Cóc ngậm tiền gọi là gì

[CPP] Cóc 3 chân hay còn gọi là Cóc ngậm tiền, Thiềm thừ, Cóc chiêu tài, Cóc tài lộc, Cóc phong thủy, Kim thiền… là biểu tượng của sự may mắn, tiền tài, thu hút tài lộc cho gia chủ. Hãy cùng tìm hiểu Cóc tài lộc là gì, truyền thuyết nguồn gốc thiềm thừ, ý nghĩa của thiềm thừ, cách khai quang điểm nhãn thiềm thừ, cách đặt kim thiền đúng vị trí, cách thờ cúng cóc 3 chân để thu hút tài lộc cho gia chủ…

Thiềm Thừ hay còn được gọi là Cóc 3 chân, Cóc chiêu tài, Cóc tài lộc, Cóc ngậm tiền, Cóc phong thủy… là biểu tượng của sự may mắn, tiền tài. Với tác dụng phong thủy là mang về vận may cho công việc, thu hút tiền bạc, Thiềm Thừ thường được đặt ở trong nhà, trên quầy thu ngân, trên bàn làm việc, bàn lễ tân của công ty ở các nước Châu Á. Thiềm Thừ là con Cóc có ba chân luôn ngậm đồng tiền trong miệng tượng trưng cho sự sung túc về tiền bạc, thịnh vượng trong kinh doanh.

* Bạn đang kinh doanh? Tham khảo thêm bài viết: Lịch sử và ý nghĩa mèo thần tài Maneki Neko để mang lại may mắn trong kinh doanh.

Cóc ngậm tiền gọi là gì
Cóc 3 chân, cóc tài lộc là gì?

Thiềm thừ chính là linh vật cóc 3 chân, trong phong thủy nó là biểu tượng của sự tài lộc. Những người kinh doanh hay các doanh nhân đều sở hữu một con cóc ngậm tiền như một chiếc bùa hộ mệnh. Nhằm mang lại tài vận tốt, giúp công việc làm ăn phát triển, thăng quan tiến chức.

Tên gọi cóc thiềm thừ

  • Tên tiếng Anh: Money Frog
  • Tên tiếng Hoa (phiên âm): Jin Chan

Thiền thừ còn được gọi là Tam cước thiềm thừ, Cóc vàng 3 chân, Cóc ngậm tiền, Cóc 3 chân, Cóc chiêu tài, Cóc tài lộc, Cóc phong thủy, Kim thiền…

Thiềm thừ có hàng chục tên gọi khác nhau từ tên gọi cũng như tác dụng của nó. Chúng ta có thể gọi Thiềm Thừ 3 chân là Thiềm Thừ phong thủy (vì đây là linh vật phong thủy), hay Thiềm Thừ tài lộc (khả năng mang lại tài lộc), Cóc Thiềm Thừ (hình dáng như loài cóc), Cóc 3 chân (vì nó chỉ có 3 chân và giống cóc) cùng nhiều tên khác nữa…

* Xem thêm: Phân biệt Vật phẩm phong thủy và Linh vật phong thủy

Phân loại cóc tài lộc

Theo chất liệu làm ra cóc thiềm thừ

Cóc thiềm thừ được phân loại chủ yếu dựa trên chất liệu làm ra.

Cóc thiềm thừ ngậm tiền bằng Vàng:

Cóc ngậm tiền gọi là gì
Cóc tài lộc bằng Vàng

Cóc tài lộc bằng Đồng:

Cóc ngậm tiền gọi là gì
Cóc 3 chân bằng Đồng

Cóc 3 chân ngậm tiền bằng Đá:

Cóc ngậm tiền gọi là gì
Cóc phong thủy bằng Đá

Cóc phong thủy bằng Gỗ:

Cóc ngậm tiền gọi là gì
Thiềm thừ bằng Gỗ

Nên làm Thiềm thừ bằng chất liệu gì là tốt nhất?

Giống như Tỳ hưu, chất liệu dùng để chế tác Thiềm thừ tốt nhất là vật liệu quý. Tuy nhiên, theo các chuyên gia về phong thủy, tính theo Huyền Không Phi Tinh, từ năm 2004-2023 là Hạ nguyên Vận 8 thuộc Bát bạch (hành Thổ), vật liệu tốt nhất dùng để chế tác Thiềm thừ là đá quý thiên nhiên (vì đá thuộc hành Thổ, ở trong vận 8 thuộc “tương vượng”).

