Công việc của bác sĩ Y học cổ truyền

Y học cổ truyền là nền y học dựa trên nền tảng Âm dương – Ngũ hành. Việc điều trị bằng phương pháp Y học cổ truyền được hiểu là việc điều chỉnh để đem đến sự cân bằng về Âm dương – Ngũ hành, từ đó giúp khôi phục các chức năng của cơ thể, khiến cơ thể trở lên khỏe mạnh.

Ngành Y học cổ truyền là chuyên ngành đào tạo Bác sĩ Y học cổ truyền có y đức, có kiến thức cơ bản cũng như kỹ năng nghề nghiệp về Y học cổ truyền và Y học hiện đại, có khả năng thừa kế và phát triển vốn kiến thức Y học cổ truyền, kết hợp hài hòa Y học cổ truyền với Y học hiện đại trong phòng và chữa bệnh, có khả năng nghiên cứu khoa học và tư nâng cao trình độ, đáp ứng nhu cầu chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.

2. Học Y sĩ Y học cổ truyền ra làm gì?

Trong quá trình đào tạo ngành Y sĩ Y học cổ truyền, người học sẽ được cung cấp kiến thức khoa học cơ bản, y học cơ sở về Y học cổ truyền và Y học hiện đại, làm nền tảng cho y học lâm sàng. Bên cạnh đó, người học cũng có kiến thức cơ bản về chẩn đoán, điều trị, phòng bệnh Y học cổ truyền và Y học hiện đại để có thể tham gia công tác phòng, chữa bệnh và nghiên cứu khoa học.

Thêm vào đó, người học còn được cung cấp đầy đủ kỹ năng để có thể đáp ứng tốt công việc như kỹ năng chẩn đoán một số bệnh chuyên khoa, kỹ năng thực hiện một số thủ thuật điều trị của Y học cổ truyền và Y học hiện đại hay phát hiện sớm các dịch bệnh và tham gia phòng chống dịch…

Công việc của bác sĩ Y học cổ truyền

Sau khi hoàn thành chương trình hoc, sinh viên Y học cổ truyền có thể đảm nhận nhiều vị trí công việc khác nhau

Với đặc trưng riêng là nền nghiên cứu y học truyền thống kết hợp với phương pháp hiện đại, sinh viên tốt nghiệp ngành Y học cổ truyền có khả năng đảm nhận nhiều vị trí công việc khác nhau như:

  • Làm việc tại Bộ Y tế, trường ĐH Y, các viện nghiên cứu chuyên ngành y học cổ truyền, trung tâm y tế cổ truyền, các trung tâm y tế, các dự án và các cơ sở y tế khác liên quan đến y tế cổ truyền.
  • Các cơ sở điều trị: bác sĩ trực tiếp tham gia điều trị và quản lý tại các bệnh viện công lập và tư nhân.
  • Các cơ sở đào tạo: giảng viên các trường đại học, cao đẳng và trung học y tế, cán bộ quản lý đào tạo.
  • Các viện nghiên cứu: chuyên viên trong các viện nghiên cứu thuộc lĩnh vực khoa học sức khỏe, y dược, y sinh, công nghệ y dược…
  • Các cơ quan quản lý: chuyên viên các cơ quan quản lý y tế. Chuyên viên trong các tổ chức nhà nước và tổ chức phi chính phủ.
  • Y sĩ cũng có thể hành nghề tự do tại địa phương, thực hiện khám bệnh,chữa bệnh, như kê đơn, bốc thuốc, châm cứu, điện châm, dùng kỹ thuật vật lý trị liệu, xoa bóp , bấm huyệt để khám phục hồi sức khỏe.

Ngoài ra, người học có thể nâng cao trình độ chuyên môn bằng việc học tiếp bác sĩ nội trú, bác sĩ chuyên khoa I, bác sĩ chuyên khoa II, thạc sĩ, tiến sĩ.

