rõchủ điểm. ở phần này, HS được hướng dẫn để tìm từ theo mẫu trong SGK, sắpxếp chúng theo hệ thống hoặc giải nghĩa... Các từ đều thể hiện chủ điểm đanghọc. ở các phần khác, SGK thường sử dụng ngữ liệu là những đoạn trích từ cácbài tập đọc đã học hoặc ngữ liệu có liên quan đến chủ điểm đang học.- Trong phân môn Chính tả, các bài nghe - viết, nhớ - viết đều được tríchhoặc tóm tắt từ bài tập đọc; trong trường hợp chọn ngữ liệu mới thì ngữ liệu ấycũng có nội dung phù hợp với chủ điểm của tuần. Các bài tập điền chữ, điềnvần, tìm tiếng có âm, vần cho trước nhiều khi cũng góp phần làm rõ thêm chủđiểm.4. Thực trạng việc tổ chức dạy học môn Tiếng Việt theo định hướng pháttriển năng lực ở trường tiểu họcQua hoạt động trò chuyện, điều tra, phân tích kết quả điều tra về thực trạngviệc tổ chức dạy học theo định hướng phát triển năng lực ở trường tiểu học tôithấy còn tồn tại những vấn đề sau: Thứ nhất: Hầu hết các giáo viên đều đã áp dụng dạy học theo định hướngphát triển năng lực trong giảng dạy ở tất cả các môn học trong trường tiểuhọc, trong đó các giáo viên đều khẳng định môn Tiếng Việt là môn họcquan trọng ở cấp tiểu học và cần phải tổ chức dạy học theo định hướngphát triển năng lực ở môn học này. Tuy nhiên, trình độ nhận thức của giáoviên về bản chất của vấn đề dạy học theo định hướng phát triển năng lựccòn nhiều hạn chế. Hầu hết giáo viên còn mơ hồ với vấn đề này. Họ cảmthấy rất lúng túng khi thực hiện. Thứ hai: Đa số giáo viên đều hiểu được ý nghĩa to lớn, vai trò quan trọng vàsự cần thiết của dạy học theo định hướng phát triển năng lực ở trường ở tiểuhọc và họ đã được tham gia tập huấn về vấn đề này. Tuy nhiên số buổi tậphuấn còn ít nên hiểu biết của giáo viên về vấn đề này còn hạn chế. Thứ ba: Trong qua trình dạy học theo định hướng phát triển năng lực hiệnnay ở trường tiểu học, giáo viên còn gặp rất nhiều khó khăn do thiếu kinhnghiệm, phương pháp, tài liệu chưa thống nhất; khó khăn về phía học sinh,10nội dung chương trình học, khó khăn về điều kiện cơ sở vật chất…Nhữngkhõ khăn đó khiến cho việc tổ chức dạy học theo định hướng phát triểnnăng lực ở trường tiểu học chưa đạt được kết quả như mong muốn.CHƯƠNG II. PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC DẠY HỌC MÔN TIẾNG VIỆTLỚP 2 THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰCI. Dạy đọc hiểu văn bản văn học ở tiểu học1.Thế nào là “đọc hiểu sâu” theo định hướng phát triển năng lực (ĐHPTNL)“Đọc hiểu sâu” theo ĐHPTNL yêu cầu trong quá trình đọc, cần thiết phảibiến quá trình hướng dẫn đọc thành tự đọc. Trên cơ sở hướng dẫn của GV, HScó thể đưa ra những quan điểm riêng đồng thời có cách nhìn nhận về tác phẩm,cuộc sống theo cách riêng của mình. Thông qua việc hiểu giá trị tác phẩm, HSbiết cách tự điều chỉnh suy nghĩ, hành vi của mình cho phù hợp.Dạy học đọc – hiểu theo hướng năng lực không nhằm truyền thụ 1 chiềucho HS những cảm nhận của GV về văn bản được học, mà hướng đến việc cungcấp cách đọc, cách tiếp nhận, khám phá những vấn đề về văn bản. Hoạt độngđọc – hiểu cần thực hiện theo trình tự từ dễ đến khó, từ thấp đến cao.2.Hướng dẫn học sinh đọc hiểu văn bản truyện theo định hướng phát triểnnăng lực2.1.Tóm tắt/kể lại câu chuyệnĐây là cách đọc hiểu tương đối dễ đối với HS. GV cần hướng dẫn HS dùnglời văn của mình để tóm tắt/kể lại chuyện. Để HS có thể làm tốt việc này, sau khiHS đọc xong câu chuyện, GV có thể yêu cầu HS trả lời 6 câu hỏi : Ai? Ở đâu?Khi nào? Cái gì? Tại sao? Bằng cách nào? để tìm ra các ý chính câu chuyện.2.2.Tạo kết nốiTạo kết nối là tìm ra mối liên hệ giữa cái mình đang đọc/tìm hiểu với sự vật,sự việc, con người mình từng biết. Có 3 cách tạo kết nối như sau:- Liên hệ giữa truyện (hay sách, phim) với bản thân mình hay những gì đãtrải nghiệm.