Đánh giá kẻ hủy diệt genisys năm 2024

Tập mới nhất của loạt phim từng gắn với tên tuổi James Cameron đưa nhân vật Terminator biểu tượng trở lại bằng công nghệ vi tính.

Năm 1984, bộ phim Terminator của đạo diễn James Cameron ra mắt, khởi động loạt phim viễn tưởng đồ sộ. Năm 2006, loạt phim ăn khách này được công chúng bình chọn đứng thứ 17 trong danh sách “25 loạt phim xuất sắc mọi thời đại” của tạp chí IGN. Hai năm sau, Viện phim Mỹ chọn lưu trữ loạt phim này bởi có tính văn hóa, thẩm mỹ và lịch sử sâu sắc. Năm nay, tập mới nhất - Terminator: Genisys - ra mắt trong sự kỳ vọng của hàng triệu fan ở nhiều thế hệ.

Cốt truyện phim mới không quá phức tạp. Terminator: Genisys mở ra với bối cảnh ở tương lai, nhà lãnh đạo John Connor dẫn dắt nhân loại kháng chiến chống lại phe robot đang thống trị toàn cầu. Khi phe robot gần thua cuộc, chúng gửi một người máy Terminator trở về quá khứ để tiêu diệt mẹ của John là Sarah Connor. John Connor cũng gửi một chiến sĩ khác về quá khứ để bảo vệ mẹ anh. Nhưng ở hiện tại, Sarah Connor bước vào cuộc chiến mới. Cô cùng một người máy thân thiết đang chuẩn bị thực hiện một nhiệm vụ nhằm tiêu diệt con robot trùm ác nhân từ khi nó chưa được sinh ra.

Đánh giá kẻ hủy diệt genisys năm 2024

Poster phim "Kẻ Hủy Diệt: Thời đại Genisys".

Những Kẻ Hủy Diệt có cơ thể thép bọc da người, mang vẻ đẹp chết chóc, trần trụi làm nên sức sống của loạt phim Terminator. Trong tập mới, cả người máy thiện và ác sống lại trên màn ảnh nhờ kỹ xảo. Công nghệ đồ họa vi tính khiến người xem ngay vào đầu phim bị ấn tượng mạnh bởi những người máy đốt không chết, luôn sống sót dù bị bắn vào mắt, nã súng cối vào ngực. Loài robot sinh học tưởng như bất khả chiến bại có thể bước qua ngọn lửa, nhảy xuyên xe hơi, đâm thủng máy bay, phô bày thân hình lõi thép sáng loáng, di chuyển linh hoạt để bắn giết con người.

Điểm cộng của Terminator: Genisys là hàng loạt trường đoạn hành động gay cấn. Ngay mở đầu, phim đưa người xem vào khung cảnh thế giới bên bờ diệt vong trong cuộc chiến tàn khốc, dữ dội với máy móc. Sau đó, phim kéo khán giả du hành thời gian khi cả hai phe người và robot cử đại diện về quá khứ tiêu diệt lẫn nhau. Những pha rượt đuổi, chiến đấu tay đôi, bắn súng đã mắt, hồi hộp liên tiếp khiến người hâm mộ nhập vào thế giới chuyện phim cho tới cuối.

Cũng nhờ công nghệ đồ họa vi tính, những pha hành động giữa máy móc và con người trở nên chân thực, nghẹt thở nhưng không hề có máu me gây phản cảm. Để tăng độ khốc liệt của không khí phim, các nhà biên kịch xử lý những pha bắn bằng súng máy cỡ lớn và những cảnh cháy nổ bạo liệt. Thỏa mãn người hâm mộ bằng những pha hành động khốc liệt, cơ bắp, Terminator: Genisys khiến ngay cả khán giả thường xuyên ra rạp cũng không khỏi khâm phục sự phát triển của ngành công nghiệp kỹ xảo ở kinh đô điện ảnh.

Đánh giá kẻ hủy diệt genisys năm 2024

Một cảnh bắn súng trong phim.

Trở lại màn bạc sau hai kỳ làm thống đốc bang California, Arnold Schwarzenegger trở lại tròn vai người hùng robot sinh học già nua, hay gặp hỏng hóc nhưng can đảm, yêu quý con người và học cách chung sống cùng loài người. Nữ diễn viên Emilia Clarke của Game of Thrones lần đầu lên màn ảnh rộng và mang vẻ mạnh mẽ, hoang dã. Diễn xuất tròn vai của Emilia Clarke thuyết phục người xem, dù đôi chỗ chưa thực sự mềm mại và nữ tính cần có.

