Đặc điểm của kinh doanh dịch vụ du lịch lữ hành

Hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch chủ yêu phục vụ nhu cầu của khách tham quan các di tích lịch sử, công trình văn hóa, phong cảnh thiên nhiên... Sự phát triển của hoạt động này tạo nguồn thu không chỉ cho riêng ngành du lịch mà còn có tác động tăng nguồn thu cho nhiều ngành khác như kinh doanh hàng hóa, kinh doanh vận tải, kinh doanh dịch vụ ăn uôhg, nghỉ ngơi, khách sạn...

Đặc điểm của kinh doanh dịch vụ du lịch lữ hành

Hoạt động kinh doanh dịch vụ nói chung, dịch vụ kinh doanh dịch vụ du lịch nói riêng mang tính thời vụ, phụ thuộc nhiều vào các điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội, điều kiện di sản lịch sử văn hóa, phong cảnh, chùa chiền độc đáo, hấp dẫn.

Đôì tượng phục vụ của ngành kinh doanh dịch vụ du lịch rất đa dạng và phức tạp về thành phần, nghề nghiệp, giới tính, tuổi tác, trình độ học vân, sở thích, phong tục tập quán, nếp sông... kinh doanh dịch vụ du lịch là ngành kinh doanh đặc biệt, hoạt động vừa mang tính kinh doanh vừa mang tính phục vụ xã hội.

Hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch tính rủi ro cao. Có những loại hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch để hoàn thành sản phẩm dịch vụ phải bỏ ra nhiều loại chi phí khác nhau nhưng đôi khi vẫn không hoàn thành được số sản phẩm mong muôn, trong khi đó kết quả của nó (nếu có) thì râ't nhiều ngành khác nhau được hưởng. Vì để tổ chức một hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch cần phải bỏ râl nhiều chi phí trước khi hoạt động đó được thực hiện như chi phí quảng cáo, chi phí đặt khách sạn... nhung kết quả có thể có rất ít khách hàng sử dụng hoạt động dịch vụ du lịch đó. Nhưng khi đã có khách hàng thì rất nhiều ngành khác nhau được hưởng thu nhập như khách sạn, vận chuyển, bưu điện, hải quan, thuế...

Sản phẩm của hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch chỉ có một bộ phận nhỏ tồn tại dưới dạng vật châ't còn đa phần không mang hình thái vật chất, thường tổn tại dưới dạng dịch vụ. Sản phẩm của hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch không tồn tại dưới dạng vật chất cụ thể. Quá trình sản xuâ't, phục vụ, tiêu thụ luôn gắn liền với nhau.

Đặc điểm của kinh doanh dịch vụ du lịch lữ hành

Sản phẩm hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch không có quá trình nhập kho, xuâ't kho, chất lượng sản phẩm nhiều khi không ổn định. Do đó quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch hoàn thành thường được tiến hành đổng thời.

Hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch có đặc điểm là không có yếu tố chi phí nguyên vật liệu câu thành nên sản phẩm dịch vụ, mà chỉ có yếu tố chi phí nhân công, chi phí khác phục vụ chung cho hoạt động này.

Chúc bạn thành công !

Bạn đang cần tìm hiểu các vấn đề kinh doanh dịch vụ lữ hành? Tìm hiểu về đặc điểm của sản phẩm trong hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành? Ví dụ cụ thể về hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành? Đọc ngay bài viết này để tìm hiểu về các vấn đề nêu trên

Đặc điểm của kinh doanh dịch vụ du lịch lữ hành
Đặc điểm của kinh doanh dịch vụ du lịch lữ hành
Kinh doanh dịch vụ lữ hành là gì?

Kinh doanh dịch vụ lữ hành là gì? Căn cứ theo quy định tại khoản 9, Điều 3 Luật du lịch 2017 thì kinh doanh dịch vụ lữ hành là việc xây dựng, bán và tổ chức một phần hoặc toàn bộ chương trình du lịch cho khách du lịch. Theo quy định hiện hành thì khách du lịch là người đi du lịch hoặc có thể kết hợp cả việc đi du lịch trong chuyến đi đó, trừ các trường hợp di chuyển đến nơi khác để học, hoặc làm việc để kiếm thêm thu nhập tại nơi đến. 

Kinh doanh dịch vụ lữ hành là việc thực hiện các nghiên cứu liên quan đến thị trường nhằm thiết lập các chương trình du lịch phù hợp với nhu cầu của khách du lịch, có thể là sản phẩm trọn gói hoặc sản phẩm từng phần. Sau khi đã xây dựng các chương trình, sản phẩm thì chủ thể kinh doanh dịch vụ lữ hành cần tiến hành các hoạt động quảng cáo gián tiếp hoặc trực tiếp thông qua nhiều cách thức phù hợp với quy định pháp luật để bán sản phẩm lữ hành của mình.

