Chùa thầy nằm ở đâu

Theo quan niệm của người xưa, chùa Thầy được xây dựng trên một thế đất hình rồng. Mọi yếu tố liên quan đến ngôi chùa đều góp phần tạo nên một con rồng hoàn chỉnh.

Nằm ở huyện Quốc Oai, cách trung tâm Hà Nội khoảng 20 km, chùa Thầy là một trong những ngôi chùa cổ nổi tiếng nhất Việt Nam. Không gian kiến trúc – cảnh quan của ngôi chùa này gắn liền với một truyền thuyết phong thủy được lưu truyền trong sử sách.
Theo đó, chùa Thầy được xây dựng trên một thế đất hình rồng. Mọi yếu tố liên quan đến ngôi chùa đều góp phần tạo nên một con rồng hoàn chỉnh. Đầu tiên, ngọn núi Sài Sơn mà chùa tựa vào chính là đuôi rồng.
Không gian chùa thoáng đãng, trải dài từ chân núi đến sườn núi với ba lớp chùa Hạ, chùa Trung, chùa Thượng, tạo thành đầu rồng.
Sân trước của chùa Hạ là hàm trên của con rồng.
Trước sân có hồ Long Chiểu hay Long Trì (ao Rồng). Đường bờ hồ được coi là hàm dưới của rồng. Giữa hồ có cái đình nhỏ gọi là Thủy đình, nơi tổ chức múa rối nước vào những dịp lễ, Tết. Tòa đình này là viên ngọc mà rồng ngậm trong miệng.
Hai bên chùa Hạ có cầu Nhật Tiêu Kiều và Nguyệt Tiêu Kiều, do “Trạng Bùng” Phùng Khắc Khoan cho xây để cung tiến chùa vào đầu thế kỷ 17. Đây là cặp mí mắt rồng, hoặc cặp nanh rồng, theo các phiên bản các nhau của truyền thuyết.
Hai giếng nước đối diện với hồ Long Chiểu qua hai cây cầu chính là cặp mắt của rồng.
Tương truyền, khi thiền sư Từ Đạo Hạnh đến vùng đất này và lập ra chùa Thấy thì ở dưới chân núi Sài Sơn đã có hồ nước. Phía trước hồ có một đồi đất lớn chạy từ khoảng giữa của dải núi nhô ra như một con rồng đang trườn mình uống nước hồ.
Những người xây dựng chùa đã đắp cho đồi đất rộng thêm ra, đủ để xây dựng một ngôi chùa bề thế và dựa theo dáng rồng của vùng đất mà bài trí các công trình.
Theo thời gian, dân cư sống quanh chùa Thầy ngày càng đông đúc, nhưng ngôi chùa vẫn gìn giữ được những nét đẹp xưa cũ. Chùa đã được công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt vào năm 2014.

Theo Kiến Thức

Theo lời kể của các cụ già ở địa phương, trước khi Từ Đạo Hạnh đến đây lập chùa thì ở dưới chân núi có một hồ nước. Phía trước hồ có một doi đất lớn chạy từ khoảng giữa của dải núi nhô ra như một con rồng đang trườn mình uống nước hồ. Những người hưng công xây dựng chùa đã đắp cho doi đất rộng thêm ra, đủ để xây dựng một ngôi chùa bề thế. Người ta cũng ví dãy núi Sài Sơn như một con rồng đang trầm mình, đầu gác lên thành ngọn Long Đẩu. Hoặc ví Sài Sơn chính là con rồng và ngọn Long Đẩu là viên ngọc trong miệng rồng. Không chỉ có lợi thế về tự nhiên mà chùa Thầy còn là nơi quần cư, bốn bề làng xóm bao bọc khiến chốn Thiền không này trở nên phồn thịnh, đèn hương chăm chút quanh năm. Với vị trí đắc địa: nằm ven bờ sông Đáy-một trục giao thông chính ngày xưa, chùa Thầy như một "mắt xích" của chuỗi di tích gồm chùa Long Đẩu, chùa Hoa Phát, chùa Kim Hoàng, chùa Bối Am... lập thành một quần thể kiến trúc thống nhất.

