2 triệu 1 tháng vậy 1 gio bao nhiêu năm 2024

Bị giảm thu nhập hơn một nửa, mỗi tháng chỉ còn 5 triệu đồng để chi tiêu nhưng tôi vẫn thích nghi với hoàn cảnh.

Thấy nhiều người chia sẻ những câu chuyện khó khăn trong dịch, tôi nghĩ là nếu lạc quan thì sẽ vượt qua được mọi khó khăn. Tôi cũng đang trong giai đoạn khó khăn vì dịch.

Lúc trước công ty hoạt động bình thường, lương thực nhận của tôi chỉ trên dưới 10 triệu đồng, mùa dịch này làm việc online ở nhà, thu nhập giảm một nửa, chỉ còn khoảng 5-5,5 triệu đồng. Vậy nhưng hiện tôi vẫn sống ổn, chưa phải dùng đến tiền tiết kiệm.

Tiền thuê phòng trọ, tính luôn điện nước mỗi tháng dao động từ 2,5-2,7 triệu đồng. Như vậy, với số tiền tròm trèm 2,5 triệu đồng còn lại đủ sống không? Tôi xin thưa là hoàn toàn đủ sống. Chi phí mua đồ ăn mỗi ngày được giới hạn trong mức 60 nghìn. Như vậy tháng qua tôi tốn 1,8 triệu cho ăn uống, lại còn dư ra hơn 700 nghìn đồng tiền cho khoản chi tiêu linh tinh khác (xà bông, bột giặt, dầu gội...).

\>>Vừa mua nhà trả góp 1,5 tỷ đồng thì thất nghiệp

Bình thường tôi không bị nghiện mua hàng online, mùa dịch lại càng không có lý do gì để tốn tiền cho khoản này. Làm việc tại nhà, tôi bớt được khoản tiền xăng xe. Liên lạc với bạn bè, người thân thì dùng qua ứng dụng nhắn tin, mạng xã hội. Mỗi tháng nạp vào vài chục nghìn tiền điện thoại để không bị khoá sim.

Tôi còn độc thân. Với những gia đình hai vợ chồng hoặc có con, thì có thể nhân đôi chi phí của tôi lên để tham chiếu. Tôi nghĩ 120 nghìn tiền thực phẩm, nếu chịu khó tham khảo, tính toán thì hoàn toàn có thể nấu được 3 bữa ăn ngon. Nếu chưa hài lòng thì có thể tăng lên 150 nghìn. Tuy nhiên, bù lại thì thu nhập của hai người, dù ít cũng nhẹ gánh hơn tôi chỉ có một người.

Còn với những người tạm thời thất nghiệp vì Covid-19, tôi nghĩ đến lúc dùng tiền tiết kiệm để sống sót qua ngày. Chẳng lẽ bấy lâu đi làm, vẫn không có tiền tiết kiệm sao?

Còn trường hợp túng quẫn hơn, thì có các chương trình phát cơm, gạo ATM và các gian hàng thực phẩm 0 đồng hỗ trợ. Và tôi nghĩ, nếu khó khăn quá thì hàng xóm, bạn bè, người thân cũng sẽ chìa tay ra giúp đỡ mà thôi.

\>>Tôi không thể trả lãi ngân hàng vì dịch

Tiền thì một cá nhân có thể thiếu, nhưng thức ăn thì cộng đồng chưa bao giờ để một ai đó khổ vì đói cả.

Vậy nên, ngay lúc này rất cần giữ cho một tinh thần lạc quan. Bình thường thu nhập đều đặn, có tiền thì xài theo kiểu bình thường, sáng ăn hủ tiếu, cà phê, trà sữa. Bây giờ khó khăn hơn thì sống theo kiểu khó khăn, đong đếm, cân nhắc khi chi tiêu. Đó mới gọi là nương theo thời thế để sống.

Chỉ sợ những trường hợp vừa thất nghiệp, vừa không có tiền, lại bị bệnh hoặc nuôi người thân bệnh tật thì mới éo le thôi.

Có những người cho rằng vì còn đi học nên sinh viên không cần tiêu quá nhiều tiền, chỉ khoảng 2-3 triệu/tháng là đủ. Nhưng cũng có không ít người lại cảm thấy khó có thể sống được với số "trợ cấp" như vậy.

2 triệu 1 tháng vậy 1 gio bao nhiêu năm 2024

Ảnh minh họa (nguồn: internet)

Dưới 3 triệu là hoàn toàn đủ sống

Hơn một nửa ý kiến chia sẻ rằng bản thân chỉ cần khoảng 2-3 triệu/tháng là có thể đủ sống. Với số tiền này, dù đôi lúc vẫn thiếu chỗ này hụt chỗ kia nhưng vẫn hoàn toàn đáp ứng được các nhu cầu sinh hoạt, ăn chơi bình thường.

- Mỗi tháng mẹ cho mình 3 triệu đồng để chi trả cho mọi khoản như: tiền trọ, tiền ăn uống, tiền điện nước… khi xuống Hà Nội học tập. Lúc đầu mình cũng không tiêu đủ đâu, phải "vòi" thêm bố mẹ. Nhưng bây giờ học được cách chi tiêu rồi nên cũng căn đủ được với số tiền hàng tháng mình có. Thành thử, mình thấy bản thân còn may mắn hơn nhiều so với bạn cùng lớp, bởi có bạn còn phải tự đi làm thuê để trang trải cuộc sống.

