Có bao nhiêu tiền được gọi la triệu phú năm 2024

Dẫn số liệu của nghiên cứu, hãng tin RBK ngày 19/10 cho biết đứng đầu danh sách là Mỹ, với 9.730 người sở hữu tài sản trị giá 100 triệu USD trở lên. Trung Quốc và Ấn Độ đứng thứ 2 và thứ 3, lần lượt với 2.021 và 1.132 triệu phú. Anh đứng ở vị trí thứ 4 với 968 triệu phú và Đức giữ vị trí thứ 5 với 966 người.

Số liệu nghiên cứu chỉ ra Nga hiện có hơn 400 người sở hữu tài sản trên 100 triệu USD và đứng ở vị trí thứ 10. Một số nền kinh tế lớn khác như Pháp và Italy đều bị tuột khỏi Top 10 nước.

Họ chủ yếu là người sáng lập các công ty công nghệ và đa quốc gia, các nhà tài chính và người thừa kế tài sản. Chỉ trong 20 năm, số lượng siêu triệu phú đã tăng gấp đôi.

Các nhà nghiên cứu dự báo số lượng người siêu giàu sẽ tăng nhanh ở châu Á và châu Phi trong những năm tới, có thể vượt qua Mỹ và châu Âu vào năm 2032. Các tác giả của nghiên cứu cũng dự báo Việt Nam và Ấn Độ sẽ có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất về số lượng triệu phú sở hữu ít nhất 100 triệu USD trong thập kỷ tới.

Quốc đảo Mauritius, nơi được cho là điểm đến phổ biến của các triệu phú, có thể chứng kiến ​​số cư dân siêu giàu tăng 75% vào năm 2032. Triển vọng cũng có vẻ khả quan đối với ba quốc gia châu Phi là Rwanda, Uganda và Kenya, khi con số được dự đoán sẽ tăng hơn 55%.

Tiến sĩ Juerg Steffen, Giám đốc điều hành của Henley & Partners, giải thích câu lạc bộ những người có tài sản hơn 100 triệu USD được gọi là giới siêu giàu.

“Siêu triệu phú là một người giàu có đến mức họ không cần phải suy nghĩ về số tiền họ chi tiêu. Trên thực tế, mức độ giàu có mà họ đạt được có nghĩa là họ không bao giờ phải lo lắng về tiền bạc. Vào cuối những năm 1990, một người cần có ít nhất 30 triệu USD để được coi là thuộc giới siêu giàu. Tuy nhiên, kể từ đó, giá trị tài sản đã tăng đáng kể. Giờ đây, khối tài sản 100 triệu USD trở thành tiêu chuẩn mới”, Tiến sĩ Steffen nói.

Andrew Amoils, người đứng đầu bộ phận Nghiên cứu của New World Wealth, cho biết các siêu triệu phú là nhóm người có khối tài sản lớn quan trọng nhất hiện nay.

“Ở nhiều thị trường mới nổi và các quốc gia nhỏ, số lượng tỷ phú tương đối ít. Tuy nhiên, họ lại có số lượng lớn các siêu triệu phú. Ví dụ, Kenya không có tỷ phú, nhưng có 14 siêu triệu phú. Malta chỉ có 2 tỷ phú nhưng có 26 siêu triệu phú. Do đó, nhóm siêu triệu phú phản ánh chính xác về cộng đồng “siêu giàu có” ở những quốc gia này”, chuyên gia Andrew nhận định.

Công ty tư vấn Henley & Partners nhận thấy xu hướng những triệu phú này đang tìm cách trở thành công dân toàn cầu. Tại Mỹ, số lượng người giàu quan tâm đến việc xin nhập tịch thông qua chương trình đầu tư tại các quốc gia khác tăng vọt. Dominic Volek, Giám đốc Nhóm Khách hàng Cá nhân tại Henley & Partners, cho biết công ty đang mở 3 văn phòng mới tại Los Angeles, Miami và New York để đáp ứng nhu cầu.