Chùa Thầy có kiến trúc tiền Phật - hậu Thánh - một kiểu thức khá đặc biệt trong Phật giáo Việt Nam cũng như cả vùng Đông Nam Châu Á nói chung. Tính đến nay ở vùng đồng bằng sông Hồng có khoảng 15 ngôi chùa tiền Phật - hậu Thánh nhưng chỉ có 5 chùa có kết cấu mặt bằng đích thực kiểu tiền Phật- hậu Thánh, tức có kiến trúc riêng để thờ Thánh. Cùng với những ngôi chùa khác như chùa Keo (Thái Bình và Nam Định), chùa Bối Khê, chùa Tổng (Hà Tây cũ), chùa Thầy là một ví dụ điển hình cho lối kiến trúc này, tuy nhiên ít nhiều nó lại có những nét độc đáo riêng biệt.

Chùa hiện còn lưu giữ 7 tấm bia đá đều có niên đại vào khoảng thế kỷ 17, trong đó có một tấm bia "Hưng tạo sự công" dựng năm Dương Đức thứ 7 (1673) nói về việc xây dựng nơi thờ Thánh và tên người cúng ruộng công đức. Từ niên đại được ghi trên bia đá, và những vết tích trên kiến trúc, ta có thể hình dung rằng chùa Thầy vốn được xây dựng trên nền tảng cũ đời Trần, chỉ đến khi có đợt trùng tu lớn vào thế kỷ 17, chùa mới có dạng "nội công ngoại quốc" như ngày nay. Cũng từ đợt trùng tu này, hai cụm kiến trúc thờ Phật và thờ Thánh đã được tách thành hai công trình riêng biệt, đánh dấu sự ra đời chính thức của kiểu thức chùa tiền Phật - hậu Thánh.

Ngày nay, chùa Thầy mặc dầu chùa Phật và điện Thánh đã được tách riêng, nhưng chúng vẫn được nối với nhau theo kết cấu hình chữ công. Nhưng hầu như không giống với bất kỳ ngôi chùa "nội công ngoại quốc" khác, cái tài tình của các nhà kiến trúc dân gian là khi dựng chùa đã làm ẩn mái tòa Thiêu hương nếu ta quan sát từ sân chùa. Do vậy chúng khiến ta dễ lầm tưởng rằng chùa được bố cục kiểu chữ Tam. Không chỉ ngoại thất, những kết cấu chi tiết bên trong chùa cũng hết sức đáng lưu tâm. Bộ khung kiến trúc của chùa được tạo nên bởi kiểu kết cấu hai loại vì kèo, kẻ chuyền và giá chiêng. Đây là một hình thức tương đối hiếm thấy so với những ngôi chùa cùng loại ở vùng đồng bằng Bắc Bộ.

Ngoài ra bối cảnh xã hội thế kỷ XVII khi kinh tế phát triển, quyền tự chủ của các làng, xã trở nên mạnh mẽ hơn. Đây cũng là thời điểm, văn hóa Việt Nam có những sự khẳng định quyền tự chủ dân tộc trước ngoại bang. Do vậy, người ta đã đặc biệt quan tâm tới các vị Thánh, không có xuất xứ từ Đạo giáo Trung Hoa, mà là những người có công với nước, với dân. Do vậy khi được đưa vào thờ trong các ngôi chùa, các vị thánh này không chỉ được thờ theo kiểu thờ Hậu Phật rất phổ biến trong thế kỷ XVII, mà được thờ như những vị tổ nghề của cả một vùng đất. Như truyền thuyết về Dương Không Lộ, khiến cho dân gian coi ông là tổ của nghề đúc đồng, làm nón, đánh cá, trị thuỷ. Còn Đức Thánh Từ Đạo Hạnh thì không chỉ là một vị Thiền sư mà còn được xem là ông tổ của nghề múa rối nước. Thế nên, đôi khi việc thờ Thánh ở đây lại được đặt ở một vị thế cao hơn thờ Phật. Ở chùa Thầy từ việc bài trí nội thất, cho đến kiến trúc ở điện Thánh đều có phần trọng thị hơn điện Phật. Từ những chiếc nhang án, cho đến những khám thờ đều được làm rất công phu và có niên đại cổ nhất.

