Chữ nho là gì

Chữ nho là gì

Sách Chữ Nho Tự Học của GS. Đào Mộng Nam. Chữ của người Trung Hoa ngày xưa ông bà ta gọi là chữ "nho". Hàn nho có nghĩa là nhà nho nghèo, học trò nghèo, nho gia là để chỉ người đi học, người có học, nho nhã là cái dáng vẻ của người có học (chữ nho) thuở trước. Đạo nho là một học phái do Khổng Tử khai sáng, chữ nho là chữ thánh hiền. Vào khoảng nửa sau của những năm 1960 lúc bắt đầu học trung đệ nhị cấp tôi đã mày mò làm quen với chữ nho. Thoạt đầu học chơi mấy buổi với giáo sư Đào Mộng Nam, hồi đó ông là giáo sư đại học, dạy ở đại học Văn khoa, Vạn Hạnh ở Saigon. Ông mở một lớp học miễn phí để phổ biến chữ nho, ông giảng giải về sự hình thành của chữ nho, hướng dẫn cho cách viết chữ, thế nào là nét ngang, thế nào là nét sổ (nét dọc), nét nào viết trước nét nào viết sau, rồi cứ thế theo mấy quyển sách Tự học chữ nho của ông mà học. Sách của ông dạy rất dễ hiểu, tôi đã học khoảng gần hai ngàn chữ trong mấy quyển sách của ông. Tới bây giờ tôi vẫn còn giữ được mấy quyển sách này của ông, tính ra cũng xấp xỉ 50 năm. Đến đầu thập niên 1970 tôi vào quân đội rồi chuyển đến Tây nguyên. Xa nhà nhiều khi chẳng biết làm gì nên ghi tên học hàm thụ chữ nho, người ta gởi tài liệu đến tận KBC (Khu bưu chính) đơn vị, mua thêm sách học. Đời lính đây đó, nhưng thời gian rảnh lại khá nhiều, về phố thì quán xá cà phê, còn khi đi công tác thì mang vài quyển sách, tài liệu theo ba lô. Có những khi ở những nơi đèo heo hút gió cả tháng, như trong một làng Thượng ở Pleiku, Kontum, quán xá không có, ngắm mấy cô Thượng mãi cũng chán, đành phải mang sách ra học. Chữ nho có một đặc điểm là học chữ nào biết chữ đó, học thì khó nhớ vì khá nhiều nét phức tạp, mà quên thì rất dễ vì ta không hay dùng nó. Chữ nho đơn giản nhất chỉ có một nét như chữ nhất (一), và phức tạp nhất có chữ lên đến khoảng 30 nét, rất nhiều chữ mười mấy hai mươi mấy nét, như chữ nghiêm (nghiêm trang) 嚴 (17 nét), chữ chúc (dặn bảo) 囑 (21 nét). Chữ nho khó nhớ mặt chữ vì có nhiều chữ viết na ná giống nhau, Hai chữ đơn giản là chữ nhật 日 (mặt trời) và chữ viết 曰 (nói) nhìn có thể lầm lẫn. Cho nên người ta nói "chữ tác 作 đánh chữ tộ 祚" là thế. Chữ nho viết chữ nào đọc chữ nấy, nhưng một âm lại có nhiều chữ viết, rồi trong một chữ viết lại có nhiều nghĩa khác nhau, chữ đó khi đi với chữ này thì hiểu thế này, nhưng khi đi với chữ khác lại hiểu khác. Chẳng hạn đọc là "nha", có đến mười mấy chữ nha, nha 牙 là răng, cũng có nghĩa là ngà, nha 鴉 là con quạ, cũng để chỉ màu đen, nha 衙 là sở quan. Nha môn 衙門 là cửa quan, nhưng "liễu nha" 柳衙, cũng chữ nha 衙 trong nha môn, lại có nghĩa là hàng cây liễu... Trong chữ nho có rất nhiều thành ngữ, điển cố, điển tích. Có những câu tưởng dễ nhưng nếu không biết được điển tích của nó cũng chẳng thể hiểu được ý nghĩa, chẳng hạn như "Thủ chu đãi thố" 守株待兔, nôm na là "Ôm cây đợi thỏ". Tại sao lại ôm cây đợi thỏ? Ta thấy khó hiểu nguyên câu dù có hiểu được từng chữ, vì đó là một tích của người Hoa, mà trong sách của người Hoa cơ man những điển tích như thế. Cho nên nếu có ai đó nói học chữ nho dễ ợt, năm bảy tháng, một năm là đọc được Thủy hử, Tam quốc, chắc người đó chỉ nói chơi hay nói... xạo. Có tổng cộng bao nhiêu chữ nho? Trong quyển tự điển chữ nho là Khang Hi, soạn vào đời Khang Hi bên Tàu có 47.035 chữ, xấp xỉ năm mươi ngàn chữ. Trong đó có khoảng 4.000 chữ thông dụng. Giả sử một ngày ta học được 5 chữ, thì với 4.000 chữ thông dụng ta cũng phải mất khoảng 800 ngày học miệt mài, mà đấy là ta phải sử dụng chữ nho hàng ngày để không quên, chứ với kinh nghiệm thì học 5 chữ, chỉ vài ngày buông lơi là đã quên tuốt ba, bốn chữ, nhất là những chữ khó, nhiều nét. Ngày xưa học trò chuyên cần học cũng phải mất cỡ mười năm mới có thể sử dụng được chữ nho để đọc sách thánh hiền, làm được thơ phú, để đi thi có khi còn khó hơn. Tôi học chơi vài năm, chữ nhớ chữ còn, thỉnh thoảng đi đường có thể đọc được tên ba cái bảng hiệu của người Hoa, đến đình chùa cũng ráng đọc được vài ba bức hoành phi, bao lam. Đọc từng chữ thì được, nhưng nhiều khi ghép lại cả câu thì không hiểu. Chữ nho là thứ chữ rất cô đọng, không thật rành rẽ không dễ gì hiểu được một câu, dù có khi chỉ là câu đơn giản. Trên kệ sách của tôi bây giờ có mười mấy quyển tự điển chữ nho (Hán Việt, Việt Hán), nhưng chữ thì quên gần hết sạch rồi.


