Đánh giá thẻ ngân hàng cho học sinh

Khi trở thành tân sinh viên, có rất nhiều thứ cần chuẩn bị cho hành trang đến trường. Một trong số đó phải kể đến là việc mở và sở hữu một tài khoản ngân hàng. Điều này giúp các bạn có thể thực hiện nhanh gọn các giao dịch nhận – chuyển tiền từ gia đình, người thân, đóng học phí, nhận học bổng,… Việt Nam hiện có rất nhiều ngân hàng với thế mạnh khác nhau, vậy sinh viên nên mở tài khoản ngân hàng nào.

Ficombank sẽ giúp các bạn sinh viên có cái nhìn tổng quan về những ngân hàng hàng đầu để đánh giá và lựa chọn. Từ đó, bạn sẽ tự mình tìm được câu trả lời cho câu hỏi sinh viên nên mở tài khoản ngân hàng nào. 

  • Tài khoản ngân hàng dành cho sinh viên là gì?
  • Ưu đãi cho sinh viên khi mở tài khoản ngân hàng
  • Sinh viên mở tài khoản ngân hàng nào miễn phí
    • 1/ Ngân hàng Vietinbank
    • 2/ Ngân hàng BIDV
    • 3/ Ngân hàng Techcombank
    • 4/ Ngân hàng Vietcombank
    • 5/ Ngân hàng Sacombank
    • 6/ Ngân hàng TPBank
    • 7/ Ngân hàng Agribank
  • Hướng dẫn cách mở tài khoản ngân hàng sinh viên
    • 1/ Điều kiện mở tài khoản ngân hàng sinh viên
    • 2/ Các giấy tờ sinh viên cần chuẩn bị mở
    • 3/ Cách đăng ký tạo tài khoản ngân hàng sinh viên
  • Cách làm thẻ ngân hàng tích hợp thẻ sinh viên
  • Làm thẻ ngân hàng sinh viên mất bao lâu?
  • Những thắc mắc khác khi mở tài khoản ngân hàng sinh viên
    • 1/ Mở tài khoản ngân hàng sinh viên mất phí không?
    • 2/ Mở tài khoản ngân hàng sinh viên cần giấy tờ gì?
    • 3/ Thẻ ngân hàng sinh viên có thời hạn bao lâu
  • Lời kết

Tài khoản ngân hàng dành cho sinh viên là gì?

Nói một cách dễ hiểu, tài khoản ngân hàng là một thỏa thuận với ngân hàng cho phép người dùng giữ tiền của mình trong ngân hàng và lấy ra khi cần. Thông thường, các ngân hàng sẽ có nhiều ưu đãi dành riêng cho sinh viên khi mở tài khoản và gọi gói dịch vụ này là tài khoản ngân hàng sinh viên.

Tài khoản ngân hàng có 2 loại bao gồm tài khoản thanh toán và tài khoản tiết kiệm. Mỗi loại sẽ có những cách sử dụng, mục đích riêng, cụ thể:

  • Tài khoản tiết kiệm: Sử dụng cho mục đích tiết kiệm sinh lời.
  • Tài khoản thanh toán: Sử dụng cho mục đích như nhận – rút tiền, thanh toán  giao dịch thông qua các loại thẻ ATM.

Xem thêm:

  • Cách chọn số ngân hàng hợp phong thủy
  • Mở tài khoản số đẹp techcombank có mất phí không?
  • Cách làm thẻ ATM ngân hàng Vietcombank cho học sinh?
  • Tài khoản ngân hàng không sử dụng trong bao lâu thì sẽ bị khóa?

