Co rút cơ là gì

Co rút cơ là gì

1. Co cứng cơ là gì

2. Biểu hiện của triệu chứng co cứng cơ

3. Nguyên nhân gây ra co cứng cơ

4. Yếu tố nguy cơ gây co cứng cơ

5. Biện pháp tự chăm sóc khi bị co cứng cơ

6. Khi nào nên đi khám bác sĩ

7. Bác sĩ điều trị

===

Tham vấn thông tin, tư vấn và hẹn khám bệnh:

✍ Sài Gòn: Bệnh Viện Chợ Rẫy, Bệnh Viện ĐHYD

✍ Hà Nội: Đại Học Y Hà Nội, Viện 103

✍ Đà Nẵng: Bệnh viện Tâm Thần Đà Nẵng

☎ Gọi tư vấn với Bác sĩ: 19001246

===

1. Co cứng cơ là gì?

Sự co cứng cơ hay là sự co đột ngột và không chủ ý của một hoặc nhiều cơ của bạn. Nếu bạn đã từng phải thức dậy vào ban đêm hoặc dừng lại đột ngột khi đang đi bộ do bị chuột rút, bạn sẽ biết rằng sự co cứng cơ có thể gây ra đau dữ dội như thế nào. Mặc dù nói chung sự co cứng cơ không gây nguy hại, nhưng chúng có thể làm cho các cơ bị ảnh hưởng tạm thời và không thể cử động được.

2. Biểu hiện của triệu chứng co cứng cơ

Hầu hết sự co cứng cơ phát triển ở cơ chân, đặc biệt là ở bắp chân. Ngoài đau đột ngột, đau nhói, bạn cũng có thể cảm thấy hoặc nhìn thấy một khối u cứng của các mô cơ gồ lên bên dưới da bạn.

3. Nguyên nhân gây ra co cứng cơ

Sử dụng cơ quá mức, mất nước, căng cơ hoặc đơn giản là giữ nguyên một tư thế trong một thời gian dài có thể gây ra sự co cứng cơ. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, không biết rõ nguyên nhân gây ra co cứng cơ.

Mặc dù hầu hết sự co cứng cơ đều không gây hại, một số có thể liên quan đến tình trạng bệnh nền, chẳng hạn như:

- Không cung cấp máu đầy đủ: Hẹp các động mạch đưa máu đến chân (xơ cứng động mạch ở các chi) có thể gây ra đau như kiểu chuột rút ở chân và bàn chân khi bạn đang tập thể dục. Những sự co cứng cơ này thường biến mất ngay sau khi bạn ngừng tập thể dục.

- Chèn ép dây thần kinh: Chèn ép các dây thần kinh trong cột sống của bạn (hẹp ống sống thắt lưng) cũng có thể gây ra đau như kiểu chuột rút ở chân. Thường đi bộ càng nhiều,  đau càng tăng. Đi bộ với tư thế hơi cong về phía trước- chẳng hạn như bạn vừa đi vừa đẩy giỏ hàng như khi đi siêu thị - có thể cải thiện hoặc trì hoãn sự xuất hiện các triệu chứng.

- Thiếu các chất khoáng: Quá ít kali, canxi hoặc magiê trong chế độ ăn uống của bạn có thể góp phần gây co cứng cơ. Thuốc lợi tiểu - thuốc thường được kê toa khi bị tăng huyết áp - cũng có thể làm giảm hấp thu các khoáng chất này.

4. Yếu tố nguy cơ gây co cứng cơ

Các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ bị co cứng cơ bao gồm:

- Độ tuổi: Những người cao tuổi bị mất một lượng cơ nhất định, do đó phần cơ còn lại có thể phải tăng hoạt động quá mức.

- Mất nước: Các vận động viên trở nên mệt mỏi và mất nước khi thường xuyên tham gia tập luyện các môn thể thao trong khí hậu nóng bức sẽ dễ phát triển chứng co cứng cơ.

- Mang thai: Sự co cứng cơ cũng rất phổ biến khi đang trong thai kỳ.

- Tình trạng y tế: Bạn có thể có nguy cơ cao bị co cứng cơ nếu bạn có các bệnh đái tháo đường, hoặc có rối loạn thần kinh, gan hoặc tuyến giáp.

5. Làm gì khi bị co cứng cơ?

Nếu bạn bị co cứng cơ khi đang vận động thì bạn cần ngừng vận động, cố gắng thả chùng chi bị bệnh để thư giãn bắp thịt đang bị co rút. Sau đó xoa bóp các cơ một cách nhẹ nhàng, có thể xoa một chút dầu nóng lên vùng da đang bị co cơ rồi mới xoa bóp.