Cũng theo đó, áp dụng nguyên lý ngũ hành tương sinh tương khắc, từ 2004-2023 là Hạ nguyên Vận 8 thuộc Bát bạch (hành Thổ). Thiềm thừ được sản xuất từ vật liệu đồng (hành Kim) thì sẽ được “tương sinh” vì Thổ sinh Kim.

Tuy nhiên, vật liệu bằng đồng được cho là không tốt bằng đá tự nhiên. Hơn nữa, nếu xét về mặt thời gian, thời điểm hết năm 2023, sang năm 2024 sẽ bắt đầu Hạ nguyên Vận 9 (hành Hỏa), vật liệu bằng đồng sẽ không phù hợp nữa (do Hỏa khắc Kim), thay vào đó gia chủ có thể tiếp tục sử dụng Thiềm thừ bằng đá (do Hỏa sinh Thổ) để được tương sinh.

Như vậy, việc chọn cho mình thiềm thừ bằng chất liệu gì còn tùy thuộc vào năm, mạng của gia chủ… hãy nhờ sự giúp đỡ của thầy phong thủy để chọn cho mình cóc tài lộc phù hợp nhất để mang lại tài lộc, may mắn nhé.

Phân loại thiềm thừ dựa trên việc cóc có ngậm tiền hay không?

Có hai loại là Kim Thiềm ThừThiềm Thừ. Mỗi loại bày theo một phương khác nhau mới đem lại kết quả tốt.

  • Kim Thiềm Thừ là con cóc ba chân ngậm đồng tiền trong miệng thì nên quay vào trong nhà, mang tiền về nhà.
  • Thiềm Thừ không ngậm tiền thì nên đặt hướng ra ngoài, ngụ ý mang của vào nhà.

Ý nghĩa của cóc 3 chân

Đặc điểm và ý nghĩa của cóc tài lộc

Tượng Cóc Thiềm Thừ là hình tượng Cóc 3 chân có 7 nốt sần đặc biệt trên lưng – theo đúng dáng của chòm sao Đại Hùng (Bắc Đẩu thất tinh) nằm hướng cực Bắc. Đầu Cóc có hình Lưỡng nghi, miệng ngậm đồng tiền cổ, cạnh lưng có mang 2 xâu tiền, 3 chân Cóc đạp lên 2 lớp tiền cổ. Ý nghĩa cóc đại diện cho tiền tài. Ngoài ra cóc đại diện cho sự bảo vệ nhờ hình Lưỡng Nghi trên đầu, miệng ngậm đồng tiền cổ, cạnh lưng có 2 xâu tiền, 3 chân Cóc đạp lên 2 lớp tiền cổ.

Cóc ngậm tiền – thiềm thừ đại diện cho tiền tài. Cóc 3 chân đại diện cho sự bảo vệ nhờ hình Lưỡng nghi trên đầu. Sở hữu Cóc thiềm thừ giúp cho gia đình bạn 1 lúc có cả tài lộc lẫn sự bảo vệ. Cóc thiềm thừ giúp cho gia chủ ngăn chặn vận xấu liên quan tới thất thoát tiền bạc.

Cóc thiềm thừ là biểu tượng chiêu tài lộc rất mạnh. Đặc biệt cóc thiềm thừ còn có khả năng hóa sát tiểu nhân.

Nếu đang gặp vấn đề khó khăn trong tài chính thì nên sở hữu 1 chú cóc ngậm tiền trong nhà.

Cóc ngậm tiền tượng trưng cho sức mạnh nhiều quyền năng, nó giúp cho chúng ta giải quyết vấn đề tiền bạc đang đối mặt trong cuộc sống.

Cóc ngậm tiền được xem là cóc chúa nên nó thường được đặt ở phòng khách hoặc phòng kinh doanh, quầy thu ngân, ban thờ Thần Tài, đối diện chéo với cửa chính ra vào.

Theo các nghệ nhân, linh vật thiềm thừ sau khi được chế tác phải toát lên cái gọi là “đầu đội lưỡng nghi, lưng cõng chòm sao Đại hùng” mới gọi là “đạt chuẩn”.

