Có nên học trường đại học tốp cuối không

Xung quanh câu chuyện 'Đạt 30 điểm mới nên đăng ký ngành Khoa học máy tính của Bách khoa', độc giả Tuoithantienchukodien cho rằng, : "Tôi thấy các em muốn theo ngành công nghệ thông tin, cụ thể là lập trình, không nhất thiết phải học trường top. Bản thân tôi học IT ở Đức cũng thấy giáo trình của họ cơ bản giống các trường ở Việt Nam và các trường ở Mỹ (các trường cũng viết giáo trình dựa trên những cuốn sách kinh điển về IT mà thôi).

Khác biệt chủ yếu là các bạn sinh viên phương Tây thường rất chủ động hỏi bài giáo sư trong giờ và kể cả đặt lịch hẹn hỏi ngoài giờ, đi thực tập, xin việc, trau dồi kiến thức. Vậy nên tôi nghĩ, ngành IT khác nhau không nằm ở học trường nào vì thế giới hiện tại là thế giới phẳng và kiến thức IT thì rất dễ tiếp cận, mà khác biệt là ở thái độ người học.

Nhiều bạn bè của tôi không làm đúng chuyên ngành học do họ chỉ chăm lo lúc đầu vào. Đỗ đại học rồi, các bạn không hề có quyết tâm học hành, định hướng tương lai, dẫn đến ra trường vẫn mông lung không biết làm gì, cuối cùng chọn làm trái ngành. Suy cho cùng, mục tiêu của chúng ta là đào tạo ra kỹ sư có năng lực làm việc, nên cần thắt chặt đầu ra hơn là đầu vào.

Ngoài ra, học IT mà tiếng Anh kém thì khó mà giỏi được, kể cả bạn có học trường top. Tài liệu hãng đưa ra, sách nghiên cứu, khóa học trên Internet toàn tiếng Anh. Chưa kể làm IT muốn giỏi phải luôn trau dồi kiến thức từ Internet hoặc nói chuyện với đối tác nước ngoài. Thế nên, các bạn không đậu Bách Khoa thì có thể học trường khác, trau dồi thêm tiếng Anh, tiếng Nhật..., tự học, tự khám phá thêm những kiến thức mới thì tôi tin ra trường vẫn hoàn toàn tự tin kiếm việc lương cao".

>> Đằng sau lương 100 triệu của kỹ sư IT

Đồng quan điểm, bạn đọc Pham Van Duy chỉ ra yếu tố làm nên thành công của một kỹ sư IT không năm ở việc học trường top: "Học trường nào không quá quan trọng mà là học xong bạn làm được gì? Xuất phát điểm cao chưa chắc đã thành công. Có rất nhiều trung tâm đào tạo lập trình uy tín, theo chương trình của Mỹ, Ấn Độ, học xong có thể làm được rất nhiều dự án lớn. Những người thi được điểm cao, là người rất thông minh, chăm chỉ, có kế hoạch cho tương lai, nếu các em này duy trì phương thức này, chắc chắn sẽ thành công ở mọi mặt trận, chứ không phải cứ học trường điểm cao mới thành công.

Các ông ty lớn thường quan tâm đến bạn đã tham gia xây dựng dự án nào? Họ xem dự án giá trị bao nhiêu? Chứ chẳng ai quan tâm nhiều đến bạn học trường nào? Còn các công ty không quan tâm đến dự án của bạn đã làm thì chỉ có thể là công ty mới, họ cần người vào để đào tạo lại từ đầu, không phải cần các chuyên gia có thể tác chiến ngay. Nếu nhà tuyển dụng cứ dựa vào tiêu chí học trường nào để tuyển người thì sẽ bỏ qua rất nhiều nhân tài.

Thế nên, các bạn nếu không vào được trường top, vẫn có thể học trường bình thường và tham gia thêm các khóa đào tạo, xây dựng các dự án tốt. Khi ra trường, chắc chắn sẽ có công ty tuyển ngay. Con đường đến với thành công ngoài thông minh, chăm chỉ, kiên trì theo đuổi đam mê ra còn có thêm yếu tố cơ hội nữa.

