Đánh giá cấp chwong trình đào tạo theo tiêu chuẩn

Chuẩn đánh giá chất lượng AUN đang là cái đích mà nhiều trường Đại học tại Việt Nam và trong khu vực Đông Nam Á hướng tới. Mục tiêu của các trường Đại học không chỉ là thu hút học viên mà còn khẳng định chất lượng đào tạo Và dần tiến tới là việc xây dựng văn hóa chất lượng của một trường Đại học.

AUN-QA là gì?

Với mục đích phát triển nguồn nhân lực thông qua giáo dục đại học trong khu vực ASEAN, năm 1995, Mạng lưới các trường đại học khu vực Đông Nam Á đã được thành lập. Tính đến nay, đã có 27 trường đại học đến từ 10 quốc gia trong khu vực trở thành thành viên của tổ chức này. Nhằm đẩy mạnh công tác đảm bảo chất lượng bên trong các trường Đại học trong khu vực, AUN đã đưa ra sáng kiến đánh giá chất lượng giáo dục đại học theo những tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng chung của khu vực ASEAN (ASEAN University Network - Quality Assurance, viết tắt là AUN-QA). Đây cũng là cách mà mạng lưới các trường đại học ASEAN nâng cao sự tin tưởng lẫn nhau về chất lượng đào tạo giữa các trường trong khu vực cũng như với các trường đại học đối tác trên thế giới, từng bước góp phần thúc đẩy sự công nhận thành quả học tập và phát triển hợp tác giữa các trường đại học trong khu vực Đông Nam Á.Đánh giá chất lượng chương trình đào tạo theo chuẩn AUN nhằm giúp các trường biết chương trình đào tạo đã đạt đến cấp độ nào trên thang đánh giá của khu vực. Tiếp nữa, để phát hiện chương trình còn tồn tại những gì cần khắc phục nhằm đảm bảo chương trình đạt chất lượng ngang tầm các chương trình cùng lĩnh vực trong khu vực ASEAN.

Bộ tiêu chuẩn đánh giá cấp chương trình đào tạo đã có 3 phiên bản, phiên bản mới nhất là phiên bản 3 gồm 11 tiêu chuẩn với 50 tiêu chí. Mỗi tiêu chí được đánh giá theo 7 mức là:

  • 1 = không có gì (không có tài liệu, kế hoạch, minh chứng );
  • 2 = chủ đề này của hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong mới chỉ nằm trong kế hoạch;
  • 3 = có tài liệu, nhưng không có minh chứng rõ ràng;
  • 4 = có tài liệu và minh chứng;
  • 5 = có minh chứng rõ ràng về hiệu quả trong lĩnh vực xem xét;
  • 6 = chất lượng tốt;
  • 7 = xuất sắc.

Mỗi tiêu chí trong bộ tiêu chuẩn đều có trọng số như nhau, điểm đánh giá của toàn bộ chương trình là điểm trung bình cộng của cả 50 tiêu chí. 4.0 là ngưỡng điểm đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng của AUN.

Vì sao lại là AUN?

Quay lại thời điểm những năm 2000, việc hướng tới một chuẩn chất lượng đã được ngành giáo dục đặt ra như một vấn đề trọng tâm cần giải quyết. Chuẩn quốc gia được coi như mốc cơ bản đối với những trường muốn khẳng định chất lượng đào tạo. Tuy nhiên, xu thế hội nhập quốc tế diễn ra ngày càng sâu rộng khiến các trường ĐH bắt buộc phải tìm cho mình những thước đo mới tầm cỡ quốc tế. Năm 1995 Mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á mới ra đời và đến năm 2000 các thành viên ban đầu của AUN cùng nhau xây dựng các tiêu chuẩn nhằm đẩy mạnh xây dựng một hệ thống đảm bảo chất lượng để sử dụng như một công cụ duy trì, cải tiến và nâng cao chất lượng giảng dạy, nghiên cứu trong các trường ĐH thành viên AUN; xây dựng những chuẩn mực chất lượng chung cho các trường ĐH thành viên AUN; thúc đẩy công nhận chuẩn chất lượng giữa các trường ĐH thành viên AUN.

Một lý do khác khi AUN được lựa chọn đó chính là bộ tiêu chuẩn này không tập trung vào những đặc trưng riêng của từng chuyên ngành mà tập trung đánh giá những điều kiện để đảm bảo chất lượng đào tạo của một chương trình. Bộ tiêu chuẩn tập trung và những lĩnh vực mà bất kỳ chương trình đạo tạo bậc đại học nào cũng có như chuẩn đầu ra; khung chương trình; giảng viên và sinh viên, cơ sở vật chất, công tác đảm bảo chất lượng... sinh viên là đối tượng được hưởng lợi rất lớn từ hoạt động đánh giá này, bởi được học tập trong một môi trường được cải tiến liên tục và đảm bảo chất lượng; Kết quả kiểm định AUN như một sự khẳng định chương trình đào tạo với xã hội về chất lượng sản phẩm đầu ra của chương trình, vì thế chắc chắn sinh viên tiếp cận việc làm phù hợp dễ dàng hơn; Trong tương lai gần, tham gia kiểm định chương trình đào tạo theo chuẩn AUN-QA còn tạo điều kiện cho sinh viên được chuyển đổi tín chỉ học tập giữa các chương trình đào tạo của các trường ĐH thành viên AUN; tạo lợi thế cho hoạt động trao đổi sinh viên, giảng viên giữa các trường ĐH. Và cuối cùng, người sử dụng lao động có một cơ sở tin cậy để tìm kiếm nguồn nhân lực đảm bảo chất lượng, từ một chương trình đào tạo có những tham chiếu chất lượng mang tính quốc tế hóa.

