Có nên cho cá betta ăn khi đang ép

Có nên cho cá betta ăn khi đang ép

Khi ép cá betta sinh sản thì thông thường cá mái đẻ xong, chúng ta bắt mái ra để trống ở lại giữ tổ và 2 ngày sau sẽ nở ra cá bột. Đó là khi cá betta sinh sản bình thường, nhưng cũng có lúc chúng ta cần bắt cá trống ra để trứng tự nở. Nếu làm không đúng cách thì cá con nở ra ít và sẽ bị chết.

Để ấp cạn cho cá betta thì cần xem xét xem con trống của mình có dấu hiệu được nêu ở dưới đây không nhé, nếu có thì cần phải ấp cạn ngay nhé.

Có nên cho cá betta ăn khi đang ép

Cá bột nở ra rất nhiều sau khi ấp cạn

Khi thấy có 1 số dấu hiệu sau thì nền ấp cạn:

  • Cá trống ăn trứng.
  • Cá trống không chịu gắp trứng cho vào tổ bọt.
  • Cá trống ăn con, mặc dù vẫn chăm trứng. Cái này phát hiện do lứa đẻ lần trước.
  • Tác động bên ngoài : Tiếng ồn ào, thò tày vào hồ cá…làm cá thấy không an toàn sẽ ăn trứng.

Khi ấp cạn sẽ có ưu vá nhược điểm của nó, tuy nhiên chúng ta cũng phải làm đễ giữ số lượng bầy cá.

Ưu Điểm : Giúp giữ lại được con khi gặp con trứng có tật ăn trứng. Cách ấp này cho tỉ lệ nở rất cao, đến 95%.

Nhược điểm : Cá trống chăm con sẽ tốt hơn khi ấp cạn.

Khi cá đã đẻ trứng ra thì các bạn bắt cá trống và mái ra ngoài chỉ để tại tổ trứng. Dùng vòi hút nước chỉ để lại mực nước khoảng 0,5 cm ( hay 1 lóng tay ). Mục đích để khi cá nở nó sẽ bơi lên được mặt nước để thở oxy, còn cá trống khi chăm con thì nó sẽ ngậm con và phun vào tổ bọt.

Để nguyên tổ trứng vậy hoặc khuấy ra cho đều cũng được.  Đậy nắp lại tránh muỗi vào đẻ trứng gây lăng quăng nó sẽ ăn cá bột. Sau khoảng 2 ngày để nơi mát thì trứng sẽ nở ra cá bột.

Sử dụng dụng cụ hút cặn rồi hút trứng không nở ra để tránh ô nhiễm nguồn nước. Cá trống ấp trứng thì nó sẽ ăn những trứng không nở.

Sau 1 ngày thì châm nước vào cao khoảng 1cm, sau 3 ngày từ khi nở cá sẽ bơi ngang thì châm nước cao khoảng 2m và chăm sóc cá betta bột như bình thường. Cho ăn Artenia ấp khoảng 3 ngày rồi cho ăn bobo, khoảng 5 ngày đổ ra hồ lớn để cá phát triển nhanh hơn ( lúc cho cá đẻ thì để trong thùng kem đường kính khoảng 22cm ).

Khi cho cá betta sinh sản thì nên để ý xem con trống có tính ăn trứng không để bắt ra, hoặc ăn con thì lần đẻ tiếp theo bắt cá ra liền và cho ấp cạn. Chúc thành công.

– Trong quá trình nuôi cá Betta, sau 1 thời gian dài thế nào các bạn cũng sẽ đến vấn đề ” Mình muốn ép 1 cặp cá cho vui ” .Thế là các bạn chạy đi lùng sục tất tần tật những nơi có thể kiếm được một chú cá mái đẹp và chuẩn để ép

