Đánh giá có nên cho con học nhạc viện

Việc học âm nhạc hay chơi một loại nhạc cụ không thể giúp con bạn trở thành một Beethoven tiếp theo nhưng sẽ giúp chúng học toán dễ dàng hơn, cư xử tốt hơn hay kiên nhẫn hơn. Nếu bạn còn phân vân không biết có nên cho con tham gia một lớp học nhạc hay không, hãy xem những lợi ích cụ thể được tạp chí Parents chỉ ra dưới đây:

1. Cải thiện kỹ năng học tập

Lynn Kleiner, người sáng lập một trung tâm dạy nhạc ở thành phố Redondo Beach (California, Mỹ), cho biết âm nhạc và toán học có sự gắn bó chặt chẽ với nhau. Bằng cách hiểu phách, nhịp hay giai điệu, trẻ cũng học được cách phân chia, tạo ra các phân số và nhận biết về mẫu. Dường như âm nhạc là sợi dây kết nối não bộ, giúp trẻ hiểu các lĩnh vực toán học tốt hơn.

Mary Larew, giáo viên violin tại New Haven (Connecticut, Mỹ) nhận định khi trẻ lớn lên, chúng bắt đầu học và thuộc lòng các bài hát. Điều này giúp đánh thức trí nhớ ngắn hạn của trẻ và dần dần trở thành ký ức dài hạn. Điều này tốt cho những kỹ năng ghi nhớ khác.

Các lớp học nhạc cụ cũng giới thiệu tới trẻ kiến thức vật lý cơ bản, ví dụ chơi guitar hay violin dạy về hòa âm và rung động. Ngay cả những nhạc cụ không dây như trống cũng cho trẻ cơ hội khám phá các nguyên tắc khoa học này.

2. Phát triển kỹ năng về thể chất

Một số nhạc cụ ở bộ gõ giúp trẻ phát triển kỹ năng phối hợp và vận động. Chúng yêu cầu những chuyển động của bàn tay, cánh tay và bàn chân. "Đây là loại nhạc cụ tuyệt vời giúp trẻ có năng lượng cao", Kristen Regester, trường Âm nhạc cộng đồng tại Columbia College Chicago, nói.

Những nhạc cụ như violin hay piano yêu cầu các động tác từ cả hai tay khiến trẻ phải nâng cao kỹ năng phối hợp đến độ tạo ra sự hoàn hảo. Vì vậy, tập luyện nhạc cụ trong thời gian dài cũng giúp trẻ dễ dàng tiếp cận với những môn cần sự phối hợp và vận động như khiêu vũ hay thể thao.

3. Nuôi dưỡng các kỹ năng xã hội

Các lớp học nhạc được hình thành theo nhóm và luôn đòi hỏi sự tương tác, giao tiếp của trẻ với các bạn. Điều này khuyến khích tinh thần đồng đội. Nếu một đứa trẻ đang chơi nhạc cụ và tạo ra những âm thanh quá to và quá nhanh so với phần còn lại, chúng sẽ cần tự điều chỉnh, từ đó trẻ sẽ biết và hiểu vai trò, trách nhiệm của cá nhân trong một tập thể.

Khi chơi nhạc theo nhóm, trẻ dù chơi loại nhạc cụ nào cũng phải tương tác nhóm, giải quyết vấn đề để hướng tới một mục tiêu chung là tạo ra bản nhạc hay. Đây là kỹ năng và kinh nghiệm cần có trong xã hội.

4. Kỷ luật và kiên nhẫn hơn

Trước khi tạo ra được âm thanh đầu tiên, trẻ phải học cách cầm nhạc cụ, đặt nó trên chân như thế nào, cách đặt tay ra sao. Vì vậy, học chơi một nhạc cụ dạy trẻ phải kiên trì. Trẻ sẽ hiểu được phải thực hành trong nhiều giờ, nhiều tháng và thậm chí là cả năm mới mong đạt được mục tiêu cụ thể, chẳng hạn biểu diễn với một ban nhạc hoặc ghi nhớ cách chơi một tác phẩm solo.

Trong khi những bài học riêng và tập luyện ở nhà đòi hỏi sự chú ý thì bài học nhóm, trong đó trẻ phải chơi nhạc cụ trong một sự hòa hợp, cũng cải thiện sự kiên nhẫn khi chúng phải chờ đến lượt mình. Để làm được điều này, trẻ phải lắng nghe phần của các bạn khác, từ đó học được cách tôn trọng các bạn, ngồi yên lặng trong một khoảng thời gian nhất định và tập trung.

5. Tăng sự tự tin và lòng tự trọng

Chơi nhạc cụ trong một nhóm, trẻ có thể học được cách chấp nhận và đưa ra những lời phê bình, góp ý mang tính xây dựng. Việc chuyển đổi những phản hồi tiêu cực thành thay đổi tích cực giúp trẻ xây dựng sự tự tin. Đặc biệt, những bài học nhóm có thể giúp trẻ hiểu rằng không ai là hoàn hảo và mọi người cần cải thiện kỹ năng.

Trình diễn trước công chúng là kỹ năng quan trọng cho dù trẻ có trở thành một nhạc công chuyên nghiệp hay không. Điều này cũng giúp cải thiện kỹ năng nói trước đám đông của trẻ.

6. Hiểu biết về nhiều nền văn hóa

Bằng cách tìm hiểu và chơi nhiều loại nhạc cụ, trẻ có thể khám phá âm nhạc đóng vai trò quan trọng như thế nào trong các nền văn hóa khác, ví dụ trẻ sẽ biết guitar hay violin có nguồn gốc từ nước nào, được sử dụng phổ biến trong dịp nào và loại nhạc nào, loại nhạc đó có nguồn gốc ở nước nào... 

Điều quan trọng là khi trẻ hiểu biết về nhiều nền văn hóa, chúng sẽ có tư tưởng cởi mở với thế giới và mong muốn được vươn ra ngoài thế giới.

GD&TĐ - Bên cạnh việc đảm bảo điều kiện điểm số môn văn hóa theo chương trình thi tốt nghiệp THPT, thí sinh xét tuyển vào các ngành liên quan đến âm nhạc phải vượt qua kỳ thi năng khiếu theo quy định của từng trường ĐH.

Hiện nay, ngoài các trường đặc thù như nhạc viện thì nhiều cơ sở GDĐH có đào tạo các ngành liên quan đến âm nhạc.

Đa dạng bậc xét tuyển

Đánh giá có nên cho con học nhạc viện

Nhạc viện TPHCM đào tạo trình độ âm nhạc từ cao tới thấp. Ảnh Trại hè âm nhạc do Nhạc viện TPHCM tổ chức thường niên.

Ở khu vực phía Nam, Nhạc viện TPHCM được xem là cái nôi truyền thống đào tạo nhân lực cho lĩnh vực âm nhạc. Năm 2021, Nhạc viện TPHCM tuyển sinh đào tạo các ngành, chuyên ngành (CN): Piano, Thanh nhạc, Piano nhạc nhẹ, Guitar nhạc nhẹ, Gõ nhạc nhẹ, Organ điện tử, Violin, Sáng tác âm nhạc, Sáo trúc, Tranh, Bầu, Âm nhạc học, Chỉ huy hợp xướng…

Theo TS Đặng Huy Hoàng (Phó phụ trách phòng Đào tạo- Quản lý khoa học và Hợp tác quốc tế, Nhạc viện TPHCM), nhà trường sẽ ưu tiên tuyển sinh ngành Biểu diễn nhạc cụ truyền thống, ngành Biểu diễn nhạc cụ phương Tây - cổ điển (trừ Violin). Đối với ngành Biểu diễn nhạc cụ truyền thống, học phí được giảm cùng với tiền bồi dưỡng nghề (tổng cộng bằng miễn và thêm 10% học phí).

Bên cạnh đó, thí sinh có thể đăng ký thi nhiều chuyên ngành, đồng thời có thể đăng ký thi Chuyên ngành 2 (bậc Trung cấp). Đây là một hình thức thi tuyển sinh hoàn toàn năng khiếu về chuyên môn và kiến thức, để Hội đồng thi phát hiện những thí sinh có năng khiếu (mặc dù chưa học hoặc mới biết) trong một số chuyên ngành mà số lượng học sinh hiện còn ít. Nếu thí sinh có năng khiếu thì xác suất trúng tuyển sẽ cao.

Đồng thời, thí sinh bậc Đại học vẫn có thể đăng ký thi Chuyên ngành 2. Đây cũng là một phương án để thí sinh không đậu bậc ĐH vẫn có cơ hội trúng tuyển (chấp nhận học bậc Trung cấp).

Ngoài ra, theo TS Đặng Huy Hoàng, trong phần thi CN các thí sinh phải học nhạc trước để đáp ứng các yêu cầu thi. Chẳng hạn, với ngành Âm nhạc học, thí sinh phải có kiến thức âm nhạc và khả năng viết một bài tiểu luận tại chỗ. Đề thi sẽ ra về các trào lưu âm nhạc và một số tác giả điển hình châu Âu và Việt Nam; âm nhạc truyền thống, ca khúc Việt Nam; Với ngành Piano, Violin, đòi hỏi thí sinh phải học đàn trước và có trình độ khá cao.

