Cho biết vì sao núi lửa có thể phun trào việc núi lửa phun trào dẫn đến hậu quả gì

Núi lửa phun trào là gì? Vì sao có hiện tượng này?

Núi lửa phun trào là hiện tượng các magma nằm sâu dưới lòng đất tuôn trào ra ngoài thông qua các vết nứt lục địa. Để biết được nguyên nhân cũng như quá trình núi lửa phun trào diễn ra như thế nào, bạn chỉ cần tìm hiểu xem tại sao magma lại phun trào?

Magma thực chất là các loại đất đá bị nóng chảy do tác động của nhiệt độ cao sâu dưới lòng đất. Những vật chất tạo nên magma thường chứa rất nhiều khí hòa tan. Lượng khí này được giữ lại trong magma do áp suất của chúng nhỏ hơn so với áp suất của đất đá xung quanh. Tuy nhiên một khi sự cân bằng này bị thay đổi, áp suất trong magma lớn hơn sẽ làm cho lượng khí hòa tan thoát ra ngoài và tạo nên những bong bóng khí trong magma (tình trạng mất cân bằng xảy ra khi magma di chuyển đến nơi có áp suất thấp hơn hoặc khi bị nguội đi).


Và khi magma có chứa nhiều bọt khí nhỏ như vậy thì tỉ trọng của chúng sẽ thấp hơn rồi dần được đẩy lên trên sau đó thoát ra ngoài. Khi lượng magma quá lớn, chúng sẽ phun trào ồ ạt. Đó chính là hiện tượng magma phun trào hay còn gọi là núi lửa phun trào. Để dễ dàng hình dung hơn, bạn có thể thử lắc mạnh chai cô ca hoặc các loại nước ngọt có ga khác rồi mở nắp ra. Lượng bọt khí trong chai sẽ thoát ra, kéo theo một phần cô ca tràn ra ngoài. Đây chính xác là những gì xảy ra trong lòng núi lửa khi phun trào.

HẬU QUẢ

– Lượng tro bụi được phun ra khinúi lửa phun tràosẽ gây ảnh hưởng đến hệ hô hấp của con người và các loài động vật khác, làm ô nhiễm môi trường và nguồn nước. Tro bụi khi bay lên cao sẽ làm ion hóa không khí làm xuất hiện bão điện.

– Lượng hơi nước kết tụ lại khi núi lửa phun có thể dẫn tới các trận mưa lớn gây lũ lụt, còn lượng khí lưu huỳnh được tích tụ cũng là nguyên nhân dẫn tới việc thủng tầng ozone.

– Tác động lớn tới việc giao thông, nhất là giao thông hàng không vì tro bụi của núi lửa sẽ làm cản trở tầm nhìn, không an toàn cho việc tham gia giao thông.

– Núi lửa phun sẽ làm cháy các khu rừng, gián tiếp gây ra xói mòn đất, lở đất…

– Đối với các vùng dân cư sinh sống gần núi lửa, khi phun trào sẽ gây thiệt hại về tài sản cũng như tính mạng.

– Ngoài ra, nó còn tác động nghiêm trọng đến các thời tiết như tạo ra mưa axit, gây hiện tượng El Nino, động đất và sóng thần.

Một số hậu quả thực tế khủng khiếp do núi lửa phun trào:

– Năm 1815, núi lửa Tambora phun trào đã cướp đi sinh mạng của 10.000 người, môi trường ở vùng xung quanh núi lửa bị tàn phá hoàn toàn gây mất mùa làm 82.000 người chết do thiếu lương thực.

– Năm 1883, ngọn núi lửa trên đảo Krakatoa phun trào với sức mạnh gấp 13.000 lần một quả bom nguyên tử đã xóa sổ ngay lập tức một thị trấn trên đảo Sumatra. Không những vậy nó còn gây nên những cơn sóng thần làm 36.000 người thiệt mạng còn nó thì chìm xuống lòng đại dương.

– Thảm họa núi lửa Pelée năm 1902 đã hủy diệt gần hết thành phố cảng St. Pierre và làm gần 30.000 thiệt mạng.