– Thế nhưng thoạt nhìn những nhà lai tạo có tiếng các bạn cứ nghĩ là ép cá rất dễ, vấn đề chỉ nan giải ở giai đoạn làm sao nuôi cá con lớn lên và số lượng là bao nhiêu mà thôi. Điều này cũng có thể đúng nhưng cũng thực sự khó khăn cho bạn nếu bạn nằm trong trường hợp này : Bạn chỉ có duy nhất 1 cặp cá giống loại màu sắc hay hình dạng bạn thích mà bạn cho chúng ép hoài mà vẫn không thành công. Đó thật sự là 1 vấn đề cần phải quan tâm

– Một chú cá mái đẹp giá rất mắc thế nhưng để sở hữu được nó thì đâu phải dễ dàng gì và đâu phải có sẵn cho bạn lựa chọn bất kỳ lúc nào mà có khi bạn phải chờ đợi hay đặt hàng 1 thời gian dài mới có con mái ưng ý ( mặc dù bạn đang sỡ hữu 1 chú cá trống rất đẹp và đang nôn nóng cho lai tạo ).

– Thế nhưng 1 số nhà lai tạo lại chỉ bán ra cá mái có hình thể và tháng tuổi còn non ( 1 điều làm nản những người nóng vội ). Lúc này bạn phải đem về chăm sóc thêm 1 thời gian dài mới có thể cho lại tạo được, quá trình nuôi thúc chúng mang trứng quả là 1 kỳ công, bạn phải chăm sóc chúng kỹ đến dường nào nhằm mong muốn chúng sẽ cho mình những ông chủ yêu cá của chúng 1 bầy con thật đông đúc và khoẻ mạnh. Một chặng đường gian nan trước khi có thể cho lai tạo từ bệnh tật đến những lý do khách quan như cá nhảy ra ngoài hay thời tiết thay đổi đột ngột … mà chúng ta cần tránh cho chúng

– Thế rồi ngày chúng ta mong đợi nhiều nhất đã đến, lúc này cá đã căng trứng và có thể đẻ. Bao hy vọng dồn vào chúng từ việc chuẩn bị hồ ép và cả thức ăn trước cho lũ cá con đều được quan tâm. Lúc này các bạn , tất cả chúng ta ai cũng mong muốn chúng ép thành công. Thế nhưng có 1 điều sẽ dễ làm các bạn hụt hẫng trong quá trình lai tạo. Lúc này có nhiều vấn đề xảy ra trong hồ ép , sau đây là 1 số trừơng hợp các bạn tham khảo qua xem đó là 1 kinh nghiệm vì hầu như tất cả những người ép cá Betta dù sớm hay muộn cũng gặp phải trường hợp này :

+ Cá trống mất khả năng sinh sản ( ko cuộn quanh người cá mái được , cá quá dữ chỉ biết cắn, rượt cá mái, cá đẻ rồi nhưng ko biết giữ trứng,cá trống ăn trứng, trứng ko nở, trừơng hợp khác là cá con nở nhưng cá trống lại không biết cách chăm con)

+ Cá mái căng trứng nhưng không chịu đẻ

+ Cá mái quá dữ , đánh cá trống chạy mất dép 

+ Cá mái ăn trứng trong lúc sinh sản

Có nên cho cá betta ăn khi đang ép

– Một số trường hợp đặc biệt khác là cá tự xì trứng ( lúc này bạn ko thể cứu vãn được mất đi công sức chăm sóc bao lâu này) cá mái tự xì trứng nhưng ko ăn mà lại làm thành tổ bọt như cá trống ( đây là 1 trừơng hợp khá lý thú mà tôi đã từng thấy bởi 1 chú cá mái Red Gold do 1 người bạn tặng )

– Trường hợp cá trống còn khá non và nhỏ con hơn cá mái ½ thì chúng ta vẫn có thể cho ép bình thường (khi cần giữ dòng cá gấp ) nếu như cá trống ko bị cá mái đánh bại

