Xe nhập khẩu giá rẻ có nên mua

Người Việt chúng ta thường có xu hướng thích đồ ngoại bởi cho rằng đồ ngoại sẽ có chất lượng tốt hơn và trong với xe ô tô cũng vậy. Người tiêu dùng Việt thường “ưu ái” các dòng xe nhập khẩu nguyên chiếc hơn xe lắp ráp nội địa. Vì theo quan điểm của nhiều người xe nhập khẩu so với xe lắp ráp trong nước có chất lượng đảm bảo và an toàn hơn do được sản xuất với công nghệ tiên tiến nhất và có quy trình kiểm tra khắt khe ở tất cả các khâu.

Hơn nữa, những dòng xe nhập khẩu luôn được ưa thích bởi các ưu điểm như: khung gầm chắc chắn, thiết kế đẹp, cho cảm giác khi lái tốt và mức độ đảm bảo an toàn cao…

Xe BMW 218i nhập khẩu nguyên chiếc

Sản xuất trên theo kỹ thuật công nghệ tiên tiến nhất, tiêu chuẩn chất lượng quốc tế: Các dòng xe nhập khẩu được sản xuất dựa trên dây chuyển công nghệ hiện đại, tiên tiến nhất tại các cường quốc đứng đầu về ngành công nghiệp ô tô như Mỹ, Đức, Nhật, Anh… Vì vậy, những mẫu xe này phải đạt tiêu chuẩn cao, có khả năng vận hành tốt, cho khách hàng cảm giác an toàn khi sử dụng. Những dòng xe ô tô có giá từ bình dân hay đến sang trọng đều phải tuân theo quy trình lắp ráp và kiểm tra nghiêm ngặt từ giai đoạn thiết kế sản phẩm, chọn nguyên vật liệu, chế tạo, lắp ráp đến khi rời khỏi nhà máy xuất ra thị trường.

Chất lượng tốt, đảm bảo an toàn cao: Đa số người tiêu dùng đều cho rằng xe nhập khẩu so với xe lắp ráp trong nước được kiểm soát tại các khâu nghiêm ngặt hơn. Vì vậy, so với xe lắp ráp trong nước, xe ô tô nhập khẩu nổi bật hơn về chất lượng, mẫu mã và mức độ đảm bảo an toàn.

Thiết kế thường rất bắt mắt và thời thượng: Khi so sánh xe nhập khẩu với xe lắp ráp trong nước, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy các dòng xe nhập khẩu nguyên chiếc được thết kế thanh lịch, sang trọng và hiện đại hơn, có nhiều lựa chọn về màu sắc và kiểu dáng.

Bên cạnh đó, người dùng Việt còn đánh giá cao độ bền của sơn ngoại thất dòng xe nhập khẩu. Sơn ngoại thất của những dòng xe này thường có độ bền rất cao. Dù xe đã qua sử dụng từ nhiều năm nhưng lớp sơn bên ngoài vẫn giữ được màu sắc và độ sáng bóng. Đây là vấn đề mà các dòng xe lắp ráp trong nước vẫn chưa làm được.

Nội thất rất cao cấp và tiện nghi: Dòng xe nhập khẩu nguyên chiếc so với xe lắp ráp trong nước còn có ưu điểm vượt trội là trang thiết bị nội thất hiện đại và tiện nghi hơn. Xe nhập khẩu có thiết kế khoang cabin rất tinh tế, hài hòa với các tiện tích đa dạng, ghế bọc da cao cấp… luôn khiến người sử dụng cảm giác dễ chịu, thoải mái.

Nhược điểm của xe ô tô nhập khẩu

Khi so sánh xe nhập khẩu và xe lắp ráp trong nước, chúng ta có thể thấy được dù là cùng thương hiệu, cùng dòng xe nhưng xe nhập khẩu thường có giá cao hơn xe lắp ráp trong nước. Sở dĩ có sự  chênh lệch về giá này là do hiện nay xe nhập khẩu phải chịu thuế xuất nhập khẩu khá cao.

Xe Honda City nhập khẩu

Bên cạnh đó, người tiêu dùng khi mua xe nhập khẩu cũng sẽ gặp chút khó khăn trong việc bảo dưỡng, bảo hành vì lý do liên quan đến địa điểm và mức độ tin cậy của các trạm bảo hành, bảo dưỡng này.