– Núi lửa Ruiz phun trào năm 1985 ở Colombia với dòng siêu mắc ma di chuyển với tốc độ 480 km/giờ đã phá hủy hoàn toàn thành phố Amero chỉ trong 15 phút.

Việt Nam có núi lửa không ?

Những bằng chứng khoa học cho thấy, hoạt động núi lửa mãnh liệt và muộn nhất ở Việt Nam từng xảy ra ở mảnh đất Tây Nguyên và Nam Trung Bộ. Nơi đó vẫn còn lưu giữ rất nhiều di tích của núi lửa "trẻ" đã tắt, mà thời gian của những đợt phun trào cuối cùng của chúng ứng với giai đoạn Miocen muộn - Pleistocen (cách đây 11 triệu đến 11.000 năm). Hiện nay, miệng của nhiều núi lửa còn thể hiện rõ dạng phễu hoặc hình lòng chảo. Họng núi lửa thường đã bị lấp kín. Nhiều miệng núi lửa đã được tích nước, trở thành những hồ nước hình tròn độc đáo, tiêu biểu là hồ Tơ Nưng (Biển Hồ) ở Pleiku.
Núi lửa từng phun trào ở Hà Nội?? Với những núi lửa đã ngủ yên đến vài chục triệu năm, có thể coi là khó có điều kiện hoạt động trở lại. Hoạt động phun trào của núi lửa từng xuất hiện trong vùng Hà Nội, nhưng chúng đã "ngủ yên" trên 250 triệu năm rồi. Do vậy, ngay việc tìm được miệng núi lửa cổ ở đây cũng là một thử thách. Và nếu các nhà khoa học tìm được miệng của những núi lửa ấy thì chúng cũng đã bị lấp đầy, biến dạng đến mức chẳng dễ nhận biết và chắc chắn là vô hại. Chúng hoàn toàn không thể gây hiện tượng sụt lún, tạo những "hố tử thần" tương tự trường hợp ở đường Lê Văn Lương thời gian qua.

Trở lại lịch sử 15/2/1923, nhiều vùng thuộc cù lao Hòn (Phan Thiết) bị chấn động mạnh, nhà cửa nghiêng ngả, người đứng không vững. Những chấn động này kéo dài hàng tuần liền. Sau đó, khi đi ngang qua đây, thủy thủ trên tàu Vacasamaru của Nhật phát hiện một đám khói đen dựng đứng, kèm theo một cột hơi dày đặc bốc cao hơn 2000m cùng với những tiếng nổ mạnh theo từng đợt. Ngày 8/3 năm đó, cù lao Hòn phun ra những chất màu xám đen, xám nhạt gồm hơi nước, bùn và đất. Trước mỗi đợt phun, nhiều tiếng nổ phát ra như bom và hỗn hợp bùn đá bật lên sáng lóa. Ngày 15/3/1923 núi lửa đã ngừng phun nhưng hòn đảo vẫn còn nóng âm ỉ cho đến ngày 20/3 cùng năm đó, động đất xảy ra và núi lửa phun trở lại.

Hy vọng những thông tin mà Dự Báo Thời Tiết đã cung cấp trên sẽ hữu ích cho bạn, hãy truy cập website của chúng tôi để có nhiều thông tin thú vị hơn nữa nhé!

Núi lửa có liên quan gì đến khí hậu của Trái Đất

Thứ năm, ngày 30-06-2016, 09:34
Trải qua hành trăm năm, carbon dioxide được giải phóng ra từ núi lửa có thể khiến hành tinh nóng lên. Hiện nay, nhân loại đang thải ra lượng carbon dioxide nhiều hơn so với núi lửa từ 50 đến 100 lần.
1.500 núi lửa vẫn đang hoạt động

Theo Flash Forward, Trái Đất hiện có 1.500núi lửavẫn còn hoạt động. Đây là những ngọn núi lửa đã có ít nhất một lần phun trào trong vòng 10.000 năm qua. Con số này không kể đến vành đai núi lửa kéo dài liên tục dưới đáy đại dương, tại đây đã có khoảng 500 ngọn núi lửa từng phun trào trong lịch sử. Tuy nhiên, không phải tất cả các vụ phun trào đều giống nhau.

