Có nên cho bé bú bình khi ngủ

Khi nào nên ngừng cho trẻ bú bình trước khi đi ngủ?

Trẻ bú bình trước khi đi ngủ nên ngừng khi nào là tốt nhất là câu hỏi mà nhiều mẹ bỉm sữa quan tâm. Ông Bradley Bradford, bác sĩ nhi khoa ở Delray Beach, Florida, kiêm phát ngôn viên của Viện Hàn lâm Nhi khoa Mỹ cho rằng: Bạn có thể bắt đầu ngừng cho trẻ bú bình trước khi đi ngủ khi trẻ được từ 6 đến 9 tháng tuổi.

Có nên cho trẻ bú khi ngủ?

Có rất nhiều ý kiến ​​khác nhau về việc có nên cho trẻ sơ sinh bú khi đang ngủ. Điều này khiến các mẹ bỉm sữa lo âu liệu cho trẻ bú đêm có hại không. Một số người tin rằng đây là điều bắt buộc, trong khi một số khác lại cho rằng cho trẻ bú đêm là không an toàn. Việc cho trẻ bú đêm có thể khiến cả mẹ và bé chỉ ngủ được khoảng 3 đến 4 giờ mỗi đêm. Ngoài ra, việc này cũng có thể làm tăng nguy cơ khó thở ở trẻ sơ sinh. Bên cạnh đó, đôi lúc người mẹ ngủ quên có thể vô tình gây chèn ép trẻ, dễ gây nguy hiểm. Những nguy cơ này sẽ cao hơn đối với trẻ sinh non, trẻ thiếu cân và trẻ dưới bốn tháng tuổi.

Vậy có nên cho trẻ bú đêm? Với các bé mới sinh, đặc biệt là trẻ dưới 6 tuần tuổi, hầu hết trẻ đều có nhu cầu bú đêm nhiều bởi lúc này dạ dày của con còn nhỏ, bé cần ăn liên tục để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng. Do đó, với những trẻ háu ăn nhưng ham ngủ, do đó bé bú đêm nhiều hơn ngày. Và khi đến cữ bú, mẹ có thể cho bé bú mà không cần đánh thức con dậy. Mẹ có thể nhấc bé ra khỏi cũi, cho bé ăn, thay tã và đặt bé ngủ trở.

Tuy nhiên, khi cho con bú trong trạng thái bé còn ngủ, mẹ nên để ý lực mút của bé. Nếu lực mút quá nhẹ thì khả năng cao là con không thực sự bú, chỉ mút ti mẹ vì quán tính nên lượng sữa mà con nhận được sẽ rất ít. Do đó, mẹ có thể cho bé bú bù vào cữ bú sau hoặc tăng số lần bú trong thời gian con thức. Lưu ý là mẹ nên đảm bảo mỗi đêm con bú được khoảng 3 – 4 cữ. Bằng cách này, bé sẽ thấy no và ngủ mỗi đêm ít nhất được khoảng 5 giờ.

Vậy trẻ bú đêm đến khi nào? Từ 6 tháng trở đi, khi bé đã bắt đầu bước vào thời kỳ ăn dặm thì mẹ nên cho trẻ 6 tháng tuổi bỏ bú đêm hoặc giảm số cữ cho bú đêm xuống. Điều này sẽ có lợi cho quá trình ăn dặm cũng như ăn sữa vào ban ngày của bé.

>>> Bạn có thể quan tâm: Cho trẻ bú sữa mẹ đến khi nào? Đâu là thời điểm cai sữa tốt nhất?

1. Cho bé bú nằm không an toàn

Không chuyên gia nhi khoa nào hướng dẫn hay khuyến khích các mẹ cho con bú bình khi nằm. Mặc dù tư thế này giúp bé cảm thấy thư giãn nhưng lại rất dễ khiến bé bị nôn trớ, sặc sữa.

Thế nên nếu cần cho bé bú nằm thì mẹ phải kê thêm gối để phần đầu bé được nâng cao, tránh việc sữa đổ dốc từ miệng xuống như khi nằm thẳng, tránh được các nguy cơ gây hại cho sức khỏe sẽ được làm rõ ngay sau đây.



2. Cho bé vừa ngủ vừa bú bình

Tư thế nằm khi bú bình không được khuyến khích cũng bởi nằm bú khiến bé dễ ngủ quên. Việc mút mát bú bình luôn khiến bé cảm thấy thoải mái, thư giãn nên dễ đi vào giấc ngủ hơn. Nếu bé ngủ quên trong lúc bú bình mẹ nên dừng việc cho bé ăn lại. Bởi việc ăn trong vô thức và bị động như vậy dễ xảy ra tình trạng bé không nuốt sữa kịp gây sặc, trào ngược, tắc đường thở rất nguy hiểm nếu mẹ không kịp thời phát hiện và xử lý.

Khi trào ngược sữa có thể chảy vào tai bé mà mẹ không biết để vệ sinh tai cho bé tức thì dẫn đến viêm tai và có thể ảnh hưởng đến thính giác của bé sau này.

Nghiêm trọng hơn, vừa nằm ngủ vừa bú bình khiến đường phổi của bé phải hoàn toàn mở để không khí đi vào. Lúc này, chỉ cần một chút sơ ý cũng sẽ khiến lượng sữa nhỏ chảy thẳng vào phổi thông qua đường thở, gây tắc nghẽn về hô hấp, viêm phổi.

Nhiều mẹ nói nhưng bỏ bình ra bé lại tỉnh ngủ, phải cho bú mới không quấy khóc và ngủ lại. Thực ra nếu đã no bụng thì bé chỉ cần được mút mát chứ không có nhu cầu ăn thêm, một chiếc núm ty giả lúc này hợp lý hơn là bắt bé vừa ăn vừa ngủ. Không nên tạo thói quen xấu khi ngủ cho bé.

Video liên quan

Chủ đề