– Chỉ một vấn đề nhỏ trong việc lai tạo cá Betta thôi mà đã có rất nhiều vấn đề phát sinh rồi thì các bạn có thể thấy chúng không hoàn toàn dễ lai tạo như các bạn nghĩ. Một kinh nghiệm của tôi và của nhiều người bạn sau nhiều năm chơi Betta và cá lia thia chọi của mình đúc kết ra rằng thông thường những cá thể chọi bình thường chúng ta cho lai rất dễ, cá trống và mái đều sinh sản rất tốt nhưng khi chuyển qua Betta cảnh thì một vấn đề gặp phải là cho chúng sinh sản thực sự là một vấn đề nan giải. Những chú Betta cảnh càng đẹp thì lại càng khó lai tạo, điều này có thể lý giải 1 cách dân dã như anh em chơi Betta chúng tôi hay nghĩ là : có lẽ do khi lai tạo chúng ta đã quá chú tâm đến hình dáng màu sắc của chúng mà vô tình làm thái hoá đi bản năng tự nhiên, khả năng sinh sản, chăm con của chúng. Vì vậy khi lại tạo 1 dòng nào chúng ta ưa thích thì 1 điều khá quan trọng là : Khả năng sinh sản và chăm con của những con cá cha mẹ đó như thế nào để chúng ta còn suy nghĩ có nên tiếp tục 1 dòng cá KHÓ KHĂN trong sinh sản đó không.

Nguồn betta.ketviet

Vấn đề cá (lia thia, xiêm) đực ăn trứng có lẽ gây đau đầu cho các anh em nhất khi ép cá. Nhiều anh em chia sẻ, đã bỏ nhiều công sức chuẩn bị cho cặp cá sinh sản nhưng đột nhiên cá đực ăn mất trứng, không biết phải xử lý hay khắc phục thế nào đây?

Có nên cho cá betta ăn khi đang ép
Cá đực ăn trứng phải xử lý thế nào

Trong quá trình nuôi cá và ép cá betta, Bettviet cũng gặp những tình trạng tương tự nên chia sẻ với các anh em chơi cá một vài cách xử lý dưới đây.

Trong trường hợp:

  • ➢ Cá đực ăn trứng sau khi cá cái đẻ ra.
  • ➢ Cá đực ăn trứng sau khi nhả lên ổ bọt.

Thì cách xử lý rất đơn giản, anh em chỉ cần nhẹ nhàng vớt cá đực ra ngay sau sinh sản là được.

Có nên cho cá betta ăn khi đang ép
cá đực ăn trứng

Ở một vài trường hợp phức tạo hơn, cá đực ngu ngốc thích ăn trứng, làm bạn phí hoài công sức, thì nên xử lý theo hướng sau.

  • Bước 1: Chuẩn bị một ống hút và một chậu nhỏ để vớt cá con ra riêng.
  • Bước 2: Đợi đến khi cặp cá sinh sản được 15-20 phút thì bạn nhẹ nhàng đặt ống hút xuống nước, ngay bên dưới ổ bọt.
  • Bước 3: Vài phút đầu khi bạn đặt ống hút xuống nước, cặp cá sẽ có đôi chút đề phòng. Do đó, bạn nên giữ yên và không nên di chuyển ống hút.
  • Bước 4: Khi cá cái đẻ trứng, trứng rơi xuống nước, chủ nuôi nhẹ nhàng hút trứng và cho vào chậu nhỏ để riêng.
  • Bước 5: Sau khi hút xong trứng, bạn nên giữ yên ống hút ở vị trí cố định rồi chờ đến lượt sinh sản kế tiếp và thực hiện tương tự.

Bettaviet cũng từng thử cách này và có khi thành công, có khi lại thất bại. Một phần có lẽ do đưa ống hút vào quá sớm, làm bọn cá phát hiện ra, tụi nó hoảng lên rồi ngừng đẻ luôn.

Mình cũng chia sẻ với các anh em để anh em rút kinh nghiệm, cho ống hút vào đúng lúc, khi bọn chúng đang mải mê thì sẽ ít để ý đến anh em hơn.

Một điểm bất lợi của cách này là có thể anh em sẽ không thu được nhiều trứng, hoặc một số trứng chưa được thụ tinh. Nhưng dù sao thì bạn cũng thu được một phần trứng, thà có còn hơn không.

Xem thêm: