Đánh giá các trường phái tâm lý học

31-05-2021 5 9545 0 1 Báo lỗi

Tâm lý ngày càng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống con người hiện nay. Những lý thuyết về tâm lý con người nói chung và ngành tâm lý học nói riêng trở nên thật bổ ích, bởi nó cung cấp cho chúng ta những nền tảng căn bản, cơ sở để hiểu được chính bản thân mình và hiểu được người khác một cách dễ dàng hơn. Từ đó cuộc sống, các mối quan hệ xung quanh chúng ta trở nên thật dễ dàng, đơn giản mà không quá phức tạp như chúng ta vẫn nghĩ.

Khi có những kiến thức cơ bản nhất về các trường phái tâm lý học hiện nay đang thịnh hành ở trên thế giới và ở Việt Nam, bạn sẽ phần nào có được những đáp án cơ bản nhất, phần nào lý giải được những hiện tượng tâm lý trong cuộc sống theo nhiều góc độ khác nhau với cái nhìn đa chiều, mang tính khoa học. Hi vọng Toplist có thể giúp bạn tham khảo thêm, hiểu rõ hơn về các trường phái tâm lý học hiện nay thông qua bài viết.


Các bình luận

Click the image to close

Tâm lý ngày càng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống con người hiện nay. Những lý thuyết về tâm lý con người nói chung và ngành tâm lý học nói riêng trở nên thật bổ ích, bởi nó cung cấp cho chúng ta những nền tảng căn bản, cơ sở để hiểu được chính bản thân mình và hiểu được người khác một cách dễ dàng hơn. Từ đó cuộc sống, các mối quan hệ xung quanh chúng ta trở nên thật dễ dàng, đơn giản mà không quá phức tạp như chúng ta vẫn nghĩ.

Với trường phái tâm lý học hành vi, những nhà nghiên cứu sẽ tập trung tìm hiểu và phân tích sự kích thích từ môi trường có tác động đến hành động/hành vi của con người như thế nào.

Nghiên cứu hành vi của con người, điều ấy có nghĩa là đưa cuộc sống của con người trở thành đối tượng của tâm lý học. Chẳng cần phải nói, ai cũng có thể thấy hành vi là cái gì và nó tồn tại trong hiện thực một cách khách quan.

Xem thêm:

Nếu như trong tâm lý học truyền thống chỉ tìm hiểu nội quan thì trường phái tâm lý học hành vi lại là một bước tiến đáng kể, nghiên cứu nguồn gốc sinh ra “tâm hồn”, “hồn”, “tâm lý”. Khái niệm hành vi được xây dựng trên nền móng của sự chứng thực có thể quan sát từ phía ngoài.

Khái quát về trường phái tâm lý học hành vi

Những người theo trường phái này tìm cách để hiểu sự kích thích từ môi trường cụ thể nhằm kiểm soát những kiểu hành vi cụ thể. Họ phân tích những điều kiện môi trường về trước – những thứ có trước hành vi và thiết lập trạng thái cho một sinh vật phản ứng hay kìm nén phản ứng. Hành vi phản ứng đó chính là mục tiêu mà họ nghiên cứu, nó là hành động được hiểu, được dự đoán và được kiểm soát.

Xem thêm:  6 Cách Rèn Luyện Giác Quan Thứ 6 Bạn Cần Biết

Trường phái tâm lý học hành vi này được mở đầu bởi J. Watson, người đã lập luận rằng nghiên cứu tâm lý nên tìm hiểu nghiên cứu những quy luật chi phối phản ứng giữa các loài.

Xem thêm: Hội Chứng Cryptomnesia- Căn Bệnh Mất Trí Đáng Sợ Mà Bạn Cần Biết.

Sau đó, B. F. Skinner đã mở rộng tầm ảnh hưởng của thuyết này bằng cách phân tích cả những hậu quả của hành vi và đưa ra khái niệm mới về hành vi được củng cố bằng hiệu quả của hành vi đó. Mô hình hành vi đã có sự mở rộng và phát triển.

Trường phái tâm lý học hành vi mà ngày này đang được Việt Nam áp dụng nhiều nhấn mạnh vào các khái niệm như hành vi, phản ứng, hành vi tạo tác, củng cố tích cực, củng cố tiêu cực hay sự trừng phạt. Lý thuyết này có ý nghĩa lớn, đóng góp không nhỏ vào việc trị liệu tâm lý.

Đặc biệt, những nguyên tắc theo trường phái tâm lý học hành vi được áp dụng rộng rãi trong các vấn đề về con người, đặc biệt là trẻ em. Nó đã cung cấp những phương pháp giáo dục mang tính đúng đắn, nhân văn hơn đối với trẻ em ở trong môi trường gia đình, môi trường trường học và cả môi trường cộng đồng.

Lịch sử hình thành.

Vào cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, hình thành hai xu hướng duy tâm chủ quan và duy tâm khách quan đã tạo nên sự khủng hoảng trong tâm lý học thời kỳ ấy. Trước đòi hỏi của cuộc sống và sự vận động của bản thân khoa học, càng ngày ý đồ tiếp tục phát triển tâm lý học trong khuân khổ của tâm lý học duy tâm càng tỏ rõ sự thất bại.

Xem thêm:  Hội Chứng Asperger’s Syndrome – Hội Chứng Asperger’s

Xem thêm: Hiệu Ứng Sleeper- Khi Sai Lầm Làm Bạn Được Yêu Quý Hơn

Chính vì thế, cần thiết tìm ra một con đường mới về nguyên tắc để xây dựng khoa học tâm lý. Dựa trên quan điểm triết học thực chứng của Comte (1798 – 1857), chủ trương mọi lập luận phải được xây dựng trên cơ sở những chứng cứ khách quan, quan sát được, những thành tựu của các nhà sinh lý học thần kinh và tâm lý học động vật.

J. Watson (1878 – 1958) – một nhà tâm lý học người Mỹ đã hình thành trường phái tâm lý học hành vi – một khoa học về hành vi. Các nhà nghiên cứu có xu hướng duy vật trong tâm lý học đã đi theo con đường này. Và nhờ có cuộc đấu tranh tích cực của Watson và những nhà hành vi mà hành vi đã trở thành đối tượng chủ yếu và duy nhất của tâm lý học, góp phần xứng đáng xây dựng tâm lý học khách quan.

Trường phái tâm lý học hành vi, với những đại biểu xuất sắc là các nhà tâm lí học kiệt xuất: J Watson (1878 – 1958), E.Tolmen (1886 – 1959), E.L.Toocdai (1874 – 1949), B.Ph.Skinnơ (1904 – 1990)… Các nhà tâm lí học theo hướng tiếp cận hành vi phủ nhận việc nghiên cứu ý thứ con người.

Sự phân hóa trong Tâm lý học hành vi.

Năm 1913, tập san tâm lý học Mỹ in bài báo của Watson “Tâm lý học dưới con mắt nhà hành vi”, là phần đầu bài giảng của ông tại trường Đại học Colombia năm 1912, sự kiện này được coi như mốc hình thành trường phái tâm lý học hành vi. Về sau các quan điểm trình bày trong bài báo còn được ông đưa ra trong một loạt các công trình từ năm 1913 đến 1930.

Sự phát triển tiếp theo của hướng tiếp cận hành vi sau J. Watson đã dẫn đến phân hoá trường phái tâm lí học này thành 3 nhánh:

1. Tâm lí học hành vi bảo thủ, trung thành với các luận điểm ban đầu, có tính cơ giới về hành vi trí tuệ con người của J. Watson (thuyết kích thích – phản ứng: S – R), đại biểu là Skinnơ.

2. Tâm lí học hành vi mới, có ý đồ nghiên cứu cả các yếu tố trung gian của chủ thể trong sơ đồ S – R, yếu đố đó chính là quá trình nhận thức (thuyết S – S), đại biểu là E.Tolmen.

3. Tâm lí học hành vi chủ quan (thuyết “TOTE” – chữ đầu của các từ tiếng Anh. T: Test, O: Operate; T: Test, E: Exit, tức là thuyết thử – thao tác – thử – thoát ra). Đại diện thuyết TOTE là O. Mille, Galanter, Pribram.

Trở Về Trang: Tâm Lý Học Hiện Đại

Chuyên mục: Khám phá nghề, Tâm lý học cuộc sống

học thuyết tâm lýtâm lý hiện đạitổng qua tâm lý

Tâm lý học đang là lĩnh vực được xã hội quan tâm, ngày càng có nhiều người tìm hiểu và mong muốn dấn thân phát triển trong lĩnh vực này. Tìm hiểu về các học thuyết tâm lý học sẽ giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan trong việc đưa ra lựa chọn phát triển cho phù hợp với bản thân.Có nhiều cách tư duy khác nhau về hành vi của con người. Các nhà tâm lý học đã vận dụng đa dạng các học thuyết để nghiên cứu phương thức con người suy nghĩ, cảm nhận và cư xử. Một số nhà nghiên cứu chỉ tập trung vào một học thuyết, như thuyết sinh lý, trong khi đó một số người lại có cách tiếp cận đa chiều hơn, kết hợp nhiều nguồn quan điểm. Không có học thuyết nào “tốt hơn” học thuyết nào; mỗi học thuyết sẽ nhấn mạnh vào những khía cạnh khác nhau của hành vi con người.7 Học thuyết chính trong tâm lý họcGiai đoạn phát triển đầu tiên của tâm lý học được đánh dấu bởi sự thống trị của hàng loạt các trường phái tư tưởng khác nhau. Nếu bạn từng học tâm lý học ở trường, bạn có thể đã học về các trường phái khác nhau này rồi, ví dụ như thuyết cấu trúc, thuyết chức năng, thuyết phân tâm, thuyết hành vi và thuyết nhân văn. Tâm lý học ngày một phát triển thì số lượng và độ đa dạng của các chủ đề tâm lý cũng sẽ phát triển theo. Kể từ những năm 1960, tâm lý học đã nở rộ và tiếp tục mở rộng với tốc độ nhanh chóng, các đối tượng nghiên cứu tâm lý cũng vì đó mà phát triển theo, cả bề sâu và bề rộng.Ngày nay, chẳng có mấy nhà tâm lý học xác định quan điểm chỉ dựa trên một trường phái tư tưởng đơn lẻ. Mặc dù vẫn có những người thuần nhất chỉ theo thuyết hành vi hoặc những người chỉ dựa trên thuyết phân tâm, đa số các nhà tâm lý học phân loại công việc của mình dựa theo lãnh vực và góc nhìn chuyên môn mà mình đang theo đuổi. Mỗi chủ đề tâm lý có thể được xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau.

(Ảnh minh họa)

Lấy ví dụ về chủ đề gây hấn. Ai tập trung vào thuyết sinh học sẽ xem xét sự tác động của não và hệ thần kinh lên hành vi gây hấn. Ai nhấn mạnh thuyết hành vi sẽ đào sâu vào việc các tác nhân từ môi trường củng cố các hành động gây hấn như thế nào. Một nhà tâm lý học đứng trên góc nhìn giao thoa văn hóa sẽ có thể xem xét sự ảnh hưởng của văn hóa và xã hội, góp phần hình thành các hành vi gây hấn và bạo lực đó.

Dưới dây chỉ là một số các học thuyết chính trong tâm lý học hiện đại.

Thuyết phân tâm học

Thuyết tâm động học khởi nguồn từ các nghiên cứu của Sigmund Freud. Quan điểm này nhấn mạnh vai trò của trạng thái vô thức, các trải nghiệm thời thơ ấu, và các mối quan hệ liên nhân, dùng chúng để giải thích các hành vi của con người và điều trị các bệnh nhân tâm thần.

Thuyết phân tâm trở thành một trong những học thuyết đầu tiên của tâm lý học, chịu ảnh hưởng từ các nghiên cứu của Freud. Freud xem tâm trí được hình thành từ 3 yếu tố chính: Cái nó hay còn gọi là bản năng, cái tôi hay còn gọi là bản ngã và cái siêu tôi hay còn gọi là siêu bản ngã. Bản năng là cái thể hiện tất cả những ham muốn nguyên thủy và vô thức nhất. Bản ngã là sinh ra để giải quyết những nhu cầu của thế giới thực tại. Cái siêu tôi là cái cuối cùng thể hiện tất cả những yếu tố nội tâm về đạo đức, lý tưởng, về chuẩn mực lối sống của con người.

Thuyết hành vi

Tâm lý học hành vi là một lĩnh vực tập trung vào các hành vi thu nhận được sau quá trình quan sát và học hỏi. Thuyết hành vi có sự khác biệt so với các học thuyết khác, thay vì tập trung vào trạng trái nội tâm con người, nó chỉ chú trọng đến các hành vi bên ngoài, có thể quan sát được.

Trường phái này chỉ thống trị tâm lý học trong những năm đầu thế kỷ XX, những năm 1950 trở đi nó bắt đầu suy yếu. Ngày nay, thuyết hành vi vẫn tiếp tục nghiên quá trình học tập và củng cố của các hành vi. Các nguyên lý trong thuyết này thường được áp dụng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe tâm thần, các nhà trị liệu và tư vấn viên sẽ sử dụng các kỹ thuật này để lý giải và điều trị nhiều loại bệnh lý.

Thuyết nhận thức

Trong suốt những năm 1960, một học thuyết mới với tên gọi thuyết nhận thức bắt đầu trở nên phổ biến. Đây là lĩnh vực tâm lý học tập trung vào các quá trình diễn ra trong hệ thần kinh như trí nhớ, tư duy, giải quyết vấn đề, ngôn ngữ và ra quyết định. Chịu ảnh hưởng bởi Jean Piaget và Albert Bandura, học thuyết này đã phát triển mạnh mẽ trong các thập kỷ gần đây.

