Cuộc thi viết tìm hiểu pháp luật về an toàn giao thông dành cho học sinh THPT

TOP ĐƠN VỊ THAM GIA DỰ THI

TOP THÍ SINH THI CÓ ĐIỂM SỐ CAO NHẤT

Nhằm giúp cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, người dân, học sinh, sinh viên tìm hiểu về Luật Giao thông đường bộ; Nghị định số 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt và các văn bản hướng dẫn có liên quan. Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh và Ban An toàn giao thông tỉnh tổ chức Cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu pháp luật về an toàn giao thôngtrên địa bàn tỉnh Hậu Giang năm 2021. Thời gian tham gia dự thi trên hệ thống website của Cuộc thi tại địa chỉ: https://pbpl.haugiang.gov.vn hoặc https://sotuphap.haugiang.gov.vn bắt đầu từ ngày 30/8/2021 đến 17h00 ngày 30/9/2021.

Công dân Việt Nam đang cư trú, làm việc, học tập trên địa bàn tỉnh Hậu Giang tuân thủ đúng quy định Thể lệ này đều được dự thi (trừ các thành viên Ban Tổ chức, Tổ giúp việc và những bộ phận cán bộ trực tiếp tham gia vào quá trình tổ chức Cuộc thi).

Cuộc thi được tổ chức dưới hình thức thi trực tuyến trên Cổng thông tin điện tử phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh (địa chỉ: https://pbpl.haugiang.gov.vn) hoặc Trang thông tin điện tử Sở Tư pháp (địa chỉ: sotuphap.haugiang.gov.vn).

Người dự thi tham gia thi trực tiếp trên máy vi tính hoặc các thiết bị điện tử khác có kết nối mạng internet (máy tính bảng, điện thoại thông minh…) trả lời các câu hỏi trắc nghiệm trực tiếp theo phần mềm bộ đề câu hỏi được thiết kế sẵn.  

Ban Tổ chức đưa ra 20 câu hỏi trắc nghiệm (mỗi câu hỏi tương ứng với số điểm là 0,5 điểm).

* Cách thức đăng ký dự thi:

- Cách thức đăng ký: Mỗi người dự thi chỉ được đăng ký duy nhất một tài khoản dự thi bằng tiếng Việt có dấu bảo đảm thông tin chính xác theo Giấy khai sinh hoặc chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu. Các thông tin đăng ký cụ thể như sau:

+ Đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan, đơn vị cấp tỉnh, huyện, xã: Họ và tên; giới tính; ngày, tháng, năm sinh; chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu; đơn vị công tác; điện thoại.

+ Đối với người dân: Họ và tên; giới tính; ngày, tháng, năm sinh; số chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu; địa chỉ thường trú/tạm trú; điện thoại.

+ Đối với học sinh, sinh viên các trường trên địa bàn tỉnh: Họ và tên; giới tính; ngày, tháng, năm sinh; số chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu; tên trường, điện thoại.

Lưu ý: Thông tin người dự thi đăng ký sẽ là căn cứ để Ban Tổ chức Cuộc thi xét và trao giảiBan Tổ chức Cuộc thi sẽ không công nhận kết quả đối với người dự thi khi có bất kỳ trường thông tin đăng ký nào sai lệch với thực tế. Đối với người dự thi dưới 18 tuổi chưa có chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu hoặc không có số điện thoại thì có thể điền số chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu hoặc số điện thoại của người thân của mình (ông, bà nội; ông, bà ngoại; bố, mẹ; anh, chị ruột; cha, mẹ nuôi...).