Tiến sĩ Matthew Watson, chuyên gia về núi lửa đến từ Đại học Bristol, cho biết “Bạn có thể phân chia các vụ phun trào thành hai nhóm khác nhau. Nhóm đầu tiên là đợt phun trào tạo ra những dòng dung nham và rất nhiều khí.

Nhóm thứ hai bùng nổ, tạo ra tro bụi và khí. Sự khác biệt trong hoạt động của hai nhóm này được kiểm soát chủ yếu bởi độ nhớt của magma. Magma càng nhớt thì càng khó đưa khí ra khỏi hệ thống và khi đó khả năng xảy ravụ nổcàng cao”.

Mặc dù các loại phun trào có thể diễn ra khác nhau, thế nhưng nếu tất cả các núi lửa trên thế giới cùng hoạt động một lúc thì hậu quả sẽ vô cùng thảm khốc.

Thiệt hại do núi lửa gây ra là gì

Những người dân sống quanh khu vựcnúi lửa phun tràosẽ bị ảnh hưởng không chỉ bởi dòng chảy của dung nham từ núi lửa mà còn từ những đám mây tro bụi khổng lồ.

Dòng nham tầng (Pyroclastic flows) là những đám mây gồm đá, tro và khí rất nóng bởinhiệt độcó thể tăng lên đến 1.000 độ C. Những dòng này có thể di chuyển với tốc độ lên đến 450 dặm/giờ (khoảng 724km/h). Dòng nham thạch có thể gây ra sự phá hủy lên đến 160 km vì thế các khu vực lân cận đó sẽ bị tàn phá rất nặng nề.

Arenal, Costa Rica, là một trong những ngọn núi lửa hoạt động mạnh mẽ nhất trên thế giới với niên đại 7.000 năm tuổi. Lần phun trào cuối cùng của núi lửa hoạt động mạnh nhất ở Trung Mỹ xảy ra vào năm 1968.

Các vụ núi lửa phun trào sẽ mang theo luồng tro bụi lớn vào không khí và lan rộng ra hàng nghìn dặm. “Tro bụilà thứ khá khó chịu. Nó bao gồm cả các mảnh vỡ thủy tinh, pha lê và đá”, Tiến sĩ Watson cho biết. Vì thế, khi đi lại gần khu vực núi lửa vừa phun trào, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, chúng ta cần phải đeo khẩu mặt nạ phòng độc.

Năm 2010, khi núi lửa Eyjafjallajökull ở Iceland phun trào, các hãng hàng không đã phải hoãn tất cả các chuyến máy bay trên toàn thế giới để tránh cho động cơ máy bay bịthiệt hại.

Không chỉ phá hủy động cơ máy bay, tro bụi núi lửa dày đặc có thể làm các tòa nhà sụp đổ trong thời gian ngắn. Ngoài ra, các kênh thông tin liên lạc sẽ ngừng hoạt động bởi tro bụi sẽ cản trở hoạt động của vệ tinh và chặn sóng vô tuyến.

Biến đổi khí hậu lâu dài

Các vụ phun trào núi lửa sẽ gây ra những biến đổi lâu dài về khí hậu của Trái Đất. Số lượng lớn tro bụi từ núi lửa thải vàokhí quyểnsẽ làm cho nhiệt độ toàn cầu giảm.

Tiến sĩ Watson cho biết “Nồng độ sulphur dioxidetăng nhanh khiến các hạt nhỏ gọi là aerosol được hình thành. Khi gặp nước, aerosol sẽ phản chiếu ánh sáng mặt trời trở lại không gian. Hoạt động này sẽ làm hành tinh mát hơn, thậm chí tạo ra kỷ băng hà”. Tuy nhiên, về lâu dài chúng ta có thể nhận thấy điều này sẽ hoàn toàn trái ngược lại như vậy.

