Coông đoàn sau bao lâu mới phải thành lập

Đối tượng và điều kiện gia nhập Công đoàn Việt Nam

Cập nhật lúc 10:19 ngày 20/07/2020

/Images/Upload/User/linhdt/2020/7/unnamed_(1).jpg

Những đối tượng nào được gia nhập tổ chức Công đoàn Việt Nam? Người nước ngoài lao động tại Việt Nam có được kết nạp vào tổ chức Công đoàn Việt Nam hay không? Những ai được xem xét công nhận là đoàn viên danh dự?... Đó là những câu hỏi nhiều đoàn viên công đoàn và người lao động quan tâm.

Tại Điều 1 Điều lệ Công đoàn Việt Nam (khóa XII) và hướng dẫn 03/HD-TLĐ ngày 20/02/2020 quy định:

1. Đối tượng gia nhập tổ chức Công đoàn Việt Nam

Người Việt Nam làm công hưởng lương trong các đơn vị sử dụng lao động đang hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam, bao gồm:

a. Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đang làm việc trong các đơn vị sự nghiệp; cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội nghề nghiệp. Đối với cơ quan xã, phường, thị trấn bao gồm những người hưởng lương, định suất lương, phụ cấp, đang làm việc trong cơ quan hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội cấp xã.

b. Người lao động làm công hưởng lương đang làm việc trong các đơn vị, doanh nghiệp, hợp tác xã.

c. Người lao động đang làm việc trong các văn phòng đại diện của tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam.

d. Người lao động tự do, hợp pháp thuộc khu vực lao động phi chính thức, nếu có nguyện vọng, được gia nhập Công đoàn Việt Nam và được sinh hoạt theo hình thức nghiệp đoàn cơ sở.

đ. Người lao động được cơ quan có thẩm quyền cử làm đại diện quản lý phần vốn của Nhà nước, đang giữ các chức danh lãnh đạo, quản lý trong các đơn vị sự nghiệp ngoài công lập, các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.

2. Đối tượng không kết nạp vào tổ chức Công đoàn Việt Nam

a. Người nước ngoài lao động tại Việt Nam;

b. Người lao động làm công tác quản lý trong các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước, bao gồm: Chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh, chủ tịch hội đồng thành viên, thành viên hội đồng thành viên, chủ tịch công ty, chủ tịch hội đồng quản trị, thành viên hội đồng quản trị, giám đốc hoặc tổng giám đốc và cá nhân giữ chức danh quản lý khác có thẩm quyền nhân danh công ty ký kết giao dịch của công ty theo quy định tại điều lệ công ty;

c. Hiệu trưởng, viện trưởng; phó hiệu trưởng, phó viện trưởng được ủy quyền quản lý đơn vị hoặc ký hợp đồng lao động trong đơn vị sự nghiệp ngoài khu vực nhà nước.

d. Xã viên trong các hợp tác xã nông nghiệp;

đ. Người đang trong thời gian chấp hành các hình phạt tù theo quyết định của tòa án;

3. Đoàn viên danh dự:

Người đang là đoàn viên hoặc cán bộ công đoàn, khi chuyển sang đảm nhiệm vị trí thuộc đối tượng không kết nạp vào tổ chức Công đoàn Việt Nam tại điểm b, điểm c mục 2 Hướng dẫn này, thì đương nhiên thôi là đoàn viên, thôi là cán bộ công đoàn. Trường hợp có nguyện vọng tiếp tục được tham gia sinh hoạt công đoàn, do ban chấp hành công đoàn cơ sở xem xét công nhận là đoàn viên danh dự. Người là đoàn viên danh dự có quyền và nhiệm vụ như đoàn viên công đoàn trừ quyền biểu quyết các công việc của tổ chức công đoàn, quyền ứng cử, đề cử, bầu cử đại biểu chính thức dự đại hội công đoàn cấp trên và các cơ quan lãnh đạo của tổ chức công đoàn.

