Các nước Nam a có nền kinh tế như thế nào Địa 8

Giải Bài Tập Địa Lí 8 – Bài 7: Đặc điểm phát triển kinh tế – xã hội các nước châu Á giúp HS giải bài tập, các em sẽ có được những kiến thức phổ thông cơ bản, cần thiết về các môi trường địa lí, về hoạt động của con người trên Trái Đất và ở các châu lục:

  • Sách Giáo Khoa Địa Lí Lớp 8

  • Giải Địa Lí Lớp 8 (Ngắn Gọn)

  • Giải Vở Bài Tập Địa Lí Lớp 8

  • Sách Giáo Viên Địa Lí Lớp 8

– Nước có bình quân GDP đầu người cao nhất so với nước thấp nhất chênh nhau khoảng bao nhiêu lần?

– Tỉ trọng giá trị nông nghiệp trong cơ cấu GDP của các nước thu nhập cao khác với các nước thu nhập thấp ở chỗ nào?

– Nước có bình quân GDP đầu người cao nhất là Nhật Bản, thấp nhất là Lào, chênh nhau 105,3 lần.

– Các nước thu nhập cao có tỉ trọng nông nghiệp trong cơ cấu GDP thấp, các nước thu nhập thấp có tỉ trọng nông nghiệp trong cơ cấu GDP cao.

 Vì : Nhật Bản sớm thực hiện cải cách Minh Trị vào nửa cuối thế kỉ XIX, mở rộng quan hệ với các nước phương tây, giải phóng đất nước thoát khỏi mọi ràng buộc lỗi thời của chế độ phong kiến, tạo điều kiện cho nền kinh tế Nhật phát triển nhanh chóng.

– Vẽ biểu đồ:

Các nước Nam a có nền kinh tế như thế nào Địa 8

Biểu đồ thu nhập bình quân đầu người (GDP/người) của các nước Cô–oét, Hàn Quốc, Lào năm 2001.

– Nhận xét: Thu nhập bình quân đầu người có sự chênh lệch rất lớn giữa các nước.

  + Cô–oét có thu nhập bình quân đầu người cao nhất (19040 USD), tiếp theo là Hàn Quốc (8861 USD) và sau đó là Lào (317 USD).

  + Thu nhập bình quân đầu người của Cô–oét gấp 2,15 lần thu nhập bình quân đầu người của Lào. Hàn Quốc có thu nhập bình quân đầu người gấp 28 lần mức thu nhập bình quân đầu người của Lào.

– Các nước có thu nhập thấp: Mông Cổ, Gru-di-a, Ác-mê-ni-a, A-dec-bai-gian, U-dơ-bê-ki-xtan, Cư-rơ-gư-xtan, Ap-ga-ni-xtan, P-ki-xtan, Nê-pan, Băng-gia-đet, Ấn Độ, Mi-an-ma, Lào, Việt Nam, Cam-pu-chia, In-đô-nê-xi-a, Triều Tiên, Y-ê-men.

– Các nước có thu nhập trung bình dưới: Liên bang Nga (phần lãnh thổ ở châu Á), Trung Quốc, Ca-dắc-xtan, Tuốc-mê-ni-xtan, Xi-ri, I-rắc, Giooc-đa-ni, I-ran, Thái Lan, Xri Lan-ca, Phi-lip-pin.

– Các nước có thu nhập trùng bình trở lên: Thổ Nhĩ Kì, Li-Băng, A-rập-Xê-ut, Ô-man, Mai-lai-xi-a, Hàn Quốc.

– Các nước có thu nhập cao: Nhật Bản, I-xra-en, Cô-oét, Ca-ta, các tiểu vương quốc A-rập thông nhất, lãnh thổ Đài Loan, Hồng Kông, Xin-ga-po.

– Số nước có thu nhập cao tập trung nhiều nhất ở Tây Nam Á và Đông Á.

Các nước Nam a có nền kinh tế như thế nào Địa 8
Lược đồ mật độ dân số Nam Á.

- Là 1 trong những khu vực có dân cư tập trung đông của Châu Á.

- Có mật độ dân số cao nhất trong các khu vực của Châu Á.

- Dân cư tập trung ở khu vực ven biển và các con sông lớn.

Bảng số liệu về diện tích và số dân một số khu vực của châu Á năm 2001 và năm 2015

Khu vực

Diện tích

(nghìn km2)

Số dân (triệu người)

Năm 2001

Năm 2015

Đông Á

11762

1503

1612

Nam Á

4489

1356

1823

Đông Nam Á

4495

519

632

Trung Á

4002

56

67

Tây Nam Á

7016

286

257

Các nước Nam a có nền kinh tế như thế nào Địa 8

Ấn Độ là đất nước đông dân thứ 2 thế giới.

- Dân cư Nam Á chủ yếu theo Ấn Độ giáo và Hồi Giáo ngoài ra còn theo Thiên Chúa Giáo và Phật Giáo.

Các nước Nam a có nền kinh tế như thế nào Địa 8

Lế rửa tội của người Ấn Độ Giáo trên Sông Hằng.

@16559@@16564@

- Trước đây, khu vực Nam Á bị đế quốc Anh xâm lược, năm 1947 các nước Nam Á giành được độc lập và có nền kinh tế tự chủ.

- Tuy nhiên nền kinh tế - xã hội trong khu vực thiếu ổn định.

Các nước Nam a có nền kinh tế như thế nào Địa 8

Một ngôi làng ở Nepal.

- Các nước trong khu vực có nền kinh tế đang phát triển: Chủ yếu sản xuất nông nghiệp.