Ưu đãi cho sinh viên khi mở tài khoản ngân hàng

Như đã chia sẻ, ngân hàng thường có gói dịch vụ riêng để định hướng cho sinh viên nên mở tài khoản ngân hàng nào. Hầu hết các tổ chức tín dụng đều xây dựng chương trình với ưu đãi và khuyến mãi hấp dẫn. Có thể kể đến như:

  • Miễn phí khi mở tài khoản;
  • Thủ tục đơn giản, thời gian nhanh chóng, thậm chí các ngân hàng còn tới trực tiếp các điểm trường trong mùa khai giảng để hỗ trợ nhanh nhất cho sinh viên;
  • Nộp học phí dễ dàng thông qua việc liên kết trực tiếp với nhà trường;
  • Giao dịch rút tiền – chuyển tiền tại các ATM miễn phí;
  • Có những món quà khi mở tài khoản như đồ dùng học tập, vé xem phim,…

Sinh viên mở tài khoản ngân hàng nào miễn phí

Chúng tôi đã tổng hợp những thông tin về các ngân hàng lớn tại Việt Nam. Qua đây, hi vọng bạn sẽ tìm được lựa chọn phù hợp cho bản thân. 

1/ Ngân hàng Vietinbank

Một trong những đơn vị được gợi ý đầu tiên nếu hỏi sinh viên nên mở tài khoản ngân hàng nào là Vietinbank. Đây là tổ chức tín dụng được thành lập từ năm 1988. Đơn vị hiện có 148 chi nhánh/văn phòng đại diện ở hầu hết các tỉnh thành. Với gần 35 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực, đây là ngân hàng được nhiều bạn sinh viên lựa chọn. Bạn sẽ được: 

  • Phát hành thẻ ATM miễn phí lần đầu, thủ tục nhanh chóng, thời gian nhận thẻ rút ngắn;
  • Phí rút tiền tại cây ATM Vietinbank thấp, chỉ từ 1.100 VNĐ/lần;
  • Một lần rút tiền mặt có thể từ 10 nghìn đến 5 triệu VNĐ;
  • Hạn mức rút tiền mặt mỗi ngày lên đến 30 triệu VNĐ;
  • Nộp tiền học phí dễ dàng qua website của trường.

2/ Ngân hàng BIDV

BIDV là một trong những ngân hàng có bề dày kinh nghiệm hàng đầu của nước ta. Với hơn 64 năm thành lập, BIDV ngày càng phát triển về cả quy mô lẫn chất lượng dịch vụ. Hiện doanh nghiệp này đang có khoảng 190 chi nhánh, trải dài khắp cả nước. Khi mở tài khoản ngân hàng tại đây, bạn sẽ nhận được những ưu đãi hấp dẫn như sau:

  • Phí rút tiền tại cây ATM của BIDV thấp, chỉ từ 1.000 VNĐ/lần;
  • Một lần rút tiền mặt có thể từ 10 nghìn đến 5 triệu VNĐ;
  • Hạn mức rút tiền mặt mỗi ngày lên đến 50 triệu VNĐ;
  • Mức số dư tối thiểu trong tài khoản thì không yêu cầu.

3/ Ngân hàng Techcombank

Techcombank được thành lập từ năm 1993. Đây là một trong những ngân hàng được đánh giá cao về hiệu quả hoạt động. Với hơn 300 chi nhánh/phòng giao dịch trên toàn quốc, đây là một sự lựa chọn đáng để các bạn sinh viên cân nhắc. Khi mở tài khoản ngân hàng tại Techcombank, bạn sẽ được:

  • Phát hành thẻ ATM miễn phí lần đầu, thủ tục nhanh chóng, thời gian nhận thẻ rút ngắn;
  • Phí rút tiền tại cây ATM Techcombank thấp, thậm chí có thể miễn phí;
  • Một lần rút tiền mặt có thể lên đến 10 triệu VNĐ;
  • Hạn mức rút tiền mặt tối đa một ngày là 50 triệu VNĐ;
  • Chuyển khoản miễn phí cho cả liên ngân hàng qua F@st Mobile;
  • Có nhiều học bổng, chính sách dành cho sinh viên.

