Chiến lược m&a là gì

Mục lục [Hiện]

  1. Chiến lược Marketing là gì?
  2. Vì sao cần có chiến lược Marketing Online tổng thể?
  3. Các chiến lược Marketing cơ bản
    1. Chiến lược Marketing đại trà
    2. Chiến lược Marketing phân biệt
    3. Chiến lược Marketing - mix
    4. Chiến lược Marketing tập trung
  4. Cách xây dựng chiến lược Marketing hiệu quả
    1. Nghiên cứu khách hàng mục tiêu
    2. Phân tích đối thủ
    3. Thiết lập mục tiêu SMART
    4. Lựa chọn kênh Marketing phù hợp
  5. 6 ví dụ về chiến lược marketing nổi bật từ thương hiệu lớn
    1. Thương hiệu nhất quán
    2. Sử dụng Social Media
    3. Chiến lược Marketing "3 không"
    4. Công thức AIDA
    5. Tạo niềm tin
    6. Tạo tin đồn

Đối với hầu hết các doanh nghiệp, mục tiêu cuối cùng của việc kinh doanh luôn là lợi nhuận. Vì vậy, ngoài việc cải thiện chất lượng của sản phẩm, họ cũng xây dựng cho mình những chiến lược marketing hiệu quả để gia tăng doanh số trong tương lai.

Vậy cụ thể, Chiến lược Marketing là gì? 6 ví dụ điển hình nào từ các thương hiệu nổi tiếng mà bạn biết? Cùng Bizfly tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đâyđể có được lời giải đáp.

Chiến lược Marketing là gì?

Chiến lược marketing được hiểu đơn giảnchính là cách thức tiếp thị quảng cáo mang tính tổng thể được sử dụng với mục đích giúpcho doanh nghiệp có thể tiếp cận với những khách hàng mục tiêu. Đồng thời biến họ trở thành khách hàng trung thànhsử dụng sản phẩm, dịch vụ của bạn nhanh chóng.

Chiến lược m&a là gì

Chiến lược Marketing là gì?

Các chiến lược marketing bao gồm:

Vì sao cần có chiến lược Marketing Online tổng thể?

Hầu hết mọi doanh nghiệp đều xây dựng riêng cho mình một chiến lược marketing online tổng thể như một phương thức dài hạn. Bởi họ hiểu được ý nghĩa chiến lược marketing và những lợi ích nhất định mà nó mang lại.

Chiến lược m&a là gì

Vì sao cần có chiến lược Marketing Online tổng thể?

Có thể bạn quan tâm:Marketing Automation là gì? Lợi ích và ưu nhược điểm của hình thức này

Các chiến lược Marketing cơ bản

Để giúp bạn có thể hiểu hơn về chiến lược marketing thì Bizfly sẽ giới thiệu đến bạn các chiến dịch marketing cơ bản sau đây.

Chiến lược Marketing đại trà

Là loại hình hướng tới một phạm vi thị trường cực rộng và đề cao doanh số. Các doanh nghiệp lựa chọn sử dụng chiến lược marketing đại trà sẽ đồng nghĩa với việc họ sẽ chấp nhận bỏ qua sự khác biệt trong phân khúc thị trường để thực hiện mục tiêu giúp sản phẩm và dịch vụ bao phủ toàn thị trường.

Chiến lược m&a là gì

Chiến lược Marketing đại trà

Những lợi ích mà doanh nghiệp có thể nhận được khi sử dụng chiến lược này là khả năng bao phủ nhiều nhóm đối tượng khác nhau, ít rủi ro, chi phí sản xuất, nghiên cứu, quảng bá thấp, doanh số nhận được lớn,..

Chiến lược Marketing phân biệt

Chiến lược marketing phân biệt đề cao các quy trình nghiên cứu thị trường thay vì phân tích thị trường như chiến lược đại trà. Các doanh nghiệp sử dụng chiến lược này sẽ phải tham gia vào từng giai đoạn của thị trường và áp dụng chương trình marketing riêng biệt tại đó.

Tức là cùng một lúc, doanh nghiệp có thể bán được nhiều loại sản phẩm khác nhau. Chiến lược này giúp thoả mãn được nhu cầu của khách hàng, sản phẩm doanh nghiệp đa dạng và độ phủ sóng rộng nhưng lại tốn nhiều chi phí sản xuất và nghiên cứu thị trường.