Tiến sĩ Watson cho hay: “Trải qua hành trăm năm, carbon dioxide được giải phóng ra từ núi lửa có thể khiến hành tinh nóng lên. Hiện nay, nhân loại đang thải ra lượng carbon dioxide nhiều hơn so với núi lửa từ 50 đến 100 lần”.

Năm 1815, núi lửa Tambora ở Indonesia đã phun trào. Đây là vụ phun trào kỷ lục trong lịch sử vềkhí hậu toàn cầu, nhiệt độ toàn cầu hạ thấp, gây mưa lớn và hủy hoại mùa màng. Chỉ một vụ núi lửa phun trào đã gây ra mức ảnh hưởng lớn đến như vậy thì chắc chắn khi 1.500 núi lửa cùng hoạt động một lúc sẽ tạo ra sức công phá mạnh đến gấp vạn lần.

10 núi lửa đáng sợ nhất thế giới

Vesuvius: là tên một ngọn núi lửa tầng nằm ở vịnh Naples ở phía nam Italy. Nó phun trào hơn 30 lần kể từ khi người ta biết tới sự tồn tại của nó. Lần phun trào khủng khiếp nhất xảy ra vào năm 1979 làm 1.000 chết.

Krakatoa: là hòn đảo núi lửa nằm giữa đảo Java và đảo Sumatra của Indonesia. Vào năm 1883, một ngọn núi lửa trên đảo Krakatoa tỉnh giấc với sức mạnh gấp 13.000 lần một quả bom nguyên tử. Khoảng 36.000 người thiệt mạng vìthảm họa, còn đảo Krakatoa chìm xuống đáy đại dương.

St. Helen: Núi lửa St.Helen ở Mỹ ngủ yên hơn 120 năm trước khi phun trào vào lúc 08h32 sáng 18/5/1980, một trận động đất có cường độ 5,1 độ Richter gây nên vụ nổ ở sườn núi lửa St. Helen. 57 người và vài nghìn động vật chết vùi bụi, còn tổng diện tích những khu rừng bị hủy diệt vào khoảng 320 km2.

Tambora: Vào năm 1815 núi lửa Tambora hoạt động với chỉ số phun trào là 7. Vụ phun trào xảy ra trên đảo Sumbawa thuộc lãnh thổ Indonesia ngày nay và khiến cả một vùng chìm vào bóng tối. Đó là lần phun trào núi lửa mạnh nhất trong lịch sử hiện đại. Những dòng sông nham thạch nóng thoát ra khỏi miệng núi cao khoảng 4.000 m, giết chết ngay lập tức khoảng 10.000 người.

Mauna Loa: Bang Hawaii của Mỹ là nơi được tạo nên bởi những đảo núi lửa và nó cũng là nơi có Mauna Loa, ngọn núi lửa lớn nhất thế giới. Kể từ năm 1843 tới nay nó phun trào 33 lần, trong đó lần cuối cùng xảy ra vào năm 1984. Với chiều dài 60 km và chiều rộng 48 km, Mauna Loa chiếm khoảng một nửa diện tích của đảo Big Island. Khối lượng của nó bằng khoảng 85% khối lượng của tất cả đảo tại Hawaii.

Pelée: Nằm trên đảo Martinique trong biển Caribbe và có độ cao 1.463 m, Pelée phun trào dữ dội vào tháng 5/1902, giết chết gần 30.000 người tại thành phố cảng St. Pierre trên đảo. Thảm họa khủng khiếp đến nỗi từ “pelean” – được dùng để mô tả loại bụi, khí và mây bụi của núi lửa Pelée – trở thành một thuật ngữ chuyên ngành về núi lửa.

Eyjafjallajokull: Năm 2010 Eyjafjallajokull phun trào lần đầu tiên vào ngày 20/3. Tuy nhiên, đợt phun trào bắt đầu từ ngày 14/4 mới gây nên tình trạng tê liệt của hàng không châu Âu, khiến các hãng hàng không mất hơn một tỷ USD.