- Liên hệ chéo giữa các truyện với nhau, liên hệ giữa truyện đang đọc/xemvới những truyện (phim) đã xem.- Liên hệ giữa truyện với thế giới hiện thực. Đây là kiểu liên hệ thể hiện rõnhất nguyên tắc dạy đọc gắn với phát triển năng lực.2.3.Đặt câu hỏiĐặt câu hỏi giúp HS hiểu văn bản hơn và kích thích đào sâu nghiên cứucũng như đọc mở rộng. Các câu hỏi trong SGK được coi như “phần cứng”. Đặt11câu hỏi theo hướng năng lực, GV có thể thêm “phần mềm”. Việc đặt câu hỏiđược tiến hành vào trước, trong và sau khi đọc.2.4.Dự đoánDựa trên việc hướng dẫn tìm hiểu nội dung văn bản, GV có thể gợi ý choHS để dự đoán bước tiếp theo của nhân vật, tình huống. Có 2 cách dự đoán:- Dự đoán đơn giản: HS dự đoán phần kết theo đúng nội dung câu chuyện.- Dự đoán khó hơn: HS sẽ nêu những dự đoán của mình dựa trên nhữngthông tin văn bản cung cấp.2.5.Suy luậnPhương pháp này khó hơn dự đoán vì không chỉ dựa vào những gì HS đọctừ văn bản mà còn phải kết hợp với kiến thức, kinh nghiệm ngoài đời mà HStích lũy, học hỏi được.Để tập cách đọc hiểu này, GV nên hướng dẫn HS giải quyết tình huống nhỏtrước rồi mới áp dụng vào truyện đang học/đọc. Đây là kĩ năng khó nhưng rất tốtcho hướng phát triển năng lực của HS. Nếu thành thạo kĩ năng này các em sẽhiểu ẩn ý của tác giả, đồng thời có kiến thức về đời sống muôn màu.2.6.Kết luậnPhương pháp này đòi hỏi HS phải rút ra kết luận dựa trên những suy đoán,suy luận của mình. Kĩ năng này thường được áp dụng với những câu chuyện cónhiều tầng ý nghĩa.Những mẫu câu dùng cho cả 3 phương pháp đọc hiểu Dự đoán, suy luận,Rút ra kết luận là:- Em có nghĩ…- Em đoán…- Có thể là…- Em cho rằng…2.7.Vận dụng kiến thức nền- Kiến thức nền gồm: vốn sống, những trải nghiệm đã có, từng làm; môitrường, lối sống, văn hóa, gia đình; những kiến thức từ việc đọc sách hay đi trảinghiêm.- Để HS có kiến thức nền phong phú, GV cần nói chuyện, kể thêm nhữnghiểu biết về cuộc sống xung quanh bài học cho HS; tạo cơ hội đẻ các em tiếpxúc với nhiều trải nghiệm khác nhau.- HS cần thực hiện những yêu cầu sau:+ Đọc thêm cuốn sách có liên quan.+ Thực hành.12+ Xem phim (nếu có) trước khi đọc truyện.+ quan sát sự vật, hiện tượng liên quan đến đề tài của câu chuyện.+ Hỏi những người xung quanh những gì họ biết về chủ đề mình sắp đọc.2.8.Góc nhìn/Giọng kể của tác giả.Đây là một trong những cách giúp HS có được tư duy phản biện. Trong quátrình dạy đoc – hiểu, Hs cần xác định được ngôi kể. Có 2 góc nhìn để kể chuyện:- Người kể xưng “tôi” (chúng tôi): Truyện hay đoạn văn, câu văn được kểbằng giọng, góc nhìn của tác giả.