Chuyển đổi số trong thư viện đại học

Ngày 23/5, tại Hà Nội, Vụ Thư viện (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) tổ chức Hội thảo “Chuyển đổi số và liên thông thư viện”, thu hút hơn 350 đại biểu đến từ 63 tỉnh, thành phố tham dự, bàn thảo về thực trạng, giải pháp nhằm đẩy mạnh chuyển đổi số và liên thông trong lĩnh vực thư viện hiện nay.

  • Tổ chức Liên hoan Cán bộ thư viện tuyên truyền giới thiệu sách

  • Đẩy mạnh hoạt động học tập suốt đời trong thư viện, bảo tàng

Vụ trưởng Vụ Thư viện (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) Phạm Quốc Hùng báo cáo đề dẫn tại hội thảo. Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN

Phát biểu đề dẫn tại hội thảo, Vụ trưởng Vụ Thư việnPhạm Quốc Hùng khẳng định: Chuyển đổi số là yêu cầu, đòi hỏi tất yếu của mỗi quốc gia trong quá trình xây dựng, phát triển đất nước; khẳng định giá trị, tác động mạnh mẽ đến mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội của các quốc gia trên thế giới…

Chuyển đổi số và liên thông trong lĩnh vực thư viện ở Việt Nam đã được các đơn vị triển khai mạnh,Hà Nội, Vụ Thư viện (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) tổ chức Hội thảo “Chuyển đổi số và liên thông thư viện”, thu hút hơn 350 đại biểu đến từ 63 tỉnh, thành phố tham dự, bàn thảo về thực trạng, giải pháp nhằm đẩy mạnh chuyển đổi số và liên thông trong lĩnh vực thư viện hiện nay. mẽ, mang lại những giá trị thiết thực, làm thay đổi vị thế và căn bản toàn diện hoạt động thư viện, đóng góp vào thành tựu phát triển của ngành và của đất nước. Những nội dung về chuyển đổi số và liên thông thư viện trở thành một trong những nội dung chính được cụ thể hóa và đưa vào các văn bản có giá trị pháp lý cao nhất của ngành thư viện là Luật Thư viện 2019 số 46/2019/QH14 và Nghị định 93/2020/NĐ-CP.

Theo ông Phạm Quốc Hùng, chuyển đổi số và liên thông thư viện vừa là mục tiêu, định hướng, nhiệm vụ đặt ra với toàn ngành thư viện trong thời gian tới, đặc biệt là với các thư viện có có vai trò quan trọng, được nhà nước quan tâm đầu tư.

Giới thiệu các giải pháp công nghệ mới, phù hợp với chuyển đổi số trong thư viện. Ảnh: Thanh Tùng /TTXVN

Bên cạnh những thành tựu và kết quả đã đạt được, ngành thư viện vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề trong chuyển đổi số và liên thông thư viện cần giải quyết trong thời gian tới. Hội thảo lần này mong muốn tạo ra diễn đàn để các nhà khoa học, nhà quản lý và những người làm công tác thư viện trao đổi, thảo luận nhằm đánh giá thực trạng về chuyển đổi số, liên thông thư viện hiện nay. Thông qua hội thảo, các đại biểu làm rõ những kết quả đạt được, hạn chế, khó khăn, tồn tại, đề xuất phương hướng, xây dựng lộ trình, giải pháp thực hiện chuyển đổi số và liên thông thư viện theo mục tiêu đề ra đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 đối với từng loại hình thư viện…

Tại hội thảo, hầu hết các ý kiến đại biểu đều cho rằng, chuyển đổi số và liên thông, liên kết, hợp tác, chia sẻ tài nguyên thông tin ở các thư viện ở nước ta là vấn đề lớn. Trong những năm gần đây đã có những bước đi đầu tiên và kết quả thực tiễn về chuyển đổi số và liên thông thư viện. Tuy nhiên, để đáp ứng yêu cầu thực tiễn, đạt mục tiêu đề ra theo “Chương trình chuyển đổi số ngành thư viện đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành năm 2022 thì còn nhiều khó khăn.

