Có nên uống nghệ nano liên tục không

Tinh bột nghệ nano là một khái niệm không mới, tuy nhiên để thực sự hiểu rõ về công dụng, sự khác biệt cũng như cách dùng thì không phải ai cũng biết.

Tinh bột nghệ nano hay nano- curcumin được biết đến là một bước ngoặt lớn trong việc kết hợp giữa y học cổ truyền và công nghệ hiện đại (công nghệ nano) để tạo ra sản phẩm phòng ngừa và điều trị ung thư cũng như các bệnh mãn tính khác.

Hiểu một cách đơn giản thì đây là loại tinh bột nghệ vàng thông thường được bổ sung thêm thành phần nano curcumin sản xuất từ curcumin của củ nghệ tươi và một số thành phần khác để làm tăng hiệu quả điều trị bệnh gấp nhiều lần.

Có nên uống nghệ nano liên tục không

Một vài điểm nhận diện cơ bản tinh bột nghệ vàng và tinh bột nghệ nano:

Tinh bột nghệ vàng

Tinh bột nghệ nano

Màu vàng tươi

Màu vàng cam, sẫm màu

Bột mịn, không có hạt lợn cợn

Bột mịn, không có hạt lợn cợn, đa phần được bào chế thành dạng viên

Mùi hăng nhẹ

Không có mùi hăng

Không đắng

Không đắng

Hàm lượng curcumin giữ nguyên từ nghệ tươi

Hàm lượng curcumin được bổ sung gấp 4 lần tinh bột nghệ vàng


Như vậy, tinh bột nghệ nano cũng như tinh bột nghệ vàng, chỉ là tăng gấp 4 lần hàm lượng curcumin.

>>> Tham khảo ngay : Tinh bột nghệ vàng hữu cơ  hiện đạt tiêu chuẩn hữu cơ USDA 

Không phủ nhận những đặc biệt vượt trội mà nano - curcumin mang lại, tuy nhiên việc sử dụng như thế nào để đảm bảo an toàn và hiệu quả còn là vấn đề đáng được lưu tâm.

  • Sử dụng liều lượng ít hơn tinh bột nghệ vàng thông thường

Điểm đặc biệt của tinh bột nghệ nano đó là thời gian sử dụng sẽ ngắn hơn và tốc độ hiệu quả sẽ nhanh hơn gấp nhiều lần. Chính vì thế, người tiêu dùng cần thận trọng khi sử dụng, nhất là khi sử dụng hằng ngày.

Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thì lượng curcumin cung cấp vào cơ thể nên dùng ở khoảng 0.15g/ngày là phù hợp nếu có ý định sử dụng trong thời gian dài.

Tốt nhất khi sử dụng bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để biết liều lượng phù hợp, bởi khi lạm dụng tinh bột nghệ nano hậu quả sẽ khôn lường hơn tinh bột nghệ vàng thông thường.

  • Sẽ có những tác dụng phụ ngoài mong muốn

Việc tăng nồng độ curcumin khiến cho tinh bột nghệ nano có thể gây ra các tác dụng phụ khi sử dụng như tiêu chảy, buồn nôn, gây tăng ALP (serum alkaline phosphatase) và LHD (lactate dehydrogenase) trong huyết thanh có thể làm loạn nhịp tim, nhồi máu cơ tim...

Có nên uống nghệ nano liên tục không

  • Nồng độ curcumin cao tích lũy độc tính trong cơ thể

Tinh bột nghệ nano khi sử dụng hằng ngày còn dẫn đến nguy cơ xảy ra tăng nồng độ thuốc rất cao.

Cụ thể, curcumin gây ức chế hoạt động của các enzym chuyển hóa thuốc trong cơ thể như:

  • Glutathione-S-transferase
  • UDP-glucuronosyltransferase

Điều này dẫn đến việc tích lũy độc tính trong cơ thể, do đó, cần cân nhắc trước khi quyết định đưa lượng lớn curcumin vào người.

  • Cẩn thận khi dùng với các loại thuốc cho người cao tuổi

Hầu hết tinh bột nghệ nano hiện nay trên thị trường đều có kết hợp với piperine (chất ức chế không cạnh tranh với CYP3A4) trong công thức bào chế.

Khả năng ức chế enzym CYP3A4 của chế phẩm nano - curcumin có thể gây ra nhiều tương tác nguy hiểm với nhiều loại thuốc, đặc biệt là thuốc cho người cao tuổi như thuốc điều trị tăng huyết áp, các thuốc chống loạn nhịp như amiodarone, quinidine.

3/ Những người không nên uống tinh bột nghệ curcumin:

  • Phụ nữ có thai hoặc đang muốn có thai
  • Người mắc các bệnh rối loạn về đông máu
  • Người mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản và đang điều trị bằng Tây y.
  • Người bị sỏi mật, tắc nghẽn đường dẫn mật
  • Người bị tiêu chảy, buồn nôn nên hạn chế dùng tinh bột nghệ

Có nên uống nghệ nano liên tục không

Như vậy, có thể thấy tinh bột nghệ nano là chế phẩm từ nghệ tươi được bổ sung lượng curcumin bằng công nghệ hiện đại nhằm tăng tốc độ hiệu quả của nghệ. Tuy nhiên, ưu điểm này cũng chính là nhược điểm của sản phẩm này, khi tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe.

