Cụm từ gió lay mẹ rụng có ý nghĩa như thế nào

Cụm từ gió lay mẹ rụng có ý nghĩa như thế nào

Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây

Dưới đây là một vài câu hỏi có thể liên quan tới câu hỏi mà bạn gửi lên. Có thể trong đó có câu trả lời mà bạn cần!

“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.”

Từ xưa đến nay, tình cảm đối với cha, mẹ luôn là đề tài để các nhà thơ, nhà văи, các nhạc sĩ mượn cảm hứng để viết lên những tác phẩm ca ngợi côɴԍ đức sinh thành ấy. Trong kho nhạc Việt, không sao có thể kể hết những bài hát nói về nhà, nhưng không thể nào không kể bài hát Mừng tuổi mẹ của Trần Long Ẩn. Cái hay của Trần Long Ẩn cнíɴн là mượn mùa xuân để gửi đôi lời chúc đến mẹ như cảm tạ ơn nghĩa sinh thành của người đã chấp nhận ну ѕιин gần như cả đời người vì ta.

Cụm từ gió lay mẹ rụng có ý nghĩa như thế nào
Nhạc sĩ Trần Long Ân

Nhạc sĩ Trần Long Ẩn sinh năm 1944 tại Bình Định. Trước năm 1975 ông chủ yếu sáng tác các bài hát theo phong trào sinh viên Việt Nam như: Người mẹ Bàn Cờ, Người cha bến tàu, Đi về mới có hoa lục bình, Chim gọi đàn chim tung cánh trắng… Sau năm 1975 ông tham gia sáng tác các ca khúc cổ điển và bán cổ điển như: Mặt trời và ánh lửa, Dậy mà đi, Tình đất đỏ miền Đông,… Hiện nay ông là Ủy  viên Thường vụ Hội Nhạc sĩ Việt Nam, Chủ tịch Hội Âm nhạc Thành phố Hồ Chí Minh.

“…Mỗi mùa xuân sang
Mẹ tôi già thêm một tuổi.
Mỗi mùa xuân sang ngày tôi xa Mẹ càng gần.
Rồi mùa xuân ấy, tóc trắng Mẹ bay
như gió, như mây bay qua đời con,
như gió, như mây bay qua thời gian…”

Bấm vào hình trên để nghe ca khúc do danh ca Hương Lan trình bày.

Mỗi mùa xuân về, vui trong không khí năm mới, hạnh phúc trong khoảnh khắc giao thừa, mọi vật đều đổi cũ thay mới. Cây cối đâm c нồi nảy lộc, sinh sôi nảy nở cho đời sau thêm tươi tốt. Trẻ con xúm xính váy áo với câu chúc may mắn và nhận lì xì mừng tuổi mới. Tất cả đều vui tươi, hớn hở. Nhưng, mỗi mùa xuân sang long tôi lại nặng trĩu. Vì sao ư? Vì mỗi mùa xuân sang mẹ tôi già thêm một tuổi. Đó luôn là nỗi hối tiếc về thời gian trôi nhanh, ngày tôi càng lớn, mẹ lại càng già và ngày bên mẹ lại ngắn đi “Mỗi mùa xuân sang ngày tôi xa Mẹ càng gần.”Rồi lại một mùa xuân, mùa xuân tóc trắng mẹ bay. “Như gió, như mây bay qua đời con. Như gió, như mây bay qua thời gian” khi em không ngờ đến, khi con còn trẻ thơ non dại chưa nghĩ nhiều, thì mẹ đã thật sự già đi. Tóc mẹ nay trắng đi rồi, mái tóc trắng ấy như gió như mây bay qua đời con, bay qua thời gian. Trần Long Ẩn dùng hình ảnh so sánh mái tóc mẹ với gió, mây của trời, phải chăиg ông muốn so sánh mẹ với cái vĩnh hằng của thiên nhiên? Không phải, vì ông đang luôn tự nhắc nhở mình rằng thời gian trôi nhanh, như gió thổi mây bay, nên trân trọng thời gian được bên mẹ.

“…Ôi Mẹ của tôi!
Mẹ già như chuối chín cây
Gió lay Mẹ rụng, con phải mồ côi.
Gió lay Mẹ rụng, con phải mồ côi.
Mồ côi tội lắm ai ơi!
Đói cơm khát nước biết người nào lo.
Đói cơm khát nước biết người nào lo…”

Bấm vào hình trên để nghe ca khúc do Quang Lê trình bày.

Chợt nhận ra mẹ già, tác giả như hoảng hốt cất tiếng gọi mẹ “Ôi Mẹ của tôi!”. “Mẹ già như chuối chín cây. Gió lay Mẹ rụng, con phải mồ côi.” Tác giả sử dụng hình ảnh rất đời thường và gần gũi là chuối chín cây để nói về mẹ, “gió lay” ý chỉ những biến cố bất ngờ có thể xảy ra trong cuộc sống. Tác giả sợ hãi khi nghĩ mẹ đã già, nếu lỡ có gì xảy ra thì con sẽ phải trở thành trẻ mồ côi, đói cơm khát nước không còn ai lo. Không ai có thể lo cho con tốt hơn mẹ, cũng như không ai có thể thay mẹ. Mồ côi mẹ, nghĩ đến cụm từ ấy thôi mà như xé nát con tim chúng ta.

“…Mỗi mùa xuân sang
Mẹ tôi già thêm một tuổi.
Mỗi mùa xuân sang ngày tôi xa Mẹ càng gần.
Dù biết như thế, tôi vẫn phải tin,
tôi vẫn phải tin Mẹ đang còn trẻ.
Mỗi mùa xuân về Mẹ thêm tuổi mới.
Mỗi mùa xuân mới con mừng tuổi Mẹ…”

Bấm vào hình trên để nghe ca khúc do Phi Nhung trình bày.

Một mùa xuân đi qua, mẹ già thêm một tuổi. Dẫu có muốn phủ nhận,, có muốn không chấp nhận thời gian xa mẹ càng gần thì tôi vẫn phải tin. Tôi tin, nhưng lại luôn tự an ủi bản thân mẹ còn trẻ, mẹ luôn khỏe mạnh, mẹ sẽ cùng tôi đón mọi mùa xuân. Và cứ mỗi độ xuân về tôi không nên buồn vì tuổi mẹ già thêm mà sẽ mừng tuổi mẹ. Mừng mẹ sang năm mới lại có thọ thêm một tuổi cùng cháu con, lại đón một năm hạnh phúc bên chúng con. Và con sẽ luôn quý trọng mỗi xuân còn được bên mẹ.

Lúc nhỏ, ai trong chúng ta mà chưa từng ngân nga câu ca “mẹ già như chuối chín cây”. Có thể nói đây là câu ca đi cùng tuổi thơ cũng tất cả chúng ta. Nhưng ngày ấy nhỏ dại,khi ngân nga câu hát chỉ thấy mới mẻ và thú vị vì mẹ giống như chuối chín. Nhưng rồi khi chúng ta lớn hơn, khi chúng ta thật sự có thể tóc mẹ bạc dần, chúng ta mới hối tiếc, sao không sớm nhận ra điều ấy và bên mẹ nhiều hơn. Mẹ, tiếng gọi thiêng liêng nhất cho một người vĩ đại nhất. Nên những ai còn cơ hội được gọi mẹ, còn có thể mừng tuổi mẹ thì hãy trân trọng những mùa xuân có mẹ ấy. “Ai còn mẹ xιɴ đừng làm mẹ khóc. Đừng để buồn lên mắt mẹ nghe không…”

Trích lời bài hát Mừng Tuổi Mẹ:

Mỗi mùa xuân sang
Mẹ tôi già thêm một tuổi.
Mỗi mùa xuân sang ngày tôi xa Mẹ càng gần.
Rồi mùa xuân ấy, tóc trắng Mẹ bay
như gió, như mây bay qua đời con,
như gió, như mây bay qua thời gian.

Ôi Mẹ của tôi!
Mẹ già như chuối chín cây
Gió lay Mẹ rụng, con phải mồ côi.
Gió lay Mẹ rụng, con phải mồ côi.
Mồ côi tội lắm ai ơi!
Đói cơm khát nước biết người nào lo.
Đói cơm khát nước biết người nào lo.

Mỗi mùa xuân sang
Mẹ tôi già thêm một tuổi.
Mỗi mùa xuân sang ngày tôi xa Mẹ càng gần.
Dù biết như thế, tôi vẫn phải tin,
tôi vẫn phải tin Mẹ đang còn trẻ.
Mỗi mùa xuân về Mẹ thêm tuổi mới.
Mỗi mùa xuân mới con mừng tuổi Mẹ

Dù đã qua ngày 8.3, xin gửi bài này để tỏ lòng biết ơn tới những người bà, người mẹ, người chị, người em… mà mỗi chúng ta đều quý trọng và yêu mến

Đã từ lâu, chúng ta vẫn thường nghe (và đọc) hai câu ca dao:

Mẹ già như chuối ba hương
Như xôi nếp mật, như đường mía lau

Nhưng đây chỉ là hai câu trong tổng thể bài ca dao 6 câu được lưu truyền trong dân gian, nhất là ở miền Trung. Bài ca dao đầy đủ đó là:

Tôm rằn bóc vỏ bỏ đuôi 
Gạo de An Cựu mà nuôi mẹ già 
Mẹ già là mẹ già anh 
Em vô bảo dưỡng cá canh cho thường
Mẹ già như chuối ba hương 
Như xôi nếp một, như đường mía lau

Như vậy, câu thứ hai (trong ví dụ 1), phải đọc chính xác là “Như xôi nếp một như đường mía lau”. Cho đến nay, đang tồn tại hai cách hiểu chính về hai câu ca dao trên. Cách hiểu nào cũng có luận cứ riêng. Vậy ta cần phân tích làm cho rõ vấn đề.