Chiến lược Marketing - mix

Tiếp thị hỗn hợp – Marketing Mix là tập hợp các công cụ tiếp thị được doanh nghiệp sử dụng để đạt được trọng tâm tiếp thị trong thị trường mục tiêu.

Chiến lược m&a là gì

Chiến lược Marketing - mix

Chiến lược Marketing mix thường đồng nghĩa với 4P : price (giá cả), product (sản phẩm), promotion (xúc tiến thương mại), và place (phân phối).

Chiến lược Marketing tập trung

Chiến lược marketing tập trung là một mô hình chiến lược mà tại đó, các doanh nghiệp sẽ dồn lực và tập trung chinh phục một mảng thị trường nhất định. Điều đó giúp doanh nghiệp có được một chỗ đứng vững chắc tại đó và tiếp tục thực hiện được hành trình tạo ưu thế độc quyền và sức ảnh hưởng riêng biệt.

Tuy nhiên, với chiến lược này, họ sẽ phải chấp nhận những rủi ro tiềm tàng chính là thời gian tồn tại của thị trường mà họ theo dõi hoặc sự suy giảm nhu cầu sử dụng sản phẩm trong phân khúc thị trường đó.

Cách xây dựng chiến lược Marketing hiệu quả

Ngoài việc hiểu được chiến lược marketing, bạn chắc chắn không thể bỏ qua cách xây dựng nó để nhận được những lợi ích nói trên.

Nghiên cứu khách hàng mục tiêu

Để xây dựng chiến lược marketing hiệu quả thì bước quan trọng chính là nghiên cứu khách hàng đối tượng.

Chiến lược m&a là gì

Nghiên cứu khách hàng mục tiêu là cách xây dựng chiến lược marketing hiệu quả

Công việc này được thực hiện bằng cách tạo thói quen mua sản phẩm cho khách hàng và tiếp thị sản phẩm tới những đối tượng thực sự quan tâm. Bạn có thể sử dụng responsive inbound marketing để đưa ra những câu hỏi liên quan đến khách hàng.

Phân tích đối thủ

Phân tích đối thủ cạnh tranh là bước xây dựng chiến lược marketing hiệu quả giúp doanh nghiệp của bạn có được những ý tưởng riêng biệt và thu hút khách hàng mua sản phẩm.

Việc bạn cần làm chính là tìm hiểu những việc họ làm, khai thác những cơ hội mà họ chưa có hoặc gặp và khảo sát trực tiếp khách hàng của đối thủ để biết được chiến lược mà họ sử dụng và nhiều điều khác.

Thiết lập mục tiêu SMART

Bạn có thể tạo ra mục tiêu SMART như sau để đảm bảo chiến lược marketing đang đi đúng hướng.Mục tiêuSMARTbao gồm S-Specific (chi tiết), M-Measurable (đo lường số liệu), A-Attainable (khả năng thực hiện), R-Relevant (sứ mệnh) và T-Time frame (thời gian thực hiện).

Chiến lược m&a là gì

Thiếp lập mục tiêu SMART là bước quan trọng trong chiến lược marketing

Lựa chọn kênh Marketing phù hợp

Có khá nhiều kênh marketing mà bạn có thể lựa chọn sử dụng khi triển khai chiến lược marketing như các kênh marketing online, phương tiện truyền thông tự xây dựng, phương tiện truyền thông lan truyền,... để có thể biến các đối tượng khách hàng tiềm năng trở thành khách mua sản phẩm của doanh nghiệp.

Dù là bằng cách nào đi chăng nữa thì chúng phải phù hợp với chiến lược và khả năng của doanh nghiệp.

6 ví dụ về chiến lược marketing nổi bật từ thương hiệu lớn

Đến đây có lẽ bạn đã hiểu rõ được khái niệm chiến lược marketing là gì rồi. Vậy thì hãy cùng tìm hiểu về 6 ví dụ chiến lược marketing nổi bật từ các thương hiệu lớn.

Thương hiệu nhất quán

Nói đến thương hiệu nhất quán thì phải kể đến Coca cola cùng các chiến lược marketing nổi tiếng bậc nhất. Với logo màu trắng và đỏ giúp cảm nhận được sự tươi mới để từ đó tăng khả năng nhận diện thương hiệu cho khách hàng.