Mua xe ô tô lắp ráp trong nước có những lợi ích và nhược điểm gì?

Ưu điểm của xe lắp ráp trong nước

Chất lượng ngày càng được nâng cao: Hiện nay, ngành công nghiệp ô tô của nước ta ngày càng được quan tâm và đầu tư. Do vậy, chất lượng của dòng xe lắp ráp trong nước cũng được cải thiện rõ rệt, không hề lép vế nhiều khi đặt cạnh xe nhập khẩu.

Các xe hãng Mazda lắp ráp nội địa

Giá xe rẻ hơn: Khi so sánh nhập khẩu và xe lắp ráp trong nước không thẻ bỏ qua ưu điểm lớn nhất là giá cả. Giá của xe lắp ráp trong nước thấp hơn so với dòng xe nhập khẩu. Tùy từng loại xe mà giá có thể thấp hơn từ vài chục triệu đến vài trăm triệu. Do vậy mà doanh thu hàng năm của dòng xe lắp ráp trong nước thường cao hơn so với xe nhập khẩu. Đối với người tiêu dùng có nguồn tài chính chưa được dư dả nhiều thì việc nên mua một chiếc xe lắp ráp trong nước sẽ giúp giảm bớt gánh nặng về tài chính.

Bảo hành và bảo dưỡng thuận lợi hơn: Nếu lựa chọn dòng xe lắp ráp trong nước sẽ có ưu thế hơn xe nhập khẩu về chế độ bảo hành, bảo dưỡng hậu mãi. Vì khi xe được lắp ráp trong nước thì nhà cung cấp sẽ có chuỗi địa điểm bảo hành bảo dưỡng được phổ biến tại nhiều nơi trên cả nước, rất tiện lợi cho khách hàng.

Nhược điểm của xe ô tô lắp ráp trong nước

Mặc dù cũng có những ưu điểm, nhưng dòng xe ô tô mới lắp ráp trong nước cũng có nhiều điểm yếu về các mặt như ít tính năng hiện đại và không có nhiều tùy chọn như dòng xe nhập khẩu nguyên chiếc.

Xe Hyundai Grand i10 lắp ráp trong nước

Bên cạnh đó, một số hạn chế như trình độ của công nhân, kỹ thuật, tiêu chuẩn lắp ráp còn yếu kém nên công nghệ, chất lượng động cơ xe lắp ráp trong nước còn chưa thể sánh kịp dòng xe nhập khẩu. Nếu đi vào chi tiết thì hệ thống động cơ, khung gầm, nước sơn ngoại thất hay nội thất… của dòng xe lắp ráp trong nước còn chưa bền chắc bằng dòng xe nhập khẩu nguyên chiếc. Hoặc hệ thống điện và hệ thống an toàn hoạt động không ổn định, kém chất lượng cũng là nguyên nhân dẫn đến việc chưa chiếm được “thiện cảm” của người tiêu dùng với dòng xe lắp ráp trong nước.

Nên mua xe nhập khẩu nguyên chiếc (CBU) hay xe lắp ráp trong nước?

Tuy các dòng xe lắp ráp trong nước không có được như độ bền dài lâu, ngoại thất bóng bẩy, nhiều tùy chọn hiện đại như các dòng xe nhập khẩu nguyên chiếc nhưng vẫn đáp ứng được những nhu cầu sử dụng tối thiểu của khách hàng, đồng thời mang đến sự thoải mái trong công việc và cuộc sống với một chi phí bỏ ra hợp lý.

Hiện nay với nhiều chính sách ưu đãi lớn, các nhà sản xuất và lắp ráp xe nội địa cũng chú trọng đầu tư rất nhiều vào công nghệ và quy trình lắp ráp. Nhờ đó, thị trường ô tô trong nước đã có những bước phát triển vượt bậc. Những chiếc ô tô được lắp ráp với chất lượng ngày càng cao, giá cả cạnh tranh, đáp ứng tốt nhu cầu của người tiêu dùng.  Dù là chọn mua một chiếc xe nhập khẩu hay xe lắp ráp nội địa, thì độ bền của chiếc xe phụ thuộc rất nhiều vào bạn. Để chiếc xe được bền bỉ và còn đẹp với thời gian thì chúng ta cần tích cực bảo dưỡng, bảo trì xe tốt trong quá trình sử dụng.