3. Công việc cụ thể của những Y sĩ Y học cổ truyền

Với những kỹ năng và kiến thức được trang bị trong quá trình học, Y sĩ Y học cổ truyền sau khi tốt nghiệp có thể đảm nhận công việc tại nhiều vị trí khác nhau. Công việc của những Y sĩ là:

Khám và chữa bệnh thông thường bằng Y học cổ truyền kết hợp với Y học hiện đại. Vận dụng lý thuyết về Học thuyết Âm dương, Ngũ hành để chẩn đoán và điều trị những bệnh thường gặp về Y học cổ truyền.

Công việc của bác sĩ Y học cổ truyền

Tham khảo công việc cụ thể của những Y sĩ Y học cổ truyền

Áp dụng phương pháp chữa bệnh không sử dụng thuốc trong Y học cổ truyền để phục vụ công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân. Đồng thời, hướng dẫn người dân nuôi trồng, khai thác, chế biến, bào chế và sử dụng cây, con làm thuốc Y học cổ truyền thông thường.

Hướng dẫn người bệnh thực hiện những kỹ năng phục hồi chức năng bằng Y học cổ truyền. Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác Y học cổ truyền tại địa phương. Tham gia công tác quản lý và bảo quản thuốc, dụng cụ, trang thiết bị Y tế của Trạm Y tế, trong khoa/phòng bệnh viện.

Thừa kế những kinh nghiệm, bài thuốc Y học cổ truyền dân gian và vận dụng hiệu quả vào quá trình khám chữa bệnh. Đồng thời, trau dồi kiến thức và kỹ năn nghề nghiệp để thích ứng với nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu.

Trên đây là một số thông tin về ngành Y học cổ truyền do Ban tư vấn tuyển sinh Trường Cao đẳng Bách khoa Tây Nguyên tổng hợp, giúp bạn giải đáp thắc mắc Y học cổ truyền ra làm gì và công việc cụ thể của Y sĩ y học cổ truyền. Hi vọng bài viết đã đem đến chia sẻ hữu ích cho bạn đọc.

https://credit-n.ru/order/zaim-konga.html

Trước khi tìm hiểu về chức năng nhiệm vụ của Y sĩ Y học cổ truyền, hãy cùng tìm hiểu về nền y học có lịch sử lâu đời này.

Tại Việt Nam, y học cổ truyền được xem là nghề cao quý, có lịch sử hình thành lâu đời, trước khi nền y học phương Tây xuất hiện. Y học cổ  truyền được hình thành dựa trên nền tảng của Âm dương – Ngũ hành. Chính vì thế, việc chữa bệnh bằng phương pháp này là điều chỉnh để cân bằng Âm dương, từ đó giúp cải thiện sức khỏe và sự phục hồi của cơ thể.

Bên cạnh Âm dương – Ngũ hành, cơ sở lý luận của Y học cổ truyền còn bao gồm: Học thuyết Thiên Nhân hợp nhất, học thuyết kinh lạc, bát cương, học thuyết tạng tượng.

Công việc của bác sĩ Y học cổ truyền

Y học cổ truyền được xây dựng trên thuyết âm dương – ngũ hành

Y học cổ truyền chẩn đoán bệnh bằng nhiều phương pháp khác nhau như vọng chẩn (quan sát bệnh nhân và hoàn cảnh), văn chẩn (lắng nghe âm thanh từ thể trạng và tâm sự của bệnh nhân), vấn chẩn (hỏi bệnh nhân và người nhà những điều liên quan), thiết chẩn (khám bằng tay và dụng cụ) để xác định bệnh trạng. Về điều trị, Y học cổ truyền sử dụng các phương thức: châm cứu; thuốc uống hoặc dùng ngoài da, và cả xoa bóp; vật lý trị liệu.

Có thể khẳng định rằng, Y học cổ truyền là tinh hoa của văn hóa dân tộc. Những bài thuốc Y học cổ truyền góp phần tích cực trong việc nâng cao sức khỏe nhân dân. Đây cũng được xem là nhân tố phát triển của Y học Việt Nam, là phương pháp chữa bệnh được đánh giá cao bên cạnh Y học hiện đại.

2. Chức năng nhiệm vụ của Y sĩ Y học cổ truyền như thế nào?

Y học cổ truyền là lĩnh vực chăm sóc sức khỏe con người dựa vào các vị thuốc Đông y hay những phương pháp khám, chữa bệnh cổ truyền. Những người khám chữa bệnh bằng phương pháp Y học cổ truyền được gọi là Y sĩ Y học cổ truyền.

