Đánh giá giáo sư sử học lê văn lan

TPO - Giáo sư sử học Lê Văn Lan cho biết, theo kết quả giám định của một trong 27 cọc gỗ phát lộ tại cánh đồng Cao Quỳ, huyện Thủy Nguyên (Hải Phòng) cho thấy kết quả niên đại khớp với trận đánh Bạch Đằng năm 1288.

Chiều ngày 20/12, lãnh đạo Thành ủy, UBND TP Hải Phòng cùng các nhà sử học Việt Nam đã có buổi khảo sát thực địa hiện trường nơi bãi cọc hàng nghìn năm tuổi phát lộ tại cánh đồng Cao Quỳ (xã Liên Khê, huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng).

Tại buổi thực địa, trả lời phỏng vấn của Tiền Phong, Giáo sư sử học Lê Văn Lan cho biết theo kết quả giám định của một trong 27 cọc gỗ phát lộ tại cánh đồng Cao Quỳ cho thấy kết quả niên đại khớp với trận đánh Bạch Đằng năm 1288.

Đánh giá giáo sư sử học lê văn lan
Theo Giáo sư sử học Lê Văn Lan, bãi cọc này có niên đại khớp với trận đánh Bạch Đằng năm 1288.

“Có thể ta phải chờ những mẫu khác nữa để có kết quả tổng hợp đầy đủ, chính xác hơn nhưng về niên đại là yên tâm. Bởi cây cọc kia không nằm trơ trọi một mình mà nằm trong đồng bộ như thế này cho nên nó có thể tiêu biểu cho hơn 20 cây cọc ở chỗ này”.

Việc phát hiện thêm một trận địa cọc tại Thủy Nguyên (Hải Phòng) theo Giáo sư Lê Văn Lan mang một ý nghĩa to lớn đối với những người con, người dân nơi đây: “Cả Quảng Ninh lẫn Hải Phòng bây giờ đều có thể hả lòng, hả dạ những con cháu, hậu duệ rằng ông cha, tổ tiên chúng tôi ngày xưa, cả hai bên bờ của dòng Đá Bạc dẫn đến Bạch Đằng đều có công đối với nước, đối với lịch sử, đối với dân tộc”.

Đánh giá giáo sư sử học lê văn lan
Bãi cọc tại cánh đồng Cao Quỳ huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng.

“Tôi đánh giá cao những chiếc cọc được khai quật không phải theo kiểu tìm đồ cổ, vớ được một cái cọc đào lên mang tới, ở đây họ đã giữ nguyên được hiện trạng và có phương pháp mặt cắt, đỉnh, đáy và cả những địa tầng lớp đất xung quanh đều được giữ. Theo đó, ai cần phản biện, ai cần suy nghĩ thêm thì đều có cơ sở không như một số khai quật ở nơi khác, hơi nóng vội bóc tuột tất cả những thứ ở bên trên, chỉ còn cái đáy” - Giáo sư sử học Lê Văn Lan cho biết.

Cũng tại buổi thực địa, anh Nguyễn Tuân Triệu (SN 1963, trú tại xã Liên Khê, huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng) người phát hiện hai trong số 27 cây cọc chia sẻ: “Tôi là người đầu tiên khai quật được 2 cây gỗ chứ tôi cũng không biết là cọc. Trước đó, do chỗ đất này không cấy được nên tôi khai quật lên để trồng cau. Đến ngày 30 tháng 8 âm lịch, trong lúc làm vườn tôi cuốc được 2 cây gỗ lạ, tuổi đời lâu năm nên đã báo chính quyền địa phương. Sau đó xã báo các nhà chuyên trách về bảo quản”.

Đánh giá giáo sư sử học lê văn lan
Nhiều cọc gỗ được cắm sâu trong lòng đất.

Trước đó vào ngày 2/10, UBND huyện Thủy Nguyên nhận được báo cáo của UBND xã Liên Khê về việc phát hiện 2 thân cây gỗ ở nghĩa trang làng văn hóa Mai Động, nằm trong đê bao sông Đá Bạc.

Sau khi Viện Khảo cổ học phối hợp với Bảo tàng Hải Phòng tiến hành khai quật bãi cọc cánh đồng Cao Quỳ có kết quả: khai quật 950m2, với 3 hố khai quật phát hiện 27 cọc (H1 diện tích  khai quật 280m2, phát hiện 17 cọc; H2 diện tích khai quật 198m2, phát hiện 2 cọc, và H3 diện tích khai quật 472m2, phát hiện 8 cọc).

Đánh giá giáo sư sử học lê văn lan
 Theo kết quả giám định, các cọc gỗ có niên đại gần 1 nghìn năm.