Như vậy, tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng và mức độ tài chính, chúng ta có thể chọn mua xe ô tô nhập khẩu hay lắp ráp trong nước để phù hợp với mình và gia đình.

Thanh Lâm

Mua ô tô cũ nhập khẩu có nhiều ưu điểm nhưng cũng không ít hạn chế. Vậy liệu có nên mua? Nếu mua thì chọn xe nhập khẩu nào?

Ô tô nhập khẩu thường được đánh giá cao hơn xe lắp ráp trong nước. Với nhiều chính sách ưu đãi về thuế như hiện nay, giá xe ô tô nhập khẩu về Việt Nam cũng đã thấp hơn trước khá nhiều. Tuy nhiên bên cạnh nhiều điểm lợi thì mua ô tô nhập khẩu vẫn còn không ít hạn chế.

Xe ô tô nhập khẩu chịu những thuế gì?

Lý do giá xe ô tô nhập khẩu cao hơn xe lắp ráp trong nước chủ yếu vì xe nhập khẩu phải chịu thêm nhiều loại thuế phí. Các loại thuế ô tô nhập khẩu về Việt Nam phải chịu bao gồm:

Thuế nhập khẩu: Giai đoạn trước năm 2018, ô tô du lịch từ 9 chỗ ngồi trở xuống phải chịu thuế nhập khẩu 30% với khu vực ASEAN và 70% – 80% với các khu vực khác. Tuy nhiên hiện nay, thuế nhập khẩu đã giảm còn 0% với khu vực ASEAN và giảm dần về 0% theo lộ trình sau 9 – 10 năm nữa với khu vực châu Âu.

Xe ô tô nhập khẩu khu vực ASEAN được miễn thuế nhập khẩu

Thuế tiêu thụ đặc biệt: Thuế tiêu thụ đặc biệt áp dụng với xe ô tô và linh kiện theo dung tích hiện thấp nhất là 50% và cao nhất là 150%. Các mẫu xe ô tô có dung tích xi lanh thấp hơn 2.5L thường chịu thuế tiêu thụ đặc biệt tầm 35% –  45%.

Thuế giá trị gia tăng: Thuế giá trị gia tăng sẽ bằng (giá nhập tại cửa khẩu + thuế nhập khẩu + thuế tiêu thụ đặc biệt) x thuế suất thuế giá trị gia tăng. Thuế suất giá trị gia tăng hiện là 10%.

Kể cả xe ô tô cũ nhập khẩu về Việt Nam cũng phải chịu 3 loại thuế này. Bên cạnh đó, để lăn bánh ô tô nhập khẩu, chủ xe sẽ phải chi thêm các khoản thuế phí khác tương tự xe lắp ráp trong nước như thuế trước bạ, phí đăng kiểm, phí bảo trì đường bộ, phí cấp biển số xe, phí bảo hiểm TNDS ô tô bắt buộc…

Có nên mua tô cũ nhập khẩu giá rẻ?

Mua xe ô tô cũ nhập khẩu giá rẻ có các ưu nhược điểm riêng.

Ưu điểm ô tô nhập khẩu

  • Chất lượng và độ ổn định cao

Khi mua ô tô cũ, chất lượng và độ ổn định là yếu tố được xem trọng nhất. Đây chính là lý do vì sao mua xe cũ, người ta thường có xu hướng ưu tiên xe nhập khẩu hơn là xe lắp ráp trong nước.

Sở dĩ chất lượng xe lắp ráp trong nước không bằng xe nhập khẩu nguyên chiếc chủ yếu vì ô tô là một loại sản phẩm có tính đặc thù cao, nhưng công nghệ kỹ thuật ở Việt Nam còn lạc hậu. Dây chuyển sản xuất kiểu cũ nên quá trình lắp ráp còn thô sơ, chủ yếu dựa vào sức người, ít được hỗ trợ bởi hệ thống máy móc, robot hiện đại.