Truyền thuyết về thiềm thừ

Sự tích cóc tài lộc 3 chân

Truyền thuyết của Thiềm thừ trong văn hóa Trung Hoa

Liên quan đến Thiềm Thừ (Cóc ba chân, Cóc vàng, Cóc ngậm tiền) thì phải nhắc đến tích “Lưu Hải hý Kim Thiềm” hay “Lưu Hải câu Cóc”. Là một nhân vật thời Ngũ Đại, Lưu Hải đã nghĩ ra việc đúc tiền cho dân chúng giao dịch. Ông vốn là đệ tử của Lã Động Tân, một trong Bát Tiên. Tiên Ông Lưu Hải thích chu du tứ hải, hàng yêu phục ma, tạo phúc cho nhân gian. Trong dân gian có bức tranh “Lưu Hải hý Kim Thiềm” mô tả hình tượng Lưu Hải Tiên Nhân hai tay cầm một xâu tiền, Cóc chỉ có 3 chân và được gọi là Kim Thiềm.

Tương truyền rằng, Thiềm Thừ vốn là yêu tinh được Lưu Hải Tiên Ông thu phục. Lúc Lưu Hải dùng kế hàng phục được Thiềm Thừ, nó đã bị thương và mất một chân nên về sau Cóc Vàng chỉ còn có có 3 chân. Sau khi theo Lưu Hải Tiên Ông tu hành, Cóc vàng không làm hại nhân gian như trước,mà ngược lại dùng phép thuật của mình đi khắp nơi để nhả tiền giúp đỡ dân lành, nên được gọi là Chiêu Tài Thiềm (Cóc ngậm tiền, Cóc vàng mời gọi tiền tài). Thiềm Thừ xuất hiện vào đêm trăng tròn ở gần nhà ai, thì đó là sự báo tin gia chủ sẽ nhận được sự giàu có, phú quý. Vì vậy, Cóc ngậm tiền được người đời tôn xưng là con vật quý, biểu tượng cho vượng tài.

Hình tượng cóc trong văn hóa Việt Nam

Theo dòng lịch sử, cóc tài lộc đã xuất hiện tại Việt Nam từ thời Kinh Dương Vương đến thời vua Hùng. Thậm chí cóc còn được nhân dân thờ cúng như một con vật linh thiêng, như ở Đền Sâm, Lôi Vân Hạ, Hà Tây. Được biết, đến triều đại nhà Lý, thú chơi cóc phong thủy trở nên rất phổ biến trong văn hóa nước nhà.

Dân gian xưa nay có câu “con cóc là cậu ông trời, hễ ai đánh cóc là trời đánh cho”. Cóc thường xuất hiện khi trời mưa, tiếng cóc kêu thường báo hiệu sắp có cơn mưa rào, đây là điềm lành vì trời mưa giúp nhân dân có nước sinh hoạt, tưới tiêu, mùa màng tươi tốt. Vì vậy, cóc tượng trưng cho sự cao quý (cậu ông trời), là điềm lành và cũng là dấu hiệu của một mùa bội thu, tài lộc dồi dào.

Ngoài ra, hình tượng cóc trong văn hóa Việt cũng có những nét rất đặc trưng. Nếu các loài vật dũng mãnh như hổ báo, gian xảo như rắn rết, thậm chí đến khôn ngoan như con người, khi bị đòn đều có phản xạ tự nhiên là co rúm lại, thì với loài cóc, chúng lại phồng mang trợn má, thể hiện bản lĩnh gan dạ phi thường. Phải vậy mà cóc dám “kiện cả ông trời”. Ông cha ta thường có câu “gan cóc tía” hay “cóc sợ” để thể hiện cái bản lĩnh, khí khái của bậc anh hùng.

Cóc cũng là biểu tượng của sự chung thủy, can trường, không loài vật nào sánh bằng. Nên mới có câu “cóc chết ba năm quay đầu về núi” là vậy.

Cách khai quang điểm nhãn, cách thờ cúng cóc tài lộc

* Tìm hiểu khái niệm: Khai quang điểm nhãn là gì?

Chọn ngày khai quang cho cóc thiềm thừ

Để chọn ngày khai quang chuẩn cho cóc thiềm thừ thì các bạn nên lưu ý những điều dưới đây:

  • Chọn những ngày tốt bao gồm các ngày như: Đại an, Tốc hỷ, tiểu cát.
  • Tránh khai quang vào những ngày sát chủ, tam nương, không vong, nguyệt kỵ, con nước
  • Chọn giờ hoàng đạo để khai quang có như thế mọi chuyện sẽ hanh thông viên mãn
  • Kiêng khai quang vào tháng cô hồn (Tháng 7 âm lịch)
  • Khai quang Cóc thiềm thừ nên chọn ngày hợp tuổi với gia chủ để phát huy hết công dụng