Nhân vật Kẻ Hủy Diệt thế hệ T-1000 - tài tử Hàn Quốc Lee Byung Hun đảm nhận - gây ấn tượng mạnh hơn cả. Tuy không xuất hiện nhiều trên màn ảnh, Kẻ Hủy Diệt độc ác của Lee Byung Hyun gây khiếp đảm bởi sự biến hóa của cơ thể được làm bằng kim loại tổng hợp có thể hóa lỏng.

Đánh giá kẻ hủy diệt genisys năm 2024

Bốn Kẻ Hủy Diệt thuộc hai phe thiện và ác trong phim.

Nhìn chung, diễn xuất của dàn sao hạng A ở các pha hành động hay trong những trường đoạn cảm xúc tâm trạng và hài hước đều tốt. Nhiều câu thoại đã gắn liền với loạt phim được nói ra đúng lúc, giúp các nhân vật thêm chất anh hùng, có chiều sâu. Câu thoại vốn là biểu tượng của nhân vật Kẻ Hủy Diệt do Arnold thủ vai: "Hasta la vista, baby" (Tôi sẽ trở lại) cũng xuất hiện trong phim mới, gợi không khí hoài niệm cho người hâm mộ.

Terminator: Genisys (Terminator: Thời đại Genisys) ra mắt ở Việt Nam từ ngày 26/6 với các phiên bản 2D, 3D và IMAX 3D.

Sau vài tháng vật vã viết lách, cuối cùng cũng đạt được mốc 10 phim. Hạnh phúc quá đi. Hy vọng sau này vẫn còn chữ để tiếp tục sự nghiệp :))

.

Đánh giá kẻ hủy diệt genisys năm 2024

.

Đã chuẩn bị sẵn tinh thần là sẽ bị hack não khi viết bài này T^T. Bắt đầu nào!!!!

Trước khi vào đề, xin có vài lời muốn nói với những ai có ý định đi xem phần 5 này:

– Nên xem lại một lượt 4 phần trước để củng cố các mốc thời gian trong phim (Đặc biệt là phần 1)

– Phim này có after-credit, do đó lúc hết phim, nhạc nổi lên rồi cũng đừng ra khỏi rạp vội :))

.

Cảnh báo: Có SPOIL. Cân nhắc kỹ trước khi đọc. Mà thôi, có đọc cũng chưa chắc đã hiểu, vì chính tớ cũng không hiểu mình sắp viết gì nữa!!!!

.

Cách đây 31 năm, đạo diễn không mấy tên tuổi James Cameron bỗng nhiên nảy ra ý tưởng về một thế giới đổ nát với sự thống trị của đạo quân robot. Thế là The Terminator ra mắt và đạt được thành công vang dội cả về nội dung lẫn doanh thu, góp phần đưa tên tuổi của Arnold Schwarzenegger lên thành một trong những biểu tượng của phim hành động trong thập niên 80.

Năm 1991, phần 2 ra đời với tên Terminator 2: Judgment Day và thậm còn làm tốt hơn thế khi mang về 4 tượng vàng Oscar, đồng thời lọt top 10 phim hành động hay nhất mọi thời đại. Lúc TV chiếu phim này, chắc hồi đấy còn học cấp 1 thôi, cứ há mồm ra xem vì hay quá. Lúc T-800 tự đi xuống lò thép nóng chảy còn giơ ngón cái lên với mẹ con Sarah, tự dưng ngồi khóc tu tu, cứ bảo ông đạo diễn sao mà ác thế, cho T-800 chết làm gì. Ai ngờ đến phần 3 lại có 1 T-800 giống hệt thế =)).

Nhưng Terminator 3: Rise Of The Machines đã không thể tiếp nối chuỗi thành công của 2 đàn anh khi không được đánh giá cao. Nhưng tớ vẫn thấy phần này xem khá ổn, nhất là khi so với phần 4 Terminator: Salvation cùi mía.