Điều này khiến tiêu chuẩn chất lượng nói chung và tiêu chuẩn an toàn nói riêng của xe ô tô lắp ráp trong nước không cao. Đã từng có nhiều trường hợp túi khí lắp sai quy cách dẫn đến lỗi không bung túi khí, mối hàn không chắc, thân vỏ thép mỏng…

Trong khi ở nhiều quốc gia khác, công nghệ kỹ thuật được đầu tư phát triển và ứng dụng mạnh mẽ. Những bộ tiêu chuẩn kiểm định chất lượng xe như: tiêu chuẩn khí thải, tiêu chuẩn an toàn, tiêu chuẩn thiết kế… đều rất khắt khe.

Xem thêm:

  • Có nên mua xe máy dầu cũ
  • Lần đầu mua ô tô nên mua xe gì
Chất lượng xe ô tô nhập khẩu được đánh giá cao hơn xe lắp ráp trong nước

Do đó, chất lượng xe ô tô nhập khẩu được đánh giá cao hơn xe lắp ráp trong nước. Chưa cần kể đến xe nhập khẩu từ châu Âu, Mỹ, Hàn, Nhật… chỉ nói về chất lượng xe nhập khẩu từ “người hàng xóm” Đông Nam Á là Thái Lan cũng đã thấy vượt trội hơn.

Với xe ô tô mới, chất lượng không phải là điều quá quan trọng. Nhưng với ô tô cũ, sử dụng càng lâu thì yếu tố chất lượng, độ ổn định, độ tin cậy… lại càng được đề cao. Bởi nó sẽ quyết định đến giá trị sử dụng của xe, những rủi ro hư hỏng về sau.

Không phải lúc nào xe ô tô nhập khẩu cũng có trang bị đầy đủ hơn xe trong nước. Tuy nhiên rất nhiều trường hợp khi đưa về lắp ráp trong nước, để tối ưu giá thành, xe bị cắt giảm một số trang bị. Do đó, xe ô tô cũ nhập khẩu thường sẽ có trang bị “ngon lành” hơn. Đây cũng là lý do nhiều người “săn tìm” xe Hàn Quốc, xe Nhật, xe Mỹ… nhập khẩu cũ hay xe sang cũ thay vì mua xe chính hãng trong nước.

Xe ô tô cũ nhập khẩu thường có trang bị đầy đủ hơn

Nhược điểm của ô tô nhập khẩu

Dù mang danh là ô tô nhập khẩu giá rẻ nhưng thực tế theo cách tính giá ô tô cũ thì giá xe cũ nhập khẩu luôn cao hơn giá xe lắp ráp trong nước dù là ô tô mới hay ô tô cũ. Nguyên nhân là do xe nhập phải chịu nhiều loại thuế và chi phí vận chuyển. Ngoài ra, bởi hút khách hơn xe lắp ráp trong nước nên nhiều nơi bán cũng nhân cơ hội “đẩy giá” lên cao.

Những năm gần đây ngày càng có nhiều mẫu xe chuyển sang lắp ráp trong nước. Điều này khiến lượng xe nhập khẩu ít hơn so với trước. Do đó nếu đặt ra yêu cầu phải mua ô tô cũ nhập khẩu thì sẽ có khá ít lựa chọn về đời xe, loại xe.

Với xe oto cũ nhập khẩu theo diện doanh nghiệp tư nhân không phải nhập khẩu chính hãng thì người mua sẽ rất khó trong việc kiểm soát nguồn gốc. Vì thế để tránh bị lừa mua ô tô cũ nhập lậu, người mua phải kiểm tra thật kỹ các giấy tờ liên quan đến xe, kiểm tra số khung xe – số máy…

Mua xe ô tô cũ nhập khẩu giá rẻ đôi khi sẽ khó kiểm tra nguồn gốc xuất xứ

Bên cạnh việc kiểm tra nguồn gốc cũng cần kiểm tra kỹ về tình trạng xe hiện tại như kiểm tra máy xe ô tô cũ, kiểm tra xe có bị độ chế – mông má không, kiểm tra xe đã bị sơn lại không, kiểm tra xe có bị tua công tơ mét không, kiểm tra có phải xe cũ từng bị tai nạn, xe bị thuỷ kích không…

  • Sửa chữa, thay thế phụ tùng khó

Không phải xe ô tô nhập khẩu cũ nào cũng gặp vấn đề này. Với những xe cũ nhập khẩu phổ biến như Toyota Camry, Kia Morning… thì việc sửa chữa, tìm kiếm thay thế phụ tùng vẫn khá dễ. Tuy nhiên, nếu chọn các mẫu xe nhập khẩu cũ có mức độ phổ biến thấp, hàng hiếm, hàng độc, xe cũ 10 năm… thì việc sửa chữa, tìm phụ tùng thay thế sẽ khá khó khăn. Chi phí sửa chữa cũng cao hơn, dẫn đến chi phí nuôi xe cao.

