Chúa giêsu bị đóng đinh ở đâu

TGPSG / NCR -- Chúng ta có thể xác định chính xác ngày và giờ chết của Chúa Giêsu không?

Mọi người đều biết rằng Chúa Giêsu chết ở Giêrusalem vào thế kỷ I.

Và có 7 manh mối trong Tin Mừng giúp ta xác định thêm một cách chính xác về năm, tháng, ngày và giờ chết của Chúa Giêsu.

Manh mối số 1: Thượng tế Caipha

Các Tin Mừng cho biết Chúa Giêsu bị đóng đinh trên thập giá do sự xúi giục của Thượng tế Caipha vào thế kỷ I (Mt 26:3-4, Ga 11:49-53).

Các nguồn tài liệu cho biết ông Caipha đã phục vụ người Do Thái với tư cách là thượng tế từ năm 18 đến 36 sau Công nguyên, vì vậy, cái chết của Chúa Giêsu phải ở trong khung thời gian đó.

Manh mối số 2: Tổng trấn Philatô

Cả bốn Phúc âm đều kể rằng Chúa Giêsu bị đóng đinh theo lệnh của Philatô (Mt 27:24-26, Mc 15:15, Lc 23:24, Ga 19:15-16).

Các nguồn sử liệu cho biết Philatô làm tổng trấn Giuđa từ năm 26 đến 36 sau Công nguyên.

Manh mối số 3: Sau “năm thứ 15 triều hoàng đế Tibêriô”

Tin Mừng Luca đã cho chúng ta biết thời điểm bắt đầu sứ vụ của Gioan Tẩy giả: “Năm thứ 15 dưới triều hoàng đế Tibêriô... có lời Thiên Chúa phán cùng con ông Dacaria là ông Gioan trong hoang địa…” (Lc 3:1-2)

Năm thứ 15 dưới triều hoàng đế Tibêriô chính là năm 29. Nên Gioan đã khởi đầu sứ vụ của mình vào năm 29.

Mà cả bốn sách Tin Mừng đều mô tả sứ vụ của Chúa Giêsu bắt đầu sau sứ vụ của Gioan Tẩy Giả (Matthêu 3, Máccô 1, Luca 3, Gioan 1)

Như vậy, sứ vụ và cái chết của Chúa Giêsu phải nằm trong khoảng từ năm 29 đến 36 sau Công Nguyên.

Manh mối số 4: Bị đóng đinh vào thứ Sáu

Cả bốn Tin Mừng đều nói rằng Chúa Giêsu bị đóng đinh vào ngày thứ Sáu (Mt 27:62, Mc 15:42; Lu-ca 23:54; Ga 19:42), ngay trước ngày Sabát, tức là sát ngày đầu tuần (Mt 28:1, Mc 16:2, Lc 24:1, Ga 20:1).

Chúng ta biết rằng ngày thứ Sáu đó chính là “ngày chuẩn bị” - tức là ngày người Do Thái chuẩn bị những gì họ cần dùng cho ngày Sabát, vì họ không được phép làm bất cứ việc gì vào ngày Sabát.

Như vậy Chúa chết vào thứ Sáu, nhưng thứ Sáu của năm và tháng nào?

Manh mối số 5: Thứ Sáu của Lễ Vượt Qua

Các sách Tin Mừng cho thấy Chúa Giêsu bị đóng đinh vào lễ Vượt Qua (Mt 26:2, Mc 14:1, Lc 22:1, Ga 18:39).

Ở đây, có một chút khó khăn: Matthêu, Máccô và Luca mô tả Bữa Tiệc Ly vào thứ Năm Tuần Thánh như một bữa ăn Vượt Qua (Mt 26:19, Mc 14:14, Lc 22:15). Như vậy, theo các ngài, thứ Sáu năm ấy đã là ngày sau lễ Vượt Qua rồi.