4/ Ngân hàng Vietcombank

Tính đến thời điểm hiện tại, Vietcombank đã có 58 năm thành lập và phát triển. Đây là tổ chức tín dụng không ngừng mở rộng mạng lưới hoạt động. Hiện nay, ngân hàng này có đến gần 600 chi nhánh/phòng giao dịch trên toàn quốc. Những ưu đãi mà Vietcombank sẽ mang đến cho bạn là:

  • Phí rút tiền tại cây ATM Vietcombank chỉ từ 1.100 VNĐ/lần;
  • Một lần rút tiền mặt có thể từ 20 nghìn đến 5 triệu VNĐ;
  • Hạn mức rút tiền mặt mỗi ngày lên đến 50 triệu VNĐ;
  • Mức số dư tối thiểu trong tài khoản thì không yêu cầu;
  • Liên kết với nhiều trường học và trung tâm, dễ dàng thanh toán học phí online.

5/ Ngân hàng Sacombank

Với câu hỏi sinh viên nên mở tài khoản ngân hàng nào, thì bạn không thể không nghĩ đến Sacombank. Được thành lập từ năm 1991, doanh nghiệp này hiện có gần 570 điểm giao dịch phủ sóng ở hầu hết các tỉnh thành. Là một trong những ngân hàng thường xuyên có những ưu đãi cho sinh viên, Sacombank nhận được nhiều sự lựa chọn với:

  • Phí rút tiền tại cây ATM Sacombank chỉ từ 1.100 VNĐ/lần;
  • Hạn mức tối đa cho một lần giao dịch lên đến 10 triệu VNĐ;
  • Hạn mức tối đa trong một ngày lên đến 100 triệu VNĐ;
  • Mức số dư tối thiểu trong tài khoản thì không yêu cầu;
  • Thường có những quà tặng đi kèm khi mở tài khoản.

6/ Ngân hàng TPBank

Ngân hàng Thương mại cổ phần Tiên Phong, gọi tắt là TPBank ra đời từ năm 2008. Đây là ngân hàng trẻ, chỉ có 13 năm thành lập, nhưng TPBank luôn phát triển không ngừng, đem lại những giải pháp tài chính hiệu quả. Đơn vị luôn hướng tới phân khúc khách hàng trẻ nên khi mở tài khoản tại đây, các bạn sinh viên sẽ nhận được:

  • Phí rút tiền thấp, thậm chí miễn phí khi rút tiền tại cây ATM TPBank;
  • Hạn mức tối đa cho một lần giao dịch là 2 triệu VNĐ;
  • Hạn mức tối đa trong một ngày lên đến 20 triệu VNĐ;
  • Mức số dư tối thiểu trong tài khoản thì không yêu cầu.

7/ Ngân hàng Agribank

Agribank là một sự lựa chọn đáng để cân nhắc cho vấn đề sinh viên nên mở tài khoản ngân hàng nào. Doanh nghiệp này được thành lập năm 1988, hiện có đến gần 2.300 chi nhánh/phòng giao dịch phủ khắp từ nông thôn đến thành thị. Luôn có những ưu đãi đặc biệt dành riêng cho sinh viên khi đến với Agribank, cụ thể:

  • Phí rút tiền tại cây ATM Agribank thấp chỉ từ 1.100 VNĐ/lần;
  • Một lần rút tiền mặt có thể từ 50 nghìn đến 5 triệu VNĐ;
  • Hạn mức rút tiền mặt mỗi ngày lên đến 25 triệu VNĐ;
  • Nộp tiền học phí online dễ dàng với một số trường đã liên kết và có thể nhận được những món quà giá trị.

Hướng dẫn cách mở tài khoản ngân hàng sinh viên

Sau khi đã tìm ra đáp án cho câu hỏi sinh viên nên mở tài khoản ngân hàng nào, Ficombank sẽ hướng dẫn bạn cách mở tài khoản nhé. Để thực hiện việc này một cách nhanh chóng nhất, bạn cần hiểu rõ về điều kiện được mở, các giấy tờ cần chuẩn bị và cách đăng ký. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết của từng nội dung.

1/ Điều kiện mở tài khoản ngân hàng sinh viên

Thủ tục mở tài khoản ngân hàng sinh viên không quá phức tạp. Nhằm hỗ trợ các bạn có thể sử dụng thẻ nhanh chóng, tiện lợi, các tổ chức tín dụng không đưa ra nhiều điều kiện cho chủ thẻ. Cụ thể, bạn chỉ cần đáp ứng các yêu cầu sau: 

  • Chủ tài khoản phải có độ tuổi từ 18 trở lên;
  • Có 1 trong những giấy tờ tùy thân sau: CMND/CCCD/hộ chiếu;
  • Là sinh viên hoặc tân sinh viên đang theo học tại các trường.