Mặt khác, nhiều mẫu xe cũ nhập khẩu có thể được trang bị nội thất, hệ dẫn động, động cơ, hộp số… khác với xe phiên bản lắp ráp trong nước. Bởi tuỳ thị trường, tuỳ khu vực mà nhiều hãng xe sẽ có định hướng khác nhau. Do đó, việc sửa chữa đôi khi cũng phức tạp hơn. Đây là lý do khiến nhiều người phân vân có nên mua ô tô cũ giá rẻ nhập khẩu.

Mua ô tô cũ nhập khẩu có nhiều ưu điểm những cũng có không ít hạn chế. Nếu người mua đề cao chất lượng cũng như thích option của xe nhập khẩu thì có thể chọn mua ô tô nhập khẩu cũ.

Tuy nhiên, để giảm thiểu tối đa các rủi ro, người mua nên ưu tiên địa chỉ bán xe nhập khẩu cũ uy tín. Ưu tiên chọn các dòng ô tô cũ bền bỉ có tiếng, tránh các dòng xe cũ không nên mua như xe nhập lậu, xe không giấy tờ… Trong quá trình xem xe nên kiểm tra kỹ nguồn gốc xuất xứ của xe, kiểm tra kỹ tình trạng xe… Nếu chưa có nhiều kinh nghiệm về mua xe oto cũ có thể tìm đến các dịch vụ kiểm tra xe ô tô cũ chuyên nghiệp.

Các dòng xe ô tô nhập khẩu

Ô tô nhập khẩu Thái Lan

Chỉ trong vài thập kỷ, ngành công nghiệp ô tô Thái Lan đã có bước phát triển mạnh mẽ, được mệnh danh là “Detroit của châu Á”. Chất lượng ô tô nhập khẩu Thái Lan được đánh giá khá tốt. Thái Lan hiện là quốc gia có lượng xe nhập khẩu về Việt Nam nhiều nhất.

Xem thêm:

  • Bí quyết trả giá khi mua ô tô cũ
  • Các chi phí khi mua xe ô tô cũ
Thái Lan hiện là quốc gia có lượng xe nhập khẩu về Việt Nam nhiều nhất

Các mẫu xe ô tô nhập khẩu Thái Lan hiện có:

Ô tô nhập khẩu từ Indonesia

Những năm gần đây lượng xe nhập khẩu từ Indonesia về Việt Nam liên tục tăng cao. Sở dĩ nhiều hãng xe chọn nhập khẩu Indonesia vì giá thành rẻ. So sánh về chất lượng, nhiều ý kiến đánh giá dù mang danh nhập khẩu nhưng chất lượng ô tô nhập khẩu Indonesia không chênh lệch nhiều so với xe lắp ráp ở Việt Nam.

Các loại xe ô tô nhập khẩu từ Indonesia hiện có:

Ô tô nhập khẩu từ Mỹ

Xe ô tô nhập khẩu từ Mỹ có ưu điểm option phong phú, trang bị phiên bản động cơ “khủng” với dung tích lớn… Đây là lý do nhiều người sẵn sàng chi thêm tiền để mua xe nhập khẩu từ Mỹ theo diện tư nhân thay vì xe chính hãng. Bên cạnh đó ô tô nhập khẩu từ Mỹ còn được ưa chuộng bởi có một số dòng xe không được phân phối chính hãng ở Việt Nam.

Xe ô tô nhập khẩu từ Mỹ chủ yếu là các mẫu xe của Toyota, Lexus, Jeep, Cadillac…

Các dòng ô tô nhập khẩu Mỹ được ưa chuộng hiện có:

  • Toyota Corolla Altis
  • Toyota Camry
  • Toyota RAV4
  • Toyota Land Cruiser
  • Toyota Sienna
  • Các mẫu xe Cadillac
  • Các mẫu xe Jeep
  • Các mẫu xe Lexus

Ô tô nhập khẩu châu Âu

Ô tô nhập khẩu châu Âu hầu hết là các dòng xe hạng sang châu Âu. Đa phần các mẫu xe của hãng xe Mercedes, xe Audi, xe BMW, xe Land Rover… phân phối tại Việt Nam đều được nhập khẩu từ châu Âu. Chỉ riêng Mercedes-Benz có một số mẫu xe như Mercedes C-Class, Mercedes E-Class, Mercedes GLC, Mercedes S-Class… được lắp ráp trong nước.