Tổng quan hoạt động đánh giá chất lượng chương trình đào tạo theo bộ tiêu chuẩn AUN-QA tính tới thời điểm tháng 03/2018:

Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh có kế hoạch đánh giá ngoài cấp chương trình đào tạo (CTĐT) theo bộ tiêu chuẩn AUN-QA từ năm 2013.

- Tháng 01/2014, Trường gởi đơn đăng ký thành viên liên kết của tổ chức Mạng lưới trường đại học Đông Nam châu Á (ASEAN University Network - AUN); tháng 03/2014, Trường được AUN chấp thuận là thành viên liên kết.

- Tháng 03/2016 và 12/2016, AUN đã tiến hành đánh giá ngoài chính thức 4 CTĐT.

- Tháng 11/2017, AUN tiếp tục tiến hành đánh giá ngoài chính thức 4 CTĐT.

- Tháng 12/2018, có thêm 3 CTĐT được đánh giá ngoài theo tiêu chuẩn AUN-QA

- Tháng 11/2019, có thêm 3 CTĐT được đánh giá ngoài theo tiêu chuẩn AUN-QA

- Tháng 11 -12/2022, có thêm 4 CTĐT được đánh giá ngoài theo tiêu chuẩn AUN-QA

Kết quả đánh giá của 18 CTĐT của Nhà trường như sau:

TT

CTĐT (TIẾNG VIỆT)

ĐƠN VỊ QUẢN NGÀNH

THỜI GIAN ĐÁNH GIÁ

KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ

1

Công nghệ kỹ thuật Điện - Điện tử

Khoa Điện Điện tử

15-17/03/2016

4.8/7

2

Công nghệ kỹ thuật Cơ - Điện tử

Khoa Cơ khí Chế tạo máy

15-17/03/2016

4.7/7

3

Công nghệ kỹ thuật Ô tô

Khoa Cơ khí Động lực

15-17/03/2016

4.7/7

4

Công nghệ kỹ thuật Công trình xây dựng

Khoa Xây dựng

07-09/12/2016

4.4/7

5

Công nghệ kỹ thuật Điện tử - truyền thông

Khoa Điện Điện tử

07-09/11/2017

5.1/7

6

Công nghệ Chế tạo máy

Khoa Cơ khí Chế tạo máy

07-09/11/2017

4.8/7

7

Công nghệ kỹ thuật Nhiệt

Khoa Cơ khí Động lực

07-09/11/2017

4.9/7

8

Công nghệ kỹ thuật Môi trường

Khoa Công nghệ Hóa học và Thực phẩm

07-09/11/2017

4.7/7

9

Công nghệ kỹ thuật Cơ khí

Khoa Cơ khí Chế tạo máy

10-12/12/2018

Tốt hơn

mong đợi

10

Công nghệ kỹ thuật Điều khiển và tự động hóa

Khoa Điện Điện tử

10-12/12/2018

Đáp ứng

mong đợi

11

Quản lý công nghiệp

Khoa Kinh tế

10-12/12/2018

Đáp ứng

mong đợi

12

Công nghệ May

Khoa Thời trang và Du lịch

12-14/11/2019

Đáp ứng

mong đợi

13

Công nghệ thông tin

Khoa Công nghệ Thông tin

12-14/11/2019

Đáp ứng

mong đợi

14

Công nghệ kỹ thuật In

Khoa In và Truyền Thông

12-14/11/2019

Đáp ứng

mong đợi

15

Công nghệ kỹ thuật Hoá học

Khoa Công nghệ Hóa học và Thực phẩm

29/11 – 01/12/2022

Đáp ứng

mong đợi

16

Kế toán

Khoa Kinh tế

29/11 – 01/12/2022

Đáp ứng

mong đợi

17

Kỹ thuật Y sinh

Khoa Điện Điện tử

29/11 – 01/12/2022

Đáp ứng

mong đợi

18

Sư phạm tiếng Anh

Khoa Ngoại ngữ

29/11 – 01/12/2022

Đáp ứng

mong đợi

Nguồn tham khảo: Báo Dân trí (http://dantri.com.vn/khuyen-hoc/aunqa-cai-dich-cua-nhung-truong-dai-hoc-huong-den-chat-luong-1303143831.htm)