Cty ko trả sổ bảo hiểm thì làm thế nào

Trên diễn đàn dành cho các giáo viên mầm non, chị Uyên cho hay đã nộp đơn xin nghỉ việc 3 tháng nhưng công ty vẫn không chốt sổ BHXH. Khi chị Uyên hỏi bộ phận nhân sự mới biết công ty quản lý trường còn nợ BHXH hơn 1 năm dù tháng nào cũng trừ tiền BHXH trong bảng lương của chị.

"Mình được biết là chị bạn đồng nghiệp cũ của mình nghỉ việc từ tháng 9/2022 nhưng đến nay công ty vẫn chưa chốt sổ BHXH cho chị ấy. Vậy công ty hứa hẹn lần này lần khác không chốt sổ BHXH cho mình có đúng không?", chị Uyên bức xúc.

Trường hợp chị Hồng Nga (ngụ TPHCM) càng rắc rối hơn khi công ty cũ nợ tiền BHXH nên khi chị nghỉ việc đã không chốt được sổ BHXH. Hiện công ty này không giải thể, không làm thủ tục phá sản nhưng không hoạt động nữa nên Nga không biết làm sao để chốt sổ BHXH để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình.

Cty ko trả sổ bảo hiểm thì làm thế nào

Hưởng chế độ BHXH là quyền lợi chính đáng của người lao động có giao kết hợp đồng (Ảnh minh họa: Khánh Hồng).

Theo BHXH Việt Nam, Điều 21 của Luật BHXH năm 2014 quy định: "Khi chấm dứt hợp đồng lao động, doanh nghiệp có trách nhiệm phối hợp với cơ quan BHXH xác nhận thời gian đóng BHXH và trả sổ BHXH cho người lao động".

Trường hợp chốt sổ BHXH cho người lao động khi công ty nợ BHXH được quy định cụ thể tại Điểm 1.2, Khoản 1, Điều 46 của Văn bản hợp nhất số 2089/VBHN-BHXH do BHXH Việt Nam ban hành ngày 26/6/2020.

Theo đó, đối với đơn vị nợ tiền đóng BHXH, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, nếu người lao động đủ điều kiện hưởng BHXH hoặc chấm dứt hợp đồng thì đơn vị có trách nhiệm đóng đủ (bao gồm cả tiền lãi chậm đóng). Cơ quan BHXH xác nhận sổ BHXH để kịp thời giải quyết chế độ BHXH, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động.

Trong trường hợp đơn vị chưa đóng đủ thì xác nhận sổ BHXH đến thời điểm đã đóng BHXH, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Sau khi thu hồi được số tiền đơn vị còn nợ thì xác nhận bổ sung trên sổ BHXH.

Như vậy, khi doanh nghiệp nợ tiền BHXH và chưa có khả năng đóng đủ thì vẫn có thể làm thủ tục chốt sổ BHXH cho người lao động nghỉ việc theo quy định trên.

Tuy nhiên, thực tế vẫn có trường hợp doanh nghiệp cố tình không đóng đủ tiền BHXH, làm khó người lao động như trường hợp của chị Uyên, chị Nga.

Trong trường hợp này, người lao động có quyền khiếu nại tới Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc làm đơn khởi kiện tới Tòa án nhân dân (nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính) để bảo vệ quyền lợi BHXH của mình.

Khi bị khiếu nại, người sử dụng lao động có hành vi "không hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng BHXH, BHTN và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác đã giữ của người lao động sau khi chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật" có thể bị xử phạt hành chính.

Mức phạt dành cho cá nhân người sử dụng lao động vi phạm hành vi trên là từ 1 đến 20 triệu đồng. Nếu đối tượng vi phạm là tổ chức thì mức phạt là từ 2 đến 40 triệu đồng.

Người lao động sau nghỉ việc muốn rút tiền bảo hiểm xã hội 1 lần, bạn cần có sổ bảo hiểm xã hội và các giấy tờ khác theo quy định. Sau đó bạn nộp hồ sơ tại cơ quan bảo hiểm xã hội quận/huyện nơi bạn đang cư trú.

Sau một thời gian công ty giao cho tự bảo quản sổ BHXH, chị Lan Anh (ngụ TPHCM) tá hỏa khi cuốn sổ đã "không cánh mà bay". "Giờ tôi muốn cấp lại cuốn sổ BHXH thì thủ tục và các chứng từ liên quan như thế nào?", chị lo lắng.

Cũng như chị Lan Anh, anh Hoàng Minh (ngụ TPHCM) sau khi đã nghỉ việc, chốt sổ, hưởng trợ cấp thất nghiệp và đang bảo lưu thời gian đóng BHXH. Gần đây, khi soạn giấy tờ, Minh phát hiện sổ BHXH của mình đã thất lạc. Do đó, anh muốn làm lại sổ mới để khi đi làm sẽ có đủ hồ sơ, giấy tờ nhưng chưa biết phải đi làm lại ở đâu.

Trả lời bạn đọc, BHXH Việt Nam cho biết, hồ sơ cấp lại sổ BHXH do mất, hỏng khá đơn giản. Người lao động chỉ cần điền đầy đủ thông tin trong Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu Tk1-TS).

Đối với người đang làm việc thì nộp cho đơn vị mà mình đang làm việc. Người này cũng có thể nộp trực tiếp cho cơ quan BHXH để làm lại sổ mới.

Đối với người đang bảo lưu thời gian đóng BHXH hoặc đã được giải quyết hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH thì có thể đến các cơ quan BHXH trên toàn quốc để nộp tờ khai trên, đề nghị làm lại sổ BHXH mới.

Ngoài ra, người mất sổ BHXH cũng có thể thực hiện dịch vụ cấp mất sổ BHXH trên VssID (tài khoản BHXH số) của mình.

Cty ko trả sổ bảo hiểm thì làm thế nào

Trường hợp của anh Thanh Tùng (ngụ TPHCM) phức tạp hơn. Anh từng tham gia BHXH tại công ty cũ nhưng khi nghỉ làm không được công ty bàn giao lại sổ.

Sau một thời gian nghỉ việc, anh Tùng xin đi làm ở công ty mới, cần sổ BHXH để đóng tiếp thì không có. Anh liên hệ lại công ty cũ để lấy sổ BHXH nhưng công ty cứ hẹn rồi lại hủy, gọi đến số điện thoại của công ty thì không ai bắt máy.

Anh Tùng lo lắng: "Giờ tôi muốn xin cấp mới sổ BHXH có được hay không? Nếu được thì thủ tục ra sao?".

Theo BHXH Việt Nam, tại khoản 5, Điều 21, Luật BHXH năm 2014 quy định: "Trách nhiệm của người sử dụng lao động là phối hợp với cơ quan BHXH trả sổ BHXH cho người lao động, xác nhận thời gian đóng BHXH khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật".

Do đó, BHXH Việt Nam đề nghị anh Tùng liên hệ với công ty cũ để yêu cầu công ty làm thủ tục chốt sổ BHXH, xác nhận quá trình đóng BHXH và trả sổ BHXH cho anh.

Trong trường hợp công ty cố tình không trả sổ BHXH, anh Tùng có thể làm đơn thông qua tổ chức Công đoàn tại công ty để khiếu nại về việc không trả sổ BHXH.

Nếu vẫn không được, anh Tùng có thể gửi đơn đến Thanh tra Lao động, Phòng Lao động -Thương binh và Xã hội tại địa phương công ty trú đóng để cơ quan này giải quyết, buộc công ty trả lại sổ BHXH cho anh theo quy định.