Cuộc tấn công của quân ta vào Đại sứ quán Mỹ diễn ra như thế nào

Ngày 3 tháng 1 – Lãnh đạo đảng Dân chủ tại Hạ viện Steny Hoyer và Phó Lãnh đạo Đảng Cộng Hòa tại Hạ viện Roy Blunt, đã có chuyến thăm Việt Nam, tiếp kiến Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng.

Ngày 22 tháng 1, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam Lê Công Phụng đã trình Quốc thư lên Tổng thống Mỹ, Goerge W. Bush.

Ngày 22 tháng 1, Việt Nam và Hoa Kỳ kí Hiệp định về việc Việt Nam tiếp nhận trở lại những công dân Việt Nam phải nhận lệnh trục xuất do vi phạm pháp luật Hoa Kỳ.

Ngày 2 tháng 3, Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ, Christopher Hill đã có chuyến thăm đến Việt Nam từ ngày 2 đến 3/3 để trao đổi các biện pháp thúc đẩy quan hệ giữa hai nước.

Ngày 20- 21 tháng 3 – Trợ lý Tổng thống Kiêm Phó Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ về các Vấn đề Kinh tế Quốc tế, Daniel Price đã có chuyến thăm Việt Nam.

Ngày 1 tháng 4 – Câu lạc bộ Doanh nghiệp Việt Mỹ (VUSBC), thuộc Hội Việt – Mỹ, đã chính thức ra mắt với hơn 50 doanh nghiệp hội viên.

Ngày 3 tháng 4 – Đại sứ Mỹ Micheal W. Michalak đã cắt băng khánh thành Trung Tâm Hoa Kỳ đầu tiên tại Hà Nội, được coi như văn phòng “một cửa”, nơi cung cấp tất cả các thông tin cập nhật về mọi lĩnh vực liên quan đến nước Mỹ.

Ngày 16 tháng 4 – Bộ trưởng Bộ Y tế và Phúc lợi Con người Michael O. Leavitt đã có chuyến thăm Hà Nội, tiếp kiến Thủ tướng Chính phủ Việt Nam, Nguyễn Tấn Dũng.

Ngày 15 tháng 5 – Tại Washington, Tiểu ban châu Á – Thái Bình Dương và Môi trường toàn cầu của Hạ viện Mỹ đã triệu tập phiên điều trần về chất độc màu da cam (AO), với chủ đề “Trách nhiệm bị lãng quên của chúng ta: Chúng ta có thể làm gì để giúp các nạn nhân chất độc da cam?”.

Tháng 5 – Việt Nam đưa những người lao động đầu tiên sang Mỹ.

Ngày 29 tháng 5 – Việt Nam và Mỹ đã tổ chức Đối thoại Thường niên lần thứ 13 về nhân quyền tại Hà Nội. Dẫn đầu đoàn đại biểu của Mỹ là Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ về Nhân quyền, Dân chủ và Lao động, David Kramer, Trợ lý Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, Đoàn Xuân Hưng dẫn đầu đoàn đại biểu phía Việt Nam.

Ngày 19-28 tháng 6 – Tàu bệnh viện USNS Mercy của Hải quân Mỹ, đã thả neo tại tỉnh miền Trung Khánh Hòa để thực hiện nhiệm vụ nhân đạo trong vòng 10 ngày tại Việt Nam. Hơn 150 bệnh nhân, hầu hết là trẻ em, đã được phẫu thuật khắc phục các dị tật bẩm sinh trên con tàu bệnh viện này.

Ngày 23-26 tháng 6 – Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ theo lời mời của Tổng Thống Mỹ, George W. Bush. Trong các cuộc hội đàm với các quan chức cao cấp của Mỹ, gồm có các lãnh đạo Thượng viện và Hạ viện Mỹ, Bộ trưởng Quốc phòng và Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ, Thủ tướng đều nhận được những tín hiệu tích cực trong việc thúc đẩy mạnh mẽ mối quan hệ song phương trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là về kinh tế, thương mại, đầu tư và giáo dục, giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Kết quả chuyến thăm của Thủ tướng đã đánh dấu một mốc son mới trong quan hệ giữa hai nước.

Ngày 3- 5 tháng 7 – Giám đốc Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) Henrietta H. Fore đã đến Việt Nam và cam kết sẽ tiếp tục hợp tác lâu dài với Việt Nam trong lĩnh vực viện trợ phát triển thông qua những phương thức mới.

Ngày 26 tháng 8 – Tại Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tiếp đón Phó Đại diện Thương mại Hoa Kỳ John Veroneau sang thăm và làm việc tại Việt Nam.

Ngày 11-14 tháng 9 – Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Mỹ John D. Negroponte sang thăm Việt Nam, tiếp kiến Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và lãnh đạo Bộ Ngoại giao, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Quốc phòng và Bộ Công an của Việt Nam.

