Đài thiên văn alma đặt ở đâu

Đài thiên văn lớn nhất thế giới, được ví với “cỗ máy thời gian”, giúp con người tìm hiểu sự hình thành và phát triển của vũ trụ, vừa được hoàn thiện toàn bộ với tổng chi phí xây dựng 1,5 tỷ USD.

Không chỉ lớn nhất, Atacama (ALMA) còn là đài thiên văn vô tuyến mạnh nhất và đắt nhất từng được con người chế tạo. Cấu thành từ 66 kính thiên văn riêng biệt được lắp đặt theo thứ tự nhất định, khả năng quan sát bầu trời của ALMA sẽ được cải thiện đáng kể khi chúng đồng loạt quay về một hướng.

Đài thiên văn vô tuyến ALMA.

Được xây dựng ở vùng sa mạc khô cằn nhất thế giới tại Chile, tổ hợp ALMA nằm trên diện tích tương đương một sân bóng đá. Mỗi ăng ten riêng biệt có chiều rộng 12m và sở hữu trọng lượng lên tới 100 tấn. Nằm trên bệ thép lớn giúp các ăng ten dễ dàng di chuyển trong khi lòng chảo cực nhạy với sóng vô tuyến được làm từ sợi các bon, giúp chúng quan sát những hình ảnh vô cùng sắc nét.

Nằm ở độ cao 5 km so với mực nước biển, tại một trong những vùng khô cằn nhất giúp ALMA có điều kiện thuận lợi nhất để quan sát bầu trời. Không khí loãng, trời quang, độ ẩm thấp cùng với nhiệt độ thường xuyên ở mức âm, ở sa mạc Atacama khiến sóng vô tuyền từ vũ trụ truyền tới trái đất gần như không bị nhiễu loạn hoặc hấp thụ.

Các ăng ten cực nhạy với sóng vô tuyến giúp tăng cường khả năng quan sát của ALMA.

Sở dĩ, ALMA được gọi là “cỗ máy thời gian” bởi sứ mệnh đặc biệt mà nó được xây dựng. Với các ăng ten được thiết kể đế thu thập các sóng vô tuyến từ vũ trụ, ALMA có thể quan sát được hình ảnh truyền đến trái đất từ những hành tinh nằm cách chúng ta nhiều triệu, thậm chí là tỷ năm ánh sáng. Đây chính là yếu tố giúp các nhà khoa học có thể tìm hiểu được chính xác những gì xảy ra trong vũ trụ cách đây hàng trăm triệu năm.

Trên thực tế, sóng vô tuyến có khả năng truyền đi rất xa trong vũ trụ. Nó còn có khả năng vượt qua những đám khí đặc và lạnh, thường xuất hiện trong quá trình hình thành các ngôi sao mới. Không chỉ có khả năng quan sát những vùng xa xôi mà con người chưa từng biết tới, ALMA còn có thể cho ra những hình ảnh sắc nét gấp 10 lần kính thiên văn vũ trụ Hubble của NASA.

66 ăng ten cùng nhìn về một hướng giúp ALMA tạo ra hình ảnh sắc nét gấp 10 lần kính thiên văn vũ trụ Hubble.

Dù là đài thiên văn bao gồm 66 ăng ten riêng biệt nhưng ngay từ khi ăng ten đầu tiên đi vào hoạt động, ALMA đã quan sát được những sự kiện vô cùng độc đáo. Khả năng quan sát của ALMA tăng dần theo số lượng ăng ten được hoàn tất. Trải qua quá trình xây dựng kéo dài nhiều năm, ăng ten thứ 66 của ALMA đã chính thức đi vào hoạt động ngày hôm qua, giúp khả năng quan sát của nó trở nên hoàn thiện.

Là sản phẩm của chương trình hợp tác đa quốc gia và vùng lãnh thổ bao gồm Liên minh châu Âu, Mỹ, Canada, Nhật Bản, Đài Loan và nước chủ nhà Chile, ALMA hứa hẹn sẽ giải mã hàng loạt những bí ẩn về vũ trụ mà con người chưa từng biết tới. Việc hoàn tất ăng ten số 66 trao cho ALMA sức mạnh tuyệt đối để đi tìm lời giải cho sự hình thành vũ trụ.

Hồng Duy

Theo Infonet

Hệ thống ăng-ten của Đài thiên văn ALMA.

Dịch COVID-19 đã làm gián đoạn hoạt động nghiên cứu của nhiều nhà khoa học. Các chuyên gia cũng phải tạm ngưng công việc do quy định giãn cách xã hội ở nhiều quốc gia.

Hơn nữa, tình hình dịch bệnh ở Nam Mỹ vẫn đang diễn biến phức tạp. Riêng ở Chile, hiện có hơn 150.000 ca nhiễm COVID-19, trong đó có 2.450 trường hợp tử vong.

Bà Itziar de Gregorio, Trưởng phòng Khoa học tại Đài thiên văn phía Nam châu Âu (ESO), cho biết hiện tại vẫn giao một nhóm nhỏ các nhà khoa học ở lại trông coi kính thiên văn nhưng buộc phải ngưng hầu hết các hoạt động quan sát.