Những tưởng thất bại nặng nề của Terminator: Salvation đã đặt dấu chấm hết cho thương hiệu này, nhưng hè năm nay, Kẻ Huỷ Diệt đã trở lại (nhưng có vẻ không lợi hại lắm). Terminator: Genisys là phần mở đầu cho bộ ba Kẻ Huỷ Diệt mới, dự kiến sẽ kết thúc trong 2018.

– Terminator: Genisys sẽ thay đổi tất cả những gì bạn đã biết về các mốc thời gian trong 4 phần trước. Năm 2029, trái đất bị thống trị bởi binh đoàn người máy của Skynet. Đạo quân con người do thủ lĩnh John Connor dẫn dắt đã vùng lên chống lại chúng. Để ngăn chặn thất bại, Skynet đã cử 1 robot về năm 1984 để tiêu diệt Sarah Connor, chính là mẹ của John Connor. Cùng lúc đó, John cũng gửi 1 chiến binh của mình là Kyle Reese về để bảo vệ mẹ. Tuy nhiên, ngay trước đó, John Connor lại bị một robot lạ mặt tấn công, đồng thời khi vừa trở về quá khứ, Kyle đã bị T-1000, một robot làm từ kim loại lỏng, săn đuổi. Trong lúc chạy trốn, anh lại được chính Sarah giải cứu. Lúc này, Sarah Connor không còn là một cô hầu bàn vụng về, nhút nhát nữa bởi cô được 1 Kẻ Huỷ Diệt “Bố Già” (Trong dàn cast thì là Guardian, nhưng Sarah gọi ông là Pop) nuôi dạy từ năm 9 tuổi. Và T-800 được cử về để giết Sarah cũng đã bị Bố Già tiêu diệt. Tin tưởng những đoạn ký ức rời rạc của Kyle, họ đã cùng nhau đến năm 2017 để ngăn chặn sự khởi động của chương trình Genisys – Vỏ bọc của Skynet.

– Kẻ Huỷ Diệt ở phần này của Arnold sở hữu ngoại hình giống con người, với lớp da, tóc cũng bị ảnh hưởng bởi thời gian. Vì vậy T-800 có ngoại hình già nua giống như ông ngoài đời thực.

Arnold đã chứng tỏ mình tuy đã gần 70 nhưng vẫn có thể đóng các cảnh hành động không thua gì giới trẻ, đúng với câu thoại: “Già nhưng không vô dụng” của ông trong phim.

– T-1000 do Lee Byung Hun thủ vai vẫn là robot lạnh lùng, nguy hiểm như phần 2, nhưng hơi ít đất diễn và bị diệt khá nhanh. Chưa kịp để lại dấu ấn gì luôn.

– Robot lạ mặt sau khi tấn công John Connor đã biến đổi anh thành Kẻ Huỷ Diệt T-3000. Từng tế bào trong cơ thể của John đã được những con robot siêu nhỏ biến đổi trở thành tế bào máy móc của Skynet và cơ thể được tập hợp bởi các tế bào có thể liền lại hay di chuyển qua bất cứ vật thể nào. T-3000 thông minh, có tư duy riêng, và cho rằng mình đang chiến đấu vì lẽ phải: “Tôi không phải là người. Cũng không phải người máy. Tôi còn hơn cả thế”. Từ chỗ là người hùng, là hy vọng của loài người, John trở thành một cỗ máy độc ác, giết người không ghê tay.

– Trong phần này, Skynet cũng xuất hiện dưới hình dạng cụ thể. Đó chính là robot lạ mặt đã tấn công John Connor. Sau một thời gian, Skynet đã nhận ra tại sao mình luôn thất bại, và lần này, chúng quyết định nhắm đến thủ lĩnh của loài người. Các biên kịch làm vậy với mong muốn tăng sự tương tác giữa Sky với các nhân vật anh hùng trong phim. Từ lúc đầu xem đã nghi nghi ông này rồi, làm gì có chuyện diễn viên quần chúng mà được quay cận mặt mấy lần liền.

– Terminator: Genisys sẽ khiến khán giả mãn nhãn với nhiều cảnh hành động khói lửa, kỹ xảo hoành tráng: Cảnh Arnold đánh nhau với mình thời trẻ (2 T-800 đánh nhau), cảnh T-1000 truy đuổi nhóm của Kyle, cảnh T-1000 biến hình, hay khi Bố Già lao mình xuống máy bay trực thăng của T-3000,…Công cuộc tái tạo hình ảnh của tài tử Arnold thời trẻ bằng công nghệ CGI cũng rất thành công.