Không chỉ vậy, chùa Thầy còn có tới ba pho tượng Từ Đạo Hạnh. Một được đặt tại nhà Tổ, một ở ban thờ chính và một đặt trong khám Từ Đạo Hạnh tại Điện Thánh. Trong đó, pho tượng Từ Đạo Hạnh ở kiếp tu tiên được làm theo hình thức tượng rối đặt trong khám thờ tại điện Thánh là đáng chú ý hơn cả. Tương truyền, tượng này có những đốt khớp và một dây xích, khi mở khám ra tượng có thể đứng dậy chào... Khám này cũng chỉ được mở mỗi năm một lần vào dịp lễ hội. Và pho tượng này được tạo tác một cách đặc biệt như vậy không nằm ngoài mục đích nhằm đề cao vai trò của đức thánh Từ - vị thánh được nhân dân trong vùng tôn xưng như ông tổ của nghề múa rối nước. Điều đó cũng lý giải vì sao ngay phía trước chùa có một nhà Thuỷ Đình dùng để làm buồng trò cho các phường múa rối đến biểu diễn trong mỗi dịp lễ hội. Ngoài ra, ngày thường chùa thường chỉ mở cửa phụ để du khách thập phương tới dâng hương thẳng vào điện Thánh mà không phải qua tiền đường thờ Phật. Tại đây Điện Thánh được gọi là chùa Thượng còn Điện Phật là chùa Trung, cách gọi này cũng có thể xem như một bằng chứng xác thực cho việc trọng Thánh hơn Phật ở chùa Thầy.

Từ cảnh quan non nước hữu tình, cho đến những truyền thuyết sống động về đức Thánh Từ Đạo Hạnh, một trong Tứ bất tử của Việt Nam, đã làm cho vùng đất Sài Sơn trở nên linh thiêng. Và chùa Thầy, một công trình kiến trúc đẹp đẽ hiếm có trở thành một trung tâm Phật giáo của đồng bằng Bắc bộ, một chốn thiền không để người ta có thể tìm về.

PhuthoPortal (Nguồn TCDL)

Chùa Thầy Hà Nội thờ thiền sư Từ Đạo Hạnh. Chùa tọa lạc tại núi Thầy, tuy nhỏ nhưng có nhiều cảnh đẹp, đặc biệt có những hang động tự nhiên thú vị như: Hang Cắc Cớ, hang Gió, động Thánh Hóa… Chùa được xây dựng từ thế kỷ 11, có lịch sử hơn 900 năm và được lưu giữ lại còn tương đối tốt. Đây là di tích lịch sử cấp Quốc gia.

Cận cảnh chùa Thầy Hà Nội

Chùa Thầy Hà Nội nằm ở đâu?

Một cây cầu cổ dẫn vào chùa Thầy

Chùa Thầy có địa chỉ ở Sài Sơn, Quốc Oai, Hà Nội, nằm ngay chân núi Sài Sơn, là địa danh du lịch tâm linh nổi tiếng ở Hà Nội, nằm cách trung tâm thành phố Hà Nội chỉ khoảng 20km, bạn có thể dễ dàng đi xe máy tới đây theo hướng Quốc lộ 32 rồi rẽ vào đường DT 422, cuối đường rẽ trái vào DT421B đi thẳng đến chân núi Sài Sơn là tới điểm du lịch Chùa Thầy Hà Nội.

Khám phá chùa Thầy Hà Nội

Chúng tôi bắt đầu khám phá khu di tích chùa Thầy. Phần chính của chùa Thầy có ba tòa lớn nằm song song với nhau, toà ngoài cùng gọi là nhà “tiền tế” hay chùa Hạ, nơi bày các tượng Đức Ông, Thánh hiền.

Đền thờ Vua Cha, Mẫu Mẹ ở Chùa Thầy

Rồi đến toà giữa là trung điện hay chùa Trung, nơi bày bàn thờ Phật, hai bên có hai tượng Hộ pháp, tượng Thiên vương. Và trong cùng là Chùa Thượng hay tách biệt hẳn, ở vị trí cao nhất, biển đề Đại hùng Bảo điện, thượng điện, thờ các hóa thân của thiền sư Từ Đạo Hạnh, diễn tả ba “kiếp” của Từ Đạo Hạnh: Tăng, Phật và Đế vương, cũng như tượng cha mẹ thiền sư. Giữa chùa Hạ và chùa Trung có ống muống nối với nhau, nơi có các tượng Bát bộ Kim Cương, tạo thành thế hạ công thượng nhất. Phía sau chùa có lầu chuông, lầu trống. Phía trước chùa là sân rộng nhìn ra hồ Long Chiểu.