Bước đầu Viện Khảo cổ nhận định bãi cọc thuộc trận chiến Bạch Đằng lần 3 (năm 1288), để ngăn chặn quân Mông - Nguyên không đi vào khu vực sông Giá và khu vực chỉ huy của Trần Quốc Tuấn mà buộc quân Mông - Nguyên đi theo sông Đá Bạc vào sông Bạch Đằng và rơi vào trận địa cọc được bố trí sẵn của Trần Quốc Tuấn, nhấn chìm toàn bộ quân Mông - Nguyên xuống lòng sông Bạch Đằng, chấm dứt hoàn toàn mộng xâm lăng của đế quốc Mông - Nguyên với quốc gia Đại Việt.

Giáo sư Sử học Lê Văn Lan thẳng thắn: “Trục lợi tâm linh là tội lỗi vô cùng lớn” và “cuốn sách tự biên tự diễn” của CLB Tình người là “mớ hổ lốn, cóp nhặt, thiếu chính xác”, dùng “hiệu ứng đám đông” để mê hoặc người tham gia.

Theo Thượng toạ Thích Minh Quang, nhu cầu về tâm linh tín ngưỡng, cầu bình an cho gia đình, người thân là nhu cầu chính đáng của nhân dân, Phật tử. Điều này quy định trong hiến pháp 2013, mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tất cả tôn giáo đều bình đẳng.

Có nhiều tầng lớp, người quy y Tam bảo, người đầu tiên đến với chùa. Những người đến với đạo Phật, đạo là con đường giác ngộ về bản thân cuộc đời, thế giới. Cuộc đời là vô thường, sinh, lão, bệnh tử. Chúng ta giác ngộ bản thân, từ đó tu tập đem lại an lạc chính mình và những người xung quanh.

Đánh giá giáo sư sử học lê văn lan
GS Sử học Lê Văn Lan: "Trục lợi tâm linh là tội lỗi vô cùng lớn"

“Tôi quan sát thực tế, có những đối tượng đến chùa nhiều khi đến bằng cảm tình, hoặc ông bà cha mẹ tổ tiên đến chùa thì tôi cũng đi chùa, hoặc cầu phát tài, mua may bán đắt. Tuy nhiên, trong 10 năm gần đây, quần chúng đến chùa tu theo đạo ngày càng đông” – Thượng tọa nói.

“Tôi mong các Phật tử, cố gắng nghi lễ cầu cúng chỉ là phương tiện nhưng từ đó mỗi chúng ta lại phải tự tu học tinh tiến giác ngộ. Như tôi nói, lễ Phật giả kính phật tri đức.

Chính vì vậy, muốn chấm dứt khổ đau nhờ vào tuệ giác, mỗi người chúng ta muốn nỗi khổ niềm đau vơi đi phải nhờ vào tuệ giác, nhờ vào tuệ giác biết rõ cuộc đời, thế giới”.

Trả lời câu hỏi của một độc giả về việc, “có người nói, tổ tiên đã tạo nghiệp xấu, con cháu phải dùng nhiều tiền để cầu cúng, để giải nghiệp có đúng với giáo lý nhà Phật không?”.

Đánh giá giáo sư sử học lê văn lan
Thượng tọa Thích Minh Quang: "Dùng tiền để giải nghiệp thì không phù hợp với giáo lý nhà Phật"

Thượng tọa Thích Minh Quang nói: “Chúng ta vẫn thường nghe tới khái niệm “nghiệp”. Nhà Phật nói như thế này, mỗi chúng ta có 3 nghiệp thân, khẩu, ý.

Nghiệp là kết quả của hành động, lời nói, ý nghĩ. Như vậy, mỗi bước chân đi, mỗi lời nói đều có nghiệp; lời nói tốt thì gieo nghiệp tốt và ngược lại. Tuy nhiên, muốn giải nghiệp xấu thì không có cách nào khác phải sám hối, tu tập mới giải nghiệp được.

Như bạn đọc nói, gia tiên tiền tổ tạo nghiệp xấu giờ đi cúng tiền giải nghiệp. Ở kinh địa tạng nói, nghiệp ai làm người đó chịu. Vậy nên, nếu muốn giải nghiệp cho tổ tiên thì phải hồi hướng, làm nhiều điều tốt, còn dùng tiền để giải nghiệp thì không phù hợp với giáo lý nhà Phật.

Vì sao nhiều người có bằng cấp, trình độ... vẫn bị lôi kéo?

Lý giải về việc, nhiều người tham gia CLB Tình người có trình độ văn hóa, học hàm rất cao nhưng vẫn bị lôi kéo, mê muội, GS Lê Văn Lan thẳng thắn, CLB này dựa vào cuốn “Pháp bảo” để vận hành.

Đánh giá giáo sư sử học lê văn lan
Hàng ngàn người đã bị lôi kéo tham gia CLB Tình người

Tôi đã có dịp tiếp xúc với cuốn sách dày và nhận định đây là cuốn sách hổ lốn và tầm thường. Nó dựa trên quan điểm tín ngưỡng từ thời nguyên thủy là vong, hồn. Dùng các thủ pháp hiện đại kết hợp vào đây các vấn đề, chi tiết của Phật giáo.