Tuy nhiên, khi mô tả buổi sáng của thứ Sáu Tuần Thánh, Gioan lại cho thấy các nhà chức trách Do Thái vẫn chưa ăn bữa ăn lễ Vượt Qua:

“Vậy, người Do Thái điệu Đức Giêsu từ nhà ông Caipha đến dinh tổng trấn. Lúc đó trời vừa sáng. Nhưng họ không vào dinh kẻo bị nhiễm uế mà không ăn lễ Vượt Qua được. Vì thế, tổng trấn Philatô ra ngoài gặp họ và hỏi: "Các người tố cáo ông này về tội gì?" (Ga 18:28-29a).

Gioan cho thấy rằng Lễ Vượt Qua chỉ mới sắp bắt đầu vào lúc mặt trời lặn của ngày thứ Sáu. Điều này khác với 3 Tin Mừng Nhất Lãm.

Có một số cách giải thích vấn đề này. Ví dụ, một số người cho rằng Chúa Giêsu và các môn đồ của ngài sử dụng lịch khác với lịch của chính quyền Do Thái, vì chúng ta biết rằng có những lịch khác nhau được sử dụng trong Do Thái giáo vào thế kỷ I. Cũng có một cách giải thích khác nữa: Chúa Giêsu vừa ấn định ngày cử hành Lễ Vượt Qua một cách khác biệt cho riêng Người và các môn đồ.

Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể dựa vào Tin Mừng Gioan để thấy rằng những người Do Thái lúc ấy đang chuẩn bị cử hành lễ Vượt Qua khởi sự từ chiều tối thứ Sáu.

Để xác định thứ Sáu đó nằm vào ngày, tháng và năm nào, chúng ta hãy dò lại xem có tất cả các ngày nào nằm trước lễ Vượt Qua từ năm 29 đến 36.

Dưới đây là danh sách những ngày nằm trước lễ Vượt Qua từ năm 29 đến 36:

Thứ Hai, ngày 18-4-29 SCN
Thứ Sáu, ngày 7-4-30 SCN Thứ Ba, ngày 27-3-31 SCN Thứ Hai, ngày 14-4-32 SCN

Thứ Sáu, ngày 3-4-33 SCN

Thứ Tư, ngày 24-3-34 SCN Thứ Ba, ngày 12-4-35 SCN

Thứ Bảy, ngày 31-3-36 SCN.

Như vây, trong danh sách này chỉ có 2 ngày thứ Sáu, nằm vào các thời điểm 7-4-30 và 3-4-33.

Nhưng, trong 2 ngày này, ngày nào mới là ngày Chúa chết?

Manh mối số 6: Ba lễ Vượt Qua của Gioan

Tin Mừng Gioan ghi lại 3 lễ Vượt Qua khác nhau trong sứ vụ của Chúa Giêsu:

Lễ Vượt Qua 1: được ghi lại trong Ga 2:13, gần thời điểm bắt đầu sứ vụ của Chúa Giêsu. Lễ Vượt Qua 2: được ghi lại trong Ga 6:4, nằm giữa sứ vụ công khai của Chúa Giêsu.

Lễ Vượt Qua 3: được ghi lại trong Ga 11:55, vào cuối sứ vụ của Chúa Giêsu.

Mà Chúa Giêsu chỉ có thể chết vào cuối sứ vụ của mình tức là vào thứ Sáu ngày 3-4-33 sau Công nguyên.

Nhưng trong ngày thứ Sáu 3-4-33, Chúa chết vào giờ nào?

Manh mối số 7: “Giờ thứ chín”

Matthêu, Máccô và Luca đều ghi rằng Chúa Giêsu chết vào khoảng “giờ thứ chín” (Mt 27: 45-50, Mc 15: 34-37, Lc 23: 44-46).

"Giờ thứ chín" chính là 3 giờ chiều đối với chúng ta hôm nay.

Tóm lại, nói chính xác, Chúa Giêsu đã chết vào lúc 3g chiều thứ Sáu 3-4-33.

Jimmy Akin (NCR)
Vi Hũu (TGPSG) lược dịch

 

Năm 33 tuổi, Chúa Giêsu bị kết án tử hình.

Vào thời đó, đóng đinh là cái chết “tệ” nhất. Chỉ có những người phạm tội nặng nhất, mới bị kết án đóng đinh.

Ðối với Chúa Giêsu thì án này còn dễ sợ hơn, vì không như những tử tội bị xử án đóng đinh khác, Chúa Giêsu bị đóng đinh tay và chân vào thánh giá.

Mỗi cái đinh dài từ 6 cho tới 8 inches.

Ðinh được đóng vào cổ tay Chúa. Không phải nơi bàn tay như thường được minh họa. Ở cổ tay, có gân vươn tới vai.

Lính La Mã biết điều đó khi những chiếc đinh được đóng vào cổ tay, gân bị xé ra và đứt, khiến Chúa phải dùng bắp thịt ở lưng để nâng mình dậy, như thế, Ngài mới có thể thở.

Cả hai bàn chân được đóng đinh dính vào nhau. Như thế, Ngài buộc phải chống đỡ mình trên chiếc đinh xuyên qua hai bàn chân và Thánh Giá. Chúa Giêsu không thể chống đỡ với hai chân vì đau đớn, như thế, Ngài buộc phải luân phiên uốn cong lưng và dùng hai chân để tiếp tục thở.

Hãy tưởng tượng đến sự vật lộn, đau đớn, thống khổ, cam đảm của Chúa Giêsu.

Chúa Giêsu đã chịu đựng trong hơn 3 tiếng đồng hồ. Phải, trong hơn 3 tiếng đồng hồ! Bạn có thể tưởng tượng được sự đau đớn này không?

Vài phút trước khi chết, Chúa Giêsu bị ngưng chảy máu. Ngài chỉ chảy nước từ những vết thương.

Trong những hình ảnh, chúng ta thường thấy những vết thương trên bàn tay và chân và vết thương ở cạnh sườn do lưỡi đòng…nhưng chúng ta có nhận thức được rằng những vết thương đó thật đã được làm nơi thân thể của Chúa Giêsu không?

Một cái búa đóng những chiếc đinh dài xuyên qua cổ tay, và chiếc đinh lớn xuyên qua hai bàn chân chồng lên nhau và qua miếng gỗ chêm, rồi người lính canh đâm cạnh sườn Ngài với ngọn giáo.

Trước khi bị đóng đinh và bị ngọn giáo đâm, Chúa Giêsu đã bị quất bằng roi và bị đánh. Cú đánh bằng roi khủng khiếp đến nỗi xé thịt từ thân thể Ngài ra. Cú đánh ghê rợn đến nỗi mặt Ngài bị đứt và râu bị xé toạt trên mặt Ngài.

Mão gai đâm vào tận xương sọ của Chúa Giêsu.

Hầu như con người của Chúa Giêsu không thể sống sót được với cuộc tra tấn này!

Chúa Giêsu không còn máu để đổ ra nữa, chỉ có nước tuôn ra ở những vết thương. Cơ thể con người chứa chừng 3,5 lít máu (ít hơn một gallon). Chúa đã đổ hết 3,5 lít máu.

Ba chiếc đinh quyên qua tứ chi; một mão gai trên đầu, và bên cạnh đó, người lính La Mã đâm ngọn giáo vào ngực. Tất cả những điều này, không kể đến sự nhạo cười Chúa Giêsu đã trải qua khi vác thập giá trên đoạn đường dài 2 cây số, trong lúc đó, đám đông vả vào mặt Ngài và ném đá.

Thập giá nặng cỡ 30 ký, chỉ có thanh ngang.

***

Chúa Giêsu đã chịu đựng tất cả để cho Bạn được tự do đến với Chúa, để tội lỗi của Bạn được tẩy sạch. Tất cả tội lỗi, không trừ tội nào! ...

CHÚA GIÊSU ÐÃ CHẾT CHO BẠN!...

Ðừng nghĩ rằng Ngài chết cho ai khác... Ngài chết cho Bạn! ...

Chúa có chương trình cho Bạn.

Bạn hãy tỏ cho tất cả bạn bè của mình biết kinh nghiệm của Chúa Giêsu để cứu Bạn....

Xin Chúa Giêsu chúc bình an cho Bạn!