Các nhà tâm lý học nhận thức, thường sử dụng các mô hình xử lý thông tin, so sánh tâm trí con người như một cái máy tính để khái niệm hóa quá trình thu nhận, xử lý, lưu trữ và sử dụng thông tin.

Thuyết sinh học

Nghiên cứu sinh lý đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của tâm lý học, giúp nó trở thành một ngành học tách biệt. Ngày nay, học thuyết này có tên gọi là tâm lý sinh học. Nó còn có một số tên gọi khác như sinh tâm lý học hoặc tâm lý sinh lý học, tập trung đào sâu vào nền tảng thể chất và sinh học của hành vi.

Các nhà nghiên cứu có thể tiến hành các nghiên cứu về sự ảnh hưởng của đặc tính di truyền lên các hành vi hoặc sự tác động của các tổn thương ở một số vùng nhất định của não bộ đến hành vi và tính cách. Hệ thần kinh, gen di truyền, não bộ, hệ miễn dịch và hệ nội tiết chỉ là một số đối tượng mà ngành này hướng đến.

Học thuyết này lớn mạnh và phổ biến rộng trong suốt những thập kỷ trước, đặc biệt là với sự tiến bộ trong việc khám phá và tìm hiểu não bộ con người và hệ thần kinh. Các công cụ như chụp MRI hay chụp PET cho phép các nhà nghiên cứu tìm hiểu não bộ dưới nhiều khía cạnh khác nhau. Các nhà khoa học giờ có thể quan sát các hậu quả của các chấn thương não bộ, ma túy và các căn bệnh, việc không đơn giản trong quá khứ.

Thuyết giao thoa văn hóa

Tâm lý học về giao thoa văn hóa là một học thuyết tương đối mới, chỉ phổ biến mạnh khoảng 20 năm trở lại đây. Những nhà tâm lý học và nhà nghiên cứu xem xét hành vi thông qua góc nhìn của các nền văn hóa khác nhau. Bằng việc mổ xẻ các điểm khác biệt này, ta có thể tìm hiểu cách thức mà mỗi nền văn hóa ảnh hưởng đến suy nghĩ và hành vi của chúng ta.

Ví dụ, các nhà nghiên cứu đã nghiên cứu sự khác biệt của các hành vi ở các xã hội theo chủ nghĩa cá nhân và các xã hội theo chủ nghĩa tập thể. Trong những nền văn hóa cá nhân, như Hoa Kỳ, người ta có xu hướng ít cố gắng hơn khi ở trong một tập thể, một hiện tượng có tên gọi là “tính lười biếng xã hội”. Tuy nhiên, trong những nền văn hóa tập thể như Trung Quốc thì người ta có xu hướng nỗ lực chăm chỉ hơn khi ở trong một nhóm.

Thuyết tiến hóa

Tâm lý học tiến hóa tập trung nghiên cứu sự ảnh hưởng của quá trình tiến hóa lên các thay đổi về sinh lý. Các nhà khoa học sử dụng những nguyên lý cơ bản của thuyết tiến hóa, đặc biệt là chọn lọc tự nhiên, áp dụng nó để giải thích các hiện tượng tâm lý. Học thuyết này cho rằng các quá trình tâm thần diễn ra nhằm phục vụ mục đích tiến hóa – giúp hỗ trợ sinh tồn và sinh sản.

Thuyết nhân văn

Trong suốt những năm 1950, trường phái có tên tâm lý học nhân văn xuất hiện. Chịu ảnh hưởng từ nhà nghiên cứu khoa học nhân văn nổi tiếng Carl Rogers và Abraham Maslow, học thuyết này nhấn mạnh vai trò của động lực đối với quá trình tư duy và hành vi.

Các khái niệm như “Tự khẳng định bản thân” là một bộ phận quan trọng của học thuyết này. Những người theo học thuyết này tập trung nghiên cứu các phương thức tác động vào sự sinh trưởng, thay đổi và phát triển các tiềm năng tính cách của con người. Tâm lý học tích cực là một ngành khá mới trong tâm lý học có gốc rễ từ học thuyết nhân văn.

Kết luận

Có rất nhiều cách để tìm hiểu, khám phá suy nghĩ và hành vi của con người. Các thuyết tâm lý học hiện đại đã giúp chúng ta tiếp cận các vấn để khác nhau, tìm ra những phương thức mới để giải thích, dự đoán hành vi và tìm kiếm các cách tiếp cận điều trị mới.

————–

>> Theo LINDANGA.COM

Chủ đề