Về thi kiến thức, thí sinh phải học trước về Ký xướng âm và biết khái quát về nhạc lý để thi… Đối với các CN Thanh nhạc, Thanh nhạc nhạc nhẹ (Pop, Rock, Jazz),... hội đồng thi chú ý nhiều đến năng khiếu chuyên môn. Thí sinh cần học trước Ký xướng âm vì nhiều thí sinh rớt do chuyên môn đạt nhưng điểm thi kiến thức không đạt.

Ở bậc ĐH (4 năm), Nhạc viện TPHCM yêu cầu thí sinh phải có trình độ văn hóa tốt nghiệp THPT, Bổ túc THPT, hoặc Trung cấp (chuyên nghiệp, nghề). Nếu tốt nghiệp Trung cấp, phải có điểm thi tốt nghiệp 3 môn Văn, Sử, Địa từ 5,0 trở lên; hoặc phải học và được công nhận đã hoàn thành các môn văn hóa THPT theo quy định. 

“Về trình độ chuyên môn, nếu không có bằng Trung cấp hoặc Cao đẳng âm nhạc, thí sinh phải có trình độ âm nhạc tương đương (đã học nhạc (ở trung tâm, lớp nhạc...), có trình độ chuyên môn và kiến thức tương đương với học sinh tốt nghiệp Trung cấp âm nhạc cùng chuyên ngành thí sinh dự thi)… nếu chỉ có năng khiếu thì sẽ không đạt” - TS Đặng Huy Hoàng lưu ý thêm

Học các ngành liên quan âm nhạc ở đâu?

Đánh giá có nên cho con học nhạc viện

Chương trình Du ca cùng Khoa Nghệ thuật ứng dụng, do Trường ĐH Văn Lang tổ chức diễn ra vào thứ 6 hàng tuần nhằm tạo cơ hội trải nghiệm cho SV khối ngành nghệ thuật.

Khi nhắc đến các trường đào tạo âm nhạc nhiều người sẽ nghĩ đến các nhạc viện hay các trường sân khấu điện ảnh. Hiện nay, ngoài Nhạc viện TPHCM, Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam thì một số trường đại học có đào tạo một số chuyên ngành liên quan âm nhạc, như: ĐH Văn Hiến, ĐH Văn Lang,  ĐH Nguyễn Tất Thành, ĐH Công nghệ TPHCM, ĐH Sư phạm Nghệ thuật Trung ương… Thí sinh cần tìm hiểu đề án tuyển sinh của mỗi trường, phương thức xét tuyển và tham khảo điểm trúng tuyến các năm gần đây để xét tuyển vào trường đại học phù hợp nhất với năng lực, kết quả học tập và kết quả thi THPT.

Trường ĐH Văn Lang (VLU) tuyển sinh khóa đầu tiên hai ngành Thanh nhạc và Piano (bậc đại học, hệ chính quy) vào năm 2017. Theo ThS Nguyễn Thị Mến - Trưởng phòng Tuyển sinh và Truyền thông VLU, sinh viên ngành Thanh nhạc sau tốt nghiệp không chỉ trở thành một ca sĩ mà một cử nhân Thanh nhạc được đào tạo chuyên nghiệp có thể làm việc tại nhiều vị trí, như: Ca sĩ chuyên nghiệp, nhạc sĩ – sa sĩ (Singer song writer), nhà sản xuất âm nhạc, giảng viên về Thanh nhạc, dàn dựng tiết mục trong các chương trình âm nhạc, Biên tập viên âm nhạc… Năm 2020, điểm có thể trúng tuyển ngành Thanh nhạc tại VLU là 18 điểm đối với đối với điểm thi THPTQG (thang điểm 30); Xét theo học bạ (thang điểm 40) là 24 điểm.

“Nhằm mở ra nhiều hướng phát triển cho sinh viên ngành Thanh nhạc, VLU đẩy mạnh đào tạo ứng dụng theo nhiều dòng nhạc sở trường để sinh viên lựa chọn: Nhạc kịch, Thính phòng, Đương đại Pop, Rock, Jazz,… Từ tháng 4/2021, nhà trường bắt đầu tổ chức những Chương trình Du ca trong khuôn viên Cơ sở 3, giúp sinh viên ngành thanh nhạc vừa học vừa thực hành, đồng thời dùng đam mê và ngành học của mình phục vụ đời sống tinh thần phong phú của trường.

Hằng năm, để chuẩn bị cho các kì thi năng khiếu, Khoa Nghệ thuật ứng dụng VLU tổ chức luyện thi Thanh nhạc miễn phí 100% cho các thí sinh có nguyện vọng ứng tuyển vào ngành Thanh nhạc và Piano của trường” - Trưởng phòng Tuyển sinh và Truyền thông VLU chia sẻ.

Năm 2021, Trường ĐH Công nghệ TPHCM (HUTECH) đào tạo ngành Thanh nhạc trình độ Đại học chính quy (mã ngành 7210205) theo định hướng ứng dụng. Sinh viên được trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng để có thể trở thành một nghệ sĩ đa năng - không chỉ biểu diễn trên sân khấu mà còn có thể thành công ở nhiều vị trí khác nhau trong nền công nghiệp giải trí sôi động hiện nay.