Quần thể di tích chùa Thầy

Nhìn tổng thể, khu chùa bao gồm hai cụm: chùa Cao (Đỉnh Sơn Tự) trên núi và chùa Dưới (tức chùa Cả, tên chữ là Thiên Phúc Tự).

Theo phong thủy, cả khu chùa được xây dựng trên thế đất hình con rồng. Phía trước chùa, bên trái là ngọn Long Đẩu, lưng chùa và bên phải dựa vào núi Sài Sơn. Chùa quay mặt về hướng Nam, trước chùa, nằm giữa Sài Sơn và Long Đẩu là một hồ rộng mang tên Long Chiểu hay Long Trì (ao Rồng). Phía trước chùa là một sân rộng nhìn ra hồ, tạo thành hàm của rồng trước trồng hai cây đa.

Hồ nước trước chùa Thầy trong xanh

Từ sân này có hai cầu là Nhật Tiên và Nguyệt Tiên nối sang hai bên, tạo thành hai râu rồng. Cầu Nhật Tiên nối sang một hòn đảo nhỏ, trên đảo có đền thờ Tam phủ. Cầu Nguyệt Tiên nối vào đường lên núi. Trên núi có chùa Cao, chính là Hiển Thụy am, hay Đỉnh Sơn Tự, là nơi Thiền sư Từ Đạo Hạnh đến tu đầu tiên.Tương truyền rằng động Phật Tích ở sau chùa là nơi Ngài Từ Đạo Hạnh thoát xác để đầu thai làm vua Lý Thần Tông, nên còn gọi là hang Thánh Hóa.

Sơ đồ thắng cảnh chùa Thầy

Từ chùa Cao, đi vòng ra phía sau là hang Cắc Cớ, là nơi tình tự của trai gái ngày xưa trong những ngày hội hè, như ca dao đã ghi lại: “Hỡi ai chưa có người yêu
Vào hang Cắc cớ chiều về có ngay; Ai mà chưa có con trai; Vào hang Cắc cớ ngày mai có liền…”. Bên trong hang được trang trí rất nhiều đèn màu tạo cảm giác bí ẩn, huyền bí. Hang nhìn xâu hun hút, rộng, có nhiều hình tượng tự nhiên như Thần Rùa, Thần Cú mèo, Cây vàng cây bạc, Cóc thần, Thần voi, … Vào hang phải leo trèo khá khó khăn, trên đá tai mèo lởm chởm, hiểm trở, nhưng phải nói là cảnh đẹp, toàn núi xen lẫn với màu xanh của lá cây nhìn đẹp tuyệt vời luôn.

Xem thêm:

Khám phá các điểm tham quan ở Canada thú vị nhất

Khám phá Tràng An non nước hữu tình

Những kỳ quan thiên nhiên của châu Á – Đẹp Nhất

Review về Chùa Thầy Hà Nội

Có 1 sự thất vọng không hề nhẹ khi tới đây bởi tình trạng chèo kéo, chặt chém, thậm chí lừa đảo. Không thể tìm thấy chỗ gửi xe của khu di tích nên phải gửi xe ở các quán ven hồ với giá 10k. Tiếp theo là màn mời mua lễ với giá không thể đắt hơn, rồi có 1 người tự xưng là người của khu di tích hướng dẫn khách sang đình Thụy Khuê làm lễ trước với lý do đây là đền trình, yêu cầu phải ngồi nghe kể lịch sử và bán lễ với giá cắt cổ.

Đoạn đường lên núi thì người bán hàng ven đường mời chào, chèo kéo nhèo nhẽo không thể chịu nổi. Đi đến đâu cũng gạ mua lễ đến đó, mà giá thì không hề rẻ. Tóm lại, nếu chưa đi thì cũng nên thử 1 lần cho biết. Còn đi rồi chắc cũng hết dám quay lại!!!