- Sau khi đăng nhập tài khoản, người dự thi trả lời bài thi trắc nghiệm gồm 20 câu hỏi được lựa chọn ngẫu nhiên trong bộ đề thi được thiết kế sẵn và người dự thi trả lời trực tiếp trên máy vi tính hoặc các thiết bị điện tử khác có kết nối internet (máy tính bảng, điện thoại thông minh) theo phần mềm bộ đề câu hỏi được thiết kế sẵn, các câu hỏi từ dễ đến khó; thời gian tối đa là 30 phút (thời gian được tính từ lúc người dự thi bắt đầu cho đến khi bấm nút kết thúc). Phần thi trắc nghiệm được phần mềm chấm điểm tự động, kết quả phần thi được hiển thị ngay sau khi người dự thi hoàn thành phần thi gồm: Tổng điểm thi trắc nghiệm và thời gian hoàn thành phần thi. Hết thời gian theo quy định, hệ thống tự động kết thúc bài thi của thí sinh.

Lưu ý: Trong quá trình tham gia dự thi, trường hợp do lỗi kỹ thuật, thí sinh không làm hết bài dự thi, thí sinh được đăng ký lại để tham gia dự thi.

* Thời gian cuộc thi: Thời gian tham gia dự thi trên hệ thống website của Cuộc thi tại địa chỉ: https://pbpl.haugiang.gov.vn hoặc https://sotuphap.haugiang.gov.vn bắt đầu từ ngày 30/8/2021 đến 17h00 ngày 30/9/2021. Tùy tình hình thực tế, Ban Tổ chức Cuộc thi có thể gia hạn thời gian tham gia Cuộc thi.

* Cơ cấu giải thưởng (bao gồm 29 giải, kèm tiền thưởng là  24.500.000 đồng)

- 01 giải nhất: Tặng Bằng khen của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, kèm tiền thưởng trị giá 3.000.000 đồng.

- 03 giải nhì: Tặng Giấy khen của Giám đốc Sở Tư pháp, kèm tiền thưởng mỗi giải trị giá 1.500.000 đồng.

- 05 giải ba: Tặng Giấy khen của Giám đốc Sở Tư pháp, kèm tiền thưởng mỗi giải trị giá 1.000.000 đồng.

- 20 giải khuyến khích: Tặng Giấy khen của Giám đốc Sở Tư pháp, kèm tiền thưởng mỗi giải trị giá 600.000 đồng.

Ban Tổ chức sẽ chọn những thí sinh trả lời các câu hỏi đúng nhiều nhất và có thời gian sớm nhất để xếp giải thưởng theo thứ tự từ cao xuống thấp cho đến khi chọn đủ số lượng theo quy định tại Thể lệ này./.

Ngọc Triều

Đáp án cuộc thi An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai học sinh năm 2022 dành cho khối THCS và THPT. Các đáp án chi tiết cho phần Trắc nghiệm và Tự luận đầy đủ các câu hỏi để các em học sinh chuẩn bị cho cuộc thi.

Đáp án cuộc thi An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai

  • 1. Đáp án An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai 2022 THCS
  • 2. Đáp án An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai 2022 THPT
  • 3. Thể lệ cuộc thi An toàn giao thông nụ cười ngày mai

Để tham gia cuộc thi An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai các em học sinh có thể làm trên giấy hoặc tham gia trực tuyến theo đường link: https://giaoducatgttrongtruonghoc.com.vn/ hoặc tham khảo đầy đủ Cách đăng ký thi an toàn giao thông cho nụ cười ngày mai trực tuyến và các em hãy tham khảo đáp án mới nhất dưới đây của VnDoc để đạt kết quả tốt nhất nhé.

  • Đáp án cuộc thi An toàn giao thông 2022 THCS
  • Đáp án cuộc thi An toàn giao thông 2022 THPT

1. Đáp án An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai 2022 THCS

PHẦN 1: CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

(Em hãy khoanh tròn vào 01 phương án đúng nhất)

Câu 1. Phương án nào sau đây không đúng với quy tắc giao thông đường bộ?

A. Tại nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện phải quan sát, giảm tốc độ và nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường.

B. Tại nơi đường giao nhau không có báo hiệu đi theo vòng xuyến, phải nhường đường cho xe đi từ bên trái.

Cuộc thi viết tìm hiểu pháp luật về an toàn giao thông dành cho học sinh THPT

C. Đối với việc sử dụng làn đường, phương tiện tham gia giao thông đường bộ di chuyển với tốc độ thấp hơn phải đi về bên phải.