- Quan trọng là nhu cầu chi tiêu của bạn là như thế nào chứ làm gì có mẫu số chung cho tất cả mọi người. Bạn cùng phòng của mình được bố mẹ cho 5 triệu một tháng nhưng cuối tháng nào cũng rơi vào tình trạng ăn mì tôm, uống nước lọc hay ngủ quá trưa để quên cơn đói. Còn mình thì chỉ 3 triệu thôi nhưng vẫn cứ là ok.

- Hàng tháng bố mẹ gửi cho mình 2 triệu vì thức ăn được bố mẹ "tiếp tế" từ quê lên. Nhìn chung thì cũng phải cố gắng vun vén, không thì cuối tháng khổ luôn.

- Mình ở ký túc xá nên chẳng tốn là mấy. 1 tháng hết có 2 triệu là cùng. Ăn uống thì hôm ăn cơm bụi, hôm thì bỏ bữa. Gia đình mình cũng không khá giả nên không dám xin bố mẹ. Nhiều lúc thiếu thì vay mượn bạn bè, tháng sau bố mẹ gửi tiền thì bù vào.

Chắt chiu lắm thì 5 triệu, không thì tiêu hết cả chục triệu một tháng

Ngược lại, không ít người thú nhận rằng mình tiêu đến 5 triệu, thậm chí cả chục triệu một tháng. Lý do là vì có rất nhiều khoản phát sinh, khoản đầu từ cho bản thân buộc các bạn sinh viên phải sử dụng đến tiền.

- Ngày trước mình xuống Hà Nội học mẹ cho vỏn vẹn có 300k/1 tuần. Đó là câu chuyện của chàng sinh viên 10 năm trước rồi chứ bây giờ thằng em mình bao nhiêu cũng ít. Có khi tuần trước mẹ mình vừa cho nó 5 triệu mà tuần này nó đã tỉ tê khóc lóc vay mình tiền rồi.

- Sinh viên hiện tại phải chi tiêu, đầu tư nhiều khoản lắm. Đơn cử tính riêng tiền học tiếng Anh đi, học mấy khóa phát triển bản thân đã sương sương tiền triệu, thậm chí chục triệu rồi. Nên không lấy tiêu chuẩn ngày xưa áp cho bây giờ được.

- Các bạn tiêu 2-3 triệu/tháng giỏi thực sự ấy, mình chắt chiu lắm vẫn phải 5 triệu mới được. Mà 5 triệu nghĩa là cuối tháng cũng phải chạy vạy, bớt ăn bớt tiêu đi nhiều rồi.

- Nói không ngoa chứ tháng đầu xuống Hà Nội học tập mình tiêu hết 12 triệu. Tưởng tiêu hoang lắm nhưng tiêu hoang thật. Bây giờ thì khoảng 5-6 triệu tùy từng tháng. Có tháng sinh nhật nhiều, tháng ăn chơi nhiều phải xin thêm bố mẹ.

Sinh viên làm gì để tiết kiệm?

Sinh viên sống xa nhà thì việc tiết kiệm là thật sự quan trọng bởi các bạn sẽ phải lo toan rất nhiều thứ. Nếu không chi tiêu hợp lý, bạn sẽ phải đối mặt với tình trạng ăn mỳ tôm, uống nước lọc vào cuối tháng như trong "truyền thuyết". Ngoài ra, việc chi tiêu hợp lý còn giúp gia đình đỡ một phần gánh nặng và nỗi lo âu về tiền bạc.

2 triệu 1 tháng vậy 1 gio bao nhiêu năm 2024

Ảnh minh họa (nguồn: internet)

Để tiết kiệm tiền cho cha mẹ cũng như muốn cuộc sống sinh viên cảm thấy thoải mái hơn mà không xin thêm trợ cấp từ gia đình. Nhiều bạn đã lựa chọn các đi làm thêm. Nhưng đối với những sinh viên muốn dồn toàn lực cho việc học thì có thể áp dụng những cách chi tiêu tiết kiệm dưới đây:

- Thay vì mua sách mới, sinh viên có thể thuê sách từ thư viện, mượn sách của các anh chị khóa trên, hoặc mua lại sách cũ.

- Hãy tự nấu ăn ở nhà thay vì ra ngoài ăn hàng, ăn quán.

- Chỉ nên mua những thứ thật sự cần thiết. Sinh viên có thể chọn cách mua đồ cũ như: như quạt, bàn học, tủ đựng quần áo… Nhưng lưu ý hãy kiểm tra thật kỹ nhé!

- Nếu tiện, hãy đi xe buýt. Nếu gần hãy đi bộ hoặc đi xe đạp để tiết kiệm tiền xăng và tiền gửi xe.

2 triệu 1 tháng vậy 1 gio bao nhiêu năm 2024

Ảnh minh họa (nguồn: internet)

- Có thể đăng ký ở KTX hoặc ở chung phòng với bạn để cắt giảm bớt chi phí.

- Tiết kiệm điện, cùng chia sẻ tiền mạng với phòng bên cạnh, dùng bếp ga thay vì bếp điện, sử dụng tủ lạnh tiết kiệm điện…Có thể lên thư viện học để tiết kiệm điện và tập trung học tập hơn.

- Nên ghi lại các khoản chi tiêu mỗi tháng để thắt chặt tiền chi tiêu của mình.

Vấn đề một tháng sinh viên cần bao nhiêu tiền để chi tiêu có lẽ sẽ không ai trả lời được chính xác. Vì mỗi người có một cuộc sống khác nhau. Tuy nhiên, dù tài chính gia đình của bạn như thế nào, thì tốt hơn hết chúng ta nên tiết kiệm và chi tiêu vào những việc cần thiết!