“Những người siêu giàu đang ngày càng theo đuổi chiến lược đa dạng hóa nơi cư trú để mở rộng cơ hội đầu tư và hoạt động kinh doanh, đồng thời linh hoạt để bảo vệ trước những rủi ro từ biến động tiền tệ đến xung đột địa chính trị, biến đổi khí hậu và bùng phát dịch bệnh”, ông Dominic giải thích.

Trò chơi truyền hình ấy hướng đến danh từ triệu phú về tri thức, của sự chiến thắng hơn là số tiền 1 triệu đô la như thói quen và định chuẩn về số tài sản cá nhân sở hữu được đưa vào dữ liệu triệu phú (high-net-worth-individual population) - cá nhân có tài sản trên 1 triệu USD do các tổ chức quốc tế thống kê và đánh giá. Và, trên thực tế thời điểm hơn 10 hay 15 năm trước, danh xưng “triệu phú” đô la ở Việt Nam vẫn là số ít và cũng khó có thể định lượng, đánh giá và ít ai được gọi tên.

Giờ đây thì đã khác! Một doanh nhân thế hệ 8X là bạn tôi ở TP Hồ Chí Minh, đang sở hữu tài sản cá nhân khoảng 180 tỷ đồng, tương đương khoảng 7,8 triệu đô la khi chia sẻ nhận định về giá trị sở hữu tài sản của cá nhân ở mức trên 1 triệu đô la. Triệu phú đô la xét trên số tài sản sở hữu của một cá nhân ở Việt Nam không còn xa lạ, khi mà một khối tài sản, cơ sở sản xuất, doanh thu mỗi tháng, mỗi quý của các cá nhân tính sơ sơ đã đạt hàng chục, hàng trăm tỷ đồng, chỉ tính riêng những cá nhân sở hữu tài sản bất động sản ở những vị trí đắc địa ở trung tâm thành phố đã có giá trị hàng trăm, hàng nghìn tỷ đồng. Thấy khó có thể định lượng và đánh giá và danh xưng “triệu phú đô la” với mức tối thiểu tài sản trên 1 triệu đô la không còn là đích đến, hay mục tiêu của không ít người mà còn cao hơn rất nhiều lần.

Mới đây, báo cáo của Công ty Tư vấn Cư trú và Quốc tịch Toàn cầu Henley & Partners (Trụ sở tại Vương quốc Anh) cho thấy, trong thập kỷ vừa qua (từ năm 2012-2022), số triệu phú đô la ở TP Hồ Chí Minh đã tăng tới 82%, xếp thứ 9 trong bảng xếp hạng 10 thành phố tăng triệu phú nhanh nhất. TP Hồ Chí Minh là đại diện duy nhất tại Việt Nam có trong danh sách của Henley & Partners. Cụ thể, TP Hồ Chí Minh đứng thứ 67/97 thành phố giàu có nhất với 7.700 triệu phú, 15 người siêu giàu (cá nhân sở hữu tài sản trên 30 triệu USD) và 3 tỷ phú. Tỷ lệ nêu trên cho thấy TP Hồ Chí Minh trở thành một trong những nơi có lượng “triệu phú đô la” gia tăng nhiều nhất thế giới. Báo cáo của Henley & Partners cũng nêu rằng: ''TP Hồ Chí Minh đang nổi lên như một điểm nóng triệu phú lớn tiếp theo của châu Á. Các lĩnh vực đang mở rộng nhanh chóng bao gồm dịch vụ tài chính, dệt may, công nghệ, điện tử, viễn thông, hóa chất và du lịch''.

Đó là những con số, tỷ lệ tăng số lượng triệu phú thật ấn tượng, phản ánh về sự tăng trưởng ấn tượng, có tính bứt phá của đô thị đầu tàu kinh tế, năng động nhất Việt Nam trong 10 năm qua. Báo cáo của Henley & Partners là có cơ sở dựa trên những tiêu chí khảo sát đánh giá chặt chẽ. Kết quả đó cũng phản ánh quá trình của giai đoạn tăng trưởng thần kỳ của thành phố năng động nhất Việt Nam. Quá trình 37 năm đổi mới của Việt Nam nói chung và TP Hồ Chí Minh nói riêng đã mở ra một động lực, môi trường phát triển năng động hơn bao giờ hết, Thành phố luôn giữ vai trò tiên phong, năng động, sáng tạo, đổi mới mô hình tăng trưởng, giữ tốc độ tăng trưởng kinh tế GRDP ở mức xấp xỉ 10% năm (trừ năm 2021 xảy ra bùng phát dịch Covid-19 tăng trưởng âm).