Quang cảnh hội thảo. Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN

Các đại biểu đã giá thực trạng chuyển đổi số và liên thông thư viện, trong đó nhiều ý kiến liên quan về cơ chế chính sách, công tác tham mưu đề xuất xây dựng kế hoạch, đề án, định hướng…; xác định khó khăn, hạn chế, tồn tại và nguyên nhân. Nhiều tham luận xác định rõ hơn nguồn lực cho thư viện, từ cơ sở hạ tầng, kỹ thuật, kinh phí, đội ngũ người làm công tác thư viện… phục vụ chuyển đổi số và liên thông thư viện để đề xuất phương hướng, xác định lộ trình triển khai, mục tiêu thực hiện. Nhiều mô hình, giải pháp tiêu biểu về chuyển đổi số và liên thông thư viện phù hợp, kinh nghiệm về công tác tham mưu xây dựng kế hoạch, đề án về chuyển đổi số, liên thông thư viện cũng được các địa biểu chia sẻ trong dịp này.

Chương trình chuyển đổi số ngành thư viện đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 đặt mục tiêu: Đến năm 2025, 100% thư viện công lập có vai trò quan trọng được Nhà nước ưu tiên đầu tư cùng với Thư viện Quốc gia Việt Nam; thư viện công cộng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoàn thiện và phát triển hạ tầng số, dữ liệu số, triển khai liên thông, chia sẻ tài nguyên, sản phẩm thông tin thư viện theo chức năng, nhiệm vụ, văn bản hợp tác. 70% tài liệu cổ, quý hiếm và bộ sưu tập tài liệu có giá trị đặc biệt về lịch sử, văn hóa, khoa học do các thư viện có vai trò quan trọng thu thập và quản lý được số hóa. 70% tài liệu nội sinh, các công trình nghiên cứu khoa học do các thư viện chuyên ngành, thư viện đại học thu thập và quản lý được số hóa...

Phương Lan (TTXVN)

Khai trương thư viện tư nhân phục vụ cộng đồng nhân kỷ niệm ngày sinh Bác Hồ

Ghi nhớ về tủ sách do Bác Hồ kính yêu tặng lớp trẻ địa phương năm 1960, một hộ dân tại phường Ngọc Thụy, Hà Nội đã dành trọn tầng nhà làm thư viện gia đình phục vụ cộng đồng, với quy mô hơn 2.000 bản sách.

Chia sẻ:

Từ khóa:

  • Chuyển đổi số,
  • liên thông,
  • thư viện,
  • Hà Nội,

Chuyển đổi số để tạo đột phá cho ngành thư viện

(ĐCSVN) - Chuyển đổi số trong thư viện là một nhiệm vụ cấp thiết của các trung tâm thông tin - thư viện nhằm cải thiện quy trình, giảm thiểu thời gian, công sức làm việc cho nhân viên và đặc biệt là mang lại sự tiện lợi và nhiều dịch vụ tiện ích cho người dùng trong việc tìm kiếm và khai thác tài nguyên thông tin.

Ngày 11/02/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 206/QĐ-TTg phê duyệt “Chương trình chuyển đổi số ngành thư viện đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”, trong đó đặt ra mục tiêu: “Ứng dụng mạnh mẽ, toàn diện công nghệ thông tin, nhất là công nghệ số nhằm nâng cao năng lực hoạt động của các thư viện và hình thành mạng lưới thư viện hiện đại; đảm bảo cung ứng dịch vụ đáp ứng nhu cầu của người sử dụng; thu hút đông đảo người dân quan tâm, sử dụng dịch vụ thư viện, góp phần nâng cao dân trí, xây dựng xã hội học tập.” Có thể nói, chương trình chuyển đổi số ngành thư viện là cơ sở tạo đột phá trong lĩnh vực thư viện cũng như công tác phục vụ độc giả. Đặc biệt, trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 đang diễn ra hết sức phức tạp như hiện nay, sự thay đổi phương thức học tập và làm việc từ hình thức trực tiếp sang trực tuyến đang khiến công tác chuyển đổi số ngành thư viện càng trở cần thiết.