Ô tô nhập khẩu châu Âu hầu hết là các dòng xe hạng sang châu Âu

Ô tô nhập khẩu Nhật Bản

Xe ô tô nhập khẩu từ Nhật Bản về Việt Nam chủ yếu chỉ có xe của hãng Toyota và Lexus. Các mẫu xe nhập khẩu chính hãng Nhật Bản của Toyota có Toyota Alphard và Toyota Land Cruise Prado. Về Lexus thì gần như tất cả xe Lexus phân phối tại Việt Nam đều dưới dạng nhập khẩu nguyên chiếc từ Nhật Bản.

Bên cạnh đó cũng có một số ít xe Mazda nhập khẩu nguyên chiếc từ Nhật về Việt Nam theo dạng đặt hàng riêng tại đại lý.

Ô tô nhập khẩu Hàn Quốc

Xe ô tô nhập khẩu từ Hàn Quốc chỉ phổ biến vào nhiều năm trước. Còn hiện nay hầu hết các mẫu xe Kiaxe Hyundai đều đã chuyển sang lắp ráp trong nước để tối ưu giá bán. Xe Kia được lắp ráp bởi THACO Trường Hải. Xe Hyundai được lắp ráp bởi Hyundai Thành Công.

Trên thị trường ô tô cũ hiện vẫn còn khá nhiều xe nhập khẩu Hàn Quốc rao bán. Trong đó có nhiều mẫu xe được đánh giá cao về chất lượng và option như Kia Morning, Kia Cerato, Kia Sportage, Hyundai Accent, Hyundai Sonata…

Ô tô nhập khẩu Malaysia

Ngành công nghiệp ô tô Malaysia cũng đang trên đà phát triển mạnh mẽ. Một số hãng xe chọn đặt cơ sở lắp ráp tại Malaysia để tối ưu giá thành. Xe nhập khẩu Malaysia về Việt Nam hiện chủ yếu có các mẫu xe của hãng Volvo.

Ô tô nhập khẩu Trung Quốc

Vài năm trở lại đây xe ô tô nhập khẩu từ Trung Quốc về Việt Nam bắt đầu tăng mạnh. Các mẫu xe nhập khẩu Trung Quốc nổi bật hiện có: BAIC Q7, Zotye Z8, Brilliance V7…

Ô tô nhập khẩu các nước khác như Nga, Ấn Độ, Trung Đông… hiện khá ít, không phổ biến như trước.

Tính Nguyễn

Câu hỏi thường gặp về ô tô nhập khẩu

📌 Ô tô nhập khẩu phải chịu những loại thuế nào?

Trả lời: Các loại thuế ô tô nhập khẩu phải chịu là thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế giá trị gia tăng. Tuy nhiên hiện nay với xe nhập khẩu trong khu vực ASEAN đã được miễn thuế nhập khẩu. Ngoài các loại thuế này thì để lăn bánh xe, chủ xe cần nộp thuế trước bạ, phí bảo trì đường bộ, phí đăng kiểm, phí bảo hiểm ô tô…

📌 Xe nào được hưởng thuế nhập khẩu ô tô 0%?

Trả lời: Ở thời điểm hiện tại, xe ô tô nhập khẩu trong khu vực ASEAN được hưởng thuế nhập khẩu 0%.

📌 Xe ô tô nhập khẩu từ ASEAN hiện có những mẫu nào?

Trả lời: Các mẫu xe ô tô nhập khẩu từ ASEAN hiện đa phần là những xe của hãng Toyota (Wigo, Avanza, Rush, Fortuner, Hilux, Camry…), hãng Honda (Brio, Civic, Accord, HR-V, CR-V…), hãng Suzuki (Ciaz, XL7, Ertiga…), hãng Mitsubishi (Attrage, Xpander, Pajero Sport…), hãng Ford (Everest, Ranger…), Volvo…