2/ Các giấy tờ sinh viên cần chuẩn bị mở

Khi đã đủ điều kiện mở tài khoản ngân hàng sinh viên, những giấy tờ bạn cần chuẩn bị là gì? Chúng tôi sẽ giúp bạn liệt kê những hồ sơ để việc mở thẻ được tiến hành nhanh chóng, cụ thể: 

  • Giấy tờ tùy thân (CMND/CCCD/hộ chiếu) bản gốc và 1 bản photo (nếu cần);
  • Thẻ sinh viên và giấy xác nhận sinh viên của Trường/Giấy báo nhập học bản gốc và 1 bản photo (nếu cần);
  • Giấy đề nghị mở tài khoản theo mẫu ngân hàng (thường được nhân viên ngân hàng cung cấp).

3/ Cách đăng ký tạo tài khoản ngân hàng sinh viên

Sau khi chuẩn bị các giấy tờ cần thiết, có 3 cách phổ biến giúp sinh viên có thể dễ dàng mở tài khoản ngân hàng: trực tiếp tại quầy, tại trường hoặc mở online.

Tạo tài khoản ngân hàng sinh viên tại quầy ngân hàng

Nếu bạn có nhu cầu mở tài khoản ngân hàng nào thì hãy đến trực tiếp chi nhánh của ngân hàng đó ở gần nhất và tham khảo các bước sau:

  • Bước 1: Điền đầy đủ các thông tin trên giấy đề nghị mở tài khoản theo hướng dẫn của nhân viên ngân hàng.
  • Bước 2: Nộp các giấy tờ theo yêu cầu của nhân viên.
  • Bước 3: Nhân viên sẽ kiểm tra các thông tin, tư vấn thêm các dịch vụ, gói cước đi kèm.
  • Bước 4: Nếu các hồ sơ đã đúng yêu cầu, ngân hàng sẽ cung cấp số tài khoản và giấy hẹn ngày đến lấy thẻ ATM.
  • Bước 5: Tới ngày hẹn bạn quay lại chi nhánh ngân hàng đó cùng giấy hẹn và giấy tờ tùy thân (CMND/CCCD/hộ chiếu) là sẽ nhận được thẻ để sử dụng.
  • Bước 6: Sau khi nhận thẻ, bạn nên đổi mã pin theo hướng dẫn trong phong bì ngân hàng đưa kèm để đảm bảo tính bảo mật. Mã pin không nên sử dụng theo các dãy số liên quan đến bản thân như ngày tháng năm sinh, số điện thoại, biển số xe.

Chủ thẻ cần lưu ý ghi nhớ chữ ký khi thực hiện thủ tục đăng ký để sau này đối chiếu khi cần. Bên cạnh đó, bạn nên yêu cầu nhân viên tạo tài khoản internet banking để thuận tiện cho việc quản lý số dư, thanh toán trực tuyến, chuyển tiền online,….

Đăng ký mở tài khoản ngân hàng tại trường học

Vào ngày nhập học, nhiều ngân hàng cử nhân viên đến trường/ký túc xá để hướng dẫn sinh viên mở tài khoản. Bạn chỉ cần chuẩn bị các giấy tờ và làm theo hướng dẫn của nhân viên. Khi có thẻ, ngân hàng sẽ chuyển trực tiếp đến từng sinh viên. Khi nhận thẻ, việc đổi mật khẩu nên được thực hiện sớm nhất có thể.

Mở tài khoản ngân hàng sinh viên online

Bên cạnh việc mở tài khoản trực tiếp, các ngân hàng cũng đang thực hiện hình thức mở tài khoản online. Việc này chỉ mất 5 -10 phút thao tác trên thiết bị điện tử có kết nối mạng như điện thoại, laptop,… Bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn tại các website chính thức của ngân hàng. 