Triển khai quyết định của Thủ tướng Chính phủ, hiện nay hệ thống thư viện tại các địa phương trên cả nước đang tích cực thực hiện lộ trình chuyển đổi số với nhiều giải pháp cụ thể và bước đầu ghi nhận những kết quả tích cực.

Thư viện tỉnh Thanh Hóa đang đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của độc giả. (Ảnh: baothanhhoa.vn)

Tại Thanh Hóa, thời gian qua, để bảo đảm công tác phòng, chống dịch COVID-19, nhiều lần Thư viện tỉnh Thanh Hóa phải tạm dừng phục vụ bạn đọc trực tiếp. Thế nhưng, độc giả của thư viện vẫn không bị gián đoạn việc mượn, đọc sách. Để vừa bảo đảm việc phục vụ bạn đọc, vừa làm tốt nhiệm vụ phòng, chống dịch COVID-19, Thư viện tỉnh Thanh Hóa đã triển khai dịch vụ đăng ký mượn sách trực tuyến, gia hạn sách trực tuyến, tư vấn cho bạn đọc qua trang facebook, website của thư viện. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho việc ứng dụng công nghệ thông tin cũng được đầu tư khá đồng bộ. Thư viện hiện có phòng đọc sách điện tử với 90 máy vi tính cùng nhiều trang thiết bị khác. Đến nay, khoảng 90% công việc chuyên môn, nghiệp vụ được thực hiện bằng máy vi tính nhờ triển khai phần mềm quản lý thư viện iLib v8.0; phần mềm quản lý sách điện tử; phần mềm tra cứu (OPAC). Bên cạnh đó, Thư viện tỉnh Thanh Hóa cũng đã xây dựng và đưa vào hoạt động trang thông tin điện tử tổng hợp, tích hợp thư viện số và sách điện tử trên website qua địa chỉ //thuvientinhthanhhoa.vn. Đồng thời, tiếp tục khai thác có hiệu quả việc tra cứu thông tin thông qua điểm truy cập Internet công cộng miễn phí (thuộc Dự án “Nâng cao khả năng sử dụng máy tính và truy cập Internet công cộng tại Việt Nam” do Quỹ Bill & Melinda Gates tài trợ)... Nhờ đổi mới và ứng dụng công nghệ thông tin đã góp phần duy trì và thu hút được lượng lớn độc giả đến với thư viện tỉnh. Theo thống kê, 6 tháng đầu năm 2021, Thư viện tỉnh Thanh Hóa đã phục vụ 342.000 lượt bạn đọc; bổ sung được 6.000 bản sách; sưu tầm tài liệu địa chí 1.200 bản; bổ sung 172 đầu báo và tạp chí... Hiện tại, Thư viện tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện xong việc chuyển đổi số dưới dạng thư mục và đang hướng tới chuyển đổi số toàn diện để dễ dàng phục vụ công cuộc chuyển đổi số trong thời gian tới.

