Có mấy cách chính để tạo ra từ phức

Trong tiếng Việt, Từ là đơn vị có nghĩa nhỏ nhất được tạo nên bởi tiếng. Khi xét về mặt cấu tạo, từ bao gồm từ đơn và từ phức. Khi tìm hiểu về hai loại từ này gây nhiều khó khăn lúng túng cho nhiều người.

Để giải đáp các thắc mắc liên quan, mời quý bạn đọc theo dõi bài viết Từ đơn là gì? Từ phức là gì?

Từ đơn là gì?

Trong tiếng Việt, khi chúng ta dùng một tiếng tạo nên một từ sẽ cho ta các từ đơn. Như vậy, có thể hiểu từ đơn là từ chỉ gồm có một tiếng có nghĩa.

Chẳng hạn như các từ sau: Bảng, bàn, phấn, sách, vở, bút…. Các từ này đều được cấu tạo bởi một tiếng và tiếng này khi đứng một mình vẫn có nghĩa.

Cấu tạo của từ đơn?

Từ định nghĩa từ đơn là gì, ta thấy được rằng, bộ phận cấu tạo nên từ đơn là một tiếng có nghĩa. Trong đó, tiếng là đơn vị dùng để cấu tạo từ bao gồm: Âm, vần và thanh.

– Âm: Trong tiếng việt có 22 phụ âm : b, c (k,q), ch, d, đ, g (gh), h, kh, l, m, n, nh, ng (ngh), p, ph, r, s, t, tr, th, v, x. Bên cạnh đó, có 11 nguyên âm: i, e, ê, ư, u, o, ô, ơ, a, ă, â.

– Vần: Vần gồm có 3 phần : âm đệm, âm chính , âm cuối.

+ Âm đệm:

* Âm đệm được ghi bằng con chữ u và o. Âm đệm được ghi bằng con chữ o khi đứng trước các nguyên âm: a, ă, e; ghi bằng con chữ u khi đứng trước các nguyên âm y, ê, ơ, â.

*Âm đệm không xuất hiện sau các phụ âm b, m, v, ph, n, r, g. Trừ các trường hợp:

(i) Sau ph, b: thùng phuy, voan, ô tô buýt (là từ nước ngoài)

(ii) Sau n: thê noa, noãn sào (2 từ Hán Việt)

(iii) Sau r: roàn roạt.(1 từ)

(iv) Sau g: goá (1 từ)

+ Âm chính:

Trong Tiếng Việt, nguyên âm nào cũng có thể làm âm chính của tiếng.

* Các nguyên âm đơn: (11 nguyên âm ghi ở trên)

* Các nguyên âm đôi : Có 3 nguyên âm đôi và được tách thành 8 nguyên âm sau:

(i) iê:

Ghi bằng ia khi phía trước không có âm đệm và phía sau không có âm cuối (VD: mía, tia, kia,…)

Ghi bằng yê khi phía trước có âm đệm hoặc không có âm nào, phía sau có âm cuối (VD: yêu, chuyên,…)

Ghi bằng ya khi phía trước có âm đệm và phía sau không có âm cuối (VD: khuya,…)

Ghi bằng iê khi phía trước có phụ âm đầu, phía sau có âm cuối (VD: tiên, kiến,…)

(ii) uơ:

Ghi bằng ươ khi sau nó có âm cuối ( VD: mượn,…)

Ghi bằng ưa khi phía sau nó không có âm cuối (VD: ưa,…)

(iii) uô:

Ghi bằng uô khi sau nó có âm cuối (VD: muốn,…)

Ghi bằng ua khi sau nó không có âm cuối (VD: mua,…)

– Âm cuối:

+ Các phụ âm cuối vần : p, t, c (ch), m, n, ng (nh)

+ 2 bán âm cuối vần : i, y

– Thanh: Tiếng Việt có 6 thanh: thanh ngang (còn gọi là thanh không), thanh huyền, thanh sắc, thanh hỏi, thanh ngã, thanh nặng.

Ví dụ: Tiếng “Nhà” được cấu tạo bởi phụ âm “nh”, vần “a” và thanh huyền.

Bên cạnh từ đơn, từ phức là loại từ đặc biệt quan trọng cấu tạo nên câu trong tiếng Việt. Để tìm hiểu rõ hơn, mời quý bạn đọc theo dõi phần tiếp theo của bài viết từ đơn là gì? Từ phức là gì?

Từ phức là gì?

Từ phức được hiểu là loại từ gồm hai tiếng trở lên tạo thành, có nghĩa.

Ví dụ: Từ “Đất nước” là từ phức được tạo thành bởi 2 tiếng có nghĩa đó là từ Đất và Nước:

+ “Đất” có nghĩa là chất rắn làm thành làm trên cùng của trái đất, nơi mà con người, động vật và thực vật sinh sống.

+ “Nước” là chất lỏng không màu, không mùi và tồn tại trong tự nhiên ở ao hồ, sông, biển,…

Hai từ “Đất” và “Nước” tạo thành từ phức có nghĩa chung là phần lãnh thổ trong quan hệ với dân tộc làm chủ và sống trên đó.

Qua các thông tin ở trên, ta đã hiểu được từ đơn là gì? Từ phức là gì? Vậy làm thế nào để tạo nên một từ phức, mời quý bạn đọc theo dõi phần tiếp theo của bài viết.

Có mấy cách để tạo từ phức

Trong tiếng Việt, từ phức được tạo thành bằng hai phương thức đó phương thức ghép từ và phương thức láy từ.

– Phương thức ghép từ là việc ghép các tiếng có nghĩa lại với nhau cho từ gọi là từ ghép. Từ ghép được phân loại như sau:

+ Từ ghép đẳng lập được cấu tạo bởi các từ đều rõ nghĩa, chẳng hạn như từ “ăn ở”. Ngoài ra, từ ghép được tạo thành bởi một từ rõ nghĩa và một từ không rõ nghĩa, ví dụ như từ “bếp núc”, “chợ búa”,…

+ Từ ghép chính phụ là những từ ghép mà các từ tạo thành mà từ này phụ thuộc vào từ kia. Trong đó, từ phụ có vai trò phân loại, chuyên biệt hoá và sắc thái hoá cho từ chính. Chẳng hạn như từ tàu hỏa, tàu bay,…

– Phương thức láy từ là phối hợp những tiếng có âm đầu hay vần (hoặc cả âm đầu và vần) giống nhau tạo thành từ láy. Dựa vào việc phối hợp âm hoặc vần, từ láy có các dạng cấu tạo sau:

+ Láy hoàn toàn: là láy cả âm đầu và vần, chẳng hạn như khăng khăng, kìn kìn, lù lù, đo đỏ, cuống cuồng,…

+ Láy bộ phận là những từ láy chỉ có điệp ở âm đầu hoặc vần, chẳng hạn như từ thơ thẩn, đẹp đẽ, bâng khuâng,…

Ví dụ từ phức

Như những phân tích nêu trên, ta thấy được từ phức bao gồm hai dạng cấu tạo chính là từ ghép và từ phức. Để làm rõ cũng như tránh sự nhầm lẫn giữa từ láy và từ ghép, chúng ta sẽ cùng phân loại từ láy và từ ghép trong các nhóm từ sau:

Bóng bay, thơm tho, nhân dân, rì rào, chim chích, học hành, đất nước, mặt mũi, trường lớp, chuồn chuồn, phố phường.

Từ những nội dung đã nêu ở trên, ta xác định loại từ phức trong nhóm từ cụ thể như sau:

– Từ ghép: Bóng bay, nhân dân, chim chích, học hành, đất nước, mặt mũi, trường lớp, phố phường.

– Từ láy: Thơm tho, chuồn chuồn.

Qua những nội dung trên, quý bạn đọc đã giải đáp được thắc mắc Từ đơn là gì? Từ phức là gì? Bên cạnh đó, mong rằng các thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ giúp cho quý bạn đọc biết cách sử dụng từ láy và từ ghép để diễn đạt câu sao cho dễ hiểu, ý nghĩa và sống động.