D. Khi có người điều khiển giao thông thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.

Câu 2: Bình đang điều khiển xe đạp trên đường một chiều, đến gần đoạn đường giao nhau với ngã tư có cắm biển báo hiệu “cấm rẽ phải”, Bình thấy tín hiệu đèn xanh bật sáng và một chú cảnh sát giao thông đang đứng hướng về hướng Bình, ra hiệu lệnh hai tay dang ngang. Trong trường hợp này Bình phải đi như thế nào là đúng với quy tắc giao thông?

A. Tiếp tục điều khiển xe về phía trước với tốc độ nhanh hơn.

B. Tiếp tục điều khiển xe về phía trước với tốc độ chậm hơn.

C. Giảm tốc độ và dừng lại trước vạch dừng xe.

D. Giảm tốc độ, giơ tay xin đường, chú ý quan sát và rẽ sang đường bên phải.

Câu 3. Hằng ngày, bố vẫn chở Hoàng (học lớp 6) đến trường nhưng sáng nay xe bị hỏng. Bố đã bảo Hoàng sang nhờ cô chú hàng xóm tiện đường đi làm chở Hoàng đi cùng cho kịp giờ (cô chú đi chung xe mô tô). Trong trường hợp này, Hoàng có được đi cùng xe với cô chú không?

A. Không được đi chung vì chỉ được chở tối đa một người.

B. Không được đi chung vì chỉ được chở thêm 01 trẻ em dưới 7 tuổi.

C. Được đi chung nhưng bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm.

D. Được đi chung và không cần mũ bảo hiểm.

Câu 4. Hãy lựa chọn phương án đúng nhất để bảo đảm an toàn khi điều khiển xe đạp điện trên đường trơn trượt.

A. Giữ vững tay lái, di chuyển với tốc độ chậm, giữ đều ga và không phanh gấp.

B. Giữ vững tay lái, di chuyển với tốc độ nhanh, tăng giảm ga theo độ trơn của đường và và không phanh gấp.

C. Thả lỏng tay lái, di chuyển với tốc độ chậm, giữ đều ga và sẵn sàng phanh gấp khi trơn trượt.

D. Giữ vững tay lái, di chuyển với tốc độ chậm, tăng giảm ga theo độ trơn của đường và sẵn sàng phanh gấp khi trơn trượt

Câu 5. Để chuyển hướng an toàn tại nơi giao nhau chúng ta phải thực thực hiện các bước theo thứ tự nào sau đây?

(1) Bật tín hiệu báo hướng rẽ, quan sát an toàn phía trước và sau. Từ từ chuyển làn đường.

(2) Xác định hướng rẽ trước khi tới đường giao nhau.

(3) Quan sát an toàn tại nơi giao nhau trước khi đổi hướng.

(4) Thận trọng đổi hướng tại nơi giao nhau, chú ý quan sát.

A. 2 – 3 – 1 – 4

B. 3 – 4 – 2 – 1

C. 2 – 1 – 3 – 4

D. 1 – 3 – 4 – 2

Câu 6. Nhân dịp vừa sinh nhật tròn 16 tuổi, Nam mượn xe mô tô của anh trai để chở bạn
lên thị trấn chơi, cả hai đều đội mũ bảo hiểm và có cài quai. Theo em, trong trường hợp
trên, ai đã vi phạm quy tắc giao thông an toàn?

A. Nam và bạn của Nam.

B. Nam và anh trai của Nam.

C. Nam.

D. Anh trai của Nam.

Câu 7. Cách ứng xử nào dưới đây thể hiện người lái xe có văn hóa khi tham gia giao thông?

A. Điều khiển xe đi trên phần đường, làn đường có ít phương tiện tham gia giao thông, tránh xa các vụ tai nạn giao thông.