Công tác chuyển đổi số nhằm nâng cao năng lực hoạt động của các thư viện trên địa bàn cũng đang được TP Đà Nẵng triển khai tích cực. Tại Thư viện Khoa học tổng hợp Đà Nẵng, nhiều hoạt động chuyển đổi số đã được triển khai như: các phần mềm thư viện điện tử; thư viện số tích hợp; bạn đọc có thể mượn, trả sách điện tử, sách số, đọc sách số trên mạng... Đến nay, thư viện đã cấp quyền sử dụng cho bạn đọc và cung cấp user miễn phí cho người dân sử dụng hai trang mạng: thuviendientu.thuvien.danang.gov.vn và sachdientu.thuvien.danang.gov.vn. Thư viện cũng đã tham gia Liên hợp thư viện thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ quốc gia để mua quyền truy cập sử dụng chung các cơ sở dữ liệu như: cơ sở dữ liệu tài liệu khoa học và công nghệ Việt Nam; bộ cơ sở dữ liệu ProQuest Central; cơ sở dữ liệu Credo Reference...; bổ sung và gia hạn sách điện tử trong năm 2021. Đến nay, thư viện có 11.884 bản sách điện tử có bản quyền để phục vụ bạn đọc. Thư viện Khoa học tổng hợp Đà Nẵng cho biết, thời gian tới, thư viện tập trung thúc đẩy các dự án số hóa tài liệu và tài nguyên, sản phẩm thông tin thư viện trên cơ sở tạo mới và tích hợp với cơ sở dữ liệu số sẵn có theo hướng mở, hợp đồng, thuê, mua các cơ sở dữ liệu sách số, chú trọng tài nguyên giáo dục mở, trong đó duy trì phát triển thư viện số, thư viện điện tử. Đồng thời, xây dựng, tích hợp, kết nối, liên thông, chia sẻ cơ sở dữ liệu, trao đổi tài nguyên thông tin số giữa các thư viện trong cả nước và nước ngoài; hợp tác trong bổ sung, chia sẻ, dùng chung cơ sở dữ liệu hoặc quyền truy cập tài nguyên thông tin số, sách số. Đơn vị sẽ phát triển các ứng dụng trên thiết bị di động thông minh (điện thoại di động, máy tính bảng...) để cung cấp các dịch vụ và khả năng truy cập vào các nguồn tài nguyên thông tin của thư viện ở mọi lúc, mọi nơi...

Chuyển đổi số sẽ tạo đột phá cho ngành thư viện. (Ảnh minh họa. Nguồn: giaiphapsohoa.vn)

Còn đối với tỉnh Thừa Thiên Huế, chuyển đổi số cũng được xác định là động lực quan trọng để tạo đột phá cho ngành thư viện. Hiện hệ thống thư viện trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế gồm Thư viện Tổng hợp tỉnh và 08 thư viện huyện, thị xã đang tích cực chuyển đổi số, kết nối chia sẻ dữ liệu giữa các thư viện, nhất là các thư viện công cộng, thư viện trong các cơ sở giáo dục phổ thông và cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh. Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên Huế cũng đã tích cực xây dựng phần mềm quản lý để liên thông và cơ sở dữ liệu, số hóa tập trung cho hệ thống thư viện trong tỉnh. Trong giai đoạn tới, nhất là trong bối cảnh tình hình dịch bệnh COVID-19 đang còn diễn biến phức tạp, chương trình chuyển đổi số trong thư viện được tỉnh Thừa Thiên Huế xác định sẽ là bước tiến quan trọng để hình thành mạng lưới thư viện hiện đại, đồng bộ dữ liệu từ cấp tỉnh đến cấp huyện.

Từ những kết quả đạt được bước đầu đã cho thấy vai trò và tầm quan trọng của hoạt động chuyển đổi số trong lĩnh vực thư viện. Hiện nay, nhiều địa phương trên cả nước như Bắc Kạn, Hà Nam, Hà Tĩnh, Bình Dương, Bình Định… đã ban hành kế hoạch thực hiện chương trình chuyển đổi số ngành thư viện với những bước đi và giải pháp thực hiện cụ thể. Sự vào cuộc đồng bộ của các cấp, các ngành kỳ vọng sẽ tạo bước tiến quan trọng để hình thành mạng lưới thư viện hiện đại, tạo đột phá cho công tác phục vụ bạn đọc trong thời kỳ bùng nổ cuộc cách mạng 4.0./.

Tú Minh

Video liên quan

Chủ đề