– Emilia Clarke (vai Sarah Connor) và Jai Courtney (vai Kyle Reese) diễn xuất ở mức tạm chấp nhận được, không để lại nhiều ấn tượng lắm.

Với nhiều cảnh quay mặt Emilia, có cảm tưởng như chỉ thất mắt là mắt và chị này khá là thấp. Nhưng được cái điện nước đầy đủ :3

Cá nhân tớ vẫn thích Kyle của Michael Biehn hơn, mặc dù chú này không cao to và cơ bắp như Jai.

– Xen giữa các cảnh “xuyên không” hại não và những trận đánh long trời lở đất là các tình huống hài hước: Bố Già luôn mồm hỏi xem Sarah đã “giao phối” với Kyle chưa, Bố Già cố gắng biểu hiện cảm xúc như con người bằng cách cười tươi hết mức có thể (nhưng có lẽ ông không biết nụ cười đó trông rất kinh), khi Sarah và Kyle đến năm 2017, họ bị hiểu lầm thành 2 kẻ khủng bố ở trần cố làm nổ bom nhưng chỉ tạo ra 1 cái hố trên đường,…

– Tuy nhiên, phim vẫn có một số điểm trừ như:

+ Cố gắng nhồi nhét quá nhiều Kẻ Huỷ Diệt vào phim, làm cho các nhân vật không thể hiện được gì nhiều.

+ Nội dung phim quá rắc rối. Việc thay đổi toàn bộ các sự kiện khiến phần lớn người xem không thể nắm bắt được diễn biến phim, dù cho đã xem đủ 4 phần trước đi nữa. Ngay cả những đoạn giải thích về việc du hành thời gian của Bố Già cũng rất khó hiểu, đòi hỏi phải xem lại nhiều lần mới có thể hiểu được. Cũng định ghi nhớ mấy câu lý giải về vụ xuyên không với cả cấu tạo của T-3000, nhưng chỉ được mấy câu là đành ngậm ngùi từ bỏ và tập trung xem phim.

– Thật sự rất muốn biết đến bao giờ thì mới có thể tiêu diệt được Skynet đây? Mấy phần cứ bảo là ngăn được Ngày Phán Xét, cuối cùng nó vẫn xảy ra. Phần này cũng thế, tưởng êm xuôi rồi, nhưng trong đoạn after-credit cuối phim, Genisys vẫn chưa bị phá huỷ hoàn toàn.

– Với Terminator: Genisys, các fan của Kẻ Huỷ Diệt lại có cơ hội được nghe những câu thoại kinh điển, gắn liền với tên tuổi của series như: “I’ll be back”, “Come with me if you want to live”. Tiếc là không có “You’re terminated”, mặc dù tớ rất mong chờ Arnold nói câu đấy lúc tiêu diệt T-3000.

– Có một vài thắc mắc là:

+ Tại sao sau mấy lần giết hụt Sarah, Skynet không thử đi tiêu diệt bố mẹ của cô luôn cho nhanh nhỉ :-s.

+ Nếu như Skynet không cử T-800 về năm 1984 thì Sarah và Kyle cũng sẽ không gặp nhau, và John cũng sẽ không được sinh ra.

+ Tại sao đây mới là năm 1984 mà T-1000 đã xuất hiện?

+ Nếu có T-1000 thì còn cần gì T-800 lỗi thời kia nữa, blah blah blah. Thôi không nói nữa, càng nghĩ càng đau đầu @@

– Tính đến thời điểm viết dòng này, phim mới thu được hơn 43 triệu đô trên toàn cầu, trong đó thị trường nước ngoài chiếm 64.4%. Có vẻ như Bố Già cùng đồng bọn phải cố gắng nhiều, vì kinh phí của phim lên đến 155 triệu đô.

– Khán giả có vẻ thoáng tay khi chấm Terminator: Genisys được 7.1/10 trên IMDb (Hôm trước xem là 7.2, hôm nay tụt mất 0.1), trong khi các chuyên gia chỉ cho 39/100 (Còn thấp hơn cả phần 4 cùi mía T^T), điểm trên Rotten Tomatoes thậm chí chỉ được 27%, thua xa cả Magic Mike XXL của Channing Tatum.