Theo ThS Nguyễn Thị Xuân Dung - Phó Trưởng phòng Tuyển sinh và Truyền thông HUTECH, chương trình đào tạo Thanh nhạc của trường gồm khối kiến thức cơ bản về khoa học xã hội và nhân văn, kiến thức chuyên ngành về lĩnh vực âm nhạc nói chung và kiến thức chuyên sâu về thanh nhạc (Thanh nhạc, Phân tích âm nhạc, Ký xướng âm, Nhạc cụ (Piano, Guitar), Hợp xướng, Hòa âm, Kỹ thuật phòng thu,…).

“Năm 2021, ngành Thanh nhạc tại HUTECH xét tuyển tổ hợp N00 (Ngữ văn, Năng khiếu 1 - Tổng quan về âm nhạc, Năng khiếu 2 - Kỹ năng thể hiện ca khúc); theo 04 phương thức gồm Xét tuyển điểm thi tốt nghiệp THPT, Xét tuyển kết quả kỳ thi Đánh giá năng lực của ĐHQG TPHCM, Xét tuyển học bạ lớp 12 theo tổ hợp 3 môn và Xét tuyển học bạ 03 học kỳ (gồm 2 học kỳ lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12).

Đối với các môn Năng khiếu 1 và Năng khiếu 2, thí sinh có thể dự thi kỳ thi năng khiếu do HUTECH tổ chức (gồm 4 đợt vào các ngày 26/6, 10/7, 24/7 và 7/8/2021) hoặc nộp kết quả thi từ các trường khác để xét tuyển. Để vượt qua kỳ thi Năng khiếu cũng như để học tốt ngành Thanh nhạc, ngoài tố chất nhất định về giọng hát, thí sinh cần liên tục trau dồi khả năng cảm thụ, tư duy âm nhạc, định hình các dòng nhạc sở trường và cá tính âm nhạc của bản thân, cũng như không ngừng luyện tập để phát triển giọng hát và kỹ năng biểu diễn” - ThS Nguyễn Thị Xuân Dung lưu ý.

Mùa tuyển sinh năm nay, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành tuyển sinh 2 ngành liên quan đến âm nhạc là Thanh nhạc, Piano. Theo ThS Nguyễn Bá Anh - Phó Trưởng phòng  Truyền thông Trường ĐH Nguyễn Tất Thành, so với những ngành học khác, thí sinh cần lưu ý khi lựa chọn đăng ký vào các ngành liên quan đến nghệ thuật.

“Đầu tiên thí sinh cần xem xét năng lực của bản thân có phù hợp với ngành học mình chọn.  Sau đó là sự yêu thích, bởi những ngành học đặc thù đòi hỏi rất cao về nghề nghiệp do đó nếu không thực sự yêu thích và đam mê thì các em không thể nào theo học được. Chẳng hạn như theo học ngành Thanh nhạc hay Piano, đòi hỏi người học phải có sự khổ luyện, nếu không có đam mê, trước những khó khăn và thử thách người học dễ dàng bỏ cuộc” - ThS Nguyễn Bá Anh chia sẻ.

“Để đạt được nguyện vọng vào học tại Nhạc viện TPHCM, trước tiên thí sinh cần nghiên cứu kỹ thông báo tuyển sinh để chọn chuyên ngành (CN) phù hợp nhất với năng khiếu của mình (trường hợp này thường chỉ ở bậc Trung cấp vì ở bậc Đại học, thí sinh thường sẽ thi tiếp chuyên ngành đã học).

Thứ hai, thí sinh phải biết trình độ của mình có thể đáp ứng yêu cầu của CN mà mình muốn dự thi hay không. Ở bậc Trung cấp, một số CN đòi hỏi phải học trước (chuyên môn, kiến thức hay cả hai), một số CN còn yêu cầu thí sinh phải có một trình độ chuyên môn nhất định; còn một số CN chỉ yêu cầu nếu thí sinh chưa học trước, có thể thi tuyển năng khiếu. Ở bậc Đại học, yêu cầu là trình độ tương đương với học sinh tốt nghiệp Trung cấp.

Cuối cùng, thí sinh nghiên cứu trong các CN được đăng ký Chuyên ngành 2 (bậc Trung cấp) để chọn CN phù hợp với năng khiếu của mình. Thí sinh bậc Đại học có thể chọn Chuyên ngành 2 nếu muốn có cơ hội trúng tuyển”

TS Đặng Huy Hoàng (Phó phụ trách phòng Đào tạo- Quản lý khoa học và Hợp tác quốc tế, Nhạc viện TPHCM)