Cách làm thẻ ngân hàng tích hợp thẻ sinh viên

Thẻ ngân hàng tích hợp thẻ sinh viên ra đời nhằm tạo điều kiện cho các bạn sinh viên thực hiện một cách thuận tiện, nhanh chóng các hoạt động tại nhà trường. Với thẻ ATM này, ngoài việc rút tiền, thanh toán các giao dịch, các bạn còn có thể sử dụng để điểm danh, ra vào thư viện,…

Tương tự như mở tài khoản ngân hàng sinh viên, khi mở thẻ tích hợp cần giấy tờ tùy thân (CMND/CCCD) và giấy tờ chứng minh là sinh viên (thẻ sinh viên, giấy xác nhận sinh viên của trường hoặc giấy xác nhận nhập học đối với tân sinh viên).

Thông thường, nhà trường sẽ liên kết với ngân hàng để giúp sinh viên thực hiện thẻ tích hợp này vào ngày nhập học. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể mang trực tiếp giấy tờ đến ngân hàng và thực hiện điền phiếu đăng ký theo mẫu ngân hàng. Sau khi hoàn tất thủ tục, bạn sẽ nhận phiếu hẹn đến lấy thẻ từ 5-10 ngày. Sau đó, quay lại chi nhánh theo lịch hẹn để nhận thẻ và kích hoạt sử dụng.

Làm thẻ ngân hàng sinh viên mất bao lâu?

Khi tiến hành làm thẻ ngân hàng, bạn chỉ mất khoảng 15 đến 20 phút để điền thông tin và xác thực các thông tin liên quan. Còn về thời gian nhận thẻ thì phụ thuộc vào mỗi ngân hàng, thông tin sẽ được ghi trên phiếu hẹn. Thông thường, thời gian sẽ là từ 5 đến 10 ngày.

Những thắc mắc khác khi mở tài khoản ngân hàng sinh viên

Trong quá trình đi tìm câu trả lời cho việc sinh viên nên mở tài khoản ngân hàng nào thì sẽ có rất nhiều thắc mắc được đặt ra. Dưới đây là những câu hỏi thường gặp nhất khi mở tài khoản ngân hàng.

1/ Mở tài khoản ngân hàng sinh viên mất phí không?

Hầu hết các ngân hàng sẽ miễn phí mở tài khoản ngân hàng cho sinh viên nhằm hỗ trợ và thu hút sinh viên sử dụng ngân hàng của mình.

2/ Mở tài khoản ngân hàng sinh viên cần giấy tờ gì?

Hai loại giấy tờ cần thiết để có thể mở tài khoản ngân hàng cho sinh viên đó là giấy tờ tùy thân và giấy xác nhận đang là sinh viên. Giấy tờ tùy thân có thể sử dụng là thẻ CMND, CCCD hoặc hộ chiếu. Về giấy xác nhận sinh viên, bạn có thể xin giấy xác nhận đang theo học tại trường kèm với thẻ sinh viên. Đối với sinh viên năm nhất, có thể thay bằng giấy báo nhập học.

3/ Thẻ ngân hàng sinh viên có thời hạn bao lâu

Thẻ ngân hàng sinh viên chỉ có hiệu lực trong những năm học tại trường. Sau khi ra trường, tất cả tính năng được tích hợp hay liên kết với nhà trường cũng như những ưu đãi dành cho sinh viên sẽ không còn nữa. 

Tuy nhiên, bạn vẫn có thể sử dụng nó như một thẻ ngân hàng bình thường khi đi làm. Để được giải đáp mọi thắc mắc, vui lòng gọi điện hoặc đến trực tiếp chi nhánh ngân hàng đã mở thẻ.

Lời kết

Sinh viên nên mở tài khoản ngân hàng nào có lẽ là một trong những câu hỏi được tìm thấy nhiều nhất mùa tựu trường. Các bạn sinh viên có thể tham khảo những thông tin mà Ficombank đã cung cấp phía trên để có thể cho bản thân mình câu trả lời ngay nhé!

Chủ đề