Thera: Khoảng 3.500 năm trước, một thảm họa làm rung chuyển Địa Trung Hải. Ngọn núi lửa trên đảo Thera (sau này được gọi là đảo Santorini thuộc Hy Lạp) phun trào với sức mạnh gấp 4-5 lần so với vụ phun trào năm 1883 của núi lửa Krakatoa, trạo ra một hố lớn trên đảo Aegean và những đợt sóng khổng lồ trên đại dương.

Nevado del Ruiz: Vụ phun trào núi lửa Nevado del Ruiz tại Colombia vào ngày 13/11/1985 tương đối nhỏ, bởi lượng tro mà nó phun ra chỉ bằng 3% so với núi lửa St. Helens vào năm 1980. Tuy nhiên, những dòng bùn mà núi lửa Nevado del Ruiz tạo ra khiến vụ phun trào của nó trở thành thảm họa núi lửa giết chết nhiều người nhất trong thế kỷ 20. Nó cũng là vụ phun trào núi lửa giết nhiều người thứ tư trong lịch sử loài người. Thiệt hại về vật chất vào khoảng 1 tỷ USD – tương đương 20% tổng sản phẩm quốc dân của Colombia vào thời điểm đó.

Pinatubo: Khi núi lửa Pinatubo ở Philippines phun trào vào năm 1991, lượng tro sulfuric mà nó giải phóng vào tầng bình lưu khiến nhiệt độ toàn cầu giảm 0,55 độ C trong hai năm tiếp theo. Trước đó Pinatubo ngủ yên trong 6 thế kỷ. Vào năm 1990, một trận động đất 7,8 độ Richter xảy ra cách núi lửa khoảng 100 km về phía đông bắc, gây nên những trận lở đất và khiến hơi nước bốc lên từ núi lửa. Cơn địa chấn đó tạo điều kiện thuận lợi cho Pinatubo bùng nổ vào năm 1991, giết chết khoảng 7.000 người. Do nhiều nhà khoa học dự đoán được thời điểm hoạt động của núi lửa nên chừng 5.000 sinh mạng được cứu.

Làm thế nào để sống sót khi núi lửa phun trào?

Tốc độ tàn phá của một vụ núi lửa phun trào tương đối lớn, nó có thể ảnh hưởng đến khu vực rộng xung quanh đó, bởi thế việc những người sống ở khu vực chạy thoát là điều hết sức khó khăn.

Trong thời gian ngắn, nơi thích hợp nhất để bạn tồn tại là trên một chiếc tàu du lịch ở giữa đại dương. Bởi lẽ các tàu thủy thường được trang bị đầy đủ về thực phẩm, trang thiết bị y tế, nước sạch và quan trọng là nó không gần bất cứ ngọn núi lửa nào. Nên nhớ, để chuẩn bị tốt cho bất kỳ một sự kiện thảm khốc nào, điều quan trọng nhất là bạn cần có đầy đủ thức ăn và nước uống. Tuy nhiên, với một vụ phun trào núi lửa, có một vài thứ cần thiết khác giúp bạn duy trì mạng sống. Đó là:

– Vitamin D và canxi bổ sung để chống lại sự thiếu ánh sáng mặt trời. Bởi lẽ khi núi lửa phun trào, bầu trời sẽ bị bao phủ bởi một lớp tro bụi dày, khiến cho bầu trời trở nên tối và ánh sáng mặt trời bị che khuất. Thiếu ánh sáng mặt trời, đồng nghĩa với việc chúng ta sẽ không được cung cấp đủ vitamin D.

– Dùng bổ sung thực phẩm chức năng 5-HTP để làm tăng nồng độ serotonin trong cơ thể, giúp bạn giảm thiểu sự lo lắng và chán nản. Bởi khi thiếu ánh sáng mặt trời, quá trình sản xuất serotonin cũng bị ảnh hưởng khiến bạn lo âu và trầm cảm.

– Quần áo ấm giúp bạn giữa ấm cơ thể khi nghiệ độ toàn cầu giảm.