- Người kể ẩn: Người kể tự gọi tên các nhân vật, tự giấu mình đi như làkhông có mặt.2.9.So sánhCác bài tập đọc trong SGK được sắp xếp theo chủ đề nên đây cũng là cơ hộiđể luyện kí nằn so sánh đối chiếu không chỉ cho môn Tập đọc mà cho cả cácmôn học khác nữa. Gv có thể hướng dẫn HS dùng sơ đồ hình tròn để lên ý tưởngkhi so sánh.Khác nhauGiống Khác nhaunhau3.Quy trình dạy học sinh đọc hiểu văn bản văn học3.1.Những yêu cầu nhằm đảm bảo hiệu quả dạy đọc hiểu văn bảnĐể đảm bảo hiệu quả của việc dạy đọc hiểu văn bản văn học, cần lưu ýnhững đặc điểm cơ bản sau:a. Về quan niệm dạy đọc hiểu văn bảnDạy đọc văn bản trong nhà trường chính là quá trình tương tác giữa cá nhânHS với chính mình, với văn bản và với xung quanh. Thông qua quá trình này,HS dựa trên kiến thức nền tảng của mình để kiến tạo nghĩa cho tác phẩm. Nghĩalà HS hiểu văn bản theo cách của riêng mình dựa vào hiểu biết cũng như trảinghiệm của bản thân. Từ đó phát triển năng lực cảm thụ, giao tiếp… của các em.Qua quá trình dạy đọc hiểu văn bản GV cũng giúp HS yêu thích tác phẩm hơnvà biết dùng những kinh nghiệm này vào cuộc sống.13b. Về chương trình sách giáo khoa.Chương trình cần có độ mở nhất định nhằm hướng tới hình thành phẩm chấtvà phát triển năng lực. Chương trình nên khuyến khích có nhiều bộ SGK.c. Về phương pháp giảng dạy- Không nên áp đặt cách hiểu của GV về văn bản đối với HS.- Chú ý bối cảnh lịch sử khi HS thực hiện hoạt động đọc: GV không nên chỉchú trọng vào bối cảnh lịch sử, xã hội ở thời điểm văn bản được sáng tạo mà cònphải chú ý tới bối cảnh khi HS đọc văn bản để làm tăng sức sống, ý nghĩa củavăn bản đối với cuộc sống của HS.- Kĩ thuật đọc: bản chất của kĩ thuật đọc là học đọc thành tiếng và đọc thầm.Việc đọc thành tiếng diễn ra trước đọc thầm.- Đọc diễn cảm tác phẩm: Đọc diễn cảm tác phẩm để các em đồng cảm vớinhân vật, góp phần phát triển năng lực ngôn ngữ, thẩm mĩ.- Đọc hiểu: Sau khi đọc xong một tác phẩm, GV có thể cho HS kể lại, viết lại,đóng vai, đọc thơ, các trò chơi…để các em cảm nhận sâu sắc hơn về tác phẩm.HS được thảo luận, trao đổi , phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm.- Hình thành thói quen tự đọc tác phẩm: GV hướng dẫn HS đọc tác phẩmtrước ở nhà, đọc trên lớp; phân tích, thảo luận… về tác phẩm.- Hệ thống các câu hỏi trong bài: Phải đáp ứng yêu cầu PTNL của HSd. Về kiểm tra, đánh giáCần chú ý cả đánh giá quá trình và đánh giá tổng kết. Nội dung kiểm trakhông nên chú trọng kiểm tra ghi nhớ kiến thức mà cần phải đánh giá được nănglực đọc của HS.3.2.Quy trình dạy học sinh đọc hiểu văn bản văn học ở tiểu họcĐể quá trình dạy đọc hiểu văn bản trên lớp diễn ra đúng với định hướngPTNL và phù hợp với các gợi ý về phương pháp dạy học đã nêu ở trên, GV cầnthực hiện những yêu cầu sau:a. Giáo viên tự làm người đọc tối thiểu 3 lần không giống nhau- Lần 1: Đọc một mình để biến văn bản thành tác phẩm cho mình ( tương tácvới tác giả).- Lần 2: Đọc hướng tới hoạt động dạy (thiết kế giáo án; vừa tương tác với tácgiả vừa hướng tới HS).- Lần 3: Đọc hướng tới bạn đọc HS/ đồng hành tương tác với bạn đọc HS( vừa đọc lại vừa gợi dẫn sự đọc của HS).b. Gợi động cơ14GV là người gợi động cơ tiếp nhận cho các cá thể HS. Có nhiều cách để GV“gợi động cơ” như thuyết giảng và đặt câu hỏi nêu vấn đề; dẫn truyện; gợi mở,chia sẻ bằng trò chơi…Có thể thông qua hệ thống tranh ảnh hoặc câu hỏi mangtính chất “khởi động”.b. Hướng dẫn học sinh đọc* Hướng dẫn HS kĩ thuật đọc:- Đọc đúng âm, vần và thanh điệu.- Đọc đúng ngữ điệu: Bao gồm việc ngắt/nghỉ, lên/xuống giọng…trong vănxuôi hoặc đúng nhịp thơ. Đây là việc làm quan trọng vì Đọc sai ngữ điệu cóthể dẫn đến hiểu sai ý nghĩa của đoạn, bài.- Khi soạn giáo án, GV cần:+ Đánh dấu ngắt nghỉ vào những câu dài.+ Đánh dấu vào những câu mà việc ngăt nghỉ hay lên/xuống giọng có thểmang đến những ý nghĩa khác nhau.+ Đánh dấu nhấn giọng những từ khóa hoặc những chi tiết quan trọng.-Trong quá trình dạy học GV có thể dùng các hình thức:+ Giải thích,lưu ý cho HS trong quá trình đọc-đọc mẫu-HS đọc lại.+ Viết câu khó về nhữ điệu lên bảng cùng với quy ước ngắt nghỉ, HS đọctheo hướng dẫn đó.+ Cùng HS thảo luận và rút ra cách ngắt nhịp, nhấn giọng cho phù hợp.* Hướng dẫn HS đọc diễn cảmĐọc diễn cảm không phải là “đọc điệu”, đó chính là cách HS sau khihiểu và cảm nhận vẻ đẹp của văn bản, biết đọc bằng rung cảm cùng nhữnghiểu biết về cách đọc đúng. Để hướng dẫn HS đọc diến cảm GV cần:- Giảng cho HS về ý nghĩa của từ/câu/đoạn.- Hướng dẫn HS lưu ý những từ chìa khóa.- Hướng dẫn HS về nhịp điệu hoặc ngữ điệu, nhất là ở những từ, câu, đoạntập trung bộc lộ nghĩa hàm ẩn của văn bản.d.Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bàiSau khi “gợi động cơ”, Gv phải bằng một hệ thống thao tác và việc làmgiúp cho mỗi HS phát huy nguồn lực của bản thân để tìm hiểu các tầng ýnghĩa của tác phẩm. Quá trình khai thác chiều sâu của tác phâm qua dạy đọcvăn bản phân thành các cấp độ: đọc để hiểu từ, hiểu câu; đọc để nắm đượcnội dung cơ bản của đoạn văn, bài văn; đọc để nắm được chiều sâu của tácphẩm; đọc để đánh giá được gí trị nghệ thuật của tác phẩm; đọc để so sánh,liên hợp, vận dụng, sáng tạo.15Hướng dẫn HS hiểu và phản hồi về văn bản: Đây là mức độ cao của việcđọc hiểu theo hướng tiếp cận năng lực. Trong quá trình soanjvaf dạy trên lớp,Gv có thể đặt ra những câu hỏi suy đoán, hồi tưởng, phản chiếu…để các emcó thể nêu lên tình cảm, suy nghĩ của bản thân và những bài học rút ra đượcsau khi đọc văn bản.II.Phương pháp dạy học kiến thức tiếng Việt1.Tổ chức dạy học kiến thức tiếng ViệtViệc dạy kiến thức tiếng Việt gồm 2 nhóm hoạt động: Hoạt động tìm hiểu vềtiếng, từ, câu và hoạt động thực hành luyện tiếng, từ, câu.1.1. Hoạt động tìm hiểu về tiếng, từ, câuLà những hoạt động có mục đích tìm hiểu kiến thức lí thuyết về tiếng, từ,câu và những quy tắc sử dụng từ, câu. Để thực hiện được hoạt động này GV cầnthực hiện các việc sau:a. Hiểu cách trình bày hoạt động tìm hiểu về tiếng, từ, câu trong sáchgiáo khoaTrong SGK những hoạt động tìm hiểu về tiếng, từ, câu luôn được bắt đầubằng nhận xét và kết thúc bằng nội dung ghi nhớ.b. Xác định nội dung lí thuyết cần dạyc. Các bước cần thực hiện để tổ chức hoạt động tìm hiểu về tiếng, từ,câu- Xác định mục tiêu hoạt động.- Chuẩn bị cho hoạt động.- Tổ chức kiểm soát hoạt động.1.2.Hoạt động thực hành luyện tiếng, từ, câuĐây là trọng tâm của dạy học kiến thức tiếng Việt. Hoạt động này có 2nhiệm vụ:- Giúp HS nhận ra hiện tượng về từ và câu cần nghiên cứu . Ở mức yêu cầuthấp, những hiện tượng này được nêu sẵn trong các ngữ liệu khác. Mứcyêu cầu cao hơn, HS phải tự tìm các hiện tượng về từ, câu vừa học trongvốn tiếng Việt của mình.- Tạo điều kiện cho HS sử dụng những đơn vị từ ngữ, ngữ pháp đã học vàohoạt động nói năng của mình.Việc tổ chức thực hiện hoạt động thực hành luyện tiếng, từ, câu gồm cácbước sau:a. Xác định mục tiêu hoạt độngb. Chuẩn bị cho hoạt động ( chuẩn bị đồ dùng, phương tiện dạy học)16c. Tổ chức, kiểm soát hoạt độngd. Kiểm tra, đánh giá hoạt động2.Dạy học kiến thức tiếng Việt theo định hướng phát triển năng lực2.1.Thế nào là dạy học kiến thức tiếng Việt theo định hướng phát triển nănglựcDạy học kiến thức tiếng Việt theo chương trình định hướng nội dung là tậptrung dạy cho HS nhận biết, phân tích, phân loại các đơn vị ngôn ngữ mà ít chúý đến tạo năng lực sử dụng các đơn vị , kiểu loại ngôn ngữ nên không kết nốikiến thức tiếng Việt với năng lực sử dụng tiếng Việt của HS.Dạy học kiến thức tiếng Việt theo định hướng phát triển năng lực là chuyển từmục tiêu HS biết được gì về đơn vị ngôn ngữ sang mục tiêu HS làm được gì từđiều đã biết – sử dụng các đơn vị này như thế nào trong hoạt động giao tiếp.2.2.Những việc cần làm khi dạy học kiến thức tiếng Việt theo định hướngphát triển năng lựca. Bảo đảm mục tiêu phát triển năng lực giao tiếp cho HS khi dạy học kiếnthức tiếng ViệtMuốn làm được điều này GV cần phải xác định đúng mục tiêu chung của bàihọc và mục tiêu cụ thể của từng hoạt động.b. Tối giản hóa (dễ hóa) quá trình nhận diện, phân loại, phân tích cácđơn vị ngôn ngữ bằng cách:- Giảm số lượng bài tập nhận diện, phân loại, phân tích các đơn vị ngôn ngữ.- Cho ví dụ điển hình, tối giản khi dạy học tìm hiểu tiếng, từ, câu.- Xây dựng “mẹo” nhận diện, phân loại, phân tích các đơn vị ngôn ngữ: cácđơn vị, kiểu loại ngôn ngữ đưa ra dạy cần gắn liền với dấu hiệu hình thức đểdễ nhận diện. Đồng thời chúng phải được đưa ra trong thế đối lập”nó”/“không phải nó”, nhất là hững cái gì na ná như “nó”.c. Tối ưu hóa quá trình sử dụng các đơn vị ngôn ngữ thuộc các cấp độ vàbình diện khác nhau bằng việc:- Tăng số lượng bài tập dạy sử dụng ( bài tập có tính chất tổng hợp, sáng tạo) cácđơn vị ngôn ngữ và các kiểu loại ngôn ngữ.- Cho HS thấy lợi ích, chức năng xã hội, chức năng giao tiếp của những đơn vịngôn ngữ thuộc các cấp độ và bình diện khác nhau.- Bảo đảm tính thống nhất giữa nội dung và hình thức khi dạy học kiến thứctiếng Việt.- Chú trọng dạy nghĩa và dạy cách dùng.- Tổ chức dạy kiến thức tiếng Việt trong hoạt động giao tiếp.17III. Dạy viết1. Phương pháp dạy viết đúng1.1.Phương pháp dạy tập viếta. Phương pháp trực quan: Mẫu chữ là hình thức trực quan ở tất cả các bài tậpviết. Đây là điều kiện đầu tiên để các em viết đúng. Vì vậy yêu cầu mẫu chữ cầnphải đúng quy định, rõ ràng, đẹp.b. PP đàm thoại gợi mở: PP này thường được sử dụng ở đầu tiết học. GV dẫndắt HS tiếp xúc với các chữ sẽ học bằng một hệ thống câu hỏi.c. PP luyện tập thực hành1.2.Phương pháp dạy Chính tảa. PP phân tích ngôn ngữ: Bao gồm các thao tác phân tích, tổng hợp cấu tạochữ, cách đọc các âm, vần khó hay dễ lẫn…b. PP giao tiếp: Được thể hiện bằng việc GV tổ chức tiết học bằng cách giaonhiệm vụ học tập sao cho HS tích cực, chủ động tham gia vào hoạt động giaotiếp một cách hiệu quả.c. PP rèn luyện theo mẫu1.3.Phương pháp dạy kĩ thuật viết theo định hướng phát triển năng lựcDạy kĩ thuật viết theo hướng phát triển năng lực vẫn sử dụng chủ yếu cácphương pháp như đã nêu trên nhưng giáo viên cần:- Tích cực hóa hoạt động của người học .- Tăng cường các hoạt động thực hành cho HS.