Công thức tính sai số khối Hóa 10

Kiến Guru chia sẻ đến các bạn học sinh các công thức hóa học lớp 10 đầy đủ và chi tiết nhất. Bao gồm các công thức cơ bản và quan trọng nhất ở từng chương. Bên cạnh đó kèm theo một số bài tập vận dụng. Hi vọng bài viết sẽ giúp các bạn nắm kĩ tổng quan các công thức hóa học lớp 10.

I. Chương trình hóa học lớp 10

- Chương 1: Nguyên Tử

- Chương 2: Bảng Tuần Hoàn Các Nguyên Tố Hóa Học. Định Luật Tuần Hoàn

- Chương 3: Liên Kết Hóa Học

- Chương 4: Phản Ứng Oxi Hóa - Khử

- Chương 5: Nhóm Halogen

- Chương 6: Oxi - Lưu Huỳnh

- Chương 7: Tốc Độ Phản Ứng. Cân Bằng Hóa Học

II. Các công thức hóa học lớp 10 theo từng chương

Chương 1: Nguyên tử


- Số đơn vị điện tích hạt nhân (Z) = số proton (P) = số electron (E). 

     Z = P = E

- Số khối của hạt nhân (A) = tổng số proton (Z) + số nơtron (N). 

     A = Z + N

Chương 2: Bảng tuần hoàn, định luật tuần hoàn các nguyên tố hóa học


Các bạn tính toán số proton, notron, electron của nguyên tử và tính phần trăm đồng vị.

Chương 3: Liên kết hóa học

Ta có:

Thể tích của nguyên tử là Vmol

Tính thể tích của 1 nguyên tử:

Thể tích thực là: Vt=V.74

Từ công thức trên, ta tìm được bán kính nguyên tử R.

Chương 4: Phản ứng oxi hóa - khử

Cân bằng phương trình phản ứng oxi hóa-khử bằng phương pháp thăng bằng electron. Chương này gồm 2 dạng bài chính:

- Dạng 1: Phản ứng oxi hóa - khử trường hợp không có môi trường.
- Dạng 2: Phản ứng oxi hóa - khử trường hợp có môi trường.

Chương 5: Nhóm Halogen


- Phương pháp trung bình: Với hợp chất muối MX ta có công thức: 

       mMX = mM + mX

- Phương pháp bảo toàn nguyên tố: Ví dụ 

       nCl = nHCl = 2nH2

- Phương pháp tăng giảm khối lượng: Dựa vào khối lượng kim loại phản ứng.

Chương 6: Nhóm Oxi


Bài tập xác định thành phần hỗn hợp

Trường hợp xác định % khối lượng các chất A, B, C trong hỗn hợp.

Cách giải:

Gọi x, y, z lần lượt là số mol của các chất A, B, C trong hỗn hợp

→  mhh = xA + yB +zC                                        (1)

Tuỳ theo dữ kiện đề bài ta tìm được ax + by + cz      (2)

Từ (1) và (2) lập phương trình toán học, ta tính được đại lượng cần tìm.

Trường hợp xác định % theo thể tích

Cách giải:

Giả sử hỗn hợp gồm 2 khí A, B

X là số mol khí A 

số mol khí B là (1-x) với một hỗn hợp khí.

Chương 7: Tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học


Biểu thức vận tốc phản ứng:

Xét phản ứng: mA + nB → pC + qD

Biểu thức vận tốc: v= k.(A)m.(B)n

Với k là hằng số tỉ lệ (hằng số vận tốc)

(A), (B) là nồng độ mol chất A, B.

III. Bài tập vận dụng các công thức hóa học lớp 10

Câu 1: Trong hạt nhân nguyên tử X có 26 proton. Chọn số phát biểu đúng trong các phát biểu sau về X:

   A.  X có 26 electron trong hạt nhân.
   B. X có 26 notron ở vỏ nguyên tử.
   C. X có điện tích hạt nhân là 26+.
   D.  Khối lượng nguyên tử X là 26u.

Câu 2: Biết rằng nguyên tử crom có khối lượng 52u, bán kính nguyên tử bằng 1,28 Å. Khối lượng riêng của nguyên tử crom là bao nhiêu?

   A.  2,47 g/cm3.
   B.  9,89 g/cm3.
   C.  5,92 g/cm3.
   D.  5,20 g/cm3.

Câu 3: Cho biết Oxit ứng với hóa trị cao nhất của nguyên tố R có công thức R2O5. Trong hợp chất của nó với hiđro, R chiếm 82,35% về khối lượng. R là nguyên tố

   A.  N
   B.  P
   C.  Na
   D.  Fe

Câu 4: Hợp chất công thức hóa học là M2X tạo bởi hai nguyên tố M và X. Biết rằng: Tổng số proton trong hợp chất M2X bằng 46. Trong hạt nhân M có n – p = 1, hạt nhân của X có n’ = p’. Trong hợp chất M2X, nguyên tố X chiếm 8/47 khối lượng phân tử. Số hạt proton trong hạt nhân nguyên tử M, X và liên kết trong hợp chất M2X lần lượt là bao nhiêu? 

   A. 19, 8 và liên kết cộng hóa trị
   B. 19, 8 và liên kết ion
   C. 15, 16 và liên kết ion
   D. 15, 16 và liên kết cộng hóa trị

Câu 5: Cho 1 mol mỗi chất: CaOCl2, KMnO4, K2Cr2O7, MnO2 lần lượt phản ứng lượng dư dung dịch HCl đặc, chất nào sẽ tạo ra khí Cl2 nhiều nhất trong các chất dưới đây.

  A.  CaOCl2      
  B. KMnO4
  C. K2Cr2O7
  D.  MnO2

Câu 6: Cho 3,16 gam chất KMnO4 tác dụng cùng với dung dịch HCl đặc (dư), số mol HCl sau phản ứng bị oxi hóa bao nhiêu? Chọn đáp án chính xác bên dưới:

   A.  0,05
   B.  0,11
   C.  0,02
   D.  0,10

Câu 7: Khi đốt cháy hoàn toàn 7,2 gam kim loại tên gọi M (có hóa trị II không đổi trong hợp chất) trong khí Cl2 dư, người ta thu 28,5 gam muối. Kim loại M là kim loại nào trong các chất bên dưới:

   A.  Be
   B.  Na
   C.  Ca
   D.  Mg

Câu 8: Cho 69,6 gam mangan đioxit tác dụng cùng với dung dịch axit clohidric đặc. Toàn bộ lượng khí clo sinh ra được hấp thu hết vào 500 ml dung dịch NaOH 4M, thu 500 ml dung dịch X. Nồng độ mol NaCl và NaOH dung dịch X là bao nhiêu trong các kết quả dưới đây?

  A.  1,6M và 0,8M
  B.  1,6M và 1,6M
  C.  3,2M và 1,6M
  D.  0,8M và 0,8M

Câu 9: Dẫn 4,48 lít hỗn hợp khí N2 và Cl2 vào dung dịch Ca(OH)2 dư. Sau phản ứng (xảy ra hoàn toàn), còn lại 1,12 lít khí thoát ra. Tính phần trăm thể tích của Cl2 trong hỗn hợp trên (Chọn đáp án chính xác nhất trong các câu sau)

  A.  88,38%
  B.  75,00%
  C.  25,00%
  D.   11,62%

Câu 10: Cho hấp thụ hoàn toàn 2,24 lít khí Cl2 (đktc) vào 200 ml dung dịch NaOH (ở nhiệt độ thường). Nồng độ NaOH còn lại sau phản ứng là 0,5M (giả thiết thể tích dung dịch không thay đổi). Nồng độ mol ban đầu của dung dịch NaOH là

  A.   0,5M
  B.   0,1M
  C.   1,5M
  D.   2,0M

Đáp án:

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

C

B

B

B

C

D

D

A

B

C

Trên đây, Kiến Guru đã chia sẻ tới các bạn tóm tắt các công thức hóa học lớp 10 đầy đủ nhất, hỗ trợ các bạn trong việc học tập và ôn luyện trong các kỳ thi.

Chúc các bạn học tốt!

Cách tính sai số

Sai số giá trị chênh lệch giữa giá trị đo được hoặc tính được và giá trị thực hay giá trị chính xác của một đại lượng nào đó. Vậy cách tính sai số như thế nào, mời các bạn lớp 12 cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé.

Cách tính sai số bao gồm lý thuyết về phép đo các đại lượng vật lí, các dạng sai số phép đo và một số dạng bài tập tính sai số. Công thức tính sai số giúp các bạn học sinh nhanh chóng nắm được toàn bộ kiến thức từ đó biết cách giải các bài tập Vật lí 12. Nội dung chi tiết tài liệu, mời các bạn theo dõi tại đây.

1. Phép đo các đại lượng vật lí

- Phép đo một đại lượng vật lí là phép so sánh nó với đại lượng cùng loại được quy ước làm đơn vị.

- Phép so sánh trực tiếp thông qua dụng cụ đo gọi là phép đo trực tiếp.

- Phép xác định một đại lượng vật lí thông qua một công thức liên hệ với các đại lượng đo trực tiếp gọi là phép đo gián tiếp.

2. Đơn vị đo

- Đơn vị đo thường được dùng trong hệ đơn vị SI.

- Hệ đơn vị SI là hệ thống các đơn vị đo các đại lượng vật lí đã được quy định thống nhất áp dụng tại nhiều nước trên thế giới.

- Hệ SI quy định 7 đơn vị cơ bản:

  • Độ dài: mét (m)
  • Nhiệt độ: kenvin (K)
  • Thời gian: giây (s)
  • Cường độ dòng điện: ampe (A)
  • Khối lượng: kilôgam (kg)
  • Cường độ sáng: canđêla (Cd)
  • Lượng chất: mol (mol)

II. Sai số phép đo

1. Các loại sai số

a) Sai số hệ thống

Là sự sai lệch do phần lẻ không đọc được sự chính xác trên dụng cụ (gọi là sai số dụng cụ ΔA') hoặc điểm 0 ban đầu bị lệch.

Sai số dụng cụ ΔA' thường lấy bằng nửa hoặc một độ chia trên dụng cụ.

b) Sai số ngẫu nhiên

Là sự sai lệch do hạn chế về khả năng giác quan của con người do chịu tác động của các yếu tố ngẫu nhiên bên ngoài.

2. Giá trị trung bình

Giá trị trung bình khi đo nhiều lần nột đại lượng A được tính:

Đây là giá trị gần đúng nhất với giá trị thực của đại lượng A.

3. Cách xác định sai số của phép đo

- Sai số tuyệt đối ứng với mỗi lần đo là trị tuyệt đối của hiệu giữa giá trị trung bình và giá trị của mỗi lần đo

- Sai số tuyệt đối trung bình của n lần đo gọi là sai số ngẫu nhiên và được tính:

- Sai số tuyệt đối của phép đo là tổng sai số ngẫu nhiên và sai số dụng cụ:

Trong đó sai số dụng cụ ∆A' có thể lấy bằng nửa hoặc một độ chia nhỏ nhất trên dụng cụ.

4. Cách viết kết quả đo

Kết quả đo đại lượng A được viết dưới dạng

Công thức tính sai số khối Hóa 10
, trong đó ∆A được lấy tối đa đến hai chữ số có nghĩa còn
Công thức tính sai số khối Hóa 10
được viết đến bậc thập phân tương ứng.

5. Sai số tỉ đối

Sai số tỉ đối δA của phép đo là tỉ số giữa sai số tuyệt đối và giá trị trung bình của đại lượng đo, tính bằng phần trăm

Công thức tính sai số khối Hóa 10

6. Cách xác định sai số của phép đo gián tiếp

- Sai số tuyệt đối của một tổng hay hiệu thì bằng tổng các sai số tuyệt đối của các số hạng.

- Sai số tỉ đối của một tích hay thương thì bằng tổng sai số tỉ đối của các thừa số.

- Nếu trong công thức vật lí xác định các đại lượng đo gián tiếp có chứa các hằng số thì hằng số phải lấy đến phần thập phân lẻ nhỏ hơn 1/10 tổng các sai số có mặt trong cùng công thức tính.

- Nếu công thức xác định đại lượng đo gián tiếp tương đối phức tạp và các dụng cụ đo trực tiếp có độ chính xác tương đối cao thì có thể bỏ qua sai số dụng cụ.

III. Bài tập tính sai số

Câu 1. Trong bài thực hành đo gia tốc trọng trường của Trái Đất tại phòng thí nghiệm. Một học sinh đo chiều dài con lắc đơn có kết quả là l = 0,8000 ± 0,0002 m thì chu kỳ dao động T = 1,7951 ± 0,0001 s. Gia tốc trọng trường tại đó là

A. g = 9,801 ± 0,0023 m/s2

B. g = 9,801 ± 0,0035 m/s2

C. g = 9,801 ± 0,0003 m/s2

D. g = 9,801 ± 0,0004 m/s2

Câu 2. Học sinh thực hành đo chu kì dao động của con lắc đơn bằng đồng hồ bấm giây bằng cách đo thời gian thực hiện một dao động toàn phần. Kết quả 5 lần đo như sau:

Lần đo12345
T(s)2,012,112,052,032,00

Cho biết thang chia nhỏ nhất của đồng hồ là 0,02s. Kết quả của phép đo chu kì T của con lắc:

A. 2,04 ± 1,96% (s)B. 2,04 ± 2,55% (s)C. 2,04 ± 1,57% (s)

D. 2,04 ± 2,85% (s)

Câu 3. Một học sinh dùng cân và đồng hồ đếm giây để đo độ cứng của lò xo. Dùng cân để cân vật nặng khối lượng m = 100g ± 2%. Gắn vật vào lò xo và kích thích cho con lắc dao động rồi dùng đồng hồ đếm giây đo thời gian của một dao động cho kết quả T = 2s ± 1%. Bỏ qua sai số của π (coi như bằng 0). Sai số tương đối của phép đo là:

A. 1%B. 3%C. 2%

D. 4%

Câu 4. Tại một phòng thí nghiệm, học sinh A sử dụng con lắc đơn để đo gia tốc rơi tự do g bằng phép đo gián tiếp. Kết quả đo chu kì và chiều dài của con lắc đơn là T = 1,919 ± 0,001 (s) và l = 0,9 ± 0,002 (m). Bỏ qua sai số của số pi (π). Cách viết kết quả đo nào sau đây là đúng?

A. g = 9,648 ± 0,031 m/s2
B. g = 9,544 ± 0,035 m/s2
C. g = 9,648 ± 0,003 m/s2
D. g = 9,544 ± 0,003 m/s2

Câu 5. Một bạn học sinh dùng đồng hồ bấm giây để đo chu kì dao động của con lắcđơn bằng cách xác định khoảng thời gian để con lắc thực hiện được 10 dao động toàn phần. Kết quả 4 lần đo liên tiếp của bạn học sinh này là: 21,3s; 20,2s; 20,9s; 20,0s. Biết sai số khi dùng đồng hồ này là 0,2s (bao gồm sai số chủ quan khi bấm và sai số dụng cụ). Theo kết quả trên thì cách viết giá trị của chu kì T nào sau đây là đúng nhất ?

A. T = 2,06 ± 0,2 s.B. T = 2,13 ± 0,02 s.C. T = 2,00 ± 0,02 s.

D. T = 2,06 ± 0,02s.

Câu 6. Một học sinh làm thí nghiệm đo gia tốc trọng trường dựa vào dao động của con lắc đơn. Dùng đồng hồ bấm giây đo thời gian 10 đao động toàn phần và tính được kết quả t = 20,102 ± 0,269 (s). Dùng thước đo chiều dài dây treo và tính được kết quả L = 1 ± 0,001 (m). Lấy π2 = 10 và bỏ qua sai số của số pi (π). Kết quả gia tốc trọng trường tại nơi đặt con lắc đơn là:

A. 9,899 (m/s2) ± 1,438%
B. 9,988 (m/s2) ± 1,438%
C. 9,899 (m/s2) ± 2,776%
D. 9,988 (m/s2) ± 2,776%

Câu 7. Bố trí một thí nghiệm dùng con lắc đơn để xác định gia tốc trọng trường.

Các số liệu đo được như sau:

Lần đoChiều dài dây treo (m)Chu kỳ dao động (s)Gia tốc trọng trường (m/s2)
11,22,199,8776
20,91,909,8423
31,32,299,7866

Gia tốc trọng trường là

A. g = 9,86 m/s2 ± 0,045 m/s2.
B. g = 9,79 m/s2 ± 0,0576 m/s2.
C. g = 9,76 m/s2 ± 0,056 m/s2.
D. g = 9,84 m/s2 ± 0,045 m/s2.

Cập nhật: 26/11/2021