Dù xã hội phát triển với nhiều phương pháp Y học hiện đại xong vẫn không thể phủ nhận vai trò của Y học cổ truyền nói chung và của những Y sĩ Y học cổ truyền nói riêng. Y học cổ truyền có nhiều đóng góp to lớn trong sự phát triển chung của xã hội cũng như công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Y học cổ truyền được xem là tinh hoa dân tộc Việt Nam. Vậy chức năng nhiệm vụ của Y sĩ Y học cổ truyền là gì?

Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo ngành Y học cổ truyền, Y sĩ sẽ được trang bị đầy đủ kiến thức cũng như kỹ năng chuyên môn cần thiết để đáp ứng tốt yêu cầu công việc tại các Viện Y học cổ truyền, Khoa khám chữa bệnh Y học cổ truyền tại bệnh viện, phòng khám đông Y. Y sĩ Y học cổ truyền có nhiệm vụ sau:

Thực hiện khám chữa một số bệnh thông thường bằng Y học cổ truyền, kết hợp Y học cổ truyền với Y học hiện đại. Đồng thời, áp dụng Y học cổ truyền và phương pháp chữa bệnh không sử dụng thuốc trong công tác chăm sóc sức khỏe người dân.

Thừa kế những phương pháp, kinh nghiệm và các bài thuốc chữa bệnh bằng Y học cổ truyền dân gian và hướng dẫn người bệnh thực hiện kỹ thuật phục hồi chức năng bằng Y học cổ truyền.

Công việc của bác sĩ Y học cổ truyền

Y sĩ Y học cổ truyền ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong công tác chăm sóc sức khỏe

Vận dụng lý luận của học thuyết Âm dương- Ngũ hành để chấn đoán và điều trị những bệnh thông thường bằng y học cổ truyền.

Lên kế hoạch và tổ chức thực hiện cũng như đánh giá công tác Y học cổ truyền tại địa phương. Thêm vào đó, thực hiệm nhiệm vụ hướng dẫn mọi người trồng, khai thác và chế biến, bào chế sử dụng những cây làm thuốc Y học cổ truyền thông thường an toàn và hợp lý.

Bên cạnh đó, Y sĩ cũng cần tự trau dồi kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp để thích ứng với nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu, hợp tác và hỗ trợ về chuyên môn với đồng nghiệp và nhân viên y tế ở cộng đồng.

3. Y sĩ Y học cổ truyền học những gì?

Để có thể đáp ứng những chức năng và nhiệm vụ nêu trên, trong quá trình đào tọa, Y sĩ Y học cổ truyền sẽ được đào tạo chuyên sâu về sử dụng các phương pháp chữa bệnh cổ truyền như sử dụng thuốc bắc, thuốc nam, phương pháp châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt.. để chữa bệnh cũng như nghiên cứu các phương pháp chữa bệnh, phục hồi chức năng cho người bệnh.

Cụ thể, sinh viên của ngành sẽ được cung cấp kiến thức đại cương và kiến thức cơ sở của ngành Y. Đặc biệt là khối kiến thức chuyên sâu về Y học cổ truyền như : Dược học cổ truyền (Thực vật dược, Dược lâm sàng, Dược học cổ truyền, Chế biến dược liệu, Các phương pháp bào chế các dạng thuốc y học cổ truyền); Dưỡng sinh (Phương pháp xoa bóp, Phương pháp thực dưỡng); Châm cứu (Điện châm, Đầu châm, Châm tê, Thủy châm); Bệnh học (Bệnh học kết hợp nội khoa, Bệnh học kết hợp Ngoại, Nhi, Nhiễm, Phụ sản và Điều trị học dùng thuốc y học cổ truyền…)

Bài viết do khoa Trung cấp Y sỹ Y học cổ truyền Đắk Lắk – Trường Cao đẳng Bách khoa Tây Nguyên tổng hợp hy vọng giúp bạn hiểu rõ về chức năng và nhiệm vụ của Y sỹ Y học cổ truyền.

https://credit-n.ru/order/zaymyi-platiza-leads.html