Tôi đồng ý rằng sinh viên tốt nghiệp trường top sẽ được coi trọng hơn, vì dù sao họ cũng đã vượt qua khá nhiều thử thách. Thế nhưng, tôi vẫn khuyên các bạn nên học song song cùng lúc cả đại học và trang bị cho mình kinh nghiệm khi còn là sinh viên. Nhờ đó, khi ra trường các bạn sẽ được tiếp cận nhanh với thực tế hơn.

Những bạn không có cơ hội trúng tuyển vào các trường top cũng không nên quá buồn, đó không phải là tất cả. Hãy hoạch định tương lai cho mình và theo đuổi đam mê, chắc chắn sau này thành công sẽ đến".

Lê Phạm tổng hợp

>> Bạn có đồng tình với quan điểm trên? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net.

    Đang tải...

  • {{title}}

Xin Ban tư vấn cho em hỏi là em đăng kí nguyện vọng thi HV An ninh, nếu em không đỗ thì em có được đồng thời xét xuống trung cấp và xét NV2 của các trường dân sự khác không? ( )


Em được xét tuyển xuống trường trung cấp và sang các trường đại học khác có cùng khối thi.


Hiện đang học CĐ nhưng năm nay em muốn dự thi ĐH Kinh tế TPHCM, nhưng trong quy định khi đến dự thi là phải xuất trình bằng tốt nghiệp hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời, em vừa tốt nghiệp năm 2010 nên trường THPT chỉ phát cho em 2 giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời, 1 giấy em đã nộp cho trường cao đẳng em đang học, giấy còn lại em đã vô tình làm thất lạc, vậy em có thể đến dự thi đại học xong rồi khi nào có giấy báo nhập học thì em sẽ bổ sung bằng tốt nghiệp sau được không ? ()


Em vẫn có thểdự thi đại học. Tuy nhiên, em tốt nghiệp THPT năm 2010 thì bây giờ đã có bằng tốt nghiệp chính. Em có thể trở về trường THPT để lấy bằng. Em tốt nghiệp năm 2010 và giấy chứng nhận tốt nghiệp chỉ có hiệu lực trong năm đó để dự thi. Em thi đại học năm nay là thí sinh tự do nên khi đến làm thủ tục dự thi phải mang theo bằng tốt nghiệp để làm thủ tục.


Nếu em không có 1 địa chỉ cụ thể để nhận giấy báo dự thi thì em phải ghi mục này thế nào, em có thể nhận giấy báo dự thi tại trường em đăng kí dự thi được không? ( )


Em ghi theo địa chỉ trường THPT nơi em học để khỏi thất lạc.


Em đọc nhiều báo chí và nghe mọi người thường nói về trường đại học tốp trên, đại học tốp giữa, đại học vùng. Đâu là căn cứ để phân chia như vậy? Em có dự định thi vào trường ĐH Thương Mại, em muốn hỏi nếu em thi vào trường nhưng không đủ điểm vào nghành đã chọn thì có được nhà trường xếp vào các nghành khác có điểm chuẩn thấp hơn hay không? Và sinh viên đang theo học tại trường có được phép học cùng lúc 2 ngành được không? Nếu được thì phải thỏa mãn những yêu cầu gì? ( )


Đó là cách gọi để dễ phân biệt về điểm chuẩn của các trường, tuy nhiên đây không phải cố định mà mấy năm trở lại đây điểm chuẩn của các trường luôn có dao động. Cụ thể:


Tốp trên là những trường có mức điểm trúng tuyển hàng năm luôn luôn cao nhất, vượt trội hẳn so với các trường khác cùng khối thi ở mỗi đợt thi. Để đỗ vào được các trường này, thí sinh phải có lực học khá giỏi mới có khả năng đỗ, có thể kể một số trường như ĐH Ngoại thương, ĐH Y Hà Nội, Học viện Tài chính, Học viện Ngân hàng, ĐH Kinh tế quốc dân, Học viện Tài chính, Học viện Ngoại giao, ĐH Quốc gia Hà Nội, ĐH Sư phạm Hà Nội, ĐH Xây dựng, ĐH Bách khoa Hà Nội...điểm chuẩn luôn luôn ở mức cao hơn từ 2 - 3 điểm so với các trường khác.


Tốp giữa là những trường có mức điểm chuẩn thấp hơn, nhiều năm trở lại đây luôn giữ ở mức từ 17 đến 22 điểm. Đó là những trường như ĐH Thương mại, ĐH Công đoàn, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, ĐH Công nghiệp, ĐH Điện lực, ĐH Thái Nguyên...


Còn tốp dưới là những trường có mức điểm dưới mức 17 cho tới tiệm cận và bằng điểm sàn. Những trường dân lập hầu hết đều nằm trong tốp này. Tốp dưới còn gồm những trường ĐH vùng và những ngành khó tuyển sinh của một số trường ĐH như ngành Trồng trọt của các ĐH Nông lâm, ĐH Nông nghiệp... trong nhiều năm, mức điểm chuẩn luôn suýt soát điểm sàn.


Em thi vào ĐH Thương mại nếu không đủ điểm vào ngành mình đăng ký mà có nguyện vọng vào ngành khác cùng khối thi trong trường còn thiếu chỉ tiêu và xét tuyển thì em được đăng ký xét tuyển.


Sinh viên đang học được học thêm ngành khác trong trường nhưng với điều kiện lực học của em phải đạt loại giỏi.


Có nên học trường đại học tốp cuối không


Hiện tại em muốn đăng ký vào 2 trường là: Đại học Kinh doanh và công nghệ Hà Nội và Cao Đẳng Công nghệ Hà Nội nhưng trường Cao Đẳng công nghệ Hà Nội lại không tổ chức thi mà lấy điểm thi ĐH để xét tuyển. Như vậy em muốn gửi 2 hồ sơ như sau: Hồ sơ 1: em ĐKDT và có nguyện vọng muốn học tại trường ĐH kinh doanh và công nghệ HN; Hồ sơ 2: em đăng ký thi nhờ trường ĐH kinh doanh và công nghệ để lấy điểm xét tuyển vào trường CĐ công nghệ HN 2 hồ sơ này đều thi cùng khối, như vậy liệu có được không? ( )


Trong trường hợp của em thì em chỉ cần làm 1 hồ sơ dự thi vào ĐH Kinh doanh và Công nghệ, nếu không đỗ vào trường mà điểm của em có kết quả thi từ điểm sàn đại học (hoặc cao đẳng) trở lên thì em được quyền nộp hồ sơ xét tuyển đến trường CĐ Công nghệ Hà Nội.


Nếu em đăng kí ưu tiên xét tuyển vào 1 trường ĐH (dành cho HS giỏi quốc gia) nhưng em thi tuyển sinh để lấy điểm xét tuyển tại 1 trường khác (cho tiện việc đi lại) thì trong mục 2 hồ sơ ĐKDT em có cần điền mã ngành của trường em mượn thi hay không? (trường em đăng kí ưu tiên xét tuyển cũng có tổ chức thi tuyển sinh)?( )


Vì trường đăng ký ưu tiên xét tuyển tổ chức thi nên để thuận lợi cho việc xét tuyển, em nên nộp hồ sơ vào trường mình dự thi. Tránh thi nhờ vì trường đó có thể không xét tuyển NV2 lúc đó lại vất vả cho em việc xét tuyển vào trường.


Em có nguyện vọng học tại trường Cao Đẳng công nghệ Hà Nội, nhưng trường lại không tổ chức thi. Như vậy, em phải đăng ký thi ở trường Cao Đẳng khác hay là ĐH? Nếu phải đăng ký thi ở trường ĐH khác thì em phải thi theo đề thi ĐH hay CĐ vậy? ( )


Em đăng ký dự thi ở trường ĐH hay CĐ khác đều được nhưng với điều kiện điểm thi ĐH hoặc CĐ của em phải bằng điểm sàn trở lên (không có môn nào bị điểm 0) thì em mới được đăng ký xét tuyển sang trường CĐ Công nghệ Hà Nội.


Khi em nộp hồ sơ, em quên mất chưa ghi khu vực ưu tiên. Vậy có làm sao không? Liệu em có được cộng điểm không? ( )

Em quên ghi mục ưu tiên thì bây giờ đến nơi nộp hồ sơ để thêm vào, trong trường hợp nếu không được thì đến ngày làm thủ tục dự thi, em yêu cầu cán bộ của trường điều chỉnh lại cho em tránh thiệt thòi.