Cách khai quang điểm nhãn cho Cóc ngậm tiền

Khai quang thiềm thừ tại nhà

Bất cứ 1 vật phẩm phong thủy nào cũng vậy khi được khai quang sẽ đem lại may mắn, bình an, nhiều tài lộc cho người sử dụng. Cóc thiềm thừ cũng vậy, khi khai quang cho Cóc Thiềm Thừ các bạn nên khai quang trong không gian yên tĩnh 1 mình để phát huy hết công dụng của nó. Để khai quang Cóc Thiềm Thừ các bạn làm như sau :

  • Bước 1: Chọn ngày đẹp để tắm rửa cho Cóc Thiềm Thừ – Ngậm Tiền.
  • Bước 2: Lấy nửa thùng nước mưa và 1 nửa thùng nước giếng.
  • Bước 3: Đổ lẫn nước mưa và nước giếng với nhau vào 1 thùng sạch và để Thiềm Thừ trong đó.
  • Bước 4: Ngâm Cóc thiềm thừ trong 3 ngày – 3 đêm
  • Bước 5: Lấy ra, lau khô sạch Cóc Thiềm Thừ.
  • Bước 6: Lấy nước chè vẩy vào mắt của Thiềm thừ (Trong quá trình khai quang nên làm 1 mình vì khi người đầu tiên Cóc Thiềm Thừ nhìn thấy sẽ gặp may mắn).

Bài chú khai quang Cóc Thiềm Thừ:

Để khai quang được Cóc Thiềm Thừ thì phải có bài chú. Để biết cách chú thì các bạn chú theo bài chú khai quang cóc thiềm thừ dưới đây:

Phụng thỉnh linh vật Thiềm thừ cóc tài lộc
Khai mở thiên tính linh ứng chứng minh
Kim vì ấn chú tên là … sinh năm … hành canh … Tuổi ngụ …
Phát Tâm phụng thỉnh cốt vị linh vật thiềm thừ cóc tài lộc. Xin linh vật giáng hạ nhập vô:
Hồn nhãn nhập nhãn
Hồn nhĩ nhập nhĩ
Hồn tâm nhập tâm
Túc bộ khai quờn
Tâm can, tì phế, thận
Cấp cấp linh linh.

Sau đó cầm ba cây nhang đặt sau chiếc gương tròn hướng vào mặt thiềm thừ và đọc:

Phụng thỉnh thỉnh như lai
Điểm khai khai thiên nhãn,
Thiên nhãn chiếu quang minh
Khai nhĩ nhĩ thông thanh
Khai khẩu khẩu thông thuyết,
Khai tâm tâm bình chính
Khai túc túc thông hành
Dong nhan thập kỳ diệu
Cấp cấp như luật lệnh.

Đọc 3 lần sau đó xoay gương trước mặt thiềm thừ 2 vòng theo chiều kim đồng hồ.

Khi luyện phép xong phải nói 3 lần:

“Tống Thần”

Khai quang cóc ngậm tiền 3 chân tại Chùa

Cóc ngậm tiền gọi là gì
Khai quang kim thiền tại chùa

Nếu khai quang tại chùa, khi mua thiềm thừ về bạn cần dùng khăn bịt mắt của cóc lại. Sau đó mang lên chùa gửi, các sư thầy sẽ cung cấp đọc hết các thông tin và công việc của bạn. Nhằm mục đích thông báo về chủ nhân của cóc. Sau đó chọn ngày tốt mang cóc về nhà, hoặc chỗ cần đặt.

Nạp cốt cho Cóc Thiềm thừ

Thông thường ở dưới đế của Cóc có 1 lỗ nhỏ, để phát huy được công hiệu của cóc Thiềm thừ thì cóc phải được nạp cốt. Cốt ở đây là cốt thất bảo bao gồm: hổ phách, mã não, ngọc trai, san hô đỏ, gạo vàng thần tài, lá vàng, lá bạc. Cốt thất bảo thường được nạp cho bát hương gia tiên, bát hương ban thờ Thần tài – thổ địa.

Cách đặt cóc 3 chân đúng vị trí thu hút tài lộc, may mắn

Cóc ngậm tiền gọi là gì
Cách đặt cóc ngậm tiền

Hướng dẫn cách đặt cóc ngậm tiền đúng cách

Nên đặt thiềm thừ ở đâu và như thế nào?

Khi khai quang được Cóc thiềm thừ xong thì vấn đề tiếp theo là đặt Cóc thiềm thừ như thế nào cho hợp lý. Bên dưới là một số gợi ý về cách đặt cóc 3 chân ngậm tiền bạn có thể tham khảo:

  • Đặt cóc thiềm thừ có thể đặt nhiều nơi trong nhà nhưng tốt nhất vẫn là đặt Cóc Thiềm Thừ gần lối vào nhà – góc đối diện chéo cửa chính.
  • Khi bài trí nên lưu ý để cóc hướng vào trong nhà. Có thể đặt cóc ở phía dưới nhà hoặc dưới gầm bàn.
  • Hướng đông nam là hướng có khá nhiều tài lộc nên khi bài trí Cóc Thiềm Thừ nên lưu ý hướng quan trọng này đặc biệt những ai đang kinh doanh buôn bán.
  • Nếu muốn phát triển và thăng tiến trong sự nghiệp thì nên đặt Cóc thiềm thừ ở hướng phòng khách.
  • Phải đặt cóc thiềm thừ ở vị trí cố định.
  • Nếu trong văn phòng làm việc thì có thể đặt trên bàn làm việc và xoay về hướng của mình
  • Nếu ở quầy thu ngân thì cũng đặt trên bàn và hướng cóc Thiềm thừ về chỗ làm việc của mình.
  • Thờ cúng cóc ngậm tiền chỉ cần nước và ít hoa quả là đủ. Mỗi ngày rằm cần đổi nước và thay hoa quả 1 lần.
  • Đặc biệt đặt Cóc thiềm thừ trên bàn thờ Thần tài thổ địa giúp bàn thờ Thần tài chiêu tài lộc mạnh mẽ. Hiện nay Cóc Thiềm Thừ đang được rất nhiều hộ gia đình thờ cúng Thần tài – Thổ địa sử dụng.

Những lưu ý khi bài trí thiềm thừ (cóc ngậm tiền)

Cóc ngậm tiền gọi là gì
Lưu ý khi đặt cóc thiềm thừ 3 chân

Thiềm thừ từ lâu đã được du nhập vào Việt Nam dưới nhiều hình thức. Tuy nhiên, do lịch sử thăng trầm, nước ta lúc thịnh lúc suy, trải qua nhiều cuộc kháng chiến mà Thiềm thừ cũng vì thế, có lúc phổ biến, có lúc bị lãng quên. Cho đến nay, xã hội phát triển, người Việt Nam lại có điều kiện để tìm tòi những thú chơi mới, nâng cao đời sống tinh thần.

Gần đây, các doanh nhân giàu có, có cơ hội đi du lịch hoặc công tác ở Hong Kong, Trung Quốc, biết được công dụng của Thiềm Thừ nên thỉnh về đặt trong nhà. Hoặc nhiều người được bạn bè, đối tác người Hoa tặng làm quà. Một phần người gốc Hoa ở Chợ Lớn cũng góp phần phổ biến linh vật Thiềm Thừ trong đời sống xã hội người Việt.

Tuy nhiên, do không tìm hiểu kỹ nên nhiều người vẫn chưa biết cách trưng bày Thiềm thừ sao cho đúng. Đa số người Việt vẫn mắc phải lý luận sai lầm, rằng nên đặt Thiềm thừ trên trang thờ thần tài, thổ địa, ban ngày cho đầu hướng ra ngoài, tối quay đầu hướng vào trong. Ý để ban ngày cóc ra ngoài kiếm tài lộc, đêm mang tài lộc về nhà.

Nếu xét về mặt logic, điều này không có gì sai. Tuy nhiên, Thiềm thừ là linh vật có xuất xứ Trung Hoa, nên chúng ta nên giữ nguyên phong tục của người Hoa, mới đạt được hiệu quả về mặt phong thủy và tránh bị phản tác dụng.

Theo các chuyên gia về phong thủy, nếu có dịp đi du lịch Bắc Kinh, Thượng Hải hay Hong Kong, chúng ta sẽ thấy hầu hết các gia đình ở đây đều chưng Tỳ hưu phong thủy. Nếu được mời vào nhà, để ý một chút chúng ta sẽ thấy ngay đôi cóc được đặt ở hai góc cửa chính, quay đầu vào nhà, đó chính là linh vật phong thủy Thiềm thừ.

Người Hoa cho rằng, Thiềm thừ tốt nhất nên đặt ở góc cửa chính, phía trong của ngôi nhà, đầu cóc quay vào phía trong ngôi nhà, trông như cóc đang ngậm tiền mang vào nhà cho gia chủ.

Cũng như vậy, ở cơ quan, văn phòng, cửa hàng… chúng ta cũng nên đặt thiềm thừ ở góc phía trong cửa chính , đầu hướng vào trong. Ngoài ra, có thể đặt Thiềm thừ ở những vị trí khác nhưng lưu ý là đầu của Thiềm thừ phải luôn hướng vào trong. Tuyệt đối kỵ việc đặt đầu Thiềm thừ hướng ra ngoài, đây là biểu tượng hao tài, giống như việc Thiềm thừ mang của cải và tài lộc của gia chủ làm thất thoát ra ngoài.

Như vậy, nếu theo cách làm của người Việt, là đặt Thiềm thừ trên trang thờ Thần tài, Thổ địa. Chúng ta nên đặt ở hai góc của trang thờ và tuân thủ quy tắc đầu Thiềm thừ phải luôn hướng vào trong. Điều này có nghĩa là Thổ Địa giữ bình yên cho gia đạo, Thần Tài là vị thần tài lộc, có thêm Thiềm Thừ tác động thì tài lộc sẽ dồi dào hơn cho gia chủ.

Không nên đặt Thiềm thừ ở những nơi ẩm ướt, hôi tối. Không đặt Thiềm thừ trong nhà bếp, phòng tắm, toilet. Điều này làm Thiềm thừ trở nên hung dữ, tạo ra giòng năng lượng xấu thu hút vận rủi, mang đến những điều không may cho gia chủ.

Không nên đặt thiềm thừ ở đâu?

Tóm lại, khi tiến hành đặt cóc ngậm tiền:

  • Không đặt cóc thiềm thừ ra ngoài nếu nhà bạn chỉ có 1 con
  • Không đặt cóc trong bếp, nhà vệ sinh, phòng ngủ. Vì nếu đặt ở đây thì tài lộc không tới mà sẽ mang đến nhiều vận hạn khác, không tốt.
  • Không đặt dưới mặt đất, mặt sàn.
  • Không làm rơi vỡ cóc thiềm thừ – ngậm tiền
  • Xung quanh vị trí của Cóc ngậm tiền không được luộm thuộm, luôn bảo đảm sạch sẽ. Có cây xanh thoáng đãng khi đó thủy mộc tương sinh càng dễ chiêu tài lộc hơn.
  • Không phủ bất cứ thứ gì lên mắt của cóc.
  • Không nên xoay đi xoay lại cóc thiềm thừ theo nhiều hướng, nhiều lần.
  • Cóc Thiềm Thừ phải luôn sạch sẽ
  • Khi đặt cóc trên két sắt phải hướng cóc vào trong không được hướng ra ngoài. Vì khi đặt ra ngoài thì cóc sẽ không bảo vệ tiền tài cho bạn nữa.
  • Không đặt cóc ở đối diện giướng ngủ, phòng ngủ vì sẽ gây cho bạn tâm lý ảnh hưởng.
  • Phụ nữ có thai thì không được thờ cúng sờ cóc thiềm thừ.
  • Không sờ phần lưng của cóc thiềm thừ nhiều lần – nếu muốn di chuyển phải dung vải đỏ che 2 phần này rồi mới được di chuyển.
  • Không lau cóc nhiều lần. 1 năm lau 5 lần vào những ngày 06/02 – 02/06 – 14/07 – 12/09 và 22/12 âm lịch.

Địa chỉ bán cóc thiềm thừ uy tín

Bạn đang phân vân không biết mua thiềm thừ ở đâu? Hiện nay cóc tài lộc 3 chân được bán hầu hết các cửa hàng vật phẩm phong thủy, bạn nên đến những nơi bán đồ phong thủy uy tín, và nhờ các nhân viên ở đó tư vấn theo đúng cung mệnh của mình. Còn cách khai quang điểm nhãn hãy nhờ thầy phong thủy giúp vì họ sẽ am hiểu lĩnh vực này hơn bạn.

Tổng kết về cóc tài lộc 3 chân (thiềm thừ)

Bên trên là thông tin và hình ảnh về cóc ngậm tiền tài lộc: Thiềm thừ là gì? Ý nghĩa cóc tài lộc, sự tích cóc tài lộc, cách khai quang điểm nhãn cóc 3 chân, cách thờ cúng cóc thiềm thừ, cách đặt cóc tài lộc đúng vị trí mang lại tài lộc bình yên cho gia chủ. Hy vọng bài viết đã cung cấp một số kiến thức có bản về cóc tài lộc này cùng việc hướng dẫn đặt, thờ cúng thiềm thừ đúng cách.