Bảng số liệu về cơ cấu tổng sản phẩm trong nước (GDP) phân theo ngành của Ấn Độ qua các năm.

Các ngành1995199920012014
Nông - lâm - ngư nghiệp28,427,725,017,0
Công nghiệp - xây dựng27,126,327,030,0
Dịch vụ44,546,048,053,0

- Ấn Độ là quốc gia có nền kinh tế phát triển nhất khu vực:

Các nước Nam a có nền kinh tế như thế nào Địa 8

   + Nền công nghiệp hiện đại đứng thứ 10 trên thế giới với cơ cấu dạng: công nghiệp năng lượng, kim loại, chế tạo, hóa chất, vật liệu xây dựng, các ngành công nghiệp nhẹ,..còn phát triển các ngành công nghiệp đòi hỏi công nghệ cao, vi tính, chính xác như điện tử, máy tính,…

   + Nông nghiệp: phát triển với “cuộc cách mạng xanh” và “cách mạng trắng”.

Các nước Nam a có nền kinh tế như thế nào Địa 8

Thủ đô New Delhi - Ấn Độ.

@16561@

Nam Á là một trong những khu vực có dân cư tập trung đông nhất châu Á, một trong những cái nôi của nền văn minh Cổ đại và tôn giáo lớn trên thế giới. Các nước trong khu vực có nền kinh tế đang phát triển, hoạt động sản xuất nông nghiệp vẫn là chủ yếu, trong đó Ấn Độ là nước có nền kinh tế phát triển nhất.

Lý thuyết dân cư và đặc điểm kinh tế khu vực Nam Á Địa lí 8 ngắn gọn, đầy đủ, dễ hiểu.

1. Dân cư

-  Dân số đứng thứ 1 trong các khu vực châu Á (năm 2020: 1,9 tỉ người), mật độ dân số cao nhất với khoảng 303 người/km2 

- Dân cư phân bố không đồng đều: 

+ Tập trung đông đúc ở sườn phía nam dãy Hi-ma-lay-a, đồng bằng Ấn - Hằng, dải đồng bằng ven biển dãy Gát Tây và Gát Đông.

+ Thưa thớt ở sơn nguyên Đê-can, Tây Bắc Ấn Độ và Pa-ki-xtan, sườn phía bắc dãy Hi-ma-lay-a.

- Dân cư chủ yếu theo Ấn Độ giáo và Hồi giáo.

2. Đặc điểm kinh tế - xã hội

- Trước đây, Nam Á là thuộc địa của đế quốc Anh trong gần 200 năm, cung cấp nguyên liệu cho đến quốc, năm 1947 giành được độc lập.

- Tình hình chính trị, xã hội không ổn định, nhiều xung đột giữa các tôn giáo và dân tộc.

- Các nước Nam Á có nền kinh tế đang phát triển.

- Ấn Độ là nước có nền kinh tế phát triển nhất.

+ Xây dựng nền công nghiệp hiện đại, phát triển mạnh các ngành công nghệ cao, tinh vi, chính xác như công nghệ phần mềm, điện tử, máy tính…

+ Hai trung tâm công nghiệp quan trọng nhất là Côn-ca-ta và Mum-bai.

+ Là nước công nghiệp top 10 thế giới.

+ Thực hiện cuộc cách mạng xanh và cách mạng trắng trong nông nghiệp góp phần giải quyết được tình trạng thiếu lương thực thực phẩm.

+ Dịch vụ cũng đang phát triển.

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Địa lí lớp 8 - Xem ngay

Lý thuyết tình hình phát triển kinh tế - xã hội khu vực Đông Á Địa lí 8 ngắn gọn, đầy đủ, dễ hiểu.

1. Khái quát về dân cư và đặc điểm phát triển kinh tế khu vực Đông Á

- Dân cư: khu vực đông dân nhất châu Á (1678,1 triệu người - 2020).

- Đặc điểm phát triển:

+ Sau chiến tranh thế giới thứ II, kinh tế kiệt quệ, đời sống nhân dân hết sức khó khăn.

+ Hiện nay, kinh tế phát triển nhanh, duy trì tốc độ tăng trưởng cao, hàng hoá nhiều, đủ sức cạnh tranh với các nước phát triển.

=> Trở thành các nền kinh tế lớn của thế giới.

2. Đặc điểm phát triển của một số quốc gia Đông Á

a) Nhật Bản

- Là cường quốc kinh tế thứ 2 trên thế giới, sau Hoa Kì.

- Phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn phục vụ xuất khẩu, nhiều ngành công nghiệp hàng đầu thế giới: chế tạo ô tô, tàu biển; công nghiệp điện tử; sản xuất hàng tiêu dùng.

- Chất lượng cuộc sống dân cư cao và ổn định.

b) Trung Quốc

- Là nước đông dân nhất thế giới: 1,44 tỉ dân (năm 2020).

- Thực hiện cải cách mở cửa nền kinh tế, hiện đại hóa đất nước phát huy nguồn lao động dồi dào và tài nguyên phong phú => nền kinh tế phát triển nhanh và tương đối toàn diện.

- Thành tựu:

+ Nền nông nghiệp phát triển nhanh và tương đối toàn diện, giải quyết đủ lương thực cho gần 1,3 tỉ người.

+ Phát triển nhanh chóng 1 nền công nghiệp hoàn chỉnh (cơ khí, điện tử, hàng không vũ trụ...).

+ Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định, sản lượng nhiều ngành đứng đầu thế giới như lương thực, than, điện năng.

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Địa lí lớp 8 - Xem ngay