Chính vì vậy, trước khi có ý định sử dụng, thiết nghĩ người tiêu dùng cần tìm hiểu kỹ, nếu được nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Nghệ không chỉ là một loại gia vị độc đáo mà nó còn chứa các hợp chất hoá học, điển hình là curcumin, rất tốt cho sức khỏe. Vậy những người thiếu máu có nên ăn nghệ hay không?

Nghệ là một loại gia vị phổ biến, được sử dụng rộng rãi trong nền ẩm thực của Châu Á. Nó được biết đến là nguyên liệu chính trong món cà ri. Nghệ thường có vị đắng, ấm và được sử dụng để tạo hương vị cũng như tạo màu cho món ăn.

Bên cạnh đó, củ nghệ cũng được áp dụng rộng rãi để làm thuốc. Nó có chứa một chất hoá học màu vàng có tên là curcumin, dùng để tạo màu cho thực phẩm và mỹ phẩm. Hiện nay, loại gia vị này đang được sử dụng để hỗ trợ điều trị cho các tình trạng liên quan đến viêm và đau, chẳng hạn như viêm xương khớp. Ngoài ra, nghệ cũng có tác dụng cải thiện cho các triệu chứng của bệnh sốt cỏ khô, cholesterol cao, trầm cảm, chứng ngứa và bệnh gan. Nhiều người cũng dùng nghệ để điều trị cho chứng ợ nóng, giảm khả năng tư duy và trí nhớ, căng thẳng, bệnh viêm ruột và nhiều tình trạng khác.

XEM THÊM: Ăn củ nghệ có thể chống lại ung thư?

Củ nghệ được xem là một chất chống viêm và chống ung thư hiệu quả. Tuy nhiên, trong một thí nghiệm trên chuột đã cho thấy các hợp chất hoá học trong nghệ có thể liên kết với sắt trong ruột và gây ra tình trạng thiếu sắt.

Thực tế, nghệ là một trong những gia vị được biết đến là có khả năng ức chế sự hấp thụ sắt từ 20 – 90% ở người. Hoạt chất curcumin trong nghệ liên kết với sắt ferric (Fe3+) để tạo thành phức hợp ferric-curcumin. Ngoài ra, curcumin cũng ức chế sự tổng hợp của hepcidin, một trong những peptit có quan hệ mật thiết với sự cân bằng sắt. Tình trạng thiếu sắt có thể dẫn đến thiếu máu nghiêm trọng. Do đó, những người có biểu hiện thiếu máu do thiếu sắt nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ chất bổ sung từ nghệ nào.

Nhìn chung, khả năng hấp thụ sắt ở ruột của nghệ có thể có lợi cho những người đang gặp phải tình trạng quá tải sắt, chẳng hạn như bệnh huyết sắc tố hoặc bệnh thiếu máu huyết tán (ví dụ như bệnh hồng cầu hình liềm).

XEM THÊM: Ăn nghệ có tốt cho gan không?

Có nên uống nghệ nano liên tục không

Những người thiếu máu nên hạn chế ăn nghệ

Dưới đây là một số lợi ích sức khỏe đáng chú ý của việc tiêu thụ nghệ, bao gồm:

Hợp chất curcumin trong nghệ giúp làm giảm các triệu chứng đặc trưng của bệnh sốt hoa cỏ, chẳng hạn như sổ mũi, ngứa, hắt hơi và nghẹt mũi.

Hầu hết các nghiên cứu đã cho thấy, việc sử dụng curcumin từ nghệ có thể làm giảm các triệu chứng trầm cảm ở những người đang sử dụng thuốc điều trị bệnh trầm cảm.

Củ nghệ có thể được sử dụng để làm giảm mức độ chất béo trong máu, hay còn được gọi là các chất béo trung tính. Ngoài ra, nó cũng giúp giảm mức cholesterol cao trong máu.

Có nên uống nghệ nano liên tục không

Nghệ có tác dụng giảm cholesterol trong máu

Những người mắc bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu có thể uống chiết xuất nghệ để làm giảm thiểu các dấu hiệu tổn thương gan. Nghệ được cho là có khả năng ngăn ngừa sự tích tụ nhiều chất béo trong gan ở những người mắc phải tình trạng này.

Một số nghiên cứu cho thấy, dùng chiết xuất nghệ riêng biệt hoặc kết hợp với các thành phần thảo dược khác có thể giảm đau và cải thiện chức năng của hệ xương ở những người bị thoái hoá khớp gối. Bên cạnh đó, nghệ cũng hoạt động tương tự như ibuprofen, một chất có tác dụng giảm đau xương khớp hiệu quả.

Một nghiên cứu ban đầu cho thấy, khi sử dụng sản phẩm kết hợp giữa C3 Complex và Sami Labs LTD có chứa curcumin cùng với hạt tiêu đen hàng ngày trong vòng 4 tuần có thể làm giảm được mức độ ngứa và cải thiện chất lượng cuộc sống cho những bệnh nhân bị ngứa mãn tính do khí mù tạt.

Việc uống chiết xuất nghệ hàng ngày trong vòng 7 ngày trước kỳ kinh nguyệt và tiếp tục uống trong 3 ngày sau khi kinh nguyệt kết thúc có thể giúp bạn cải thiện được các tình trạng đau đầu, mệt mỏi và khó chịu do hội chứng PMS gây ra.

Nghệ được cho là an toàn tuyệt đối khi sử dụng bằng đường uống trong một thời gian ngắn. Các sản phẩm từ nghệ cung cấp tới 8 gam curcumin mỗi ngày cũng được xem là an toàn khi sử dụng tối đa 2 tháng. Thực tế, nghệ hầu như không gây ra các tác dụng phụ quá nghiệm trọng đối với sức khỏe. Tuy nhiên, một số người có thể gặp phải các tác dụng phụ nhẹ như buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy và chóng mặt. Những phản ứng phụ này có thể xảy ra nếu bạn sử dụng nghệ ở liều cao.

Bên cạnh đó, nghệ cũng an toàn tuyệt đối khi được thoa lên da. Nó cũng có thể không gây ra tác dụng phụ khi được thoa lên vùng da bên trong miệng. Ngoài ra, khi thoa nghệ vào trực tràng cũng rất an toan, thậm chí loại củ này có thể làm thuốc xổ.

Có nên uống nghệ nano liên tục không

Tiêu chảy là một trong những tác dụng phụ của nghệ

Nghệ là thực phẩm an toàn tuyệt đối khi được tiêu thụ bằng đường uống với một số loại thực phẩm trong thời kỳ mang thai và cho con bú. Tuy nhiên, nó sẽ không an toàn khi được dùng bằng đường uống với một số loại thuốc trong thai kỳ. Vì nó có thể thúc đẩy kinh nguyệt hoặc kích thích tử cung, gây nguy hiểm cho sức khỏe của cả mẹ và bé.

Nghệ có thể khiến cho các vấn đề về túi mật trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó, bạn không nên sử dụng nghệ nếu bị mắc bệnh sỏi thận hoặc tắc nghẽn ống mật.

Sử dụng nghệ có thể làm chậm lại quá trình đông máu. Điều này sẽ làm tăng nguy cơ bị chảy máu và bầm tím ở những người mắc rối loạn chảy máu.

Chất hoá học curcumin trong nghệ có thể hoạt động như một hormone estrogen trong cơ thể. Điều này khiến cho cơ thể trở nên nhạy cảm với hormone hơn. Ngoài ra, một số nghiên cứu cũng cho thấy, nghệ có thể làm giảm sự tác động của estrogen ở một số tế bào ung thư nhạy cảm với hormone, chẳng hạn như ung thư vú, ung thư tử cung, u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung và ung thư buồng trứng. Vì vậy, nếu bạn đang mắc phải một bệnh lý nhất định, bạn hãy sử dụng nghệ một cách thận trọng để tránh khiến bệnh trở nên tồi tệ hơn do tiếp xúc với hormone.

Tiêu thụ nghệ có thể làm giảm mức hormone testosterone và sự di chuyển của tinh trùng ở nam giới. Điều này có thể làm cản trở khả năng sinh sản, do đó bạn nên cân nhắc sử dụng nghệ nếu đang cố gắng sinh con.

Việc sử dụng nghệ có thể làm cản trở quá trình hấp thụ sắt của cơ thể. Do đó, những người bị thiếu sắt nên thận trọng khi dùng chúng.

Có nên uống nghệ nano liên tục không

Người mắc bệnh thiếu sắt nên cân nhắc khi sử dụng nghệ

Nghệ được cho là có nguy cơ làm hỏng gan, đặc biệt là ở những người mắc các bệnh về gan. Vì thế, để đảm bảo an toàn, tốt nhất bạn không nên sử dụng loại gia vị này nếu đang có các vấn đề về gan.

Việc sử dụng nghệ có thể làm chậm quá trình đông máu, khiến tình trạng chảy máu trở nên nghiêm trọng hơn trong và sau khi phẫu thuật. Vì thế, bạn nên dừng sử dụng nghệ ít nhất 2 tuần trước khi thực hiện cuộc phẫu thuật theo sự chỉ định của bác sĩ.

Cuối cùng, việc sử dụng nghệ cùng với một số loại thuốc chống đông máu có thể làm tăng nguy cơ bị bầm tím và chảy máu. Những loại thuốc chống đông máu phổ biến nhất, bao gồm clopidogrel (Plavix), aspirin, ibuprofen (Advil, Motrin, những loại khác), diclofenac (Voltaren, Cataflam và những loại khác), enoxaparin (Lovenox), dalteparin (Fragmin), warfarin (Coumadin) hoặc heparin. Vì thế bạn hãy thông báo với bác sĩ khi sử dụng nghệ cùng với các loại thuốc này để được điều chỉnh phù hợp.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 (phím 0 để gọi Vinmec) hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

Nguồn tham khảo: webmd.com, .ncbi.nlm.nih.gov

XEM THÊM: