Cho ví dụ về ảnh hưởng của các nhân tố đến sinh trưởng và phát triển của động vật

Bài 39. Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật (tiếp theo)

Câu hỏi in nghiêng trang 155 Sinh 11 Bài 39

Cho vài ví dụ về các nhân tố ngoại cảnh ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật và người.

Lời giải:

Ví dụ về các nhân tố ngoại cảnh ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật và người.

Nhân tố ngoại cảnh

Ví dụ

Nhiệt độ

Cá chép là loài cá thích ứng rộng với nhiệt độ. Giới hạn nhiệt độ cho phép cá chép từ 0 - 400C, chết ở nhiệt độ dưới 0 và trên 45oC nhiệt độ thích hợp từ 20 - 280C.

Nhiệt độ ảnh hưởng đến thời gian nở của trứng cá chép:
Nhiệt độ 20 - 240C thời gian nở của trứng từ 72 - 60 giờ.
Nhiệt độ 24 - 270C thời gian nở của trứng từ 60 - 52 giờ.
Nhiệt độ 16 - 170C thời gian nở của trứng từ 96 - 120 giờ

Thức ăn

Khi bị thiếu vitamin Dsẽ dẫn tới bệnh còi xương ở trẻ em và bệnh loãng xương ở người lớn. Khi sử dụng vitamin D liều cao, kéo dài sẽ dẫn đến nhiễm độc do thừa vitamin D, làm tăng calci huyết và dẫn đến hàng loạt triệu chứng như đau đầu, chóng mặt, chán ăn, khô miệng, chuột rút, táo bón, buồn nôn, đau cơ, đau xương., mạch máu bị vôi hóa..Nhiều trường hợp còn gây tổn thương thận, tăng huyết áp, loạn nhịp tim, trẻ bị chậm lớn, dị tật bào thai, khó thở, co giật,

Ánh sáng

Để rút ngắn thời gian phát triển ở cá hồi (Salvelinus fontinalles) người ta tăng cường độ chiếu sáng.

Hoặc như cá chép nuôi ở những ruộng lúa vùng Quế Lâm (Trung Quốc) do ảnh hưởng của ánh sáng mạnh, nhiệt độ cao, nên tuy cơ thể cá còn nhỏ (150-250 gam) nhưng đã thành thục sinh dục sớm (1 tuổi). Dựa vào hiện tượng đó, ngư dân vùng Quảng Đông (Trung Quốc) đã thúc đẩy cá chép đẻ sớm bằng cách hạ mực nước trong ao nuôi vào mùa xuân để tăng cường độ ánh sáng và nhiệt độ nước cho cá thành thục sinh sản sớm.

Câu hỏi in nghiêng trang 155 Sinh 11 Bài 39

- Tại sao thức ăn có thể ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật?

- Tại sao nhiệt độ xuống thấp (trời rét) lại có thể ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật?

- Tại sao cho trẻ nhỏ tắm nắng vào sáng sớm hoặc chiều tối (khi ánh sáng yếu) sẽ có lợi cho sinh trưởng và phát triển của chúng?

Lời giải:

- Thức ăn có là nhân tố ảnh hưởng mạnh nhất đến sinh trưởng và phát triển của động vật vì: tất cả các hoạt động sống của sinh vật đều cần năng lượng, năng lượng được tổng hợp từ các chất dinh dưỡng cung cấp từ thức ăn qua hoạt động tiêu hóa.

- Nhiệt độ xuống thấp (trời rét) lại có thể ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật vì:

+ Đối với động vật biến nhiệt là khi nhiệt độ môi trường xuống thấp làm thân nhiệt của động vật giảm theo. Các quá trình chuyển hóa trong cơ thể giảm hoặc bị rối loạn; các hoạt động sống của động vật như sinh sản, kiếm ăn,…giảm. Vì thế quá trình sinh trưởng và phát triển chậm lại.

+ Đối với động vật hằng nhiệt là khi nhiệt độ môi trường xuống thấp, do thân nhiệt cao hơn nhiều so với nhiệt độ môi trường nên động vật mất rất nhiều nhiệt đồng nghĩa với việc mất nhiều năng lượng vào môi trường xung quanh. Để bù lại số lượng nhiệt đã mất và duy trì thân nhiệt ổn định, cơ chế chống lạnh được tăng cường, quá trình chuyển hóa ở tế bào tăng lên, các chất oxi hóa nhiều hơn. Nếu không được ăn đầy đủ để bù lại các chất đã bị chuyển hóa trong quá trình duy trì thân nhiệt thì động vật sẽ bị sút cân và đễ mắc bệnh, thậm chí có thể chết. Nói cách khác nhiệt độ ảnh hưởng đến quá trình đồng hóa và dị hóa của động vật. Khi nhiệt độ xuống thấp, động vật phải tăng cường quá trình dị hóa để cung cấp năng lượng cho hoạt động sống của sinh vật.

