Đánh giá bài thuyết trình về bạo lực học đường

Kính thưa BGH, quý thầy cô và các bạn học sinh thân mến! Em tên là Trịnh Diệu Linh, em xin đại diện lớp 11A3 thuyết trình về chủ đề “Bạo lực học đường” trong buổi sáng hôm nay.

Đánh giá bài thuyết trình về bạo lực học đường

Một giờ chào cờ học sinh Hồng Đức

Tại Việt Nam, theo số liệu được Bộ GD&ĐT tạo đưa ra gần đây nhất, trong một năm học, toàn quốc xảy ra gần 1.600 vụ việc học sinh đánh nhau ở trong và ngoài trường học (khoảng 5 vụ/ngày). Cũng theo thống kê của Bộ GD&ĐT, cứ khoảng trên 5.200 học sinh thì có một vụ đánh nhau; cứ hơn 11.000 học sinh thì có một em bị buộc thôi học vì đánh nhau; cứ 9 trường thì có một trường có học sinh đánh nhau…

Bạo lực học đường đã trở thành mối quan tâm của rất nhiều gia đình, các nhà trường và là nỗi trăn trở của toàn xã hội bởi hậu quả nghiêm trọng mà nó gây ra. Bạo lực học đường từ lâu đã là một vấn đề nhức nhối của ngành giáo dục. Không chỉ có nam sinh, mà những năm gần đây, tình trạng các nữ sinh trở thành đối tượng gây nên các vụ đánh nhau đã tăng cao. Hậu quả của các vụ bạo lực học đường không chỉ dẫn đến những chấn thương về thể xác, mà còn ảnh hưởng nặng đến tinh thần nạn nhân.

Đánh giá bài thuyết trình về bạo lực học đường

Nói không với bạo lực Học đường, nói không với tiêu cực trong thi cử

Tôi sẽ đưa ra một vài câu hỏi để chúng ta cùng bàn luận về vấn đề nêu trên.

1.Bạn hãy cho tôi biết “Bạo lực học đường là gì?”

– Bạo lực: là những mâu thuẫn căng thẳng dẫn tới đụng độ, va chạm mạnh mẽ.

– Bạo lực học đường: là những mâu thuẫn xảy ra trong phạm vi trường học. Vậy nguyên nhân chính phải chăng là học sinh bế tắc dẫn đến bạo lực như là một cách hành xử?

2. Các bạn có thể cho tôi biết “hậu quả của bạo lực học đường?”

  • Đối với nạn nhân: Ảnh hưởng trực tiếp đến học tập, tâm lý, các bạn học sinh sẽ bị tổn thương về cả thể xác lẫn tinh thần với những chấn động nặng nhẹ phụ thuộc vào mức độ của bạo lực. Người bị bạo lực phải chịu những phí tổn về vật chất phải chi trả sau khi bị đánh để tiến hành dưỡng thương. Ngoài ra còn tạo tâm lí hoang mang, lo lắng đối với người thân.
  • Đối với người gây ra bạo lực: Con người sẽ phát triển không toàn diện dẫn đến thiếu hụt về nhân cách, mất dần nhân tính, làm gương xấu cho người khác học theo. Bạo Lực học đường là mầm mống của tội phạm, tội ác, là căn nguyên tạo ra sự biến đổi của xã hội, của lương tri con người. Chủ thể gây ra bạo lực sẽ không định hướng cho sự phát triển nhân cách của mình, làm ảnh hưởng xấu tới học tập, gây nguy hại cho xã hội. Người gây ra bạo lực trở lên lẻ loi, bị cô lập mọi người xa lánh căm ghét. Liệu đó có phải là điều chủ thể gây ra bạo lực mong muốn?
  • Đối với xã hội: Tình trạng bạo lực học đường cũng ảnh hưởng rất lớn tới xã hội, mà đặc biệt là các bạn học sinh còn đang ngồi trên ghế nhà trường, nó giống như việc tạo thành một “trào lưu” mới là bắt nạt bạn bè và gây ra các vụ “tai tiếng” sau đó tung lên mạng nhằm muốn được “nổi tiếng” hoặc là dùng để “dằn mặt” đối phương. Điều đó làm giảm sút học tập của học sinh và ảnh hưởng tới giáo dục của nhà trường.