B. Tuân thủ hiệu lệnh của người điều khiển giao thông, đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường và nhường đường cho người đi bộ.

C. Thường xuyên sử dụng còi, đèn để yêu cầu các phương tiện tham gia giao thông khác nhường đường.

D. Đi chậm trên làn đường, phần đường phía bên phải của mình, nhường đường cho các phương tiện tham gia giao thông khác.

Câu 8. Theo em, quy định nào dưới đây là không đúng quy tắc tham gia giao thông?

A. Người đi bộ phải đi trên hè phố, lề đường; trường hợp đường không có hè phố, lề đường thì người đi bộ được đi dưới lòng đường.

B. Người đi bộ chỉ được qua đường ở những nơi có đèn tín hiệu, có vạch kẻ đường hoặc có cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ và phải tuân thủ tín hiệu chỉ dẫn.

C. Trường hợp không có đèn tín hiệu, không có vạch kẻ đường, cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ thì người đi bộ phải quan sát các xe đang đi tới, chỉ qua đường khi bảo đảm an toàn và chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn khi qua đường.

D. Người đi bộ không được vượt qua dải phân cách, không đu bám vào phương tiện giao thông đang chạy; khi mang vác vật cồng kềnh phải bảo đảm an toàn và không gây trở ngại cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ.

Câu 9. Biển báo nào dưới đây chỉ dẫn được ưu tiên qua đường hẹp?

Cuộc thi viết tìm hiểu pháp luật về an toàn giao thông dành cho học sinh THPT

A. Biển 1

B. Biển 2 và 3

C. Biển 3

D. Biển 1 và 2

Câu 10. Biển báo nào dưới đây báo phía trước có chướng ngại vật, người điều khiển phương tiện cần giảm tốc độ và đi theo chỉ dẫn trên biển báo?

Cuộc thi viết tìm hiểu pháp luật về an toàn giao thông dành cho học sinh THPT

A. Biển 1.

B. Biển 1 và 2.

C. Biển 3.

D. Biển 2 và 3

PHẦN II. CÂU HỎI TỰ LUẬN

1. Em hãy chỉ ra các lỗi vi phạm của các bạn học sinh trong những hình ảnh sau. Trình bày những quy định của pháp luật về việc tham gia giao thông bằng xe đạp, xe đạp điện để đảm bảo an toàn.

>> Chi tiết: Em hãy chỉ ra các lỗi vi phạm của các bạn học sinh trong những hình ảnh sau

2. Em hãy lựa chọn và thực hiện một biện pháp tuyên truyền để nâng cao ý thức tham gia giao thông an toàn bằng xe đạp, xe đạp điện cho các bạn học sinh trong trường em. (Có thể lựa chọn hình thức tuyên truyền như vẽ tranh, sáng tác thơ, viết bài tuyên truyền, thiết kế khẩu hiệu, làm video…..)

>> Chi tiết: Lựa chọn và thực hiện một biện pháp tuyên truyền để nâng cao ý thức tham gia giao thông an toàn

2. Đáp án An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai 2022 THPT

PHẦN 1: CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

(Em hãy khoanh tròn vào 01 phương án đúng nhất)

Câu 1. Người khuyết tật, người già yếu tham gia giao thông, các phương tiện phải nhường đường như thế nào là đúng quy tắc giao thông?

A. Các phương tiện phải bấm còi để báo hiệu cho người già yếu, người khuyết tật biết và phóng nhanh qua.

B. Các phương tiện phải giảm tốc độ nhường đường cho người đi bộ, người khuyết tật, người già yếu tham gia giao thông.

C. Các phương tiện bấm còi nhiều lần để người khuyết tật, người già yếu biết.

D. Các phương tiện phóng nhanh qua nơi có người khuyết tật, người già yếu.

Câu 2. Linh đang điều khiển xe đạp điện trên đường về nhà, đến đoạn đường giao nhau với đường sắt không có rào chắn thì xe của Linh bị hỏng, trong trường hợp này, Linh cần phải xử lý như thế nào để bảo đảm an toàn?