4. Đối với Người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, người nước ngoài lao động hợp pháp tại Việt Nam:

Khuyến khích tham gia các hình thức tập hợp của tổ chức Công đoàn Việt Nam như sau:

a. Người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, trên cơ sở quy định của luật pháp quốc gia sở tại cho phép thì liên kết để hình thành hội hoặc câu lạc bộ của người lao động Việt Nam, được Công đoàn Việt Nam hỗ trợ cung cấp thông tin về các vấn đề liên quan đến quyền của người lao động, các hình thức bảo vệ, tự bảo vệ quyền lợi của người lao động Việt Nam ở nước ngoài; Thông tin về Công đoàn Việt Nam và chương trình hợp tác của Công đoàn Việt Nam với tổ chức công đoàn nước sở tại (nếu có) trong việc hỗ trợ, bảo vệ quyền lợi người lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng...

b. Người nước ngoài lao động hợp pháp tại Việt Nam hình thành các câu lạc bộ để tổ chức các hoạt động xã hội, từ thiện, hoạt động quần chúng, được Công đoàn Việt Nam hỗ trợ tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, các chương trình từ thiện, các phong trào thi đua do công đoàn phát động; được động viên, thăm hỏi, hỗ trợ khi có khó khăn vướng mắc hoặc khi có đề nghị của công đoàn quốc tế có quan hệ hợp tác với Công đoàn Việt Nam.

Thanh Huyền tổng hợp

(Nhấn tải về)

HƯỚNG DẪN

CÁC BƯỚC THÀNH LẬP CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ LÂM THỜI

Căn cứ Điều 189 Chương XIII Bộ luật Lao động; Điều 5 Luật Công đoàn và Điều lệ Công đoàn Việt Nam khóa XI;

Nhằm giúp cho các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp nắm rõ các bước tiến hành thành lập CĐCS tại các đơn vị (Theo Điều 17 chương III Điều lệ Công đoàn Việt Nam khóa XI về trình tự thành lập CĐCS).Liên đoàn Lao động quận 11 hướng dẫn các bước tiến hành thực hiện các thủ tục thành lập CĐCS hoặc nghiệp đoàn như sau:

Bước 1: Tổ chức Ban vận động thành lập CĐCS:

1. Người lao động có quyền yêu cầu công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở nơi gần nhất hướng dẫn, giúp đỡ, hỗ trợ việc thành lập công đoàn cơ sở tại cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.

Khi có từ ba người lao động trở lên đang làm việc tại cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có đơn tự nguyện gia nhập Công đoàn Việt Nam thì người lao động tự tập hợp, bầu trưởng ban vận động để tổ chức vận động thành lập công đoàn cơ sở. Trường hợp có một người lao động là đoàn viên công đoàn thì đoàn viên công đoàn có quyền tập hợp người lao động và làm trưởng ban vận động, nếu số đoàn viên công đoàn nhiều hơn (dưới 5 đoàn viên) thì bầu trưởng ban vận động trong số đoàn viên công đoàn.

Ban vận động thành lập công đoàn cơ sở chấm dứt nhiệm vụ sau khi bầu được ban chấp hành công đoàn cơ sở.

Trường hợp thành lập công đoàn cơ sở ghép nhiều cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp thì mỗi đơn vị phải có ít nhất ba người lao động có đơn tự nguyện gia nhập Công đoàn Việt Nam và có ít nhất một đại diện trong ban vận động thành lập công đoàn cơ sở.

Theo quy định tại điểm a khoản 1, Điều 16 Chương III Điều lệ Công đoàn Việt Nam khóa XI “CĐCS là tổ chức cơ sở của Công đoàn, được thành lập ở các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp khí có ít nhất năm đoàn viên công đoàn hoặc năm người lao động có đơn tự nguyện gia nhập Công đoàn Việt Nam”.

Các đơn vị có số CNLĐ đã là đoàn viên công đoàn từ các nơi khác chuyển đến, có đủ năm đoàn viên thì tiến hành thành lập ngay CĐCS và chọn nhân sự tham gia Ban Chấp hành lâm thời CĐCS.

Lưu ý: Ban Chấp hành lâm thời CĐCS ít nhất phải có từ 03 đến 05 người, đang làm việc tại đơn vị, phải là những đoàn viên nhiệt tình, hiểu biết về công đoàn, có khả năng vận động CNLĐ gia nhập vào Công đoàn (có thể đề cử các anh, chị phụ trách hành chính tổ chức, kế toán tham gia vào Ban chấp hành lâm thời để phối hợp với lãnh đạo đơn vị giải quyết các quyền lợi hợp pháp, chính đáng của người lao động).