3. Theo các bạn “nguyên nhân nào dẫn đến bạo lực học đường?”

  • Từ phía gia đình: Như chúng ta đã biết, gia đình là nền tảng đặc biệt quan trọng trong việc hình thành nhân cách cho trẻ từ tuổi ấu thơ. Nếu cha mẹ, anh, chị, em… trong gia đình cư xử với nhau bằng bạo lực, sử dụng những từ ngữ, lời lẽ không hay với nhau sẽ ảnh hưởng rất lớn đến suy nghĩ, tình cảm của đứa trẻ và từ đó dần hình thành trong trẻ những biểu hiện lệch lạc trong suy nghĩ và hành động giống như gia đình chúng. Một nguyên nhân nữa cũng cần nhắc đến đó là sự thiếu quan tâm từ phía gia đình do cha mẹ chỉ chăm chú vào các công việc làm ăn hàng ngày thiếu sự kiểm soát và chăm sóc con cái thường xuyên hoặc do gia đình ít con nên sự chiều chuộng con cái quá mức chỉ biết cung cấp, đáp ứng về tiền bạc theo yêu cầu của con cái mà thiếu sự kiểm soát, quan tâm đến suy nghĩ, hành động của con em cũng chính là mối quan tâm mà chúng ta cần suy nghĩ.
  • Từ xã hội: Cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội, thế hệ trẻ đang bị đầu độc bởi ma lực của các trò chơi chém giết trong game on line, các truyện tranh bạo lực, những trò chơi điện tử, phim ảnh đầy những pha bắn giết, những phim ảnh kích động sự hung bạo của các em cũng đang ngày một xuất hiện nhiều hơn, thường xuyên hơn, đặc biệt các em cũng bị ảnh hưởng từ chính những cảnh bạo hành trong gia đình và ngoài xã hội như bạo lực trên các sân cỏ, đâm chém để tranh giành quyền lợi, đánh người thi hành công vụ, … –
  • Phía học sinh: Do bị tác động từ xã hội và bạn bè xấu lôi kéo. Mặt khác do tâm lý muốn khẳng định mình, muốn gây ấn tượng trong mắt người lớn và bạn bè. Bạo lực học đường xảy ra thật đáng buồn khi nhiều nguyên nhân rất lãng xẹt, sau một thời gian tìm hiểu về những vụ việc mới xảy ra gần đây, tôi đã đúc kết được cho mình nhiều lí do rằng: vì đẹp mà chảnh, do xích mích nhỏ, bị nhìn đểu, thấy ghét, hiểu lầm, không cho xem bài kiểm tra… và nguyên nhân chủ yếu chính là học sinh không có đủ kỹ năng sống để giải quyết. Ví dụ: Điển hình như một vụ việc xảy ra cách đây không lâu, ngày 3/4/2015, tại tỉnh Cà Mau, hai nữ sinh lớp 6 Trường THCS Sông Đốc hẹn nhau lên cầu đánh nhau để giải quyết mâu thuẫn. Trong khi đó có hàng chục học sinh vây qua nhưng không có sự cản trở nào, ngoài ra còn hò reo, cỗ vũ rồi quay clip đưa lên mạng xã hội.Trong đó một số học sinh đứng xem còn tạo dáng phản cảm trước ống kính. Một số học sinh còn có lời lẽ xúi giục như: “Bóp cổ nó, táng vào mặt nó đi…!”. Cho đến khi có người lớn đến can ngăn thì sự việc mới dừng lại. Qua đó, cho ta thấy rõ vấn nạn bạo lực học đường có ở khắp mọi nơi, bất kể là nam hay nữ cũng đều bất đồng quan điểm rồi tìm đến với bạo lực và lấy nó làm cách giải quyết nhưng ta thấy nó còn rối lên hơn rất nhiều.

4. Và cần thiết nhất là “làm thế nào để giảm bớt vấn nạn bạo lực học đường?”

Học sinh chưa biết đầy đủ cách ứng xử và đối phó với những áp lực, bất đồng và mâu thuẫn trong các mối quan hệ xã hội nên rất cần sự tư vấn nhanh chóng và kịp thời từ phía nhà trường, gia đình và kể cả bạn bè. Để làm được điều đó các bạn nên tâm sự, chia sẻ với thầy cô, bày tỏ những vướng mắc về tình bạn, tình yêu, về kỹ năng giải quyết hài hòa các mối quan hệ. Một điều không thể thiếu đối với các bạn học sinh là chúng tra phải biết kiềm chế tính nóng giận của bản thân, giải quyết các vấn đề một cách nhẹ nhàng, khôn khéo. Đặc biệt là các bạn phải biết nói lời xin lỗi, không được để hành động đi trước suy nghĩ rồi sau này hối hận về điều mình làm. Tóm lại: Chỉ một mâu thuẫn nhỏ cũng trở thành nguyên nhân khiến học sinh dùng bạo lực giải quyết. Cái kết của bạo lực học đường không còn dừng lại ở việc kiểm điểm, đuổi học mà còn là chết chóc và nhà tù.

Em xin hết! Xin cám ơn quý thầy cô và các bạn đã chú ý lắng nghe.

THÔNG TIN ĐĂNG KÝ XÉT TUYỂN

Vui lòng điền đây đủ thông tin bên dưới