A. Để xe ở đó và tìm người hỗ trợ sửa xe giúp mình rồi đi tiếp.

B. Để xe ở đó và tìm cách báo cho người quản lý đường sắt, nhà ga nơi gần nhất.

C. Di chuyển xe ra ngoài khu vực đường sắt cách đường ray gần nhất 4 mét rồi và tìm người hỗ trợ sửa xe giúp mình.

D. Di chuyển xe ra ngoài khu vực đường sắt cách đường ray gần nhất 5 mét rồi và tìm người hỗ trợ sửa xe giúp mình.

Câu 3. Để bảo đảm an toàn, người lái xe nên chọn cách xử lý nào dưới đây khi quan sát
phía trước thấy người đi bộ sang đường tại nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ?

A. Tăng tốc độ để vượt qua trước người đi bộ.

B. Tăng tốc độ, có thể dừng lại nếu cần thiết trên vạch dừng xe để nhường đường cho người đi bộ

C. Giảm tốc độ, có thể dừng lại nếu cần thiết trước vạch dừng xe để nhường đường cho người đi bộ.

D. Giảm tốc độ, có thể dừng lại nếu cần thiết trên vạch dừng xe để nhường đường cho người đi bộ.

Câu 4. Em đang đạp xe đến trường, thấy xe ngược chiều có tín hiệu báo hướng rẽ trái cắt ngang hướng di chuyển của em, em phải chọn cách xử lí nào để bảo đảm an toàn?

A. Giảm tốc độ hoặc dừng lại để nhường đường cho phương tiện đó rồi tiếp tục di chuyển.

B. Đi nhanh hơn để vượt qua phương tiện có tín hiệu báo rẽ trái.

C. Đi sang phía giữa đường để tránh phương tiện có tín hiệu báo hướng rẽ trái.

D. Đi vào sát lề đường để tránh phương tiện có tín hiệu rẽ trái.

Câu 5. Lựa chọn các từ theo thứ tự ở các phương án dưới đây để điền vào chỗ chấm
............. của đoạn thông tin về quy tắc vượt xe khi tham gia giao thông.

Khi vượt, các xe phải vượt về (1)……… (trừ các trường hợp được quy định trong Luật Giao thông đường bộ). Xe đi với tốc độ (2)…….. phải đi về bên phải, khi có xe xin vượt, nếu đủ điều kiện an toàn, người điều khiển phương tiện phía trước phải (3)………, đi sát về (4)……… bên phải của phần xe chạy cho đến khi xe sau đã vượt qua, không được gây trở ngại đối với xe xin vượt

A. (1) bên trái – (2) cao hơn – (3) duy trì tốc độ – (4) phần đường.

B. (1) bên phải – (2) thấp hơn – (3) tăng tốc độ – (4) làn đường.

C. (1) bên trái – (2) thấp hơn – (3) giảm tốc độ – (4) phần đường.

D. (1) bên phải– (2) cao hơn – (3) chuyển hướng – (4) làn đường.

Câu 6. Tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt chỉ có đèn tín hiệu hoặc chuông báo hiệu, khi đèn tín hiệu màu đỏ đã bật sáng hoặc có tiếng chuông báo hiệu, người tham gia giao thông phải dừng ngay lại và giữ khoảng cách tính từ ray gần nhất là bao nhiêu mét?

A. Tối thiểu 5 mét.

B. Tối đa 5 mét.

C. Tối thiểu 3 mét.

D. Tối đa 3 mét.

Câu 7. Hãy lựa chọn phương án đúng nhất để bảo đảm an toàn về sử dụng phanh khi điều khiển mô tô, xe gắn máy?