Đến chùa Thầy cẩn thận bị chặt chém

CẢNH BÁO về Chùa Thầy đẹp lắm trong mắt tôi đứa trẻ khi còn là học sinh cấp 2 đc ra khỏi Hà Nội về nông thôn của những thập niên 80. Nay khi tôi đã hơn 40 dư âm đấy vẫn còn trong thế hệ chúng tôi. Rất tiếc rằng khi tuần vừa rồi tôi có đưa 2 người bạn phương xa của tôi đến chùa thì gặp một đội quân chèo kéo, chặt chém từ người bán nước chè, đến những người tự cho mình là hướng dẫn viên chùa, những bà sắp lễ có thể lừa du khách từ vài trăm ngàn cho đến vài triệu đồng một cách phi lý.

Những người khách nhẹ dạ hoặc từ xa đến rất dễ bị họ giăng ma trận lừa tiền. Tôi xin hỏi các vị quản lý rằng đây là di tích lịch sử, danh thắng quốc gia, được quản lý bởi Bộ Văn Hóa, có thu phí của du khách _ các vị đang làm gì khi để tình trạng này xảy ra, ảnh hưởng đến nét đẹp văn hóa tâm linh lâu đời của Đất nước . Xin hãy trả lại cho chúng tôi ngôi chùa đúng với tên gọi cao quý CHÙA THẦY HÀ NỘI.

Một ngôi chùa giàu giá trị văn hóa và lịch sử, cảnh quan kỳ bí với hang Cắc Cớ trên núi, Chùa Thầy còn có mùa hoa gạo khá đẹp, Những ngày hè có thể tới đây kết hợp tham quan và tránh nóng, Đường đi rất dễ, Vé vào cũng không quá cao, Thi thoảng ở hồ có dịch vụ đạp thuyền vịt cũng khá thú vị. Chùa Thầy là nơi tìm về để sống lại với hồn cốt dân tộc. Nơi này được chọn làm phim trường cho phim “Thương nhớ ở ai” với những khung hình khá ấn tượng.

Đây là lần đầu tiên đi chùa Thầy mặc dù gần quê mình, lần nào cũng đi qua nhưng chưa có dịp ghé thăm. Lần này đi cùng bạn để trải nghiệm nhưng cũng chưa thể đi nhà lưu niệm Bác Hồ hay chợ trời .

Trên đấy hàng quán rất nhiều, lúc mình đi ở đến gần chùa Cả thì có mua một chai nước, bác bán hàng gạ mình mua thêm đồ để đặt lễ trên ban, mình cũng mua xong bác gạ mua hương mình lại mua tiếp, thắp hương bên ngoài xong (mình xin lỗi vì không rõ từng địa điểm nhưng là phía bên ngoài của chùa Cả) thế xong là chính bác bán hàng ấy cho mình mượn bật lửa để thắp nhang mình nghĩ chỉ có vậy thôi nhưng bác nhiệt tình dẫn mình đi khắp chùa Cả giới thiệu cho mình từng địa điểm một, kĩ lắm như là hướng dẫn viên du lịch ẩn nhẫn dưới một người bán hàng vậy.

Xem thêm: Vé máy bay đi Hà Nội khứ hồi

Lúc trước mình cũng đọc một bài viết ở ngay trên googlemap, thì có bạn chia sẻ là được người ta dẫn đi nhiệt tình rồi người ta đòi tiền bồi dưỡng 200k, nên đến lúc bác chuẩn bị dẫn mình lên hang Cắc Cớ. Trong lúc bác dặn mình mua những cái này, cái này để cúng cho cậu thì mình nói luôn chúng cháu đi chùa để trải nghiệm là chính nên cũng không mang nhiều tiền trong người thì bác cũng chỉ nhẹ nhàng dặn dò mình và nhắc nhở đi những đâu.

Lần này mình đi vào mùng một nên cũng khá tấp nập dù vẫn trong mùa dịch, cảnh ở trên đây thực sự rất đẹp. Lúc đầu mình nghĩ hang Cắc Cớ cũng chỉ như một cái động nhỏ thôi nhưng đến lúc vào trong thì sâu và đẹp thật sự( ở đây cũng cho thuê đèn nhưng nếu đi vào ngày đẹp trời thì mình cũng không cần thiết lắm, bật flash của điện thoại nên là đủ). Tay nghề chụp ảnh của mình cũng rất cùi bắp nhưng cảnh ở đây cực đẹp bạn nào có dịp hay ở ngay Hà Nội thì hãy ghé thăm nhé.

Video liên quan

Chủ đề