Nếu bị co cứng cơ ở cẳng chân, bạn nên nhẹ nhàng vươn duỗi cơ theo chiều đối ngược, kéo đầu ngón chân và bàn chân lên cao, hướng về phía đầu gối.

Nếu bị co cứng cơ ở bắp đùi, bạn có thể nhờ người khác kéo thẳng chân ra, một tay nâng cao gót chân, tay kia ấn đầu gối xuống.

Nếu bị co cứng cơ xương sườn, bạn cần hít thở sâu để thư giãn cơ hoành và cần xoa bóp nhẹ các bắp thịt xung quanh lồng ngực.

Co rút cơ là gì

  • Liệt Liệt Liệt là một trong những lý do phổ biến nhất mà bệnh nhân đến gặp với các bác sỹ chăm sóc y tế ban đầu. Liệt là tình trạng mất cơ lực, mặc dù nhiều bệnh nhân còn sử dụng thuật ngữ này khi họ... đọc thêm : Các bệnh lý thần kinh

  • Đau hoặc mất cảm giác: Bệnh thần kinh ngoại vi Bệnh lý thần kinh ngoại biên Bệnh lý thần kinh ngoại biên là rối loạn chức năng của một hoặc nhiều dây thần kinh ngoại biên (phần tận dây thần kinh cho đến rễ và đám rối). Bao gồm nhiều hội chứng đặc trưng bởi các rối loạn... đọc thêm hoặc là bệnh lý rễ thần kinh Bệnh rễ thần kinh Các bệnh lý rễ thần kinh dẫn đến sự suy giảm kiểu rễ thần kinh theo tiết đoạn (ví dụ: đau hoặc dị cảm ở tiết đoạn chi phối da, yếu cơ ở đoạn rễ đó chi phối). Chẩn đoán bằng chẩn đoán hình ảnh... đọc thêm

  • Tiền sử cần phát hiện bất kỳ bệnh lý nào có thể gây chuột rút. Khai thác đầy đủ các loại thuốc đã dùng, bao gồm cả sử dụng rượu.

    Khám thực thể

    Khám toàn thân bao gồm da, dấu hiệu của nghiện rượu Rối loạn do rượu và phục hồi (Xem thêm Ngộ độc Rượu và hội chứng cai.) Rối loạn sử dụng rượu có liên quan đến một hình thức sử dụng rượu thông thường bao gồm thèm rượu và biểu hiện dung nạp và / hoặc hội chứng cai với các... đọc thêm , phù cứng hoặc rụng lông mày (gợi ý suy giáp), thay đổi độ ẩm da hoặc rụng tóc. Tiến hành khám thần kinh Giới thiệu về Khám Thần kinh Khám thần kinh bắt đầu bằng sự quan sát cẩn thận bệnh nhân ngay khi họ bước vào phòng khám và trong suốt quá trình thăm khám. Bệnh nhân nên được hỗ trợ càng ít càng tốt để những khiếm khuyết... đọc thêm , bao gồm các phản xạ gân sâu.

    Mạch và huyêt áp được đo ở tất cả các chi. Mạch yếu hoặc tỷ số huyết áp cổ chân: cánh tay thấp tại chi bị bị bệnh có thể gợi ý tình trạng thiếu máu chi.

    Dấu hiệu cảnh báo

    Những triệu chứng sau đây cần được đặc biệt quan tâm:

    • Chuột rút tại chi trên hoặc cơ thân mình

    • Tăng phản xạ

    • Yếu cơ

    • Giật bó cơ

    • Nghiện rượu

    • Giảm thể tích tuần hoàn

    • Đau hoặc mất cảm giác trong khu vực chi phối của một dây thần kinh ngoại vi, một đám rối thần kinh, hoặc một rễ thần kinh.

    Phân tích triệu chứng

    Các cơn chuột rút khu trú gợi ý chẩn đoán chuột rút chân nguyên phát lành tính, chuột rút cơ liên quan tập luyện, các bất thường hệ cơ xương khớp, các nguyên nhân thuộc hệ thần kinh ngoại vi, hoặc bệnh lý thoái hóa sớm có thể không đối xứng, chẳng hạn như bệnh lý nơ-ron vận động. Giảm phản xạ khu trú gợi ý một bệnh lý thần kinh ngoại vi, bệnh lý đám rối hoặc bệnh rễ thần kinh.

    Ở những bệnh nhân bị chuột rút lan tỏa (đặc biệt là những người hay run), tăng phản xạ gợi ý nguyên nhân toàn thân (ví dụ, hạ can xi ion máu, đôi khi do nghiện rượu, bệnh lý nơ ron vận động, hoặc do thuốc, mặc dù ảnh hưởng trên phản xạ gân sâu có thể khác nhau tùy theo thuốc). Giảm phản xạ lan tỏa có thể gợi ý suy giáp, đôi khi là nghiện rượu hoặc là một triệu chứng bình thường, đặc biệt là ở người cao tuổi.

    Khám thông thường và bệnh sử tương thích sẽ gợi ý chứng chuột rút chân nguyên phát lành tính hoặc chuột rút cơ bắp liên quan luyện tập.

    Xét nghiệm

    Xét nghiệm được chỉ định dựa vào các triệu chứng lâm sàng bất thường. Không có xét nghiệm nào được thực hiện thường quy.

    Xét nghiệm glucose máu, chức năng thận, và điện giải đồ, kể cả canxi và magiê, nếu bệnh nhân bị chuột rút lan tỏa không rõ nguyên nhân, đặc biệt nếu có hiện tượng tăng phản xạ.

    Đo canxi ion hóa và khí máu động mạch (để xác định nhiễm kiềm hô hấp) nếu bệnh nhân có cơn tetany.

    Điện cơ được thực hiện nếu liệt các cơ bị chuột rút.

    CHT não và tủy sống thường được thực hiện nếu liệt lan tỏa.

    Điều trị

    • Kéo giãn

    Điều trị các bệnh lý căn nguyên nếu chẩn đoán xác định được.

    Nếu xuất hiện chuột rút, kéo giãn các cơ bị ảnh hưởng thường làm giảm bớt chuột rút. Ví dụ, để làm giảm co cứng cơ bắp chân, bệnh nhân có thể sử dụng bàn tay của họ để kéo các ngón chân và chân lên phía trên (gập chân về phía mu bàn chân).

    Phòng ngừa

    Các biện pháp phòng ngừa chuột rút bao gồm:

    • Không tập luyện ngay sau khi ăn

    • Duỗi cơ nhẹ nhàng trước khi tập luyện hoặc đi ngủ

    • Uống nhiều nước (đặc biệt là đồ uống chứa kali) sau tập luyện

    • Không dùng chất kích thích (ví dụ, caffeine, nicotine, ephedrine, pseudoephedrine)

    • Không hút thuốc

    Kéo giãn điền kinh là phương pháp hữu ích nhất. Đứng một chân về phía trước và uốn cong gối, chân sau thẳng gối, giống với tư thế chuẩn bị lao về phía trước. Tay có thể được đặt trên tường để giữ cân bằng. Cả hai gót chân vẫn đặt trên sàn. Đầu gối của chân trước được gấp nhiều hơn cho đến khi một cảm giác căng được cảm nhận dọc theo mặt sau của chân kia. Khoảng cách giữa hai chân càng lớn và đầu gối phía trước càng gập được nhiều, thì chân càng được duỗi mạnh. Mỗi lần duỗi trong 30 giây và lặp lại 5 lần. Lặp lại kéo giãn ở chân bên kia.

    Hầu hết các loại thuốc được kê đơn để phòng ngừa chuột rút (như chất bổ sung canxi, quinine, magiê, benzodiazepine) đều không được khuyến cáo. Hầu hết không chứng minh được hiệu quả. Quinine có hiệu quả trong một số thử nghiệm nhưng thường không được khuyến cáo vì đôi khi có các tác dụng phụ nghiêm trọng (như rối loạn nhịp tim, giảm tiểu cầu, ban xuất huyết hoại tử [TTP] và hội chứng tan máu tăng ure huyết -HUS, phản ứng dị ứng trầm trọng). Mexiletine đôi khi cũng có ích, nhưng liệu việc sử dụng nó có tương xứng khi so với nguy cơ các phản ứng phụ hay không vẫn chưa được làm rõ. Những tác dụng phụ này bao gồm buồn nôn, nôn mửa, ợ nóng, chóng mặt, và run.

    Những điểm chính

    • Chuột rút chân là triệu chứng thường gặp.

    • Các nguyên nhân phổ biến nhất là chuột rút chân nguyên phát lành tính và chứng chuột rút liên quan tập luyện.

    • Phải phân biệt chuột rút với cơn đau cách hồi và loạn trương lực cơ; đánh giá lâm sàng thường là đủ.

    • Kéo giãn có thể giúp làm giảm và ngăn ngừa chuột rút.

    • Điều trị bằng thuốc thường không được khuyến cáo.