A. Sử dụng đồng thời cả hai phanh, giữ nguyên ga, giữ xe cân bằng.

B. Sử dụng phanh sau trước sau đó sử dụng phanh trước, giảm ga, giữ xe cân bằng.

C. Sử dụng phanh trước sau đó sử dụng phanh sau, giảm ga, giữ xe cân bằng.

D. Sử dụng kết hợp giảm ga, phanh trước phanh sau sử dụng đồng thời. Không sử dụng phanh một cách đột ngột

Câu 8. Minh đang điều khiển xe đạp đến trường, đi đến đoạn đường giao nhau có báo hiệu đi theo vòng xuyến. Trong trường hợp này, Minh cần lựa chọn cách đi nào sau đây để không gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông?

A. Minh phải tăng tốc độ và nhường đường cho xe đi đến từ bên phải.

B. Minh phải giảm tốc độ và nhường đường cho xe đi đến từ bên trái.

C. Minh phải tăng tốc độ và nhường đường cho xe đi đến từ bên trái.

D. Minh phải giảm tốc độ và nhường đường cho xe đi đến từ bên phải.

Câu 9. Em hãy sắp xếp thứ tự các bước vượt xe an toàn cho phù hợp.

(1) Kiểm tra an toàn phía trước và kiểm tra an toàn phía sau qua gương chiếu hậu hai bên.

(2) Kiểm tra an toàn một lần nữa khi xe phía trước đã nhường đường. Tăng tốc độ để
vượt, giữ khoảng cách bề ngang với xe bị vượt, trong khi vượt dùng còi báo hiệu để
báo hiệu cho xe bị vượt biết bạn đang vượt.

(3) Bật tín hiệu chuyển hướng bên trái báo hiệu chuyển hướng và dịch chuyển đầu sang trái.

(4) Duy trì tốc độ ổn định phía sau xe định vượt, giữ khoảng cách an toàn với xe định vượt.

A. 2 – 3 – 1 – 4

B. 1 – 4 – 2 – 3

C. 4 – 3 – 1 – 2

D. 4 – 1 – 3 – 2

Câu 10. Biển báo nào dưới đây báo hiệu giao nhau với đường không ưu tiên?

Cuộc thi viết tìm hiểu pháp luật về an toàn giao thông dành cho học sinh THPT

A. Biển 1 và 2

B. Biển 2

C. Biển 3

D. Biển 2 và 3

PHẦN II. CÂU HỎI TỰ LUẬN

1. Em hãy phân tích lỗi vi phạm giao thông của các bạn học sinh trong ảnh dưới đây. Giả sử người điều khiển xe trong trường hợp này là bạn cùng lớp với em, em sẽ làm gì?

>> Chi tiết: Em hãy phân tích lỗi vi phạm giao thông của các bạn học sinh trong ảnh dưới đây

2. Em hãy thiết kế một sản phẩm tuyên truyền về chủ đề giáo dục an toàn giao thông đường bộ cho các bạn trong trường em (có thể lựa chọn vẽ tranh, sáng tác thơ, làm video, …). Thực hiện và viết báo cáo ngắn gọn về kết quả thực hiện sản phẩm tuyên truyền đó.

>> Chi tiết: Thiết kế một sản phẩm tuyên truyền về chủ đề giáo dục an toàn giao thông đường bộ

3. Thể lệ cuộc thi An toàn giao thông nụ cười ngày mai

I. Đối tượng dự thi

1. Đối với cấp THCS: học sinh và giáo viên của 63 tỉnh/thành phố.

2. Đối với cấp THPT: học sinh lớp 10 và 11 và giáo viên của 63 tỉnh/thành phố.

3. Giáo viên đã đoạt giải ba trở lên từ năm 2020, 2021 không tham gia cuộc thi.

II. Nội dung, hình thức, thời gian tổ chức cuộc thi

1. Nội dung

a) Cuộc thi dành cho học sinh cấp THCS và THPT: Gồm 02 vòng thi

- Vòng 1: Thi trắc nghiệm về kiến thức ATGT, Luật Giao thông đường bộ và câu hỏi tự luận.