* Đối với BCH lâm thời có 03 người (đơn vị có dưới 30 CNLĐ) gồm:

- 01 Chủ tịch.

- 02 ủy viên.

- Phân công 01 đ/c trong BCH phụ trách công tác kiểm tra (không đồng thời làm chủ tịch).

* Đối với BCH lâm thời có 05 người (đơn vị có từ 30 CNLĐ trở lên) gồm:

- 01 Chủ tịch.

- 01 Phó Chủ tịch.

- 03 Ủy viên.

Đồng thời thành lập ủy ban kiểm tra công đoàn (từ 03 đến 05 người) gồm:

- 01 chủ nhiệm (là 01 trong 04 UV.BCH, không phải là chủ tịch).

- 02 ủy viên (là ĐVCĐ, không phải là thành viên BCH).

Bước 2: Hội nghị thành lập công đoàn cơ sở:

1. Ban vận động thành lập công đoàn cơ sở đề nghị công đoàn cấp trên hướng dẫn việc tổ chức hội nghị thành lập công đoàn cơ sở.

2. Nội dung hội nghị thành lập công đoàn cơ sở gồm:

- Báo cáo quá trình vận động người lao động gia nhập công đoàn và tổ chức thành lập công đoàn cơ sở.

- Báo cáo danh sách người lao động có đơn tự nguyện gia nhập công đoàn.

- Tuyên bố thành lập công đoàn cơ sở.

- Bầu ban chấp hành công đoàn cơ sở.

- Thông qua chương trình hoạt động của công đoàn cơ sở.

3. Việc bầu cử ban chấp hành công đoàn tại hội nghị thành lập công đoàn cơ sở thực hiện theo nguyên tắc bỏ phiếu kín, người trúng cử phải có số phiếu tán thành quá một phần hai (1/2) so với số phiếu thu về. Phiếu bầu cử tại hội nghị thành lập công đoàn cơ sở phải có chữ ký của trưởng ban vận động thành lập công đoàn cơ sở ở góc trái, phía trên phiếu bầu.

Bước 3: Đơn vị thực hiện các thủ tục thành lập CĐCS bao gồm: 02 bộ.

Hồ sơ đề nghị công nhận đoàn viên, công đoàn cơ sở và ban chấp hành công đoàn cơ sở (theo mẫu) gồm có:

1. Tờ trình về việc đề nghị công nhận đoàn viên, công đoàn cơ sở và ban chấp hành công đoàn cơ sở.

2. Danh sách đoàn viên, kèm theo đơn gia nhập Công đoàn Việt Nam của người lao động.

Lưu ý: Người lao động có quốc tịch nước ngoài đang làm việc tại Việt Nam. Chủ doanh nghiệp, chủ tịch hội đồng quản trị, chủ tịch hội đồng thành viên, tổng giám đốc, giám đốc; người được ủy quyền quản lý doanh nghiệp hoặc ký hợp đồng lao động với người lao động trong doanh nghiệp thuộc khu vực ngoài nhà nước, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, bao gồm: phó chủ tịch hội đồng quản trị, phó tổng giám đốc, phó giám đốc, giám đốc nhân sự. Hiệu trưởng, viện trưởng; phó hiệu trưởng, phó viện trưởng được ủy quyền quản lý đơn vị hoặc ký hợp đồng lao động với người lao động trong đơn vị sự nghiệp ngoài công lập không kết nạp vào tổ chức Công đoàn.

3. Biên bản hội nghị thành lập công đoàn cơ sở.

4. Biên bản kiểm phiếu bầu cử ban chấp hành công đoàn cơ sở.

5. Danh sách trích ngang đề cử BCH lâm thời CĐCS của từng thành viên.

6. Danh sách trích ngang đề cử Ủy ban Kiểm tra CĐCS lâm thời (nếu đơn vị có trên 30 đoàn viên).

7. Một bản sao y bản chính giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp hoặc giấy phép đầu tư  đối với những đơn vị có vốn nước ngoài hoặc quyết định thành lập cơ quan, đơn vị do cơ quan có thẩm quyền cấp.