Tháng 9 – Ủy ban An toàn Sản phẩm Tiêu dùng Mỹ và Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng Việt Nam (STAMEQ), thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ, đã ký kết tuyên bố chung về hợp tác trong lĩnh vực an toàn sản phẩm tiêu dùng.

Ngày 6 tháng 10 – Tại Hà Nội, Việt Nam và Hoa Kỳ đã tiến hành đối thoại chiến lược lần thứ nhất về các vấn đề chính trị, an ninh, quốc phòng và hợp tác nhân đạo.

Ngày 13 tháng 10 – Đoàn đại biểu Hoa Kỳ thuộc Viện Liên kết Toàn cầu (IGE), do Chủ tịch viện, Tiến sĩ Chris Seiple dẫn đầu, đã đến Hà Nội và được Phó Thủ Tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Gia Khiêm đón tiếp. Trong chuyến thăm này, IGE đã ký thỏa thuận chi tiết cho Điều 6 của Biên bản Ghi nhớ giữa Hội Việt – Mỹ và IGE về việc tổ chức các hoạt động đào tạo cần thiết để phổ biến các văn bản pháp luật về tôn giáo và tín ngưỡng.

Ngày 17 tháng 11 – Trong chuyến thăm và làm việc tại Mỹ, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã gặp Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Condolezza Rice tại Washington, để triển khai các thỏa thuận cấp cao đã ký kết giữa hai bên trong chuyến công tác của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hồi tháng 6 năm 2008.

Ngày 17 tháng 12 – Chủ tịch Ủy ban Tài chính Thượng viện Mỹ, Max Baucus đã đến thăm Việt Nam, hội đàm với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Hà Nội, làm việc với Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng, và Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Bành Tiến Long.

Ngày 23 tháng 12 – Thượng Nghị sĩ Đảng Dân Chủ bang Virginia, James Webb đã đến Hà Nội, tiếp kiến Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên. Thượng Nghị sĩ Webb, cũng là thành viên của Ủy ban Đối ngoại Thượng viện, đến Việt Nam để đánh giá tác động của suy thoái kinh tế toàn cầu đối với Việt Nam và triển vọng đầu tư cũng như quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Mỹ.

Để biết thêm thông tin về Việt Nam, vui lòng truy cập trang quốc gia Việt Nam và các ấn phẩm khác của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ.

QUAN HỆ HOA KỲ – VIỆT NAM

25 năm sau khi thiết lập quan hệ song phương vào năm 1995, Hoa Kỳ và Việt Nam đã trở thành đối tác đáng tin cậy với tình hữu nghị dựa trên nền tảng tôn trọng lẫn nhau. Hoa Kỳ – Việt Nam có mối quan hệ hợp tác ngày càng tích cực và toàn diện, và đã phát triển thành quan hệ đối tác vững chắc trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, an ninh và giao lưu giữa nhân dân hai nước. Hoa Kỳ ủng hộ một nước Việt Nam vững mạnh, thịnh vượng và độc lập, góp phần đảm bảo an ninh quốc tế; tham gia các quan hệ thương mại hai bên cùng có lợi; và tôn trọng nhân quyền và pháp quyền. Mối quan hệ song phương được định hướng bởi Quan hệ Đối tác Toàn diện Hoa Kỳ – Việt Nam ký kết năm 2013 – đây là một khuôn khổ tổng thể nhằm thúc đẩy mối quan hệ song phương; và các Tuyên bố chung do lãnh đạo hai nước ban hành vào các năm 2015, 2016, và tháng 5 và tháng 11 năm 2017. Năm 2020, Việt Nam và Hoa Kỳ đã kỷ niệm 25 năm quan hệ ngoại giao giữa hai nước, tiếp tục cam kết tăng cường hợp tác.

Quan hệ Đối tác Toàn diện nhấn mạnh cam kết lâu dài của Hoa Kỳ đối với khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương và cung cấp cơ chế thuận lợi cho việc hợp tác trong các lĩnh vực chính trị và quan hệ ngoại giao, quan hệ kinh tế và thương mại, quốc phòng và an ninh, khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, môi trường và y tế, trợ giúp nhân đạo/cứu trợ thiên tai, các vấn đề chiến tranh để lại, bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền, giao lưu nhân dân hai nước, và văn hóa, thể thao và du lịch. Hoa Kỳ hỗ trợ Việt Nam xây dựng năng lực thực thi pháp luật, hợp tác xuyên biên giới trong khu vực, và thực hiện các công ước và tiêu chuẩn quốc tế. Việt Nam là một đối tác trong các cơ chế chống phổ biến vũ khí hạt nhân, bao gồm Sáng kiến Toàn cầu Chống Khủng bố Hạt nhân, và tận dụng chuyên môn, thiết bị và chương trình đào tạo sẵn có trong chương trình Kiểm soát xuất khẩu và An ninh biên giới liên quan. Năm 2016, Hoa Kỳ và Việt Nam đã ký một thư thỏa thuận nhằm tăng cường hợp tác trong lĩnh vực thực thi pháp luật và tư pháp, và hai quốc gia đang phối hợp để triển khai thỏa thuận. Hoa Kỳ và Việt Nam thường xuyên tổ chức các cuộc đối thoại về lao động, an ninh, năng lượng, khoa học công nghệ và nhân quyền.

Việc tìm kiếm một cách đầy đủ nhất có thể các quân nhân Hoa Kỳ mất tích và chưa được tìm thấy ở Đông Dương là một trong những ưu tiên hàng đầu của Hoa Kỳ tại Việt Nam. Hàng năm Bộ Chỉ huy Hỗn hợp tìm kiếm Tù binh và Quân nhân mất tích thực hiện bốn giai đoạn tìm kiếm và khai quật lớn tại Việt Nam, trong đó các cán bộ quân sự và dân sự được đào tạo đặc biệt của Hoa Kỳ sẽ điều tra và khai quật hàng trăm trường hợp để thống kê một cách đầy đủ nhất các trường hợp này. Kể từ tháng 8 năm 2011, các đội khai quật của Việt Nam cũng thường xuyên tham gia vào những cuộc khai quật này.

Việt Nam vẫn bị ô nhiễm rất nặng bởi các vật nổ còn sót lại sau chiến tranh, chủ yếu dưới dạng vật liệu chưa nổ, bao gồm nhiều diện tích ô nhiễm bom chùm từ cuộc chiến tranh với Hoa Kỳ. Hoa Kỳ là nhà tài trợ riêng lẻ lớn nhất cho hoạt động khắc phục hậu quả vật liệu chưa nổ/bom mìn tại Việt Nam, theo đó Hoa Kỳ đã đóng góp hơn 140 triệu USD từ năm 1994, và vào tháng 12 năm 2013, hai quốc gia đã ký kết biên bản ghi nhớ về việc tiếp tục hợp tác trong xử lý bom mìn, vật liệu chưa nổ. Những nỗ lực của Hoa Kỳ trong giải quyết các vấn đề chiến tranh để lại, như xử lý bom mìn và vật liệu nổ, tìm kiếm quân nhân mất tích và xử lý dioxin đã tạo nền tảng cho quan hệ quốc phòng Hoa Kỳ – Việt Nam. Hoa Kỳ và Việt Nam cam kết tăng cường hợp tác quốc phòng giữa hai nước như đề cập trong Bản ghi nhớ về Thúc đẩy Hợp tác Quốc phòng Song phương năm 2011 và Tuyên bố Tầm nhìn chung về Quan hệ Quốc phòng Hoa Kỳ – Việt Nam ký kết năm 2015, trong đó ưu tiên về hợp tác nhân đạo, các vấn đề chiến tranh để lại, an ninh hàng hải, gìn giữ hòa bình, trợ giúp nhân đạo và cứu trợ thiên tai.

Vào tháng 5 năm 2016, Hoa Kỳ dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm bán vũ khí sát thương đối với Việt Nam và tiếp tục hỗ trợ Việt Nam về an ninh hàng hải – bao gồm thông qua Sáng kiến An ninh Hàng hải, chương trình Hợp tác Giảm thiểu Đe dọa và quỹ Hỗ trợ tài chính Quân sự Đối ngoại. Hoa Kỳ đã bàn giao các tàu tuần duyên lớp Hamilton cho Việt Nam vào năm 2017 và 2020 để giúp Việt Nam nâng cao năng lực thực thi luật hàng hải. Hoa Kỳ tái khẳng định sự ủng hộ đối với những nỗ lực gìn giữ hòa bình của Việt Nam thông qua hỗ trợ Việt Nam lần đầu tiên triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc tại Nam Sudan vào năm 2018.

Mối quan hệ giữa nhân dân Hoa Kỳ và Việt Nam cũng phát triển rất nhanh chóng. Hàng chục ngàn du học sinh Việt Nam học tập tại Hoa Kỳ, đóng góp gần 1 tỷ USD cho nền kinh tế Hoa Kỳ. Đại học Fulbright Việt Nam, với khóa đại học đầu tiên khai giảng vào mùa thu năm 2019, đã đưa nền giáo dục đẳng cấp, độc lập, mang phong cách Hoa Kỳ đến Việt Nam. Ngoài ra, hơn 25.000 thanh niên Việt Nam đang là thành viên của mạng lưới Sáng kiến Thủ lĩnh trẻ Đông Nam Á tại Việt Nam. Năm 2020, Hoa Kỳ và Việt Nam cũng đã ký thỏa thuận triển khai chương trình Tổ chức Hòa bình.

Sự hỗ trợ của Hoa Kỳ đối với Việt Nam

Nhằm giúp Việt Nam xây dựng sự tự chủ, Hoa Kỳ hỗ trợ Việt Nam thúc đẩy tăng trưởng và khả năng cạnh tranh thương mại, ứng phó với các mối đe dọa từ đại dịch, thúc đẩy sử dụng năng lượng tái tạo, giải quyết các vấn đề chiến tranh để lại, bảo tồn rừng và đa dạng sinh học.

Những trợ giúp của Hoa Kỳ đối với Việt Nam tập trung vào việc củng cố các lợi ích nhằm đảm bảo phát triển kinh tế bền vững, đồng thời thúc đẩy quản trị tốt và pháp quyền. Các dự án hỗ trợ đều hướng tới mục tiêu thực hiện sâu sắc hơn các cải cách thể chế, nâng cao năng lực và tính độc lập của các cơ quan tư pháp và lập pháp Việt Nam, đồng thời thúc đẩy sự tham gia hiệu quả của công chúng vào quá trình xây dựng luật và quy định. Hoa Kỳ cũng hỗ trợ Chính phủ Việt Nam điều chỉnh các bộ luật và thực hành phù hợp với tiêu chuẩn lao động quốc tế, cũng như thực thi hiệu quả luật lao động và đảm bảo tốt hơn quyền của người lao động. Những hỗ trợ của Hoa Kỳ hướng tới giúp Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu và các thách thức môi trường khác, bao gồm xử lý dioxin, nâng cao chất lượng hệ thống y tế và giáo dục của Việt Nam, và trợ giúp nhóm dân số dễ bị tổn thương. Năm 2017, Hoa Kỳ và Việt Nam đã kết thúc thành công giai đoạn đầu tiên của hoạt động xử lý dioxin tại Sân bay Quốc tế Đà Nẵng, và từ tháng 12 năm 2019, hai quốc gia bắt đầu triển khai dự án kép dài 10 năm về xử lý ô nhiễm dioxin tại Sân bay Biên Hòa, cũng như sáng kiến trị giá 65 triệu USD nhằm hỗ trợ người khuyết tật tại các tỉnh bị ảnh hưởng bởi chiến tranh.

Quan hệ kinh tế song phương

Kể từ khi hiệp định thương mại song phương Hoa Kỳ – Việt Nam có hiệu lực vào năm 2001, hoạt động thương mại giữa hai quốc gia và đầu tư của Hoa Kỳ vào Việt Nam đã tăng trưởng vượt bậc. Hoa Kỳ và Việt Nam đã ký kết một hiệp định khung về thương mại và đầu tư; cũng như các hiệp định về dệt may, vận tải hàng không, hải quan và hàng hải. Hiện Hoa Kỳ xuất khẩu sang Việt Nam máy móc, máy tính và đồ điện tử, sợi/vải, nông sản và các loại xe. Hoa Kỳ nhập khẩu từ Việt Nam đồ may mặc, giày dép, nội thất và giường tủ, nông sản, hải sản và thiết bị điện. Thương mại song phương giữa Hoa Kỳ và Việt Nam đã tăng trưởng từ 451 triệu USD vào năm 1995 lên hơn 90 tỷ USD vào năm 2020. Kim ngạch xuất khẩu từ Hoa Kỳ sang Việt Nam đạt hơn 10 tỷ USD vào năm 2020, và kim ngạch nhập khẩu của Hoa Kỳ cùng năm đạt 79,6 tỷ USD. Đầu tư của Hoa Kỳ vào Việt Nam đạt 2,6 tỷ USD vào năm 2019.

Việt Nam tham gia các tổ chức quốc tế

Việt Nam và Hoa Kỳ đều là thành viên của một số tổ chức quốc tế, bao gồm Liên Hợp Quốc, Diễn đàn Khu vực ASEAN, Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC), Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Ngân hàng Thế giới và Tổ chức Thương mại Thế giới. Việt Nam đang đảm nhận vai trò thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc với nhiệm kỳ hai năm, từ 2020 đến 2021, và gần đây nhất là Chủ tịch ASEAN năm 2020.

Đại diện song phương

Các quan chức chủ chốt của đại sứ quán được liệt kê trong Danh sách quan chức chủ chốt của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ.

Việt Nam đặt đại sứ quán tại Hoa Kỳ ở số 1233 Đường 20, NW, #400, Washington DC 20036 (SĐT: 202-861-0737).