- Thay đổi cách đánh giá.2. Phương pháp dạy viết đoạn văn, văn bản (tập làm văn) theo định hướngphát triển năng lực2.1.Hướng dẫn HS trong suốt quá trình tạo lập văn bảnĐể thực hiện tiến trình tạo lập văn bản, GV cần thực hiện các bước sau:- Giúp HS xác định chủ đề chính của đoạn văn, bài văn: bằng việc GV đưara các câu hỏi gợi mở, HS sẽ xác định được nội dung yêu cầu.- Hướng dẫn HS thu thập thông tin và chất liệu có liên quan đến chủ đề bàiviết.- Giúp HS xác định cấu trúc đoạn văn.2.2.Sử dụng phối hợp, linh hoạt các hình thức tổ chức dạy học viết văn bản.Trong quá trình dạy tập làm văn, muốn HS chủ động trong học tập, GV cầnlinh hoạt sử dụng các phương pháp: nêu vấn đề, so sánh, đàm thoại, thảo luận…Trong đó đặc biệt chú ý đến các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học sau:- PP thực hành, luyện tập.18- PP thực hành theo nhóm và cá nhân.- Phối hợp với hoạt động trải nghiệm.IV. Dạy nói và nghe1.Phương pháp dạy nói và nghe theo chương trình Tiếng Việt hiện hành.1.1. Bước chuẩn bị- Giúp HS nắm vững, hiểu và có cảm xúc đối với câu chuyện sắp kể để các emchủ động, tự tin hơn.- Tạo cho HS tâm thế muốn kể chuyện cho cô, cho bạn nghe.1.2. Bước tập kể từng phần câu chuyện- Lúc đầu tập cho các em kể từng phần câu chuyện, các tình tiết quan trọng.- Đối với các lớp lớn, Gv hướng dẫn các em cách nhấn giọng khi kể.1.3. Bước tập kể toàn bộ câu chuyệnBước này HS cần luyện tập cả 2 yêu cầu: kể đúng, kể hay.2.Phương pháp dạy nói và nghe theo định hướng phát triển năng lựcDạy nói và nghe theo định hướng phát triển năng lực, Gv vẫn có thể sửdụng các PPDH như ở PP dạy kể chuyện hiện hành. Tuy nhiên, để giờ nói vànghe hiệu quả, GV cần chú ý:- Hướng dẫn HS cách thức, quy trình chuẩn bị một bài trình bày ngắn vàtrình bày trước nhóm.- Hướng dẫn HS cách tập trung vào chủ đề và mục tiêu khi nói- Hướng dẫn HS kĩ năng nghe hiểu.- Tổ chức cho HS thảo luận, tranh luận.- Gv hướng dẫn HS cách xâu chuỗi những chủ đề.CHƯƠNG III. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM19I. ĐỐI TƯỢNG THỰC NGHIỆM- HS lớp 2A (28 em) trường tiểu học…………… – Thành phố Hà NộiII. GIÁO ÁN DẠY THỰC NGHIỆMGIÁO ÁN MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 2 TUẦN 7 (Dành cho học buổi 2)CHỦ ĐỀ: THẦY CÔI) Mục đích, yêu cầu- Đọc rành mạch, trôi chảy.- Đọc diễn cảm phù hợp với từng nhân vật trong câu chuyện (giọng của thầygiáo ngạc nhiên, vui vẻ; giọng của bố Dũng từ tốn, lễ phép).- Hiểu ý nghĩa của bài đọc: Lòng biết ơn, kính trọng thầy cô giáo.- Nhận diện được các từ chỉ hoạt động của người.- Vận dụng kiến thức đã học để giải quyết vấn đề trong thực tế.- Biết kể lại một câu chuyện dựa vào gợi ý.- Phân biệt và viết đúng ui/uy.- Xác định được chủ đề cần nói và tự tin khi nói.- Rèn tư duy logich,tư duy tượng hình bồi dưỡng tâm hồn, hình thành nhân cáchcho học sinh.- Tích hợp giáo dục giá trị sống: Lòng biết ơn.II) Đồ dùng dạy học- Tranh ảnh có liên quan đến nội dung bài học.- Bảng phụ- Phiếu học tập ( các bài tập trong bài được thiết kế dưới dạng phiếu họctập để HS làm việc cá nhân hoặc thảo luận nhóm)III) Các phương pháp, kĩ thuật dạy học chủ yếu- Vấn đáp- Giải quyết vấn đề- Thảo luận nhóm- Trò chơi.20III) Các hoạt động dạy học chủ yếu1) Ổn định lớp học2) Những hoạt động dạy học chủ yếuHoạt động của GVHoạt động của HS Khởi độngNhững hình ảnh dưới đây giúp em hiểu điều gì về tình cảm của thầy giáo, côgiáo đối với học sinh?HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi ( Thầy cô giáo quan tâm, yêu thương họcsinh…)Em hãy viết 2-3 câu kể về thầy hoặc HS thực hiện theo yêu cầu.cô giáo của em.GV cho 2-3 HS trình bày kết quả trướclớp.GV nhận xét và giới thiệu vào bài. Khám phá chủ đề “Thầy cô”Hoạt động 1: Đọc hiểu văn bảnGV yêu cầu HS đọc bài “Người thầyHS đọc bài.cũ” (SGK Tiếng Việt 2, tập một, trang56).Câu chuyện “Người thầy cũ” nói đếnmấy người? Đó là những ai?HS trả lời.