- Cho trẻ nhỏ tắm nắng vào sáng sớm hoặc chiều tối (khi ánh sáng yếu) sẽ có lợi cho sinh trưởng và phát triển của chúng vì tắm nắng giúp phát triển hệ xương của trẻ. Tia tử ngoại làm cho tiền vitamin D biến thành vitamin D. Vitamin D có vai trò quan trọng đối với việc hấp thụ canxi của cơ thể, củng cố sức mạnh của hệ xương và hỗ trợ răng chắc khỏe. Ngoài ra, việc cho bé tắm nắng buổi sáng còn giúp hệ thống miễn dịch hoạt động hiệu quả, nhờ đó mà có thể bảo vệ cơ thể khỏi nhiều căn bệnh.

Xem toàn bộ Soạn sinh 11: Bài 39. Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật (tiếp theo)

VnHocTap.com giới thiệu đến các em học sinh lớp 11 bài viết Ảnh hưởng của các nhân tố bên trong đến sinh trưởng và phát triển ở động vật, nhằm giúp các em học tốt chương trình Sinh học 11.

Nội dung bài viết Ảnh hưởng của các nhân tố bên trong đến sinh trưởng và phát triển ở động vật: 1. Giới tính Trong cùng một loài, sự sinh trưởng và phát triển của con đực và con cái có thể khác nhau. Thường thì con cái có tốc độ lớn nhanh hơn và sống lâu hơn. Ví dụ : mối chúa lớn rất nhanh, cơ thể dài gấp đôi và nặng gấp 10 lần so với mối đực. Chúng có thể đẻ 6000 Con trai trứng mỗi ngày. Mỗi lính và mối thợ thì rất bé và không có khả năng sinh sản. Ở người, con trai và con gái có 2 4 6 8 10 12 14 16 18 năm (tuổi) tốc độ sinh trưởng không giống nhau (hình 38.1). Hình 38.1. Tốc độ sinh trưởng ở người Tốc độ tăng khối lượng (kg/năm). Các hoocmôn sinh trưởng và phát triển Điều hoà sự phát triển phôi và đặc biệt là hậu phội có hàng loạt hoocmôn phối hợp tác động như các hoocmôn biến thái (ecdixon, juvenin, tirôxin…), các hoocmôn kích dục điều hoà sự chín trứng và rụng trứng (FSH, LH), các hoocmôn sinh dục điều hoà sự dậy thì, sự động dục, sự mang thai (testosteron, astrogen, pr_gesteron…). a) Hoocmôn điều hoà sinh trưởng: Các hoocmôn quan trọng nhất trong sự điều hoà sinh trưởng ở người là hoocmôn sinh trưởng (GH) và tirôxin. Hoocmôn sinh trưởng được tiết ra từ thuỳ trước tuyến yên và có tác dụng tăng cường quá trình tổng hợp prôtêin trong tế bào, mô và cơ quan, do đó tăng cường quá trình sinh trưởng của cơ thể, nhưng hiệu quả sinh trưởng còn phụ thuộc vào loại mô và giai đoạn phát triển của chúng. Ví dụ : GH làm cho xương trẻ em dài ra, nhưng đối với xương của người lớn nó không có tác dụng. Đối với người lớn tăng tiết GH sẽ sinh ra bệnh to đầu xương chi. Hoocmôn tirôxin : được sản sinh ra từ tuyến giáp, có tác dụng làm tăng tốc độ chuyển hoá cơ bản, do đó tăng cường sinh trưởng. Ở trẻ em, nếu thiếu tirôxin sẽ làm cho xương và mô thần kinh sinh trưởng không bình thường và do đó có thể gây ra bệnh đần độn. Đối với người lớn, tirôxin không có tác dụng như vậy vì xương và hệ thần kinh đã sinh trưởng đầy đủ. b) Hoocmôn điều hoà sự phát triển – Điều hoà sự biến thái Sự phát triển biến thái ở sâu bọ thường được điều hoà bởi hai loại hoocmôn là ecbixon và juvenin được tiết ra từ tuyến ngực. Tuỳ theo mức độ tác động khác nhau của hai loại hoocmôn này mà sâu bọ có kiểu biến thái hoàn toàn (bướm) hoặc kiểu biến thái không hoàn toàn (châu chấu). – Điều hoà sự tạo thành các tính trạng sinh dục thí sinh : Động vật cũng như con người, ở giai đoạn trưởng thành sinh dục, con đực và con cái khác nhau không chỉ về cơ quan sinh dục (con đực có tinh hoàn, con cái có buồng trứng) mà còn khác nhau về nhiều đặc điểm hình thái và sinh lí, được gọi là tính trạng sinh dục thứ sinh. Ví dụ : hươu đực có sừng, sư tử đực có bờm ; đàn ông có râu, giọng nói trầm, cơ phát triển… Các tính trạng sinh dục thứ sinh được điều hoà bởi hai loại hoocmôn sinh dục là ostrôgen (hoocmôn sinh dục cái do buồng trứng tiết ra có tác dụng điều hoà phát triển các tính trạng sinh dục cái) và testosteron (hoocmôn sinh dục đực do tinh hoàn tiết ra có tác dụng điều hoà phát triển các tính trạng sinh dục đực). – Điều hoà chu kì kinh nguyệt : Đối với động vật bậc cao và người đến tuổi trưởng thành sinh dục thì khả năng sinh sản thường được biểu hiện ở chu kì sinh sản (ở động vật được gọi là chu kì động dục, ở người được gọi là chu kì kinh nguyệt) là do có sự biến đổi trong cơ quan sinh dục xảy ra theo chu kì. Độ dài của chu kì thay đổi tuỳ loài động vật. Ví dụ : đối với chó một năm có hai chu kì, đối với con người chu kì diễn ra liên tục, kéo dài trung bình khoảng 28 ngày… + Tuổi dậy thì : Đối với con người, tuổi dậy thì là giai đoạn phát triển, trong đó trẻ em đã phát triển thành người lớn có khả năng sinh sản. Đối với nữ vào khoảng 13 -14 tuổi, đối với nam 14 – 15 tuổi.

Đến tuổi dậy thì dưới tác dụng của các hoocmôn sinh dục, cơ thể có nhiều biến đổi trong cơ quan sinh dục cũng như xuất hiện các đặc điểm sinh dục thứ sinh. + Chu kì kinh nguyệt và điều hoà chu kì kinh nguyệt LH FSH Nồng độ hoocmôn Ostrôgen Prôgesteron Các hiện tượng trong buồng trứng Pha nang trứng Rụng trứng Pha thể vàng Sự phát triển niêm mạc dạ con Các hiện tượng trong dạ con 14. 28 (ngày) Hình 38.2. Sơ đồ các hiện tượng trong chu kì kinh nguyệt Chu kì kinh nguyệt thường kéo dài trong khoảng 21 – 31 ngày, trung bình là 28 ngày và khi bắt đầu có kinh phải 3 năm sau mới ổn định. Thời kì có kinh (máu xuất từ thành dạ con) kéo dài khoảng 5 ngày. Thời gian có kinh và lượng máu xuất ra tuỳ thuộc vào từng cá nhân, nhưng thường gây ra các biến đổi về tâm sinh lí như rối loạn xúc cảm, mệt mỏi… Chế độ ăn uống, tình trạng sức khoẻ, lối sống… gây ảnh hưởng đến chu kì kinh nguyệt không đều hoặc tắt kinh, do đó có thể ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ và chức năng sinh sản. Nhiều loại hoocmôn gây tác động đến chu kì kinh nguyệt. Sơ đồ hình 38.2 cho thấy hoocmôn kích nang trứng (FSH) và hoocmôn tạo thể vàng (LH) do tuyến yên tiết ra phối hợp với hoocmôn astrogen có tác động kích thích phát triển nang trứng và gây rụng trứng xảy ra trong 14 ngày đầu của chu kì kinh nguyệt. Trứng được giải phóng khỏi nang trứng vào khoảng ngày thứ 14 và nang trứng biến thành thể vàng. Thể vàng tiết ra hoocmôn prôgesteron, prỘgesteron phối hợp với ostrgen có tác dụng ức chế sự tiết ra FSH và LH của tuyến yên. Nếu như trứng không được thụ tinh thì thể vàng teo đi trong vòng 10 ngày kể từ sau khi trứng rụng và chu kì kinh nguyệt lại được lặp lại. Đồng thời với sự biến đổi trong buồng trứng thì trong dạ con cũng diễn ra nhiều biến đổi. Dưới tác động của progesteron và ostrogen, niêm mạc dạ con dày, phồng lên, tích đầy máu trong mạch chuẩn bị cho sự làm tổ của phôi trong dạ con. Trong trường hợp trứng không được thụ tinh sẽ không có phôi làm tổ thì niêm mạc dạ con bị bong đi và máu được bài xuất ra ngoài, gây nên hiện tượng hành kinh (xảy ra từ ngày thứ nhất đến ngày thứ năm kể từ đầu chu kì). Trường hợp có phôi làm tổ, nhau thai sẽ được hình thành và sẽ tiết ra hoocmôn kích dục nhau thai (HCG) có tác dụng tương tự LH duy trì thể vàng tiết ra progesteron, do đó, trong thời kì mang thai không có tráng chín và rụng trứng.

Video liên quan

Chủ đề