TP Hồ Chí Minh đã giữ vững quan điểm, phương châm đa dạng hóa sở hữu và thành phần kinh tế là động lực chính yếu thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế-xã hội trong suốt 37 năm đổi mới; thông qua các hoạt động thường xuyên đối thoại với doanh nhân, thúc đẩy kinh tế tư nhân, tôn vinh doanh nhân, doanh nghiệp tiêu biểu hằng năm và lãnh đạo, chính quyền Thành phố luôn quan tâm và có những giải pháp hữu hiệu để hỗ trợ các doanh nghiệp tư nhân, các doanh nghiệp nhỏ và vừa và khởi sự kinh doanh, coi đây là động lực năng động và sáng tạo quan trọng để phát triển kinh tế-xã hội.

Những ai sống ở TP Hồ Chí Minh nhiều năm đều cảm nhận rõ sự chuyển động ấy. Đó là sức sống, động lực và sự sáng tạo, năng động và sức trẻ khai phá, đánh thức tiềm lực, tiềm năng của một thành phố đầu tàu kinh tế của cả nước. Mới cách hơn 1 năm, khi Thành phố chìm trong khó khăn, đóng cửa, phong tỏa, giãn cách xã hội bởi dịch Covid-19, nhiều người nghĩ rằng thành phố này phải mất một thời gian dài để khôi phục, để lấy lại đà tăng trưởng, để vực dậy nền kinh tế, để trở lại nếp sống, nhịp độ phát triển sản xuất kinh doanh như trước thời điểm dịch Covid-19 bùng phát.

Nhưng thực tế diễn ra lại khác, sau đau thương, hy sinh, những khó khăn muôn vàn do đại dịch gây nên, chỉ thời gian ngắn sau khi sau “mở cửa”, gỡ phong tỏa, sức sống và nên kinh tế năng động, lực lượng trẻ đã tiếp tục thổi nguồn động lực lớn mạnh để thành phố hồi phục nhanh chóng. Những cơ sở sản xuất được mở cửa, những hàng quán, cửa hàng được sửa sang, khai trương trở lại,… Các hội thảo, hội nghị, tọa đàm bàn về khởi nghiệp, về hồi phục sản xuất kinh doanh diễn ra sôi nổi cùng với những chính sách hỗ trợ của TP đối với các doanh nghiệp, người dân hồi phục sau dịch Covid-19 được ban hành kịp thời. Và nhiều hoạt động khác nữa… tạo nên một bầu không khí phát triển đầy năng lượng, sôi động ở TP Hồ Chí Minh khiến cho ngay cả không ít người dân ở TP còn bày tỏ sự ngạc nhiên, ngỡ ngàng về sức bật mạnh mẽ sau dịch Covid-19. Sự ngạc nhiên, ngỡ ngàng ấy cũng là hẳn nhiên, vì ít tháng trước đó, nơi đây hiển hiện hình ảnh những tuyến đường vắng vẻ, thinh lặng, không gian chỉ bị xé toạc bởi các xe cứu thương lao vút qua; hàng trăm điểm dân cư, khu phố bị phong tỏa. Năm 2021, mức tăng trưởng GRDP giảm 6,78% so với cùng kỳ năm 2020. Đây được xem là mức giảm sâu nhất trong lịch sử, thì năm 2022 tăng trưởng GRDP đạt 1.021.894 tỷ đồng, tăng 9,03% so với năm 2021. Chỉ số nêu trên cho thấy sức bật mạnh mẽ của TP Hồ Chí Minh sau những giai đoạn khó khăn, ngặt nghèo nhất.