(gồm ba người: bố của Dũng, Dũng,thầy giáo.)Khi gặp thầy giáo cũ, bố Dũng có hànhHS trả lời.21động cử chỉ thế nào ?Hành động, cử chỉ đó thể hiện điều gì?(Khi gặp thầy giáo cũ, bố Dũng vộibỏ mũ, lễ phép chào thầy.Hành động, cử chỉ đó thể hiện sựkính trọng người thầy giáo cũ).GV yêu cầu HS thảo luận câu hỏi:Theo em vì sao chú Khánh lại kínhtrọng, biết ơn người thầy giáo cũ củamình ?Em đã làm gì để thể hiện sự kính trọng,lòng biết ơn của mình với thầy cô giáo?HS thảo luận theo nhóm và trìnhbày kết quả trước lớp.GV nhận xét và tích hợp giáo dục giá trịsống cho HS về lòng biết ơn.Để thể hiện sự kính trọng, lễ phép củaHS trả lời.bố Dũng đối với thầy giáo cũ, theo em(giọng của bố Dũng nhẹ nhàng, lễgiọng của chú Khánh cần đọc như thếphép).nào?Khi gặp lại người học trò cũ là chú(thầy ngạc nhiên, vui vẻ)Khánh, thầy giáo cảm thấy như thế nào?Theo em để thể hiện sự ngạc nhiên, vuivẻ, giọng đọc nhân vật thầy giáo sẽ đọcnhư thế nào?GV hướng dẫn HS cách đọc diễn cảmcâu chuyện, chú ý những từ khó và đọcmẫu cho HS.Từ câu chuyện trên, em mong muốnHS nêu ý kiến cá nhân về nhữngđiều gì về thầy cô giáo của mình?mong muốn của mình đối với thầyGV nhận xét và liên hệ thực tế.cô giáo.Đáp án nào dưới đây chỉ gồm những từchỉ hoạt động?A. thầy giáo, học trò, bộ đôiHS trả lờiB. chào, nói, cười(chào, nói, cười)C. nhộn nhip,vui vẻ, buồn22Em hãy tìm hai từ chỉ hoạt động củaDũng có trong bài đọc.(nhìn, nghĩ)Hoạt động 2: Viết- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân để HS làm bài tập theo yêu cầu.hoàn thành bài tập (phụ lục 1)(Đáp án: đường ở miền núi, huyhiệu, tàu thủy, cái túi)Em hãy iết tiếp câu chuyện dưới đâytheo ý em:(Gợi ý: Em hãy tìm hiểu về loài chimhoàng yến, đây là loài chim hót rấthay.)Chim hoàng yến tập hót“Trong cánh rừng nọ, các loài chmthường rủ nhau hót vang làm cho muônHS làm việc cá nhân để hoàn thànhloài đều vui vẻ.Chim Hoàng Yến rât buồn vì cứ hót bài tập.lạc điệu. Các loài chim khác khuyên nóđừng hót nữa. Nhưng không biết hót thìcuộc sống thật tẻ nhạt. Thế là, HoàngYến quyết định đến trường học hót.……………………GV yêu cầu HS thảo luận nhóm để lậpthời khóa biểu tập hót cho chim HoàngYến (phụ lục 2).HS thảo luận nhóm và trình bày kếtquả trước lớp.GV nhận xét, kết luận và liên hệ giáodục học sinh.Hoạt động 3: Nói và ngheGV tổ chức cho HS cuộc thi nói để thựchiện yêu cầu: Dựa vào thời khóa biểuđã lập trên đây, em hãy kể về quá trìnhhọc tập để trở thành”danh ca rừngxanh” của chim Hoàng Yến.HS chuẩn bị phần nói và tham giacuộc thi.Khi bạn trình bày, các HS khác lắngGV dành cho HS một khoảng thời gian nghe và nêu câu hỏi cho bạn.để các em chuẩn bị nội dung nói.GV nhận xét, đánh giá và kết luận.23 Củng cố, mở rộngĐể thể hiện lòng biết ơn đối với thầy, cô giáo em sẽ làm gì?Em sẽ cùng các bạn trong lớp lên kế hoạch để thực hiện những việc làm đónhé.II. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM1. Chất lượng khảo sát trước khi thực nghiệmII. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM1. Chất lượng khảo sát trước khi thực nghiệmKết quả kiểm tra khảo sát chất lượng đầu vào thu được như sau:TổngGiỏiKháTrung bìnhYếusố HSSốTỉ lệSốTỉ lệSốTỉ lệSốTỉ lệ28lượng%lượng%lượng%lượng%310,61242,91242,913,62. Chất lượng khảo sát sau khi thực nghiệmSau khi tiến hành thực nghiệm tổ chức dạy học theo định hướng phát triểnnăng lực môn Tiếng Việt lớp 2, đã thu được kết quả sau:Tổngsố HS28GiỏiSốlượng5KháTỉ lệ%17,8Sốlượng15Trung bìnhTỉ lệ%53,6Sốlượng8Tỉ lệ%28,6YếuSốlượng0Tỉ lệ%03. Đánh giá kết quả thực nghiệmQua quan sát quá trình học tập, trò chuyện với HS và so sánh kết quả giữa 2lần kiểm tra của HS, tôi thấy kết quả có nhiều khả quan. Việc xây dựng bàigiảng theo định hướng phát triển năng lực vào trong dạy học môn Tiếng Việtlớp 2, HS tỏ ra thích thú và tích cực tham gia các hoạt động. Việc kết hợp các24phương pháp dạy học tích cực, hình thức dạy học đa dạng cùng với việc thiết kếcác bài tập theo chủ đề từng tuần với hình thức tiện lợi, gọn nhẹ, vui và đặc biệtlà giúp các em phát triển tốt năng lực trong môn học này. Đối với các em họclực khá, giỏi tỏ ra phấn khích và thích thử thách với những câu hỏi vận dụng vàđặc biệt là câu hỏi vận dụng cao. Còn đối với các em có học lực yếu, trung bìnhcũng cảm thấy khá vui vẻ, nhẹ nhàng khi nhận nhiệm vụ vì có rất nhiều bài tậpvừa sức với khả năng của các em.. Các em tự giác, sôi nổi khi nhận nhiệm vụhọc tập. Kết quả học lực có sự thay đổi tích cực ( Tỉ lệ HS giỏi, khá tăng rõ rệt,không có HS xếp loại yếu, tỉ lệ trung bình giảm đáng kể).Đối với giáo viên, việc xây dựng và tổ chức tiết dạy theo định hướng pháttriển năng lực vào trong dạy học môn Tiếng Việt lớp 2 sẽ giúp tiết dạy trở nênhấp dẫn hơn; học sinh học tập tự giác, tích cực, sáng tạo và cảm thấy vui vẻ hơn;giáo viên đánh giá sát hơn năng lực của HS hơn.PHẦN III. KẾT LUẬNI.TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨUQua đi sâu nghiên cứu đề tài, tôi đã tìm hiểu cơ sở lí luận, cơ sở thực tiễncủa vấn đề tổ chức dạy học theo định hướng triển năng lực môn Tiếng Việt lớp2. Từ đó đã đưa ra quy trình để xây dựng hệ thống câu hỏi/ bài tập theo địnhhướng phát triển năng lực nói chung và bộ môn Tiếng Việt lớp 2 nói riêng. Việcnắm vững phương pháp dạy học từng phân môn và tiến hành đúng quy trình sẽgiúp việc tổ chức dạy học Tiếng Việt lớp 2 theo định hướng phát triển năng lựcsát với mục tiêu chương trình môn học để ra , phù hợp với khả năng của họcsinh, giúp phát triển năng lực học sinh.     Dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học được xem như mộtnội dung giáo dục, phương pháp giáo dục hiện đại trong xu thế đổi mới căn bảnvà toàn diện Giáo dục và Đào tạo hiện nay. Điểm khác nhau giữa cách dạy nàyso với các phương pháp dạy học trước đây là ở chỗ dạy học phát triển phẩmchất, năng lực người học có yêu cầu cao hơn, mức độ khó hơn, đòi hỏi ngườidạy phải có phẩm chất, năng lực giảng dạy nói chung cao hơn trước đây.Điều quan trọng hơn cả là nếu so sánh với các quan niệm dạy học trước đây,việc dạy học phát triển phẩm chất, năng lực sẽ làm cho việc dạy và việc họcđược tiếp cận gần hơn, sát hơn với mục tiêu hình thành và phát triển nhân cáchcon người.25