Cụm từ gió lay mẹ rụng có ý nghĩa như thế nào

Cách hiểu thứ nhất cho rằng hai câu ca dao trên muốn nói tới tình cảnh nói chung của các mẹ già. Ở vào tuổi đã cao, sức đã yếu, các mẹ chẳng khác nào ngọn đèn rung rinh trước gió, “tắt” lúc nào không hay. Cách giải thích này phần nào bị ảnh hưởng bởi nội dung câu hát trong bài Mừng tuổi mẹ của nhạc sĩ Trần Long Ẩn, có câu: Mẹ già như chuối chín cây/ Gió lay mẹ rụng con phải mồ côi (tình cảnh của mẹ rất giống quả chuối chín cây, dễ rơi rụng, hư nát bất cứ lúc nào. Mẹ già của chúng ta cũng thế. Tuổi cao sức yếu, mẹ có thể đột ngột ra đi mãi mãi là lẽ thường mà chúng ta ai cũng hiểu). Chính từ cách suy luận này mà nhiều người giải nghĩa hai câu ca dao trên là: “Chuối ba hương”, tức chuối tiêu dấm chín qua ba tuần hương, tuy ngon nhưng để nhanh nẫu; xôi nếp mật (chứ không phải xôi nếp một) để nhanh thiu; còn đường mía lau thì dễ vỡ cánh, mau chảy nước, mau hỏng,… Cả ba thứ đó, tuy ngon, tuy giá trị thật, nhưng không để được lâu, khó bảo quản. Mẹ già ta cũng thế, có thể ra đi, xa chúng ta bất cứ lúc nào. Cũng phải nói thêm rằng, nhiều người, trong đó có cả những nhà nghiên cứu văn học dân gian gạo cội (như GS Nguyễn Xuân Kính), cũng tán thành cách cắt nghĩa như thế.

Tuy nhiên, lại tồn tại một cách hiểu khác nữa. Quan điểm này cho rằng, muốn hiểu kỹ, ta phải xem xét toàn bộ ba cấu trúc so sánh trong hai câu ca dao trên: mẹ già như: 1) chuối ba hương, 2) như cơm nếp một, và 3) như đường mía lau. Ta sẽ lần lượt xem xét từng trường hợp. Cả ba cấu trúc đều có chung một vế so sánh, đó là “mẹ già”. Vế sau (cái được đem ra so sánh) là: chuối ba hương, xôi nếp một, đường mía lau. Vậy ta thử tìm hiểu ba vật dụng này xem sao.

– Chuối ba hương (còn gọi chuối bà hương) cùng loại với chuối bà lùn nhưng cây nhỏ và thấp hơn, được -trồng nhiều ở miền Trung, xứ Huế. Chuối ba hương thích hợp với đất phù sa triền bãi. Quả của nó không to, vỏ dày vừa phải, khi chín có lấm tấm như trứng cuốc và là loại chuối ngon nhất trong họ chuối tiêu.

– Lúa nếp một (một loại nếp cái) thuộc dòng lúa nếp truyền thống. Đó là giống lúa nếp ngon nhất trong số hàng chục loại lúa nếp được trồng ở nước ta (nên được xếp vào loại 1 – một). Thân cây lúa nếp này cao, cứng, lá to, hạt trắng tròn, dài, là loại lúa dài ngày (tới 5 – 6 tháng mới thu hoạch). “Xôi nếp một” trắng, dẻo, thơm, ngon nổi tiếng. Cây lúa nếp một được khắc vào đỉnh đồng (Nhân đỉnh) thời vua Minh Mạng (1791-1841, vị vua thứ hai triều Nguyễn).

– Còn đường mía lau là đường sản xuất từ một loại mía (có hình dạng giống cây lau). Dân gian có câu: Mía lau vừa ngọt vừa mềm/ Không dao mà tiện, không tiền mà mua. Đây là một trong bảy loại cây thảo dược (bọ mắm, cỏ tranh, mã đề, mía lau, râu bắp, lá dứa, lẻ bạn) dùng nấu nước uống, giúp lọc gan, thanh mát cơ thể…

Như thế, ta thấy ba cấu trúc vừa xét có cấu trúc ngữ nghĩa đồng hướng, đều khẳng định giá trị tốt đẹp của chuối ba hương, xôi nếp một và đường mía lau. Đó cũng chính là hướng mà thông điệp hướng tới, muốn khẳng định vai trò, giá trị không thể thay thế của Người Mẹ. Người mẹ là người hội đủ những phẩm chất quý giá nhất. Chúng ta, ai cũng có một người mẹ, một quê hương (Quê hương mỗi người chỉ một/ Như là chỉ một mẹ thôi – Đỗ Trung Quân). Vậy với Người Mẹ, chúng ta phải biết yêu thương, trân trọng, nâng niu và phụng dưỡng cho mẹ được vui sống đến trọn đời.

Qua tham khảo (cả sách báo và các diễn đàn trao đổi), chúng tôi thấy nhiều người đồng tình với cách giải thích thứ hai, và thực tế cách giải thích này cũng có nhiều cơ sở hợp lý hơn.

Theo TS Phạm Văn Tình