Page 2

Trang chủ Trang Multiply Guest Book Photo

Hiện nay có khá nhiều người không thể phân được chữ Hán và chữ Nôm khác nhau như thế nào. Đặc biệt là các bạn trẻ rất khó để phân biệt hai loại chữ này. Vì thế nếu như muốn hiểu rõ được cách phân biệt chữ Nôm và chữ Hán thì hãy cùng theo dõi bài viết ngay sau đây nhé. 

Tìm hiểu thêm:

Khoá học tiếng Trung tại ChineseRd
Khoá học tiếng Trung cho người đi làm

Chữ Hán 

Hay còn được gọi là Hán tự hoặc là chữ Trung Quốc. Trong chữ Hán bao gồm có 2 loại gồm chữ Hán cổ được gọi là chữ phồn thể. Và chữ Hán hiện đại còn được gọi là chữ giản thể. Đây là một dạng chữ viết biểu ý của Trung Quốc và có nguồn gốc bản địa. Sau đó đã du nhập vào các nước ở lân cận như Triều Tiên, Nhật Bản và Việt Nam. Từ đó tạo nên vùng văn hóa chữ Hán hay là vùng văn hóa Đông Á. Tại những nơi này chữ Hán đã được vay mượn để tạo nên ngôn ngữ cho người dân bản địa mỗi nước. 

Chữ nho là gì
Chữ Hán

Chữ người Việt dùng trong các văn bản ở Việt Nam được gọi bằng danh từ “chữ Nho” là để chỉ chữ Hán cổ. Tuy vậy thì người Việt không phát âm chữ Hán như là người Trung Quốc. Nếu người Trung dùng pinyin để đọc thì người Việt đọc bằng âm Hán Việt. Như vậy, âm Hán Việt đã được người Việt tạo ra và củng cố phát âm chữ Hán. Và do nhu cầu phát triển nên người Việt đã sử dụng chữ Hán để tạo chữ viết riêng được gọi là chữ Nôm. 

Chữ Nôm 

Chữ Nôm là hệ thống văn tự ngữ tố dùng để viết tiếng Việt, được tạo nên trên cơ sở của chữ Hán, chủ yếu là chữ Hán phồn thể. Vận dụng từ những phương thức tạo chữ hình thanh, hội ý, giả tá của chữ Hán. Để từ đó tạo nên các chữ mới và bổ sung cho việc viết. Cũng như là biểu đạt các từ thuần Việt mà không có trong bộ chữ Hán từ đầu. 

Sang thời nhà Trần mới có dấu tích rõ ràng. Hàn Thuyên là người có công lớn phát triển thơ Nôm thời kỳ này với việc mở đầu thể Hàn luật. Ngoài ra, ông cũng là người đặt ra quy luật bằng trắc trong thơ Việt.

Chữ nho là gì
Chữ Nôm

Có khá nhiều phương pháp để tạo ra chữ Nôm không thể nào kể hết chỉ trong một bài viết được. Và có một số ví dụ khá là điển hình như sau: 

  • Ví dụ 1: Chữ “bán 半” ở trong chữ Hán có âm Hán Việt là bán nghĩa là một nửa. Tuy nhiên chữ Nôm mượn âm và được hiểu theo nghĩa là bán trong từ mua bán.
  • Ví dụ 2: Có những chữ Nôm lại mượn nghĩa của hai chữ Hán để tạo ra âm Nôm. Có thể kể đến như từ “Mệt” được ghép bởi chữ “亡 vong” có nghĩa là mất, cùng với chữ “力 lực” mang nghĩa là “sức”. Nên có thể suy ra là do mất sức nên dẫn đến mệt. 
  • Ví dụ 3: Chữ “trời” được ghép bởi chữ “thiên 天” và chữ “thượng 上”. Có nghĩa là thiên ở trên là trời.

Phân biệt chữ Hán và chữ Nôm 

Một trong những điều đơn giản để phân biệt đó chính là chữ Hán là ngôn ngữ của người Trung Quốc. Vì thế nên người Hoa có thể đọc được ngôn ngữ này. Chữ Hán còn được gọi là chữ Nho vào ngày xưa. Tức là chữ dùng để dạy cho đạo cho hay còn gọi là Khổng Giáo. Bên cạnh đó còn được gọi là chữ Hoa, chữ Trung hay là chữ Tàu. Còn chữ Nôm thì là chữ do người Việt ngày xưa chế tác nên để ghi chữ bằng tiếng Việt. Chữ Nôm có phần được tạo nên khi dựa vào chữ Hán.

Trong Tiếng Việt thì có nhiều yếu tố gốc Hán như là nhân, đạo, tiền, hậu,…. Khoảng độ 70% chữ trong tiếng Việt nên trong chữ Nôm có khá nhiều chữ Hán còn giữ nguyên hình dạng. Vì thế người Hoa cũng có thể đọc được. Ngoài ra thì có khoảng 30% chữ Nôm là chữ Hán đọc chệch, đọc theo âm của thời xưa hoặc là ghép hai âm chữ Hán lại với nhau,… Vì thế với những chữ Nôm như thế thì người Hoa không thể đọc được hoặc là đọc không chuẩn. 

Và trên đây là một số thông tin cơ bản để có thể phân biệt chữ Nôm và chữ Hán. Đây là hai loại chữ khác nhau nên hãy tìm hiểu thật kỹ để tránh bị nhầm lẫn. Vì giữa chúng cũng có một mối liên hệ. 

Chữ Hán Nôm

Khi mới xuất hiện, chữ Nôm gần như mượn dạng chữ Hán để ghi âm tiếng Việt cổ. Sau đó ghép hai chữ Hán lại với nhau, một phần chỉ âm, một phần chỉ ý được sử dụng nhiều và có hệ thống hơn. Phép này gọi là “hài thanh” để cấu tạo chữ mới. Kể từ thời Lê về sau số lượng sáng tác bằng chữ Nôm tăng dần trong suốt 500 năm (thế kỷ 15 đến thế kỷ 19), đặc biệt là các tác phẩm văn học. Những tác phẩm chữ Nôm này rất đa dạng: từ Hàn luật (thơ Nôm theo luật Đường) đến văn tế, thơ lục bát, song thất lục bát, phú, hát nói và tuồng chèo.

Nhược điểm của chữ Hán Nôm

Chữ Nôm thường có nhiều nét hơn, phức tạp hơn chữ Hán. Do phần lớn là những chữ buộc phải ghép hai chữ Hán lại nên khó học và khó nhớ. Hệ chữ Nôm không có sự thống nhất, có thể có nhiều chữ dùng để ghi cùng một âm tiết hoặc ngược lại, một chữ có thể có nhiều cách đọc khác nhau. Vì vậy, để đọc và viết chữ Nôm một cách thành thạo thì phải có vốn hiểu biết về chữ Hán nhất định.

Sự suy thoái 

Dưới chính quyền thuộc địa và bảo hộ của Pháp, vào cuối thế kỷ 19 tại Nam Kỳ và đầu thế kỷ 20 tại Bắc Kỳ và Trung Kỳ, vị thế của chữ Hán và chữ Nôm bắt đầu giảm sút. Kỳ thi Hương cuối cùng được tổ chức vào năm 1864 (tại Nam Kỳ), năm 1915 (tại Bắc Kỳ) và năm 1918 (tại Trung Kỳ). Kỳ thi Hội cuối cùng được tổ chức vào năm 1919.

Khi đó, chữ Hán vẫn tiếp tục được dạy trong thời kỳ Pháp thuộc. Tại miền Bắc, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngừng hoạt động giảng dạy chữ Hán trong nhà trường kể từ năm 1950. Tại miền Nam, Giáo dục Việt Nam Cộng hòa quy định dạy chữ Hán cho học sinh trung học. Sau khi tái thống nhất, chương trình giáo dục phổ thông của Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam không giảng dạy chữ Hán.

Phần mềm viết chữ 

Hiện nay có rất nhiều phần mềm máy tính tạo ra ký tự chữ Nôm bằng cách gõ chữ quốc ngữ.

  1. Phông chữ Nôm nằm trong cơ sở dữ liệu Unihan. Viet Unicode là phông Unicode chứa các ký tự chữ Nôm nó là phông TrueType.
  2. HanNomIME là phần mềm chạy trên Windows hỗ trợ cả chữ Hán và chữ Nôm.
  3. WinVNKey là bộ gõ đa ngôn ngữ trên Windows hỗ trợ gõ chữ Hán và chữ Nôm bằng âm Quốc ngữ.
  4. Vietnamese Keyboard Set hỗ trợ gõ chữ Nôm và chữ Hán trên Macbook.

Xem thêm: Tra chữ Hán theo bộ

Học tiếng Trung cùng ChineseRd 

Để tìm hiểu kỹ hơn về du học Trung Quốc cũng như học tiếng Trung, rất vui được chào đón các bạn gia nhập đại gia đình ChineseRd.

ChineseRd Việt Nam cam kết cung cấp một nền tảng học tiếng Trung Quốc trực tuyến mới, chất lượng, dễ dàng sử dụng cho người Việt học tiếng Trung Quốc và toàn cầu.

Phương thức liên hệ với ChineseRd

Địa chỉ: Tầng 3 tòa nhà Sao Mai, 19 Lê Văn Lương, Thanh Xuân, Hà Nội.

Số điện thoại: 02456789520 (Hà Nội – Việt Nam)

hoặc 0906340177 (Hà Nội – Việt Nam)

hoặc 86 755-82559237 (Thâm Quyến – Trung Quốc)

Email: Email:

Facebook: https://www.facebook.com/ChineseRd.cn