Nhìn ở quá trình ấy, điều kiện và sự năng động, khát vọng của giới trẻ, doanh nhân, các thành phần kinh tế tư nhân thì việc tăng số lượng cá nhân sở hữu tài sản 1 triệu đô la hay nhiều hơn nữa là điều dễ hiểu, không đến mức ngạc nhiên, thậm chí số lượng và tỷ lệ tăng trưởng triệu phú đô la ở TP Hồ Chí Minh trên thực tế còn nhiều hơn nữa, còn chưa được đánh giá hết, chưa thống kê đầy đủ… Tuy nhiên, ở những khía cạnh nào đó, một điểm hạn chế mà các “triệu phú” chưa được thống kê mà tài sản không xuất phát từ hoạt động, chuỗi sản xuất kinh doanh, tạo ra giá trị thực chất cho nền kinh tế, mà chủ yếu chỉ hình thành trên nền tảng tăng trưởng giá trị từ giá trị bất động sản…

Nhưng dù sao, những thống kê, báo cáo được Henley & Partners công bố là tín hiệu đáng mừng, là chỉ số của sức bật, của sự đổi mới, của sự đúng hướng trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, chọn lựa mô hình phát triển, năng động, tiên phong sáng tạo trong phát triển kinh tế của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân TP Hồ Chí Minh tạo môi trường, cơ hội, động lực để hình thành nên những triệu phú mới trong 10 năm qua. Nhiều người tin rằng, con số và thứ hạng, mức độ tỷ lệ tăng trưởng triệu phú sẽ còn tăng cao, tăng nhiều hơn nữa khi gắn với những tiềm lực, tiềm năng to lớn và những quyết tâm chính trị lớn của Thành phố, mục tiêu kinh tế, xã hội, thu nhập bình quân đầu người hướng đến chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30-4-1975/30-4-2025.

Những giai đoạn mới, TP Hồ Chí Minh sẽ sớm hình thành nên nhiều triệu phú đô la hơn nữa, đặt trong nền tảng, chỉ số mục tiêu phấn đấu được Đảng bộ TP Hồ Chí Minh phấn đấu GRDP bình quân đầu người hàng năm: Năm 2025 với mức 9.000 đô la/người/năm; năm 2030 với mức 13.000 đến 14.000 đô la/người/năm. Đối với tầm nhìn 2045, TP Hồ Chí Minh sẽ trở thành trung tâm về kinh tế, tài chính của châu Á, phát triển bền vững, có chất lượng cuộc sống cao, GRDP bình quân đầu người khoảng 40.000 đô la. Ở những thời điểm đó, hẳn nhiên, những “triệu phú” trong dữ liệu thống kê, báo cáo của Henley & Partners là những con số ấn tượng hơn và đầy tự hào.

Có bao nhiêu tiền thì lọt top 10% và top 1% giàu nhất Việt Nam?

Để lọt vào top 1% dân số có tài sản lớn nhất Việt Nam, bạn cần có tài sản tối thiểu là 291.334 USD. Để lọt vào top 10% thì bạn cần có tài sản tối thiểu 68.680 USD.

Việt Nam có bao nhiêu triệu phú đô la?

(TBTCO) - Theo bảng xếp hạng của Forbes, 6 tỷ phú USD Việt Nam hiện có tổng tài sản 13,9 tỷ USD, tăng so với mức 12,6 tỷ USD cùng thời gian này năm ngoái. Tạp chí Forbes mới công bố danh sách tỷ phú USD thế giới năm 2024.

Ai giàu nhất Việt Nam hiện nay?

Còn hiện tại, phiên giao dịch cuối cùng của năm Quý Mão 2023 vừa kết thúc, tài sản của ông Phạm Nhật Vượng được Forbes xác nhận là 4,5 tỷ USD (khoảng 111.150 tỷ đồng), tăng nhẹ so với con số 4,3 tỷ USD hồi đầu năm 2023. Ông Phạm Nhật Vượng tiếp tục được Forbes tôn vinh là người giàu nhất Việt Nam.

Như thế nào được gọi là tỷ phú?

Tỷ phú là người có giá trị ròng ít nhất một tỷ (1.000.000.000, tức là một nghìn triệu) đơn vị tiền tệ nhất định, thường là các loại tiền tệ chính như đô la Mỹ, đồng euro hoặc bảng Anh.