Việc nhận biết từ phức là gì trong câu đôi khi cũng khiến nhiều người phải băn khoăn và mất thời gian dài suy nghĩ. Hãy cùng khám phá ngay bài viết dưới đây để hiểu một cách chi tiết về từ loại này nhé.

Thuật ngữ từ phức được hiểu là gì?

Theo định nghĩa từ phức là gì trong sách tiếng việt lớp 4, bạn có thể hiểu đơn giản như sau: từ phức là từ ghép, do 2 hoặc nhiều tiếng tạo nên.

Ví dụ về từ phức: xinh xắn, vui vẻ, long lanh, trong trẻo, bức tường, câu lạc bộ…

Sự khác biệt giữa từ đơn và từ phức

Từ đơn từ phức có sự khác biệt lớn nhất đó là về cấu tạo. Nếu như từ đơn chỉ được cấu tạo bởi 1 tiếng thì từ phức là sự kết hợp từ 2 hoặc nhiều tiếng trở nên.

Ví dụ về từ đơn: nhà, xe, xa, nhớ, yêu, thích…

Phương thức cấu tạo của từ phức

Có 3 dạng cấu tạo chính của từ phức
  • Khi tách riêng, mỗi tiếng trong từ phức đều có nghĩa

Ví dụ: quần áo

+ Quần là từ đơn, cũng chính là danh từ để chỉ trang phục mà con người mặc từ eo xuống đến mắt cá chân. Có thể là cao hoặc thấp hơn tùy kiểu dáng.

+ Áo là từ đơn, chỉ trang phục mặc ở phần trên của cơ thể con người.

  • Mỗi tiếng đều không có ý nghĩa cụ thể

Trong một số trường hợp, từ phức đóng vai trò là từ láy, chính vì thế khi tách riêng ra thì mỗi tiếng trong từ loại này đều không mang ý nghĩa rõ ràng.

Ví dụ như từ: long lanh, lung linh, lay láy…

  • Có tiếng có nghĩa và có tiếng vô nghĩa

Ví dụ như từ: xinh xắn

+ Xinh diễn tả vẻ đẹp hình thức của một người nào đó

+ Xắn không mang nghĩa rõ ràng.

Như vậy có thể thấy rằng, từ phức được cấu tạo từ các tiếng nhưng không phụ thuộc vào nghĩa của các tiếng mà do sự hợp thành tạo nên nghĩa chung nhất.

Các loại từ phức

Từ phức có 2 dạng chính đó là từ ghép và từ láy. 

Từ phức có 2 loại

Từ ghép

Từ ghép đơn giản được hiểu là từ loại được tạo nên bởi 2 tiếng kết hợp với nhau. Căn cứ về mặt quan hệ ngữ nghĩa, người ta chia từ ghép thành 2 loại là: từ ghép đẳng lập (không phân ra tiếng chính và tiếng phụ), từ ghép chính phụ (phân chia rõ ràng về tiếng chính và tiếng phụ, trong đó tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính).

Ví dụ về từ ghép là: nhà ngói, biệt thự, xe cộ…

Từ láy

Từ láy là bộ phận từ vựng quan trọng thuộc từ phức. Khi 2 tiếng có mối quan hệ về âm thanh kết hợp với nhau sẽ tạo thành từ láy. Vai trò của từ láy trong câu đó là giúp câu văn thêm mềm mượt, uyển chuyển, tạo được điểm nhấn độc đáo. Từ loại này được sử dụng nhiều trong các bài văn miêu tả hoặc thể loại thơ.

Có hai loại từ láy là: từ láy toàn bộ (2 tiếng giống nhau cả về âm và vần) và từ láy bộ phận (2 tiếng giống nhau phần âm hoặc phần vần). Ví dụ như: xanh xanh, thăm thẳm, dịu dàng, nhẹ nhàng…

Trên đây là những thông tin về từ phức là gì, khác biệt giữa từ đơn và từ ghép là gì cũng như các loại từ phức. Hy vọng qua chia sẻ trên sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn và nhận biết chính xác các từ loại để từ đó vận dụng vào câu văn, đoạn văn một cách tốt nhất.

Video liên quan

Chủ đề