– Một mặt nạ khí để ngăn bạn không hít phải tro bụi từ núi lửa, bởi nếu hít phải quá nhiều lượng tro bụi đó sẽ khiến cho hô hấp và hệ miễn dịch của bạn sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Dựa vào hình 9.4 và thông tin trong bài, em hãy: Xác định các vành đai núi lửa trên thế giới Cho biết vì sao núi lửa có thể phun trào? Việc núi ...

Trả lời câu hỏi trang 142 SGK Địa lí lớp 6 sách Chân trời sáng tạo – Bài 9: Cấu tạo của Trái Đất. Động đất và núi lửa

IV: Núi lửa

Câu hỏi:Dựa vào hình 9.4 và thông tin trong bài, em hãy:

– Xác định các vành đai núi lửa trên thế giới

– Cho biết vì sao núi lửa có thể phun trào? Việc núi lửa phun trào dẫn đến hậu quả gì?

Trả lời:

– Các vành đai núi lửa trên thế giới:

+ Vànhđai núi lửaở phía tây châu Mĩ.

+ Vànhđai núi lửa phía đôngĐại Tây Dương.


+ Vành đai núi lửaĐịa Trung Hải qua Nam Á đến In-đô-nê-xi-a.

+ Vành đai núi lửaở phía tây của Thái Bình Dương, từ eo biển Bê-rinh qua Nhật Bản đến Phi- lip- pin.

– Núi lửa có thể phun trào là do các mảng kiến tạo va chạm hoặc tách rời nhau, vỏ Trái Đất bị rạn nứt khiến macma ở dưới sâu phun trào ra bên ngoài Trái Đất.

– Việc núi lửa phun trào dẫn đến hậu quả:

+ Gây ra tổn thất lớn về người và tài sản.

+ Ảnh hưởng đến môi trường sống của con người như tro bụi và dung nham gây ô nhiễm môi trường, tiêu diệt các sinh vật.


    Bài học:
  • Bài 9: Cấu tạo của Trái Đất. Động đất và núi lửa (Chân trời sáng tạo)
  • Chương 3: Cấu tạo của Trái Đất. Vỏ Trái Đất (Chân trời sáng tạo)

    Chuyên mục:
  • Lớp 6
  • Lịch Sử và Địa Lí 6 sách Chân trời sáng tạo


Bài trướcDựa vào hình 9.4 và thông tin bên trong bài em hãy: Mô tả lại diễn biến nguyên nhân và hậu quả của trận động đất. Xác định các vành đai
Bài tiếp theoThông tin về động đất và núi lửa có ở những nguồn nào? Những từ khóa nào thường được sử dụng để tìm thông tin về núi lửa và

Trả lời câu hỏi mục 4 trang 142 SGK Địa lí 6 Chân trời sáng tạo

Quảng cáo

Đề bài

1. Dựa vào hình 9.4 và thông tin trong bài, em hãy

- Xác định các vành đai núi lửa trên thế giới.

- Cho biết vì sao núi lửa có thể phun trào? Việc núi lửa phun trào dẫn đến hậu quả gì?

2.Thông tin về động đất và núi lửa có ở những nguồn nào? Những từ khóa nào thường được sử dụng để tìm thông tin về núi lửa và động đất?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

1.Dựa vào hình 9.4 và thông tin trong bài để trả lời câu hỏi.

2. Dựa vào hiểu biết thực tế của bản thân.

Lời giải chi tiết

1. Núi lửa

- Các vành đai núi lửa trên thế giới:

+ Vànhđai núi lửaở phía tây châu Mĩ.

+ Vànhđai núi lửa phía đôngĐại Tây Dương.

+ Vành đai núi lửaĐịa Trung Hải qua Nam Á đến In-đô-nê-xi-a.

+ Vành đai núi lửaở phía tây của Thái Bình Dương, từ eo biển Bê-rinh qua Nhật Bản đến Phi- lip- pin.

- Núi lửa có thể phun trào là do các mảng kiến tạo va chạm hoặc tách rời nhau, vỏ Trái Đất bị rạn nứt khiến macma ở dưới sâu phun trào ra bên ngoài Trái Đất.

- Việc núi lửa phun trào dẫn đến hậu quả:

+ Gây ra tổn thất lớn về người và tài sản.

+ Ảnh hưởng đến môi trường sống của con người như tro bụi và dung nham gây ô nhiễm môi trường, tiêu diệt các sinh vật.

2. Thông tin về động đất và núi lửa

- Thông tin về động đất và núi lửa có ở những nguồn: sách, báo, chương trình tivi, internet,...

- Những từ khóa thường được sử dụng để tìm thông tin về núi lửa và động đất như: núi lửa, động đất, thảm họa thiên nhiên,...

Bài tiếp theo

  • Giải bài 1 phần luyện tập trang 143 SGK Địa lí 6 Chân trời sáng tạo

    Em hãy cho biết các vành đai núi lửa và động đất có trùng nhau không? Tại sao?

  • Giải bài 2 phần luyện tập trang 143 SGK Địa lí 6 Chân trời sáng tạo

    Em hãy nêu tên của hai mảng kiến tạo xô vào nhau và tên của hai mảng kiến tạo tách xa nhau.

  • Giải bài vận dụng trang 143 SGK Địa lí 6 Chân trời sáng tạo

    Em hãy lựa chọn 1 trong hai nhiệm vụ sau: - Giả sử khi đang trong lớp học, nếu có động đất xảy ra, em sẽ làm gì? - Em hãy tìm các thông tin về động đất và núi lửa trên thế giới hiện nay.

  • Trả lời câu hỏi mục 3 trang 141 SGK Địa lí 6 Chân trời sáng tạo

    Dựa vào hình 9.4 và thông tin trong bài, em hãy: - Mô tả lại diễn biến, nguyên nhân và hậu quả của trận động đất. - Xác định các vành đai động đất.

  • Trả lời câu hỏi mục 2 trang 140 SGK Địa lí 6 Chân trời sáng tạo

    Dựa vào hình 9.3, em hãy: - Cho biết lớp vỏ Trái Đất có các mảng kiến tạo lớp nào? - Xác định nơi tiếp giáp giữa các mảng kiến tạo đang xô vào nhau và giữa các mảng đang tách xa nhau.

Quảng cáo
Báo lỗi - Góp ý

Mục lục

  • 1 Từ nguyên
  • 2 Kiến tạo mảng
    • 2.1 Ranh giới mảng phân kỳ
    • 2.2 Ranh giới mảng hội tụ
    • 2.3 Điểm nóng
  • 3 Phân loại
    • 3.1 Vết nứt núi lửa
    • 3.2 Núi lửa hình khiên
    • 3.3 Vòm dung nham
    • 3.4 Vòm ẩn
    • 3.5 Nón núi lửa (nón than)
    • 3.6 Núi lửa dạng tầng
    • 3.7 Siêu núi lửa
    • 3.8 Núi lửa dưới nước
    • 3.9 Núi lửa dưới băng
    • 3.10 Núi lửa bùn
  • 4 Vật chất phun trào
    • 4.1 Thành phần dung nham
      • 4.1.1 Felsic
      • 4.1.2 Trung gian
      • 4.1.3 Mafic
      • 4.1.4 Ultramafic
    • 4.2 Dòng chảy dung nham
  • 5 Hoạt động núi lửa
    • 5.1 Còn hoạt động
    • 5.2 Đã tắt
    • 5.3 Ngủ yên
  • 6 Phun trào núi lửa
    • 6.1 Phun trào magma
    • 6.2 Phun trào phreatomagma
    • 6.3 Phun trào phreatic
  • 7 Núi lửa nổi bật
    • 7.1 Hoạt động tích cực
    • 7.2 Núi lửa Thập niên
  • 8 Ảnh hưởng
    • 8.1 Khí núi lửa
      • 8.1.1 Mùa đông núi lửa
        • 8.1.1.1 Lịch sử
      • 8.1.2 Mưa axit
  • 9 Núi lửa trên những thiên thể khác
  • 10 Xem thêm
  • 11 Tham khảo
  • 12 Đọc thêm
  • 13 Liên kết ngoài

Video liên quan

Chủ đề