Có thể bạn quan tâm: Cấp giấy phép

Đặc điểm của sản phẩm trong kinh doanh dịch vụ lữ hành

Sản phẩm trong kinh doanh dịch vụ lữ hành hay theo quy định pháp luật được gọi là sản phẩm du lịch được quy định tại khoản 5, Điều 3, Luật Du lịch 2017 được hiểu là  tập hợp rất nhiều dịch vụ khác nhau dựa trên nhu cầu của khách du lịch để khai thác giá trị tài nguyên du lịch. 

Sản phẩm trong kinh doanh dịch vụ lữ hành có những đặc điểm sau:

    • Sản phẩm trong kinh doanh dịch vụ lữ hành mang tính tổng hợp. Vì sản phẩm lữ hành chính là sự kết hợp của rất nhiều dịch vụ khác nhau: từ khâu dịch vụ vận chuyển đến dịch vụ lưu trú, đôi khi còn bao gồm cả dịch vụ ăn uống… và rất nhiều dịch vụ khác theo gói cung cấp được các nhà sản xuất riêng lẻ gộp lại tạo thành một sản phẩm lữ hành hoàn thiện. Tùy thuộc nhu cầu của khách du lịch mà sản phẩm lữ hành có thể là chương trình trọn gói hay chương trình từng phần, thông thường các dịch vụ này yêu cầu khách hàng trả tiền trước khi đi du lịch;
  • Là sản phẩm không thể đánh giá một cách đồng nhất về chất lượng dịch vụ. Một trong những yếu tố để đánh giá về chất lượng của một sản phẩm lữ hành chính là tâm lý, trạng thái của người phục vụ và cả khách du lịch. Rất dễ hiểu nếu tâm trạng vui thì đi du lịch sẽ vui vẻ, còn nếu bạn đang có một ngày vô cùng ủ rũ và stress thì chưa chắc việc đi du lịch có thể làm bạn tốt hơn. Vì vậy sản phẩm lữ hành là sản phẩm phụ thuộc vào các yếu tố ngoại cảnh;
  • Thông thường sản phẩm lữ hành bao gồm rất nhiều hoạt động trong một quá trình du lịch, và đảm bảo cho khách du lịch có những hoạt động trong suốt chuyến đi: đảm bảo về nhu cầu giải trí, tham quan phong cảnh, địa điểm; đảm bảo cho khách hàng các nhu cầu thiết yếu trong sinh hoạt như việc đi lại, ăn ở, an ninh…;
  • Sản phẩm lữ hành không thể cất, đóng gói bỏ vào kho. Đối với các sản phẩm, hàng hóa thông thường sẽ thể hiện dưới dạng vật chất, và được bảo quản trong kho, bãi và giá của các sản phẩm này thường cố định theo giá thành sản phẩm. Đối với sản phẩm lữ hành thì lại khác, đây là sản phẩm xuất phát từ nhu cầu của người dùng nên có khách đi du lịch thì sản phẩm lữ hành mới được tạo ra. Đồng thời giá của sản phẩm lữ hành sẽ thay đổi tùy theo mùa lễ, hay ngày nghỉ;
  • Sản phẩm du lịch trọn gói là một trong các sản phẩm đặc trưng cho ngành kinh doanh lữ hành. Đặc biệt các chương trình trọn gói với giá rẻ được rất nhiều khách hàng lựa chọn.

Trên đây là một số đặc điểm cơ bản của sản phẩm trong hoạt động dịch vụ lữ hành gửi đến bạn đọc nhằm tham khảo, hiểu rõ hơn về dịch vụ lữ hành.

Tham khảo thêm về: điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành

Ví dụ về hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành

Chắc hẳn chúng ta không ai còn xa lạ về hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành nhưng bởi vì thông thường không ai mời gọi bạn là “bạn có muốn tham gia vào dịch vụ lữ hành của chúng tôi hay không?”. Mà thông thường mọi người thường sử dụng một từ ngữ khác thân thiện và gần gũi hơn, chính là Du lịch. Vậy không ai sống và làm việc mà không có mong muốn để được đi đây đó du lịch khắp mọi nơi. 

Chính vì nắm bắt được thị hiếu của người dùng hiện nay, có rất nhiều công ty/doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành ra đời. Trong đó hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành thường được chia thành hai loại: Dịch vụ lữ hành được mua trướcdịch vụ lữ hành được mua trong quá trình phục vụ khách hàng như: 

  • Ví dụ về dịch vụ lữ hành được mua trước: Chuyến du lịch(tour) trọn gói/Chuyến du lịch(tour) từng phần; bao gồm các việc đặt vé máy bay giúp khách du lịch; đặt vé tàu, xe khách cho khách; đặt phòng khách sạn hoặc khu vực nghỉ ngơi nào đó theo thỏa thuận của các bên…
  • Ví dụ dịch vụ lữ hành được mua trong quá trình phục vụ khách hàng: hoạt  động đơn lẻ khi khách hàng không sử dụng dịch vụ trọn gói mà chỉ bao gồm việc đặt khách sạn; hướng dẫn chuyến đi; đơn vị vận chuyển cho khách hàng…

Trên đây là một số ví dụ về hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành gửi đến bạn đọc để tham khảo.