Theo ông Claudio Melo, đại diện ESO tại Chile, cơ quan này vẫn chưa rõ thời gian hoạt động thiên văn trở lại như bình thường ở khu vực Nam Mỹ.

Các nhà khoa học tại Đài thiên văn ALMA lo sợ sẽ bỏ lỡ những sự kiện thiên văn quan trọng có thể diễn ra bất ngờ như các vụ nổ tia gamma (GRB) hay việc hình thành siêu tân tinh.

ALMA gồm hệ thống 66 ăng-ten đĩa với đường kính 12 m hoặc 6 m, trong đó khoảng cách giữa 2 ăng-ten xa nhất lên đến 16 km.

ALMA có thể phát hiện những bức xạ không thể nhìn thấy bằng mắt, có thể theo dõi khoảnh khắc một số ngôi sao ra đời, thiên hà sơ sinh, những hành tinh kết hợp xung quanh các ngôi sao xa… Ngoài ra, ALMA có thể nhìn xuyên qua các đám mây bụi dày đặc sâu trong vũ trụ.

Hằng năm, ALMA quan sát vũ trụ đến 4.000 giờ nhưng dự kiến năm nay giảm còn chưa tới 2.000 giờ vì ảnh hưởng của dịch COVID-19. 

Chi phí xây dựng và vận hành cho ALMA rơi vào khoảng 1,5 tỉ USD.

ALMA là một trong số nhiều đài quan sát đặt tại Chile - đất nước thu hút hơn phân nửa các đài quan sát, kính thiên văn lớn trên thế giới. Lý do là bởi các vùng đất sâu trong sa mạc Atacama thuộc cao nguyên Chajnantor (miền Bắc Chile) nằm ở địa điểm cao, khô ráo nên hơi nước trong bầu khí quyển Trái đất không cản trở tầm nhìn.

Nhiều nhà khoa học còn ví von bầu trời ở khu vực này vẫn vẹn nguyên như thời sơ khai, chưa chịu nhiều tác động của con người, nhất là ô nhiễm ánh sáng.

ALMA - kính thiên văn lớn nhất thế giới chính thức đi vào hoạt động

Với 66 ăngten parabôn khổng lồ, ALMA (Atacama Large Millimeter Array) - kính thiên văn lớn nhất thế giới đã chính thức vận hành từ ngày 13/3 tại sa mạc Atacama của Chilê.

Ảnh minh họa. (Nguồn: space.com).

Được khởi động từ năm 2003, dự án ALMA là một trong những chương trình khoa học lớn trên thế giới và là kết quả hợp tác của nhiều quốc gia bao gồm Liên minh châu Âu, Mỹ, Nhật Bản và Chilê, với chi phí ước tính hơn 1 tỷ eurro. Mục đích của dự án là nhằm khám phá những vùng xa xôi nhất và bí ẩn nhất trong không gian, hy vọng tìm ra nguồn gốc sự hình thành vũ trụ. ALMA được đặt tại sa mạc Atacama, ở độ cao 5.000 m so với mặt nước biển, cũng là nơi có khí hậu khô hanh nhất trên thế giới với chu kỳ mưa trung bình là 14 năm một lần.

Nhà khoa học Gianini Máccôni (Gianini Marconi) tham gia dự án ALMA cho biết đây thực sự là dự án kính thiên văn học lớn nhất thế giới được xây dựng. ALMA gồm 66 ăngten parabôn rất lớn (50 ăngten đã được vận hành ngay trong ngày khánh thành), mỗi chiếc có đường kính 7-12m và nặng trên 100 tấn. Khi kết nối lại với nhau, chúng tạo thành một kính thiên văn khổng lồ có đường kính 16 km. Với kích thước lớn như vậy, kính thiên văn này có thể quan sát được những vùng xa xôi nhất trong không gian, giúp chúng ta hiểu rõ nguồn gốc của vũ trụ, về sự hình thành giải thiên hà. Ngoài ra, ALMA còn có thể khám phá ra nguồn gốc của chất hữu cơ, yếu tố quan trọng của sự sống, tạo ra một bước tiến mới trong lĩnh vực hóa học thiên văn.

Ông Mắcximô Tarengui (Massimo Tarengui), đại diện Đài thiên văn Nam Âu - một đối tác của dự án đã nhấn mạnh : "Với ALMA, chúng ta có thể quan sát với độ phân giải và độ nhạy sáng tốt nhất từ trước đến nay. Điều này có thể sẽ làm thay đổi hoàn toàn quan niệm về một phần nào đó trong không gian. Đây cũng là cơ hội cho chúng ta tìm ra câu trả lời cho những gì đến nay vẫn nằm ngoài tầm với của con người".

Những hình ảnh mà ALMA chụp được sẽ do Corrélateur xử lý. Đây là một trong những máy tính trung tâm mạnh nhất trên thế giới, được thiết kế riêng cho dự án này./.

Video liên quan

Chủ đề