8. Bảng khai trình lao động hoặc báo cáo tình hình sử dụng lao động của đơn vị thời gian gần nhất (có thông qua Phòng LĐ & TBXH quận 11).

Tất cả văn bản trên điền đầy đủ các thông tin (theo mẫu): Gởi trực tiếp về cho Liên đoàn Lao động quận 11, số 622 Lạc Long Quân, phường 5, quận 11 và gởi qua email: Địa chỉ email này đã được bảo vệ từ spam bots, bạn cần kích hoạt Javascript để xem nó. .

Bước 4: Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động quận 11 ra quyết định công nhận đoàn viên, CĐCS và BCH lâm thời CĐCS (căn cứ vào hồ sơ hội nghị thành lập CĐCS).

Bước 5: Tổ chức lể ra mắt công bố quyết định công nhận đoàn viên, công đoàn cơ sở và BCH lâm thời CĐCS:

Sau khi LĐLĐ quận 11 đã ra quyết định công nhận đoàn viên, công đoàn cơ sở và BCH lâm thời CĐCS, LĐLĐ quận sẽ hướng dẫn tổ chức hội nghị thành lập CĐCS và công bố các quyết định công nhận.

* Nội dung buổi lễ, thời gian dự kiến khoảng 30 phút bao gồm một số nội dung:

1. Chào cờ - tuyên bố lý do và giới thiệu đại biểu.

2. Công bố quyết định công nhận đoàn viên công đoàn, trao thẻ đoàn viên.

3. Công bố quyết định công nhận CĐCS.

4. Công bố quyến định công nhận BCH lâm thời công đoàn.

5. BCH lâm thời ra mắt và trình bày chương trình hoạt động trong thời gian sắp tới, động viên CNLĐ và đoàn viên góp ý xây dựng chương trình để CĐCS chính thức đi vào hoạt động.

6. Phát biểu của người đứng đầu cơ quan, đơn vị hoặc Chủ DN.

7. Phát biểu của Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động quận.

8. BCH lâm thời tiếp thu - Bế mạc.

Bước 6:

* Đối với Ban chấp hành Công đoàn cơ sở:

- Tiếp tục tổ chức tuyên truyền về Luật Công đoàn, Điều lệ Công đoàn Việt Nam cho toàn thể CNLĐ tại đơn vị, nói rõ mục đích ý nghĩa của việc thành lập Công đoàn qua đó vận động CNLĐ đơn vị gia nhập tổ chức Công đoàn.

-  Ban Chấp hành lâm thời CĐCS sẽ xem xét, tiếp tục ra quyết định kết nạp đoàn viên, cấp thẻ và báo cáo kết quả về Liên đoàn Lao động quận 11.

- Vận động đoàn viên công đoàn và tiến hành thu 1% đoàn phí công đoàn theo hướng dẫn 258/HD-TLĐ ngày 07/03/2014 của Tổng LĐLĐ Việt Nam, đồng thời trích nộp 40% đoàn phí về LĐLĐ quận 11.

- Sau 12 tháng hoạt động BCH lâm thời CĐCS phải tiến hành tổ chức Đại hội công đoàn nhiệm kỳ thứ I theo điểm b khoản 1 điều 13 của Điều lệ Công đoàn Việt Nam.

* Đối với người đứng đầu cơ quan, đơn vị, Chủ doanh nghiệp:

- Tạo điều kiện thuận lợi để CĐCS hoạt động có hiệu quả.

- Có trách nhiệm thực hiện trích nộp 2% kinh phí công đoàn theo nghị định 191/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013 của Chính Phủ qui định chi tiết về tài chính Công đoàn. Tất cả đều trích nộp về Ban Tài chính Liên đoàn Lao động quận 11.

Trên đây là một số hướng dẫn cụ thể, trong quá trình thực hiện nếu có vấn đề gì chưa rõ, xin liên hệ với Liên đoàn Lao động quận 11, điện thoại: (08) 39.748.608 hoặc 0938.011.769 (Gặp Duyên) để được giải đáp và hướng dẫn.

BAN THƯỜNG VỤ LĐLĐ QUẬN 11