- Vòng 2: Viết bài tìm hiểu kiến thức và kỹ năng tham gia giao thông an toàn, dành cho học sinh có thành tích xuất sắc ở vòng 1.

b) Cuộc thi dành cho giáo viên cấp THCS và THPT: Gồm 02 vòng thi

- Vòng 1: Thi trắc nghiệm về kiến thức ATGT, Luật Giao thông đường bộ, làm bài tự luận và chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và giáo dục ATGT cho học sinh hoặc xử lý tình huống sư phạm.

- Vòng 2: Dành cho giáo viên có thành tích xuất sắc ở vòng 1

+ Giáo viên chọn nội dung của tài liệu "An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai" cấp THCS và THPT xây dựng kế hoạch bài dạy và dạy thử nghiệm.

+ Sản phẩm dự thi là hồ sơ dạy học, bao gồm:

(1) Kế hoạch dạy học chủ đề/bài học đã xây dựng, được tổ chức thành các hoạt động học của học sinh theo phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực.

(2) Thiết bị dạy học và học liệu (nếu có): được sử dụng để hỗ trợ hoạt động của học sinh theo tiến trình dạy học đã thiết kế, có thể là: mô hình, video clip, âm thanh, hình ảnh, tranh, sơ đồ...

(3) Báo cáo về việc thử nghiệm tiến trình dạy học đã thiết kế, không quá 02 trang giấy A4, kèm theo minh chứng về hoạt động dạy học đã tiến hành, giáo viên có thể lựa chọn các minh chứng như: đoạn video clip minh họa các hoạt động học điển hình (dung lượng không quá 30MB); sản phẩm của các hoạt động học và kết quả thực hiện các nhiệm vụ học tập của học sinh.

Tiêu chí chấm sản phẩm dự thi vận dụng theo Công văn số 5555/BGDĐT-GDTrH, ngày 08/10/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2. Cách thức nhận đề thi

Đề thi được chuyển kèm theo Công văn này hoặc giáo viên và học sinh có thể tra cứu trên website: http://giaoducatgttrongtruonghoc.com.vn để tham gia dự thi.

3. Cách thức dự thi và nộp bài thi

Học sinh và giáo viên tham gia thi trực tuyến bằng cách trả lời trực tiếp câu hỏi trắc nghiệm và đính kèm bài tự luận trực tiếp trên trang website: http://giaoducatgttrongtruonghoc.com.vn (Hướng dẫn các bước tham dự thi và nộp bài được đính kèm Công văn này).

4. Thời gian tổ chức cuộc thi

a) Vòng 1

- Từ ngày 27/12/2021 đến 30/12/2021: Các Sở GDĐT nhận Công văn và triển khai cuộc thi “An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai” dành cho học sinh, giáo viên trung học năm học 2021-2022 từ Ban tổ chức và gửi Công văn này, kèm theo đề thi cho các trường THCS và THPT tham dự cuộc thi.

- Từ ngày 03/01/2021 đến 21/01/2022: Các trường phát động cuộc thi; giáo viên, học sinh làm bài thi. Sau ngày 21/01/2022 hệ thống thi trực tuyến sẽ đóng và không tiếp nhận bài dự thi.

- Tháng 02/2022: Ban Giám khảo tổ chức chấm thi và gửi thông báo kết quả thi vòng 1 đến các Sở GDĐT tham dự cuộc thi.

b) Vòng 2

- Bài dự thi vòng 2 dành cho học sinh và giáo viên được nộp cho Ban tổ chức trước khi tổ chức ngày Hội giao lưu và tổng kết trao giải 07 ngày (danh sách học sinh, giáo viên tham dự vòng 2 và thời gian nộp bài được thông báo vào thời gian nêu trên).

- Dự kiến tuần IV tháng 03/2022: tổ chức giao lưu giáo viên có thành tích xuất sắc ở vòng 1; tổng kết, trao giải cho các cá nhân đoạt giải, các Sở GDĐT có kết quả dự thi xuất sắc nhất.

- Địa điểm: Dự kiến tại thành phố Đà Nẵng