Như Thượng tọa Thích Minh Quang vừa nói, đó là chữ nghiệp. Làm việc thiện và cúng bái. Nó chính là tạp nham lôi kéo vào đây đủ các mảnh vụn. Nó là hình thức, và hình thức hiểu sai, tạo ra một mớ hổ lốn. Đã thấp, đã hổ lốn tại sao vẫn có nhiều người tin? Trong đó có người có trình độ.

Ở đây có thể lý giải chính là vấn đề kỹ thuật chinh phục đám đông hiện đại, đã được vận dụng khéo léo, tinh vi, và quỷ quyệt. Hiệu ứng đám đông luôn là một sức mạnh. Ở đây sức mạnh đó đã bị lợi dụng”.

Chia sẻ tại Tọa đàm, Thượng tọa Thích Minh Quang lấy ví dụ: “Cách đây 6 tháng, có anh đang làm cảnh sát giao thông nói nhà bị ma làm, ma nhập suốt mấy năm qua hao tiền tốn của. Chỗ nào cũng nói nhà nghiệp nặng phải giải nghiệp, phải làm lễ để giải nghiệp. Tôi có nói rằng, nghiệp không dùng lễ mà giải được, tự tạo thì tự giải thôi.

Đánh giá giáo sư sử học lê văn lan
Tọa đàm “Thực hành tâm linh: cách nào tránh u mê?” do báo Đại Đoàn kết tổ chức sáng 1/4

Sự ràng buộc bằng tham sân si, ganh ghét thì phải tự cởi thôi. Tôi có nói anh làm 2 việc, anh phải siêng năng sám hối, sám hối là ăn năn hối lỗi cái mình đã làm, nói nôm na là biết sai thì sửa. Bên cạnh đó phải siêng năng tu tập, là làm điều lành, tránh điều ác. Mỗi chúng ta biết làm điều hay, nói lời tốt, tâm thiện thì chắc chắn đời sẽ bình an. Còn mang tiền đi giải nghiệp thì tiền mất tật mang. Nút thắt ta buộc thì ta tự cởi”.

Nói về vấn đề phúc, nhà Phật cũng đề cập đến cúng giàng bố thí. Bố thí gồm 3 nội dung. Tài thí là vật chất gồm nội tài, ngoại tài. Nội tài là hiến tạng, hiến mô để lại hạnh phúc cho người còn lại. Ngoại tài là hỗ trợ vật chất nếu có thể. Pháp thí là cho người khác điều hay, ý đẹp, chân lý làm sao để thoát được nỗi khổ niềm đau. Vô ý thí là cho người ta không có sự sợ hãi của cuộc sống.

Đánh giá giáo sư sử học lê văn lan
Nhiều gia đình đã tan vỡ vì có người thân tham gia CLB Tình người, bỏ công việc, gia đình để "đón phúc", "gieo duyên", mang tiền đi "trả nghiệp"

“Trục lợi tâm linh là tội lỗi rất lớn là tạo nghiệp rất nặng. Có những người có nhận thức xã hội cao thì không nói nhưng nhiều người thiếu hiểu biết mà trục lợi tâm linh để đưa người ta vào u mê là tội lỗi. Chúng ta thấy được việc này chúng ta phải lên án việc đó. Trục lợi tâm linh là tội lỗi vô cùng” – Thượng tọa Thích Minh Quang chia sẻ.

Luận bàn về giáo lý của CLB Tình người truyền bá tới các hội viên về việc “mỗi người trần có tới 70 vong theo, và vong khôn hơn người thường 70 lần”, GS Lê Văn Lan nói: “Đây là chuyện tầm phào, nó là từ xã hội nguyên thủy, khi con người mới sơ khai, ở mức độ sáng tạo ra cái gọi là vong. Nhưng sau hơn 4 nghìn năm phát triển của nhân loại, cái chuyện gọi là vong đã cổ hủ và không thích hợp. Thế mà ở đây chi tiết cụ thể hóa, mỗi người có đến 70 vong. Như vậy, cả nhân loại có vài tỷ người mà nhân lên 70 vong thì vong chất vào đâu. Lại có chuyện địa ngục đang mở vong trèo lên thế giới và làm hại người”.

“Đây là điều đe dọa. Tội lội ở chỗ đó, nó làm cho người ta khiếp nhược. Khiếp nhược của người nguyên thủy không thể là nỗi khiếp nhược của người hiện đại. Huống chi người ta còn dùng cả từ mạt, mạt pháp. Anh có thể nói đạo lý suy đồi, nhưng nếu dùng đến mạt vận tức là anh chạm tới quốc gia, xã hội và tới thời đại”. 

Đánh giá giáo sư sử học lê văn lan

Vì sao Hội Chữ thập đỏ TP Hà Nội giải thể CLB Tình người?

Ngày 8/10/2020, Hội chữ thập đỏ TP Hà Nội đã công bố quyết định giải thể Chi hội tán trợ Chữ thập đỏ Tình người - tiền thân của CLB Tình người đang lùm xùm nhiều điều tiếng.

Thái Bình (lược ghi)