Chiến lược m&a là gì

Chiến lược marketing của coca cola

Đã trải qua hơn 130 năm nhưng coca cola vẫn giữ được bản sắc thương hiệu và sản phẩm của họ vẫn phù hợp cho đến thời điểm hiện tại. Mặc dù nhiều sự thay đổi về logo, slogan, chiến dịch quảng bá nhưng họ vẫn sở hữu được tỷ lệ thị trường rất lớn.

Điều này giúp ta thấy được việc xây dựng một chiến lược marketing phổ biến, dễ nhận biết và nhất quán sẽ giúp doanh nghiệp đi được trên một quãng đường dài.

Sử dụng Social Media

Sự hiện diện của truyền thông xã hội đã giúp Starbucks trở nên nổi bật một cách nhanh chóng. Bởi nó là nơi mà doanh nghiệp và khách hàng có thể tương tác, xây dựng mối quan hệ gần gũi, lâu dài đồng thời giúp thiết lập được bản sắc thương hiệu.

Chiến lược m&a là gì

Chiến lược marketing sử dụng Social Media của Starbucks

Starbucks đã sử dụng chiến lược marketing social media một cách thành công bằng việc thiết lập các tài khoản mạng xã hội và khai thác những gì mà khách hàng mong muốn.

Xem thêm:Social Media là gì và các lợi ích khổng lồ của Social Media

Chiến lược Marketing "3 không"

Chiến lược marketing “3 không" bao gồm không giảm giá, không bán hàng trên mạng xã hội và không quan tâm đến đối thủ cạnh tranh đã mang lại sự khác biệt và thành công lớn cho thương hiệu thời trang nổi tiếng Chanel.

Đầu tiên, họ sẽ xây dựng sản phẩm có phong cách riêng biệt và sang trọng mà không theo bất kỳ một xu hướng nào.

Họ cũng không quan tâm các đối thủ cạnh tranh như LV hay Gucci và không có thay đổi liên quan đến đối thủ. Đặc biệt là Chanel không sử dụng mạng xã hội để bán hàng mà chỉ để khẳng định đẳng cấp mà thôi.

Công thức AIDA

Cú lộn ngược dòng ấn tượng nhất năm 2017 phải kể đến chính là Biti's. Với việc áp dụng chiến lược marketing truyền thông AIDA một cách bài bản và hấp dẫn, Biti’s đã tạo ra được một bước tiến vang dội và thực sự bùng nổ trong thị trường giày Việt.

Chiến lược m&a là gì

Chiến lược marketing truyền thông AIDA của Biti's

Công thức AIDA bao gồm các bước là Awareness (Tạo sự chú ý), Interest (Tạo sự thích thú), Desire (Kích thích nhu cầu) và Action (kêu gọi hành động) đã mang lại thành công lớn cho Biti's.

Tạo niềm tin

Chiến lược marketing “tạo niềm tin” của Colgate đã giúp họ trở thànhthương hiệu cung cấp sản phẩm kem đánh răng hàng đầu và đáng tin nhất thế giới.

Họ thực hiện nó bằng cách cung cấp những video và thông tin có liên quan đến vệ sinh răng miệng và đưa ra giải pháp ngăn ngừa sâu răng hiệu quả bằng chính sản phẩm của họ. Chính bằng những kiến thức hữu ích này đã chứng minh được lợi ích của sản phẩm đối với người tiêu dùng.

Tạo tin đồn

Apple từ lâu đã không cần phải bỏ ra quá nhiều chi phí để quảng bá sản phẩm nhờ chiến lược marketing “tạo tin đồn" vô cùng nổi tiếng của mình. Bởi giới truyền thông đặc biệt yêu thích Apple.

Mặc dù Apple chưa đưa ra bất kỳ thông tin nào về sản phẩm mới nhưng giới truyền thông đã thi nhau đồn thổi về “siêu phẩm" của Apple. Điều này giúp họ có thể kích thích được sự sốt sắng và mong chờ sản phẩm mới từ khách hàng.

Như vậy, bài viết này đã giúp bạn hiểu được chiến lược marketing là gì cũng như những thông tin có liên quan như lợi ích, các chiến lược cũng như cách xây dựng chiến lược marketing hiệu quả. Hy vọng, bạn thấy những kiến thức này hữu ích và nhận được sự thành công như các thương hiệu nổi tiếng.